Chủ Thể Thực Hiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Hoạt Động Nghệ Thuật Chèo


thuật buông nhả hơi chữ, luyến láy, chênh bong thể hiện tài hoa, điêu luyện phát huy thế mạnh là thể hiện trữ tình hơn trong làn hát [41, tr.26-27].

Bên cạnh đó, Hải Phòng là một vùng đất cổ, một vùng đất lấn biển qua nhiều thế kỷ với nhiều lớp cư dân khác nhau. Quá trình hình thành lãnh thổ Hải Phòng cũng chính là trình vươn ra biển của người Việt, đồng thời là quá trình tụ hội dân cư, cư dân các tỉnh Thái Bình, Nam Định đến Hải Phòng làm ăn, sinh cơ lập nghiệp đông, chiếm phần lớn dân số Hải Phòng. Điều này cũng tạo cho nghệ thuật chèo Hải Phòng có sự giao thoa mật thiết và có những ảnh hưởng nhất định những giá trị nghệ thuật đặc sắc của chiếng chèo Nam: lối diễn mộc mạc, lối hát "tròn vành, rò chữ". Tại Đoàn Chèo Hải Phòng nhiều thế hệ nghệ sĩ diễn viên là người gốc Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên được học tập các thầy, các nghệ nhân là những diễn viên nổi tiếng của các địa phương này.

Nghệ thuật chèo Hải Phòng cũng đã hình thành một phong cách nghệ thuật riêng, vừa giữ được bản sắc chèo truyền thống, vừa mang được hơi thở đời sống của thành phố với những đề tài mới, lạ. Chèo Hải Phòng kiên trì thực hiện quyết tâm đưa đề tài hiện đại vào chèo, cách tân và tạo ra những ảnh hưởng tốt cho chèo.

Đoàn Chèo Hải Phòng là đoàn đầu tiên đưa đề tài lịch sử vào chèo với quy mô một vở lớn. Vở chèo Tấm vóc đại hồng của đoàn đã được 06 đoàn bạn dựng lại. Sự thành công của đoàn đã góp phần giải quyết vấn đề học thuật về việc mở rộng phạm vi đề tài cho chèo…Đoàn Chèo Hải Phòng là đoàn đầu tiên thể hiện người công nhân là hình tượng trung tâm trên sân khấu chèo, khẳng định khả năng phản ánh con người mới của chèo [41, tr.116-117].

Sau năm 1986, sự đổi mới toàn diện của đất nước tạo nên bước ngoặt


trong cơ chế quản lý. Từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đã làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội, trong đó có văn hoá. Sự chuyển động đó có những ảnh hưởng đến nghệ thuật sân khấu nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng, vì nghệ thuật chính là thành tố của văn hoá, chịu sự tác động mạnh mẽ từ môi trường văn hoá, xã hội. Từ chỗ luôn theo dòi, bám sát thực tế đời sống văn hóa - xã hội, chèo Hải Phòng nhận ra mặt trái của nền kinh tế thị trường: thực trạng suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận nhân dân gây ảnh hưởng không nhỏ đến thuần phong mỹ tục; sự xung đột về lối sống giữa các thế hệ, sống thực dụng, chạy theo những đam mê vật chất của một bộ phận giới trẻ… Từ đó chèo Hải Phòng đã xây dựng nhiều vở diễn phản ánh đời sống hiện đại như: Nỗi đau tình mẹ, Ảo vọng tình yêu, Lá diêu bông, Những đứa con oan nghiệt; Ảo mộng xứ người… Nội dung các vở diễn mang yếu tố của đời sống hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc chèo truyền thống.

