Hoạt Động Nghệ Thuật Chèo Tại Thành Phố Hải Phòng


Tam, Lý Mầm, Hoa Tâm, Tư Liên, Minh Lý, Dịu Hương, Mạnh Tuấn, Hoàng Kiều, Bùi Trọng Đang, Bùi Đức Hạnh, Trần Minh... mà hôm nay chúng ta có được những bản chèo cổ khá trọn vẹn như: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình

– Dương Lễ, Tôn Mạnh – Tôn Trọng, Kim Nham, Từ Thức, Chu Mãi Thần, Trương Viên. Sở dĩ tôi dùng chữ “khá trọn vẹn” bởi vì, chèo vốn là hình thức văn nghệ dân gian, trải qua thời gian đã hình thành tứ chiếng nên không tránh khỏi dị bản cả về diễn xuất cũng như ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ đối thoại trong kịch bản. Bên cạnh những bản chèo đã được xuất bản trong cuốn Tuyển tập chèo cổ chọn lọc của Hà Văn Cầu thì sau này vẫn còn một số kịch bản tiếp tục được phát hiện, sưu tầm, chỉnh lý bởi các nhà nghiên cứu như: Trần Huyền Trân, Trần Việt Ngữ, Trần Đình Ngôn...

Vào giai đoạn lịch sử này, những hình thức nghệ thuật sân khấu như: tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, ca múa nhạc... cùng các nghệ sĩ đã trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của quần chúng nhân dân và phục vụ nhiệm vụ chính trị, hàng trăm đơn vị nghệ thuật đã ra đời. Riêng chèo có tới 18 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, ngoài ra còn hàng trăm câu lạc bộ chèo ở các địa phương Thái Bình, Hưng Yên, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định... Chèo cùng với các loại hình nghệ thuật như: kịch nói, tuồng, kịch dân ca... đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức, thẩm mỹ và đem đến những món ăn tinh thần cho quần chúng nhân dân trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, một trong những bất cập lớn nhất mà giai đoạn lịch sử này để lại đối với sân khấu chèo là, do chưa nhận thức đúng về bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống nên một số vở chèo cổ được viết lại, dàn dựng theo tinh thần “bênh vực phụ nữ”, đả phá đa thê và chế độ phong kiến đã lật ngược chủ đề tư tưởng của tích cổ, tôn vinh hành động của một số nhân vật nữ lệch thành tốt đẹp và biến người tốt trong tích cổ trở thành kẻ xấu. Điều


này không chỉ khiến cho nhiều khán giả, thậm chí cả những nghệ sĩ trẻ hôm nay nhận thức sai lệch về một số nhân vật, cũng như tích chèo.

Kể từ sau 1975, do có nhiều quan điểm về phương pháp nghệ thuật, cũng như về biện pháp bảo tồn, phát triển nên đội ngũ người làm chèo chuyên nghiệp đã hình thành những khuynh hướng sáng tác khác nhau. Một số người chịu ảnh hưởng bởi phương pháp nghệ thuật kịch phương Tây đã biến chèo thành kịch nói pha ca kịch... Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2000 có thể được xem là giai đoạn khủng hoảng đối với nghệ thuật chèo. Dù không có tuyên bố chính thức, nhưng dường như trong giới sân khấu đã hình thành nên hai khuynh hướng, một khuynh hướng thiên về phát triển trên tinh thần bảo tồn, kế thừa truyền thống. Một khuynh hướng thiên về cách tân theo sân khấu phương Tây. Sự lúng túng của cơ quan quản lý khi không thể đưa ra định hướng đã khiến cho nhiều đơn vị chèo công lập rơi vào tình thế bế tắc trong việc bảo tồn, phát triển. Cùng với những khó khăn về kinh tế, xã hội trong giai đoạn này, không ít câu lạc bộ chèo ở địa phương buộc phải tự giải tán.

