Chính Sách Đối Với Hoạt Động Nghệ Thuật Chèo


xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; gắn kết mối quan hệ giữa văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa với vấn đề hình thành nhân cách con người.Tiếp tục đẩy mạnh bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, tập trung xây dựng những giá trị văn hóa mới, đi đôi với mở rộng và chủ động trong giao lưu văn hóa quốc tế; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc và nét đặc trưng riêng của văn hóa Hải Phòng, theo kịp sự phát triển của thời đại. Giải phóng mạnh mẽ năng lực và tiềm năng sáng tạo của mọi người, phát huy cao độ tính sáng tạo của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, đào tạo tài năng văn hóa, nghệ thuật; phấn đấu có nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật chất lượng cao.Tăng cường đầu tư của nhà nước đi đôi với đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hóa, coi đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người và cho phát triển bền vững, gắn kết nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, làm cho văn hóa trở thành yếu tố tích cực, quan trọng vào phát triển con người Việt Nam [86].

Bên cạnh việc xác định rò mục tiêu chung về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch thì một số vấn đề về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể và nghệ thuật biểu diễn cũng được xác định: Phát triển nghệ thuật biểu diễn theo định hướng ưu tiên đầu tư cho việc bảo vệ và phát huy những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống; đào tạo tài năng trẻ cho nghệ thuật biểu diễn; ưu tiên đầu tư ngân sách cho việc bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống: cải lương, chèo, múa rối; tổ chức lại mạng lưới đơn vị biểu diễn nghệ thuật theo hướng xã hội hóa, từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng tự chủ nhằm huy động mọi tiềm năng trí tuệ và vật chất của toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa ngày càng cao của nhân dân; hoàn thiện quản lý nhà nước và hướng dẫn nghiệp vụ về các hoạt động dịch vụ


văn hóa, biểu diễn nghệ thuật; phát triển mạng lưới câu lạc bộ, đội văn nghệ cơ sở gắn với các hoạt động phong trào cơ sở; tăng cường giới thiệu nghệ thuật biểu diễn ra các địa phương trong nước và thế giới; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các đơn vị nghệ thuật biểu diễn; xây dựng nhà hát nghệ thuật truyền thống, xây dựng hệ thống trung tâm văn hóa đa năng có khả năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại trung tâm các quận, huyện trên địa bàn thành phố [87]…

Để động viên những tác giả, nghệ sĩ có nhiều đóng góp với văn học nghệ thuật thành phố, từ năm 1991, thành phố Hải Phòng có Giải thưởng văn nghệ Thành phố Hoa phượng đỏ, sau đó được nâng lên thành Giải thưởng văn nghệ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những năm gần đây, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật đã kiến nghị thành phố trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật 02 năm một lần và đổi tên là Giải thưởng Nguyên Hồng. Đối với cá nhân các nghệ sĩ, thành phố có trao tặng danh hiệu "Nghệ sĩ xuất sắc". Từ năm 2018 đến nay, vào dịp cuối năm, Thường trực Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc văn nghệ sĩ tiêu biểu. Tại Hội nghị này, lãnh đạo thành phố sẽ tặng Bằng khen cho các văn nghệ sĩ tiêu biểu của thành phố, động viên, biểu dương những cố gắng, đóng góp của đội ngũ văn nghệ sĩ đối với sự nghiệp phát triển của thành phố. Đồng thời, Hội nghị này cũng là diễn đàn để các văn nghệ sĩ bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, những kiến nghị, đề xuất trực tiếp đối với lãnh đạo thành phố. Trên cơ sở đó, Thường trực Thành ủy sẽ chỉ đạo UBND thành phố và các ngành nghiên cứu tổng thể, có giải pháp từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đoàn nghệ thuật, các hội chuyên ngành văn học, nghệ thuật, nâng cao đời sống văn nghệ sĩ thành phố.

