Quan Điểm Bảo Tồn Và Phát Huy Nghệ Thuật Chèo Ở Thành Phố Hải Phòng


luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả” [95].

Qua đó, cho thấy Đảng đã nhấn mạnh, dù thuận lợi hay khó khăn, dù hòa bình hay chiến tranh, văn hóa luôn là một mặt trận, ở đó những người lãnh đạo phải có mặt, phát huy vai trò lãnh đạo của mình. Văn hóa phải cắm rễ sâu vào truyền thống dân tộc, khai thác và phát huy tốt nhất các giá trị của truyền thống dân tộc, phải gắn với đời sống thực tiễn của nhân dân, cảm thông với quần chúng, là bạn đường đáng tin cậy của quần chúng.

Có thể nói, những quan điểm chỉ đạo trên cũng là xuất phát điểm cho sự ra đời của nhiều đơn vị nghệ thuật truyền thống trên cả nước, đã đóng góp những giá trị to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong suốt mấy chục năm qua.

Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trong phần mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đã nêu rò: “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người.Hướng văn nghệ nước ta phản ánh hiện thực sinh động, chân thật và sâu sắc sự nghiệp của nhân dân trong cách mạng và kháng chiến, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc cũng như tái hiện lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc. Bảo đảm tự do sáng tác đi đôi với nêu cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ, các nhà văn hoá. Nâng cao chất lượng, phát huy tác dụng của nghiên cứu, lý luận. Chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho văn nghệ sĩ”.

Trong Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 khoá IX (năm 2004), Đảng ta tiếp tục đặt ra mục tiêu “Trong quá trình mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng


những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại”.

Tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Bộ Chính trị đã xác định các chủ trương, giải pháp phát triển văn học - nghệ thuật trong thời kỳ mới, trong đó có liên quan đến nghệ thuật truyền thống: “Xây dựng đề án và cơ chế bảo tồn, truyền bá các loại hình văn học, nghệ thuật cổ truyền… Tăng cường các biện pháp xây dựng, phát triển văn nghệ quần chúng, hướng dẫn, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hoá, văn nghệ truyền thống của dân tộc“.

Tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết tiếp tục duy trì quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội“. Trong những nhiệm vụ, giải pháp đặt ra, Đảng ta tiếp tục xác định văn hóa, trong đó có nghệ thuật biểu diễn truyền thống có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Qua tìm hiểu các nghị quyết lớn của Đảng về phát triển văn hóa từ năm 1998 đến nay cho thấy, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản nghệ thuật với phát triển kinh tế - xã hội; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản nghệ thuật với


Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 7

phát triển du lịch; phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một; tạo mọi điều kiện cho đội ngũ văn nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật, phản ánh chân thật, sinh động đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; huy động sức mạnh của toàn xã hội để phát triển văn hóa nghệ thuật, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc. Đồng thời đổi mới phương thức và đa dạng hóa hình thức hoạt động của các tổ chức nghệ thuật nhằm tập hợp, tạo điều kiện để văn nghệ sĩ và quần chúng nhân dân tham gia hoạt động tích cực, hiệu quả. Khuyến khích nhân dân sáng tạo, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc. Có cơ chế khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá nghệ thuật; trọng dụng, tôn vinh trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên cơ sở cống hiến cho đất nước; chú trọng phát triển năng khiếu và tài năng trẻ.

Các quan điểm chỉ đạo của Đảng cho thấy mục tiêu phát triển nghệ thuật theo hướng toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển nền nghệ thuật của dân, do dân và vì dân.

Mặt khác, trong xu thế hội nhập hiện nay, để đảm bảo đúng giá trị và tạo sự phát triển bền vững cho các đơn vị sự nghiệp nói chung, đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập nói riêng, Đảng và Nhà nước đã chủ trương tiến hành đổi mới cơ chế quản lý, tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp nhằm từng bước tiến tới xóa bỏ bao cấp đối với đơn vị sự nghiệp trong một số lĩnh vực, như: y tế, văn hóa, giáo dục... Chủ trương trên đã được hiện thực hóa thông qua các Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 và Nghị định số 16/2015/NĐ–CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế


tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, có những quy định cụ thể về giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công. Nội dung Nghị định cho thấy, trong tương lai không xa, hầu hết đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập sẽ phải tự chủ toàn bộ về tài chính, hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng doanh nghiệp.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước là hết sức đúng đắn, bởi lẽ, khi đất nước bước vào hội nhập, phải chấp nhận xu hướng chung của nhân loại. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, từng bước trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập chính là hướng đi phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Có thể thấy, bản chất và mục đích của các Nghị định trên nhằm tháo gỡ những vấn đề tồn đọng trong quá khứ để giải phóng sức lao động, sáng tạo, tạo sự phát triển và công bằng xã hội.

