Cơ Sở Lý Thuyết Và Quan Điểm Về Quản Lý Hoạt Động Nhằm Bảo Tồn Và Phát Huy Nghệ Thuật Chèo


Các tác giả chèo dựa vào những sự tích vốn có trong các truyện cổ tích, truyện nôm, mà dựng nên vở chèo. Hoàn cảnh không gian và thời gian trong chèo cũng tự do như hoàn cảnh không gian và thời gian trong truyện cổ tích, sinh động, tiến triển nhanh. Một vở chèo có khi gồm hàng chục cảnh khác nhau, và diễn lại một sự tích dài hàng ba năm, dăm bảy năm.

Có thể khẳng định chèo là lối kể chuyện sân khấu, giữ được đặc tính của lối kể chuyện dân gian. Cũng bởi được sinh ra trong xã hội văn minh nông nghiệp sơ khai nên chèo được sáng tạo từ cái nhìn giản dị, trong sáng của người nông dân. Lối tư duy này đã làm nên một hình thức sân khấu đặc sắc – sân khấu kể chuyện dân gian. Qua thời gian, yếu tố kể chuyện đã trở thành nguyên tắc nghệ thuật mang tính đặc trưng của sân khấu chèo. Nguyên tắc này giúp cho chèo mở rộng tối đa đối tượng khán giả. Khán giả đến với chèo không cần chấp nê vào bất cứ thứ luật lệ hay qui tắc nghệ thuật nào, họ đến với chèo chỉ với một tâm thức xem hát chèo. Chính vì sân khấu kể chuyện nên khoảng cách giữa người diễn kể (diễn viên) và nghe kể (người xem) đã trở nên mong manh đến vô hình. Với lối diễn kể như vậy, sân khấu chèo không giống thánh đường nghệ thuật kiểu phương Tây, mà chỉ là một “sân chơi” cho quảng đại quần chúng. Và khán giả chèo không chỉ thưởng ngoạn thụ động mà còn là người đồng sáng tạo, trực tiếp tham gia biểu diễn.

Như vậy có thể khẳng định, giá trị nghệ thuật chèo mang một vẻ đẹp giản dị, độc đáo. Sự độc đáo của chèo được thể hiện qua nội dung và hình thức nghệ thuật. Song, quán xuyến chung vẫn là nguyên tắc tự sự, thủ pháp ước lệ, cách điệu, cấu trúc âm nhạc, cấu trúc vở diễn và sự tương tác giữa nghệ sĩ và tác giả.

c. Giá trị văn hóa của chèo

Trên sân khấu biểu diễn, trang phục của người nghệ sĩ chèo không chỉ góp phần lưu dấu văn hóa mặc của người Việt một thời, mà còn phản ánh


ứng xử văn hóa giữa con người với môi trường tự nhiên. Từ tấm áo vạt hò, chiếc quần lá tọa của chàng trai, hay bộ váy thâm – áo cánh - chiếc yếm điều... của cô gái đều cho thấy sự tương thích với môi trường tự nhiên của người nông dân của vùng văn hóa Bắc Bộ.

Không dừng lại ở đó, mỗi tích diễn sân khấu chèo đều là bài học giáo huấn đạo đức, mang tư tưởng, đạo lý của triết học phương Đông.

Nghiên cứu nghệ thuật chèo ta có thể cảm nhận, đằng sau vẻ đẹp về nội dung và hình thức là vẻ đẹp tiềm ẩn. Vẻ đẹp ấy là một thứ tiềm ngôn ngữ, ẩn tàng sau mỗi lời thơ, làn điệu hay hoàn cảnh của nhân vật chèo. Đây là thứ ngôn ngữ không được diễn tả bằng lời nhưng chứa đựng những triết lý sâu sắc của cuộc sống... chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy trong mỗi tích chèo cổ, bên cạnh triết lý dân gian và triết lý âm dương là bóng dáng của các tư tưởng Nho, Phật, Lão. Phải chăng chính sự “hòa quyện” này đã trở thành xuất phát điểm làm nên nét giản dị, mộc mạc và sự sâu sắc cho nghệ thuật chèo? [78, tr. 49].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Qua một số nhận vật trong các tác phẩm chèo như: Thị Phương, Thị Kính, Châu Long, Lưu Bình, Dương Lễ ... người xem dễ dàng nhận ra nét đẹp đạo đức truyền thống của người Việt “thương người như thể thương thân” cùng luân lý tam tòng tứ đức”, “công – dung – ngôn - hạnh”, “tam cương ngũ thường”, đồng thời cũng thể nhận ra triết lý nhà Phật với sự nhẫn nại, từ bi hỷ xả. Không khó để nhận ra nội dung giáo huấn với đạo đức Nho giáo trong các tích chèo. Đó là những chuẩn mực đạo đức, thước đo phẩm hạnh người phụ nữ - những đối tượng chính mà chèo hướng tới.