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao triển khai thực hiện các Kế hoạch, chương trình cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống


nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng. Yêu cầu các Đoàn nghệ thuật xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của nhân dân thành phố; ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc; phối hợp tổ chức đăng cai các Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc, vùng duyên hải Bắc Bộ…; dàn dựng các tác phẩm nghệ thuật truyền thống tiêu biểu để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nước và quốc tế trên các phương tiện truyền thông và biểu diễn trực tiếp; quan tâm lựa chọn, bồi dưỡng và tôn vinh đối với hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; quan tâm xây dựng hồ sơ, đề xuất Nhà nước trao tặng nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân ưu tú cho các nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu, xuất sắc, có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, quan tâm xây dựng và duy trì các mô hình câu lạc bộ chèo, các loại hình nghệ thuật truyền thống; duy trì tổ chức các cuộc thi, liên hoan sân khấu quần chúng, trong đó chú trọng các loại hình: chèo, cải lương...

Cùng với việc ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Quy hoạch, kế hoạch, chương trình về phát triển văn hóa, thành phố Hải Phòng chủ trương không thực hiện sáp nhập các đoàn nghệ thuật, giữ nguyên mô hình 05 Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp hiện có của thành phố như: Chèo, Múa Rối, Cải lương, Kịch nói và Đoàn Ca múa. Từ tháng 10 năm 2019, UBND thành phố Hải Phòng đã phê duyệt Đề án Sân khấu truyền hình, giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng triển khai thực hiện Đề án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Có thể thấy, qua hoạt động thực tiễn cũng như trong những định hướng phát triển, Hải Phòng luôn coi trọng phát triển văn hóa, xã hội đi đôi với phát triển kinh tế. Đây cũng chính là cơ sở cho những nghiên cứu xung quanh vấn


Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 12

đề bảo tồn di sản văn hóa ở Hải Phòng hiện nay nói chung, bảo tồn nghệ thuật chèo nói riêng.

2.2.2.2. Chính sách đối với hoạt động nghệ thuật chèo

Nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thể hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Giống như các hình thức của di sản văn hóa phi vật thể, sự mai một thậm chí hủy hoại của nghệ thuật truyền thống dễ xảy ra. Với đặc thù đó, nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước chú trọng quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy. Điều này được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng và các Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát triển văn hóa. Trên cơ sở đó, Chính phủ và các địa phương đã có các chương trình, kế hoạch cụ thể để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng. Với những chính sách thiết thực, phù hợp công tác bảo tồn nghệ thuật chèo đạt được những kết quả nhất định.

Đối với toàn quốc, công tác quy hoạch các đoàn nghệ thuật biểu diễn nghệ thuật truyền thống theo Quyết định số 45/2008/QĐ-TTg ngày 28/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ đã được thực hiện, bước đầu có hiệu quá trong việc bảo tồn và phát huy biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Các đơn vị nghệ thuật hoạt động theo phương thức xã hội hoá đang phát triển ổn định, nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Các đơn vị nghệ thuật truyền thống, nhất là sân khấu truyền thống chuyên nghiệp đã xây dựng được một hệ thống kịch mục đa dạng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của đông đảo công chúng. Trong cơ chế thị trường, nhiều đơn vị nghệ thuật đã