Nhưng một trong những bất cập là, khi những đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập tự chủ hoàn toàn thì dường như không còn phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo tồn di sản nghệ thuật truyền thống. Và như vậy, vấn đề bảo tồn di sản nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng sẽ là bài toán khó giải, đòi hỏi cơ quan quản lý phải có giải pháp khả thi để giải quyết hài hòa giữa bảo tồn, phát huy, phát triển.

Từ thực tế trên, một nhiệm vụ đặt ra đối với các cấp quản lý văn hóa hiện nay là cần có giải pháp bảo tồn nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng, để phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.

1.2.2.3. Quan điểm bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng

Qua quá trình tìm hiểu các công trình của các nhà nghiên cứu về nghệ thuật chèo, qua phân tích thực trạng công tác bảo tồn nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng cũng như một số địa phương và đoàn nghệ thuật chèo trên cả


nước có thể đưa ra một số quan điểm về bảo tồn nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng.

Trước tiên, như chúng ta đã biết, nghệ thuật sân khấu nói chung đều bắt nguồn từ văn hóa, văn hóa là nền tảng tinh thần của nghệ thuật sân khấu. Sân khấu truyền thống là một hình thái của văn hóa, là sản phẩm của văn hóa. Muốn tìm hiểu, phát huy bất kỳ nền nghệ thuật sân khấu nào thì trước hết phải bắt đầu từ văn hóa, bằng văn hóa và vì văn hóa. Nếu tách khỏi văn hóa, mọi nhận thức về nghệ thuật sân khấu sẽ bị phiến diện và thiếu biện chứng. Do vậy, công tác bảo tồn nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng cũng không được tách rời quy luật trên, đòi hỏi bảo tồn phải gắn liền môi trường văn hóa của thành phố, phải đặt dưới cái nhìn biện chứng giữa tác phẩm sân khấu và phông văn hóa chung nơi nó sinh ra. Điều này đòi hỏi các cơ quản quản lý nhà nước về văn hóa ở Hải Phòng cần am hiểu sâu sắc môi trường văn hóa đã sinh ra nghệ thuật sân khấu truyền thống của thành phố, phải hiểu việc nghệ thuật sân khấu truyền thống là con đẻ của nền văn hóa, xã hội như thế nào. Mặt khác, với sự phát triển và giao lưu văn hóa hiện nay, công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo ở Hải Phòng cũng cần có cái nhìn sâu rộng để không bị mất gốc văn hóa và không bị tụt hậu với văn hóa thời đại.

Các giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu chèo tại thành phố Hải Phòng cũng tuân theo quy luật vận động phát triển của văn hóa dân tộc, cần bảo tồn nghệ thuật chèo bằng cả hai hình thức là bảo tồn "tĩnh" và bảo tồn "động":

- Bảo tồn "tĩnh"bằng cách bảo tồn những đặc trưng, cấu trúc, biện pháp nghệ thuật chèo; đoàn chèo Hải Phòng luyện tập các tác phẩm, vở diễn mẫu mực, động viên, khuyến khích các nghệ sĩ kỳ cựu, có uy tín trong nghề tham gia ghi âm, ghi hình và truyền dạy cho thế hệ sau; thực hiện quay phim, chụp


ảnh, ghi chép để tư liệu hóa thật chi tiết (khi có nhu cầu, thì căn cứ vào đó để phục dựng).

- Bên cạnh các biện pháp bảo tồn tĩnh cần thực hiện bảo tồn "động". Tại Hải Phòng, yêu cầu đặt ra để thực hiện công tác bảo tồn nghệ thuật chèo của thành phố dưới hình thức "động" đó là cần đặt công tác bảo tồn trong môi trường văn hóa của thành phố - một thành phố cảng biển với đời sống kinh tế dịch vụ hết sức phát triển. Vấn đề bảo tồn nghệ thuật truyền thống ở đây không chỉ để giữ gìn một di sản văn hóa mà còn hướng đến để phát triển kinh tế gắn với dịch vụ du lịch, thu hút du khách xem, thưởng thức nghệ thuật truyền thống, đồng thời gắn với công tác quảng bá văn hóa truyền thống đối với người nước ngoài đến sinh hoạt, lao động và làm việc trên địa bàn thành phố.

1.2.3. Nội dung quản lý hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo tại Hải Phòng

Qua nghiên cứu các văn bản và tài liệu về quản lý nhà nước đối với nghệ thuật biểu diễn nói chung, nghiên cứu sinh hiểu nội dung quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại Hải Phòng bao gồm:

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để quản lý hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng.

- Triển khai xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, quản lý về tổ chức hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo.

- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chèo.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác quản lý, nguồn nhân lực của nghệ thuật sân khấu chèo: tác giả chuyên nghiệp, đạo diễn, diễn viên, phát triển thị trường khán giả…

- Tổ chức, chỉ đạo công tác kiểm tra, tổng kết đánh giá và thi đua, khen


thưởng đối với các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật chèo.

1.3. Khái quát về nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng

1.3.1. Lịch sử nghệ thuật chèo Hải Phòng

Nghệ thuật chèo ra đời và phát triển ở vùng châu thổ sông Hồng (bao gồm lưu vực hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình) thuộc địa phận các địa phương: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Các nghệ sĩ chèo xưa lấy kinh thành Thăng Long làm điểm gốc để chia ra bốn vùng chèo (chiếng chèo): Chèo Đoài (Hà Đông - Sơn Tây); chèo Bắc (Bắc Ninh - Bắc Giang); chèo Nam (Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam) và chèo Đông (Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh).

Trong bốn chiếng chèo Đông, Nam, Đoài, Bắc thì Hải Phòng cùng Hải Dương, Quảng Ninh và vùng đất phía bắc Hưng Yên được xếp vào chiếng chèo Đông. Cùng với diễn trình lịch sử nghệ thuật sân khấu, chiếng chèo Đông cũng có những bước phát triển thăng trầm cùng với các chiếng chèo khác trên cả nước.

Tuy không được xem là cái nôi của nghệ thuật chèo nhưng là mảnh đất tiếp giáp liền kề với những địa phương được xem là nơi phát tích của chèo như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương nên xưa kia Hải Phòng cũng là một trong những địa phương nổi danh chèo. Từ thế kỷ XX, Hải Phòng đã trở thành thương cảng và thành phố công nghiệp lớn nhất miền Bắc, năm 1911, thực dân Pháp đã xây dựng Nhà hát lớn thành phố, tạo điều kiện cho nghệ thuật phương Tây vào Hải Phòng. Do ảnh hưởng của chèo cải lương ở Hà Nội, Hải Phòng cũng xuất hiện một số rạp hát tư nhân như: Văn Minh Ca Quán (ở đường Hàng Kênh), Đại Quán (ở đường Phan Bội Châu), Đại Chúng (ở phố Cát Cụt) và rạp Trần Mỹ Ngọc (ở phố Lê Lợi)...Do vậy, từ năm 1920 đến 1945, đây là thành phố sôi động về hoạt động sân khấu. Nhiều phường


gánh của tuồng, chèo...đều đến Hải Phòng biểu diễn với nhiều loại hình, thể loại và đề tài vô cùng phong phú, đa dạng...

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954, lịch sử đất nước chuyển sang một giai đoạn mới, đời sống xã hội có nhiều thay đổi lớn. Nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân được Đảng và Nhà nước quan tâm. Những chủ trương chính sách về hoạt động văn hóa thông tin liên tiếp được ban hành. Ở Trung ương, Ban Nghiên cứu chèo được thành lập, việc sưu tầm khai thác vốn chèo cổ được tiến hành tích cực, ghi hình, ghi âm để phục vụ công tác truyền dạy, phổ biến rộng rãi trên hệ thống Đài Tiếng nói Việt Nam… Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các tỉnh trên toàn miền Bắc đều lần lượt thành lập các Đoàn văn công, hàng chục Đoàn Chèo của các địa phương ra đời từ những năm 1959, 1960 và một vào năm sau đó.

Giống nhiều địa phương trên miền Bắc, Đoàn chèo Hải Phòng được thành lập trong thời gian này và hoạt động song hành cùng với những hoạt động sôi nổi của hệ thống sân khấu chèo không chuyên.

1.3.1.1. Sân khấu chèo chuyên nghiệp

Đoàn Chèo Hải Phòng nằm trong số những đơn vị nghệ thuật chèo được thành lập từ những ngày đầu nền nghệ thuật sân khấu cách mạng, với đội ngũ nghệ sĩ được kế thừa thành tựu nghệ thuật từ các nghệ nhân tài danh của chiếng chèo Đông.

Đoàn Chèo Hải Phòng có tiền thân là Đội Văn công Sông Hồng, được Ban Tuyên huấn Khu ủy Tả Ngạn quyết định thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1954. Sau khoảng thời gian ngắn, Đội Văn công Sông Hồng đổi thành Đoàn Văn công nhân dân khu Tả Ngạn, rồi thành Đoàn chèo nhân dân khu Tả Ngạn. Tháng 8 năm 1963,Đoàn chèo nhân dân khu Tả Ngạn sáp nhập với Đoàn chèo Kiến An, từ đó mang tên là Đoàn chèo Hải Phòng. Ngày mới

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022