Bước sang thời kỳ đổi mới, ảnh hưởng là tác động các luồng văn hóa nước ngoài vào hoạt động sân khấu rất mạnh. Bên cạnh sự tiếp biến văn hóa tích cực theo quy luật khách quan, những biểu hiện tiêu cực cũng xâm nhập vào các đoàn chèo tạo ra khuynh hướng nghệ thuật xa rời chèo truyền thống hoặc thương mại hóa. Đoàn chèo Hải Phòng nhìn chung đã tránh được vết xe đổ của một số đoàn "tiên phong chủ nghĩa" cách tân chèo một cách thái quá. Hầu hết các vở diễn của đoàn trong thời kỳ đổi mới vẫn giữ được bản sắc chèo [41, tr.121].

Phát huy những điểm mạnh, bản sắc riêng có của nghệ thuật chèo chuyên nghiệp trong lịch sử, hiện nay đoàn chèo Hải Phòng vẫn thường xuyên dàn dựng lại và biểu diễn nhiều vở diễn truyền thống như: Quan Âm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.


Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Sự tích trầu cau… Bên cạnh đó, dựng lại, dựng mới, nhiều vở diễn về đề tài lịch sử như Người tạo dựng ngai vàng, Vùng sáng Dương Kinh, Ông vua hóa hổ, Hoàng đế tiền Lê, Hào khí Bạch Đằng Giang, Khai sáng An Biên… tạo ấn tượng tốt cho người xem về một đề tài không mới nhưng được làm mới về diễn xuất với chất lượng nghệ thuật cao, trang phục được đầu tư đẹp cùng với kỹ xảo,kỹ thuật âm thanh ánh sáng hiện đại nhưng không mất đi bản sắc riêng có của chèo.

Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 9

Cùng với đó, Đoàn chèo Hải Phòng xây dựng nhiều vở diễn ngắn phản ánh về công cuộc đổi mới, xây dựng thành phố, xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền về bảo vệ môi trường… biểu diễn tại các Hội nghị tổng kết, các chương trình lễ hội, sự kiện văn hoá, chính trị lớn của thành phố. Những đề tại hiện đại được thể hiện bằng hình thức sân khấu truyền thống được người xem đón nhận và đánh giá cao. Điều này, một lần nữa khẳng định phong cách nghệ thuật chèo Hải Phòng: thể hiện bản sắc văn hóa chèo truyền thống trong hơi thở của một thành phố công nghiệp, hiện đại.

Tiểu kết

Trong Chương 1, tác giả luận án đã tập trung nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng.

Đến nay những công trình nghiên cứu lý luận, lịch sử, cũng như công trình nghiên cứu về bảo tồn nghệ thuật chèo chiếm một số lượng không nhỏ. Song, hầu hết số công trình này thuộc về lĩnh vực nghiên cứu lý luận, lý thuyết mà chưa có công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực quản lý văn hóa, đặc biệt là đối với quản lý việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo tại một địa phương cụ thể. Bởi vậy, đây chính là một khoảng trống nghiên cứu mà nghiên cứu sinh cho là đã dành cho luận án này. Triển khai đề tài này, NCS hy vọng sẽ kế thừa được quan điểm khoa học và lý luận của thế hệ đi trước


để giải quyết tốt vấn đề của luận án, qua đó, xây dựng được một mô hình ứng dụng cụ thể nhằm thực hiện tốt việc bảo tồn nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng. Trong quá trình giao lưu văn hóa hiện nay, khi mà bản sắc văn hóa, cũng như giá trị di sản văn hóa được nhìn nhận ở một vị trí hết sức quan trọng thì việc bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, chèo nói riêng đang trở thành vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, nhiều năm qua, vấn đề lý luận xoay quanh việc quản lý bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo vẫn còn chưa ngã ngũ. Cơ quan quản lý thì chưa có định hướng và biện pháp cụ thể, nhiều đơn vị nghệ thuật thì lúng túng trong khâu xử lý. Vì vậy, những câu hỏi như bảo tồn nghệ thuật chèo ở đâu, bảo tồn như thế nào, biện pháp ra sao vẫn còn chưa có lời giải đáp cuối cùng.