khắc phục khó khăn, trụ vững đê tồn tại, có những tác phẩm tốt, những chương trình, vở diễn hấp dẫn. Nhiều đơn vị đã đổi mới phương thức hoạt động để đến với khán giả, đặc biệt là khán giả vùng sâu, vùng xa, số lượng buổi diễn ngày càng tăng. Công việc sưu tầm, sưu tập, giới thiệu một số tác phẩm Chèo truyền thống đã đạt được nhiều kết quả, đã dàn đựng lại những tác phẩm tiêu biểu thuộc loại hình kịch hát truyền thống như: Quan âm Thị Kính, Tấm Cám, Lưu Bình – Dương Lễ, Trương Viên, Trinh Nguyên, Từ Thức. Hoạt động giao lưu nghệ thuật với nước ngoài được phát triển, số các đoàn, nhóm của nghệ thuật chèo Việt Nam ra nước ngoài ngày càng tăng, với nhiều phương thức khác nhau: giao lưu nghệ thuật qua hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và các nước; tổ chức phi Chính phủ (hiệp hội, công ty, thanh niên, sinh viên...); các đoàn nghệ thuật tự tìm đối tác để lưu diễn ở nước ngoài... Chất lượng công tác đào tạo diễn viên, đạo diễn nghệ thuật truyền thống tại các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật Trung ương bước đầu được chú trọng, số học sinh, sinh viên tốt nghiệp được phát huy trong thực tiễn. Công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo trong cộng đồng những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Các chương trình liên hoan chèo không chuyên được nhiều địa phương duy trì. Tại một số địa phương đã duy trì và thành lập thêm những nhóm, CLB biểu diễn, truyền dạy nghệ thuật chèo hoạt động tích cực và hiệu quả. Việc Chính phủ cho phép ngành văn hóa, thể thao và du lịnh lập các hồ sơ quốc gia đề cử các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam để được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là các loại hình nghệ thuật truyền thống như: Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Ca trù…sẽ là động lực để các nhà quản lý, nhà nghiên cứu xem xét xây dựng và đề xuất nghệ thuật Chèo là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đối với thành phố Hải Phòng, với nhiều chính sách quản lý vĩ mô và cụ thể là chính sách không sáp nhập các đoàn nghệ thuật truyền thống và phê


duyệt Đề án Sân khấu truyền hình đã làm cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn thành phố có nhiều khởi sắc. Thực hiện Đề án, các đoàn nghệ thuật sẽ biểu diễn các loại hình nghệ thuật: chèo, cải lương, kịch nói, múa rối... với các chủ đề, nội dung tư tưởng, nhằm khơi dậy, tôn vinh truyền thống cách mạng, bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên cùng những nét đặc trưng của vùng đất, con người Hải Phòng xưa và nay. Đặc biệt, các tác phẩm được dàn dựng theo Đề án có nội dung phục vụ cho công tác tuyên truyền, quảng bá những thành tựu đổi mới, nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn mới. Những buổi diễn được truyền hình trực tiếp hoặc ghi hình phát lại, sau đó sẽ tổ chức lưu diễn tại các quận, huyện của thành phố. Đây là sáng tạo đột phá để Hải Phòng trở thành điểm sáng trong việc duy trì tổ chức và biểu diễn văn hóa nghệ thuật của cả nước. Lúc đầu khi triển khai thực hiện Đề án, mỗi tháng có 1 chương trình của 1 đoàn nghệ thuật được biểu diễn, ghi hình và phát sóng trực tiếp. Nếu tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố ổn định thì nhân dân có thể đến xem trực tiếp miễn phí tại Nhà hát thành phố. Bắt đầu từ năm 2021 sẽ tăng dần, mỗi tháng có 02 chương trình.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp như vừa qua, các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật hầu hết không thể tổ chức thì mô hình "Sân khấu truyền hình" đã giúp cho nhân dân thành phố vẫn tiếp tục được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp với chất lượng cao. Và quan trọng hơn nhà hát của thành phố luôn "sáng đèn", các diễn viên, nhạc công, đạo diễn của các đoàn nghệ thuật… có cơ hội được làm nghề, được sáng tạo liên tục, hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện, dàn dựng chương trình nghệ thuật.

Bên cạnh những thành tựu, việc ban hành cơ chế chính sách bảo tồn nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng của Trung ương


và thành phố Hải Phòng cũng còn những hạn chế.