Bên cạnh tư tưởng Nho, Phật, chèo cổ cũng cho thấy bóng dáng của Đạo giáo trong một số tích chèo. Điều đáng nói là hầu hết nông dân ngày xưa là người thất học, nhưng do sống trong môi trường văn hóa mang đậm

Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 6


yếu tố Nho, Phật, Lão, cùng với tâm thức được trao truyền qua các thế hệ nên ứng xử của người nông dân được phản ánh trên sân khấu chèo luôn có sự hài hòa, hợp lòng người, thuận đạo trời.

Và một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu của người Việt được phản ánh qua nghệ thuật chèo là sự bình đẳng, dân chủ trong ứng xử xã hội. Đã có thời kỳ mà trong quan niệm của Nho giáo và xã hội phong kiến Việt Nam cho rằng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, chuyện hôn nhân cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Tuy nhiên, trên sân khấu chèo, có thể nhận thấy không ít ứng xử mang tính bình đẳng. Tiêu biểu là cách ứng xử bình đẳng của cha mẹ với con cái trong việc hôn nhân. Trước việc hệ trọng ấy của đời người, bậc cha mẹ trong chèo luôn trao cho con quyền quyết định. Điển hình như: Ông Mãng với Thị Kính, Ông Sùng với Thiện Sĩ trong vở “Quan Âm Thị Kính”. Hơn nữa, lối ứng xử bình đẳng giữa một vị tể tướng với người dân là học trò nghèo kiết xác, như vở “Trương Viên”, tể tướng nói với học trò nghèo: ta cho anh một vế đối: Tể tướng nguyên phi thiên thượng nhi. Trương Viên liền đáp lại: Trạng nguyên bản thị nhân gian tử.(tạm dịch: Tể tướng không phải người nhà trời. Trạng nguyên là người trong nhân gian). Rò ràng, hai về đối đó đặt ra một dấu bằng về quan hệ con người. Đây chính là một biểu hiện đặc sắc về sự bình đẳng, và chính là nét văn hóa tiềm ẩn trong chèo.

Trong tích chèo Lưu Bình – Dương Lễ, tình bạn chính là sự hy sinh cao cả: một Châu Long chia tay chồng bằng làn điệu quân tử vu dịch (tức người quân tử đi làm việc hệ trọng). Đằng sau làn điệu quân tử vu dịch mượt mà chất trữ tình trong cuộc chia ly của đôi vợ chồng Châu Long – Dương Lễ, còn ẩn ý người xưa dành cho nàng ba Châu Long, như “một người phụ nữ quân tử”? Đây chính là giá trị văn hóa tốt đẹp của người Việt được phản ánh qua nghệ thuật chèo. Điều đó cho thấy, cạnh ảnh hưởng của tư tưởng, đạo đức, triết lý phương Đông, người Việt vẫn luôn giữ được nét bản sắc văn


hóa không hề bị pha trộn của dân tộc mình.

Như vậy, qua âm nhạc, ngôn ngữ văn chương và tích diễn chèo, có thể cảm nhận những nét văn hóa ẩn sâu trong tính cách tiêu biểu của người nông dân châu thổ Bắc Bộ, đó là sự cởi mở, bình đẳng trong ứng xử, trọng tình nghĩa và lạc quan, yêu đời. Bên cạnh đó, tích chuyện được kể trong chèo hầu hết là chuyện dân gian với nội dung chứa đựng khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và niềm tin chân – thiện – mỹ của mối quan hệ thường ngày trong cuộc sống: cha – con, chồng – vợ, bạn bè, nàng dâu – mẹ chồng, mẹ kế – con chồng...

Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu chung nhận định, chèo là sân khấu khuyến giáo đạo đức. Qua những tích chèo truyền thống có thể thấy, các ông trùm và nghệ nhân xưa đã khéo léo chuyển tải ý đồ giáo huấn qua các lớp trò đầy tính nghệ thuật. Dẫu biết nhân vật Thị Màu là gái hư, nhưng khán giả vẫn thích thú, thậm chí thán phục trước tài nghệ diễn xuất của diễn viên Thị Màu trên sân khấu. Nhờ sự chắt lọc, sáng tạo của nhiều thế hệ ông trùm, bác thơ, nghệ sĩ, cùng thủ pháp nghệ thuật ước lệ, cách điệu mà ngày nay người xem luôn cảm nhận được vẻ đẹp nghệ thuật chèo qua những tích diễn tiêu biểu: QuanÂm Thị Kính; Lưu Bình - Dương Lễ; Trương Viên; Kim Nham; Trinh Nguyên; Chu Mãi Thần; Từ Thức.