Vào những năm cuối thế kỷ XX, quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ đã đặt ra những vấn đề cấp bách đối với nhân loại, trong đó có việc bảo tồn di sản văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh đó, tại Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), Đảng đã đề ra định hướng chiến lược về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong định hướng đó, nhiều hoạt động và biện pháp cụ thể được triển khai rộng khắp nhằm phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. Đi đôi với nó là các hoạt động tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa. Tuy nhiên, riêng đối với việc bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng, do sự lúng túng và thiếu định hướng của cơ quan quản lý các cấp và sự bất cập trong cơ cấu tổ chức nên vấn đề bảo tồn dường như mới chỉ dừng


lại ở việc cố gắng duy trì sự tồn tại của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp. Chính vào giai đoạn này, những đơn vị nghệ thuật chèo ở Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu, Thái Nguyên đã buộc phải sáp nhập vào đoàn nghệ thuật của các tỉnh đó và trở thành một đội. Đến hôm nay, những đội chèo này sắp sửa chính thức biến mất trên “bản đồ nghệ thuật chèo”.

Mặc dù còn nhiều vấn đề cần bàn, nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò lớn lao của các đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp đối với việc bảo tồn nghệ thuật chèo trong suốt diễn trình lịch sử cách mạng Việt Nam. Có thể nói, đến nay đội ngũ nghệ sĩ đã và đang hoạt động trong các đơn vị chèo chuyên nghiệp vẫn là lực lượng nòng cốt thực hiện công việc bảo tồn chèo.

2.3.2. Hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng

Diễn trình lịch sử sân khấu cách mạng Việt Nam cho thấy, bên cạnh đời sống sân khấu chuyên nghiệp luôn có sự vận hành của một bộ phận sân khấu không chuyên. Điều đó cũng có nghĩa là đi cùng với sự hình thành, phát triển của các đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp từ sau năm 1950 đến nay là hoạt động các câu lạc bộchèo không chuyên. Giống như nhiều địa phương ở miền Bắc có truyền thống về nghệ thuật chèo, hoạt động sân khấu chèo ở Hải Phòng luôn tồn tại hai hình thức sân khấu chèo chuyên nghiệp và các câu lạc bộ chèo không chuyên.

2.3.2.1. Thực trạng hoạt động nghệ thuật chèo không chuyên

Theo dòng chảy thời gian, sân khấu chèo không chuyên cũng có những bước phát triển thăng trầm cùng đời sống văn hóa nghệ thuật thành phố. Những năm 1960 đến năm 1990, tại Hải Phòng có hàng trăm đội văn nghệ mà trong đó phần lớn trong đó là đội nghệ thuật chèo. Nhiều đội chèo, câu lạc bộ nghệ thuật chèo không chuyên do Nhà văn hóa huyện, xã tổ chức, thành lập. Trước thực tế đời sống văn hóa, văn nghệ quần chúng thành phố giai đoạn đó, với vai trò là cơ quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn hóa, Sở Văn


hóa và Thông tin (nay là Sở Văn hoá và Thể thao) đã xây dựng kế hoạch giao nhiệm vụ cho các phòng, đơn vị trực thuộc bên cạnh các nhiệm vụ lớn của ngành về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, thực hiện các nhiệm vụ nhằm duy trì, bảo tồn và phát triển sân khấu chèo không chuyên, cụ thể như: Tổ chức các trại sáng tác kịch bản, các lớp tập huấn đạo diễn sân khấu chèo; in các bài hát chèo phục vụ cho các câu lạc bộ tập luyện, biểu diễn; Đoàn chèo Hải Phòng cử diễn viên, nhạc công chuyên nghiệp về các xã, huyện dạy múa, hát chèo cơ bản, dàn dựng các tiết mục ca múa, song tấu chèo; Trung tâm văn hóa thành phố hướng dẫn Trung tâm Văn hóa Thông tin các huyện thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nghệ thuật chèo cho các hạt nhân là thiếu nhi, những người có năng khiếu. Hàng năm, Ban chỉ đạo Hội diễn nghệ thuật quần chúng thành phố tổ chức Hội diễn Sân khấu từ cơ sở đến thành phố. Đặc biệt, trong các hội diễn không chuyên của thành phố giai đoạn này thì các tiết mục nghệ thuật chèo chiếm tới 90%. Với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chuyên môn, các câu lạc bộ chèo không chuyêncó điều kiện hoạt động sôi nổi, hình thức câu lạc bộ sân khấu chèo không chuyên đã phát triển thành phong trào, cuốn hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, cũng như sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và tổ chức xã hội.