Nghi quyết Trung ương 5 khóa VIII chính là mục đích cụ thể của công tác văn hóa trong thời kỳ đổi mới, mục đích này đã tác động không nhỏ đối với đời sống sân khấu Việt Nam và tạo sự hứng khởi mới cho văn nghệ sĩ. Tuy nhiên, có thể thấy Đảng đã có chủ trương, đường lối, định hướng nhưng việc tạo dựng những thể chế, chính sách cụ thể, hữu hiệu để văn nghệ sĩ thực hiện định hướng trong thực tiễn đời sống xã hội chưa thực hiện được. Chưa có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao như: luật, pháp lệnh và cả những nghị định về nghệ thuật sân khấu hoặc có thì lại rất chung chung cho nhiều ngành nghề và rất ít tính đặc thù của nghệ thuật sân khấu (như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Thi đua khen thưởng). Công tác quy hoạch các đoàn nghệ thuật truyền thống nói chung triển khai chậm, hiệu quả chưa cao, vẫn còn hiện tượng chồng chéo về tổ chức giữa các đoàn nghệ thuật của các địa phương, không ít địa phương do chưa tìm ra hướng đi, đã tiến hành sáp nhập các đơn vị nghệ thuật trên địa bàn để tinh giản bộ máy và đầu mối quản lý, hoạt động lúng túng, kém hiệu quả. Đội ngũ tác giả sáng tác kịch bản Chèo từ xưa vốn đã ít ỏi, hiếm hoi, nay lại càng hiếm vì phần lớn đã qua đời hoặc tuổi cao; đội ngũ đạo diễn, đội ngũ diễn viên gặp khó khăn tương tự, đội ngũ nghiên cứu, lý luận phê bình nghệ thuật chèo thưa vắng, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hầu hết các đơn vị nghệ thuật chèo đang bế tắc về phương pháp bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, việc bảo tồn chủ yếu thực hiện bằng các hình thức: lưu giữ bằng băng đĩa, tác phẩm tại đơn vị, ít được quảng bá. Công tác đào tạo diễn viên, đạo diễn nghệ thuật chèo đang có nhiều bất cập, bất hợp lý: nội dung giáo trình giảng dạy chưa được bổ sung tư liệu khai thác từ các nghệ nhân, nghệ sĩ chèo. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách liên quan đối với các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, về chi phí quản lý hành


chính, tiền lương, xây dựng tiết mục, bồi dưỡng luyện tập và biểu diễn, quy định chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm… nhưng một số chính sách đã không còn phù hợp với thực tế, không kịp thời động viên, khích lệ các nghệ sĩ, nghệ nhân yên tâm cống hiến. Các đơn vị nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp đều có trụ sở và đất do Nhà nước cấp tuy nhiên phần lớn các nhà hát, điểm diễn chưa được đầu tư tương xứng, trang thiết bị không đồng bộ, chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán giả; kinh phí cho hoạt động bảo tồn chưa được đảm bảo. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống không chuyên ở các địa phương nhiều năm qua chủ yếu là tự phát đế đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, các cơ quan quản lý chưa có chiến lược để phát huy tiềm năng và khai thác hiệu quả... Công tác xã hội hóa việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong cộng đồng hiệu quả chưa cao.

2.3. Hoạt động nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng

2.3.1. Khái quát hoạt động bảo tồn nghệ thuật chèo

Ngay từ khi có “nền nghệ thuật sân khấu cách mạng”, đặc biệt là kể từ sau Hội nghị sân khấu Việt Bắc năm 1950, việc sưu tầm những giá trị nghệ thuật sân khấu cổ truyền như tuồng, chèo đã trở thành vấn đề quan tâm của nhiều người. Mặc dù bảo tồn chưa phải là mục tiêu hàng đầu, nhưng thông qua công tác sưu tầm của các nhà nghiên cứu cũng như nghệ nhân cho thấy, đây chính là giai đoạn gặt hái được thành quả lớn nhất đối với việc bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, chèo nói riêng. Nhiều người tâm huyết với chèo đã không quản ngày đêm sưu tầm, hệ thống các kịch bản, làn điệu, lớp trò từ nghệ nhân tứ chiếng để chỉnh lý, hoàn thiện những bản chèo cổ. Nhờ công lao đóng góp của hàng chục nghệ nhân và nhà nghiên cứu như: Trần Huyền Trân, Cao Kim Điển, Trần Bảng, Hàn Thế Du, Hà Văn Cầu, Trần Việt Ngữ, Trùm Thịnh, Cao Kim Trạch, Năm Ngũ, Cả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022