Với mục đích giáo huấn đạo đức, chèo xây dựng những mẫu nhân vật tiêu biểu cho 3 loại người chính – lệch – pha (nữ giới) hoặc ngang (nam giới). Mỗi loại người trên sẽ đi cùng với tính cách, đạo đức, và hành xử tương ứng theo quan niệm hắc bạch phân minh. Từ xuất phát điểm đó, nghệ nhân chèo vận dụng kiến thức và tài năng để xây dựng những hình tượng nghệ thuật sống động. Những nhân vật nữ chính hiền thục nết na có đủ cả công – dung – ngôn

– hạnh như: Thị Kính, Thị Phương, Châu Long, Trinh Nguyên sẽ mãi thành ấn tượng tốt đẹp về người phụ nữ truyền thống với chuẩn mực đạo đức xã hội.


Một số nhân vật nữ lệch như: Thị Màu, Súy Vân đã thành đối trọng cho nhân vật nữ chính và là “tấm gương” để người xem tự rút ra bài học cho mình. Những hình tượng nghệ thuật như Thị Màu, Thị Kính, Châu Long, Thị Phương, Súy Vân, mẹ Đốp… không chỉ tạo ấn tượng sâu sắc cho khán giả qua nghệ thuật diễn xuất của nghệ nhân, mà còn trở thành những nhân vật mang tính biểu tượng trong cuộc sống.

Có thể khẳng định, cùng nhiều hình thức văn nghệ cổ truyền, sân khấu chèo không chỉ hiện diện trong đời sống văn hoá dân tộc như một nghệ thuật giải trí, mà còn chứa trong đó nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

1.2.2. Cơ sở lý thuyết và quan điểm về quản lý hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo

1.2.2.1. Cơ sở lý thuyết về bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo

Nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng là một dạng di sản tinh thần được người xưa sáng tạo, bồi đắp và truyền nối theo dòng lịch sử của dân tộc. Bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng là việc làm cần thiết thiết, tuy nhiên, việc thiếu thống nhất và thiếu đồng bộ từ nhận thức đến hành động đã dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều. Những câu hỏi đặt ra như: Bảo tồn và phát triển những gì? Bảo tồn, phát triển như thế nào? Bảo tồn ở đâu… vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng.

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo là bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam. Bản sắc văn hóa dân tộc trong nghệ thuật sân khấu chèo là hệ thống các giá trị đặc trưng của một nền sân khấu được xác lập, tồn tại, phát triển trong lịch sử và được biểu hiện thông qua nhiều sắc thái văn hóa. Nó không phải là một thực thể duy nhất, không thay đổi mà luôn vận động, biến đổi, kế thừa tạo thành “truyền thống” theo dòng chảy phát triển của thời gian. Chính vì vậy, không


chỉ được thể hiện ở quá trình tồn tại, mà bản sắc văn hóa còn được bộc lộ cả trong quá trình trưởng thành, phát triển của nghệ thuật chèo. Vì vậy, cũng giống như các di sản văn hóa, nghệ thuật chèo cũng cần được bảo tồn ở 02 dạng, đó là: bảo tồn ở dạng tĩnh (bảo tồn nguyên vẹn) và bảo tồn ở dạng động (bảo tồn trên cơ sở kế thừa):

- Bảo tồn "tĩnh" (bảo tồn nguyên vẹn) bằng cách bảo tồn những đặc trưng, cấu trúc, biện pháp nghệ thuật chèo. Thực hiện bằng cách các đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp luyện tập các tác phẩm, vở diễn mẫu mực, động viên, khuyến khích các nghệ sĩ kỳ cựu, có uy tín trong nghề tham gia ghi âm, ghi hình và truyền dạy cho thế hệ sau; thực hiện quay phim, chụp ảnh, ghi chép để tư liệu hóa thật chi tiết (khi có nhu cầu, thì căn cứ vào đó để phục dựng).

- Bảo tồn"động" (bảo tồn trên cơ sở kế thừa), thực hiện bằng cách bảo tồn những đặc trưng, cấu trúc, biện pháp nghệ thuật của nghệ thuật chèo, bảo tồn cái cốt cách của hình thức nghệ thuật chứ không phải bảo tồn một tác phẩm nghệ thuật chèo cụ thể nào đó. Khi bảo tồn những giá trị mang tính đặc trưng, bản chất của một bộ môn nghệ thuật, chúng ta sẽ không bị ràng buộc vào việc phải xác định bảo tồn vở diễn nào, trích đoạn nào, làn điệu nào giữa muôn vàn vở diễn, trích đoạn, làn điệu hiện nay. Khi đó có thể dựng những vở diễn mới, có nội dung phù hợp với đời sống hiện tại để thu hút sự quan tâm của khán giả để nghệ thuật chèo tiếp tục phát triển cùng với đời sống đương đại.