Qua tìm hiểu những quan điểm của Đảng, Nhà nước và cơ sở lý thuyết sân khấu học về bảo tồn nghệ thuật chèo cho thấy, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản nghệ thuật với phát triển kinh tế - xã hội; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản nghệ thuật với phát triển du lịch; phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một; tạo mọi điều kiện cho đội ngũ văn nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật, phản ánh chân thật, sinh động đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước.

Trước khi nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng hoạt động nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng, phần cuối chương 1, nghiên cứu sinh khái quát về nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng. Tuy không được xem là cái nôi của nghệ thuật chèo nhưng từ xưa kia Hải Phòng cũng là một trong những địa phương nổi danh chèo. Qua các thời kỳ có thể khẳng định từ những ngày đầu thành lập cho đến hiện nay, nghệ thuật chèo chuyên nghiệp thành phố


Hải Phòng đã tập hợp được một đội ngũ diễn viên chèo xuất sắc, tiếp thu được những tinh hoa nghệ thuật do các nghệ nhân chèo truyền dạy, xây dựng nhiều vở diễn có chất lượng cao. Trong tiến trình phát triển, chèo Hải Phòng luôn là đơn vị đi đầu trong việc cách tân, đưa những nội dung mang hơi thở cuộc sống hiện đại để truyền tải qua loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống nhưng vẫn giữ được bản sắc chèo.

Vì vậy, để duy trì những nét riêng có đó trong quá trình giao lưu văn hóa hiện nay, khi mà bản sắc văn hóa, cũng như giá trị di sản văn hóa được nhìn nhận ở một vị trí hết sức quan trọng thì việc bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, chèo nói riêng đang trở thành vấn đề cấp thiết không chỉ ở thành phố Hải Phòng.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CHÈO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. Chủ thể thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật chèo

2.1.1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo Điều 1, Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ”.

Theo khoản 7, Điều 2 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng, nhiệm vụ đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, cụ thể như sau:

7. Về nghệ thuật biểu diễn

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn sau khi được phê duyệt;

b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu

c) Quy định về tổ chức thi và liên hoan các loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp

d) Cấp, thu hồi giấy phép về biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu theo quy


định của pháp luật.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Ngày 10 tháng 5 năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1697/QĐ-BVHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Nghệ thuật Biểu diễn. Theo đó, Cục Nghệ thuật Biểu diễn là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và văn học; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn và văn học trong cả nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo khoản 17, Điều 2 của Quyết định trên thì Cục Nghệ thuật biểu diễn có chức năng, nhiệm vụ: “Định hướng các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của các nước trên thế giới và dàn dựng, biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và quốc tế”.

Như vậy, Cục Nghệ thuật biểu diễn là tổ chức trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng.

2.1.2. Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng

Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và quảng cáo ở thành phố theo quy định của pháp luật (trừ quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên


xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin);các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Theo khoản 5, Điều 3, Quyết định số 299/2017/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của UBND thành phố Hải Phòng, UBND đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa và Thể thao đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn: Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch các đơn vị nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi quản lý của thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật; Tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn các chương trình vềnghệ thuật biểu diễn do thành phố

tổ chức trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, để góp phần hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo, Sở Văn hóa và Thể thao giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng thuộc Sở thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

2.1.2.1. Đoàn Chèo Hải Phòng

Đoàn Chèo là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng. Đoàn Chèo Hải Phòng có chức năng, nhiệm vụ: tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật Chèo chuyên nghiệp, trong và ngoài thành phố; khai thác, bảo tồn và phát triển nghệ thuật Chèo truyền thống; xây dựng chương trình kịch mục của loại hình nghệ thuật Chèo, chương trình ca múa, nhạc dân gian phục vụ biểu diễn trong và ngoài thành phố; khôi phục, bảo tồn và truyền bá sâu rộng nghệ thuật Chèo truyền thống và dân ca; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho diễn viên, nhạc công và các đội văn nghệ không chuyên ở Hải Phòng; mở rộng mối quan hệ giao lưu, học tập với các đoàn nghệ thuật khác; tuyển chọn, đào tạo nhân lực để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022