Thực tế cho thấy, cả bảo tồn "tĩnh" (bảo tồn nguyên vẹn) và bảo tồn "động" (bảo tồn trên cơ sở kế thừa) khi thực hiện sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau.

“Việc bảo tồn nguyên vẹn gặp khó khăn trong việc xác định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phái sinh và cần giữ gìn những yếu tố nào” [70, tr.82]. Đồng thời với đó, khi thực hiện theo cách này, chúng ta chỉ bảo tồn


bằng cách ghi chép, ghi âm, ghi hình lại, rồi lưu giữ trong kho hay bảo tàng thì những giá trị đó vĩnh viễn không bao giờ có cơ hội sống lại và đồng hành cùng đời sống. Đó là chưa kể sự biến động, thay đổi không ngừng của đời sống. Có thể thấy rằng, đây là cách làm bảo tồn chỉ để bảo tồn chứ không phải để phát triển. Ngược lại, khi thực hiện bảo tồn “động” (bảo tồn trên cơ sở kế thừa) “sẽ gặp phải khó khăn trong khâu xác định yếu tố nào thực sự là giá trị cần phải kế thừa và phát huy, yếu tố nào cần loại bỏ, và sự loại bỏ ấy có phải sẽ đánh mất những giá trị văn hóa mà chúng ta chưa biết một cách cụ thể hay không?” [70, tr.82]. Khi thực hiện bảo tồn theo cách này dễ khiến đi đến hiện tượng “cách tân”, phá vỡ truyền thống của nghệ thuật chèo với những nguyên tắc cách điệu, ước lệ và tượng trưng đã được các thế hệ nghệ nhân dày công sáng tạo và đúc kết thành đặc trưng, thành thủ pháp nghệ thuật đặc sắc và độc đáo.

Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết, nghệ thuật sân khấu nói chung đều bắt nguồn từ văn hóa, văn hóa là nền tảng tinh thần của nghệ thuật sân khấu. Sân khấu truyền thống là một hình thái của văn hóa, là sản phẩm của văn hóa. Muốn tìm hiểu, phát huy bất kỳ nền nghệ thuật sân khấu nào thì trước hết phải bắt đầu từ văn hóa, bằng văn hóa và vì văn hóa. Nếu tách khỏi văn hóa, mọi nhận thức về nghệ thuật sân khấu sẽ bị phiến diện và thiếu biện chứng. Thực tế cho thấy, nhiều năm qua, việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống còn nhiều hạn chế, lúng túng và thiếu khoa học. Một phần là do công tác bảo tồn ít quan tâm đến những mối liên hệ khách quan, biện chứng giữa nghệ thuật sân khấu truyền thống với văn hóa, mà phần lớn chỉ nhìn nghệ thuật sân khấu truyền thống dưới góc độ chính trị, đạo đức. Điều này khiến cho việc chỉnh biên một số tác phẩm sân khấu đã làm mất đi những nét nghệ thuật đặc sắc của vở diễn.Trong công tác bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng cần bảo tồn trong


môi trường văn hóa đã sản sinh ra nó. Tách nghệ thuật chèo biệt lập ra khỏi văn hóa, tức là tách những nhân tố nội sinh của nó ra khỏi bản thể, thì sẽ không hiểu được về nghệ thuật chèo, không thể quản lý được và từ đó cũng không thể thực hiện được công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo hiệu quả.

Có thể nói, bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu dân tộc nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng là công việc đầy phức tạp, nhiều khó khăn thử thách, đồng thời chịu rất nhiều áp lực từ sự biến động thực tiễn và sự chi phối của thực tiễn. Do đó, thật khó để tìm kiếm một lý thuyết phù hợp, căn bản về bảo tồn và phát triển để định hướng cho công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống hiện nay. Mọi lý thuyết đưa ra đều chỉ mang tính tương đối, chỉ giải quyết được một phạm vi nào đó của công tác bảo tồn. Trong nhiều trường hợp, sự vận dụng lý thuyết một cách linh hoạt là hết sức cần thiết.

1.2.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống

Chèo là loại hình nghệ nghệ thuật sân khấu mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Vấn đề bảo tồn sân khấu truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng luôn được ngành văn hóa quan tâm, xem đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc.

Ngay từ những ngày đầu của cuộc Cách mạng Tháng Tám, Đảng và Nhà nước đã quan tâm sâu sắc tới sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa. Tại Đề cương văn hóa năm 1943, Đảng ta đã xác định: “Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá) ở đó người cộng sản phải hoạt động. Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hoá nữa. Có lãnh đạo được phong trào văn hoá, Đảng mới ảnh hưởng được dư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022