Đến giai đoạn những năm 1998 - 2005, đây là thời kỳ thành phố triển khai thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", phát động phong trào xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa. Thời kỳ này, tuy phong trào văn nghệ quần chúng với nghệ thuật chèo đã trải qua giai đoạn phát triển cao nhất song vẫn duy trì được ở nhiều địa phương. Bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống vật chất cho người dân, xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa thì công tác xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cũng được quan tâm, chỉ


đạo. Hầu hết tại các làng, tổ dân phố văn hóa vẫn duy trì các câu lạc bộ chèo sinh hoạt, biểu diễn…

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ và phương tiện thông tin đại chúng, cũng giống nhiều hình thức văn nghệ truyền thống, sân khấu chèo không chuyên đang đứng trước những thách thức lớn, đặt ra nhiều câu hỏi cho hoạt động giữ gìn và bảo tồn. Nếu trước kia, Hải Phòng đã từng có hàng trăm câu lạc bộ chèo không chuyên, với nhiều thành phần tham gia thì hiện nay, số lượng câu lạc bộ giảm đi đáng kể và hoạt động nghệ thuật cũng thưa thớt dần. Đối tượng chính tham gia câu lạc bộ chèo chỉ còn người già, người trung tuổi, là những hạt nhân ngày xưa còn lại. Hầu hết diễn viên lớn tuổi, không còn “sức” và “sắc’ để thu hút người xem, nên chủ yếu chỉ biểu diễn phục vụ lễ hội truyền thống của địa phương với các tiết mục múa và hát tập thể, hát nhép theo đĩa thu sẵn…Theo con số thống kê, hiện nay ở Hải Phòng có hơn 80 câu lạc bộ chèo không chuyên ở 69 xã thuộc 7 huyện và thành phố. Trung bình mỗi câu lạc bộ có từ 15 - 20 thành viên chính thức. Thực tế cho thấy mặc dù số lượng câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật ở Hải Phòng không ít, nhưng số câu lạc bộ có hoạt động liên quan trực tiếp đến nghệ thuật chèo thì còn rất hạn chế. Chỉ còn một số câu lạc bộ nghệ thuật có biểu diễn chèo, tiêu biểu như: Câu lạc bộ chèo tạiTrung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện An Dương; Câu lạc bộ chèo Hương quê (huyện Tiên Lãng); Câu lạc bộ "Tiếng hát đồng quê" tại phường Minh Đức, quận Đồ Sơn…Trung bình mỗi năm, mỗi câu lạc bộ biểu diễn từ 20 – 25 buổi.

Sân khấu chèo không chuyên dẫn đến thực trạng trên do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau.

Nguyên nhân khách quan đầu tiên đó là sự phát triển không ngừng của thế giới công nghệ giải trí. Trong những năm gần đây, nhiều loại hình văn


nghệ giải trí phổ biến đến từng nhà và nơi công cộng, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân nói chung, nhưng đã làm phân tán lượng khán giả của nhiều hình thức văn nghệ, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu truyền thống. Cùng với đó, sức hút và sự hấp dẫn của các chương trình truyền hình thực tế, các trò chơi trên truyền hình đã thu hút đông đảo công chúng đặc biệt là giới trẻ. Bên cạnh đó, Hải Phòng là thành phố công nghiệp, trong xu thế phát triển chung của đất nước với những lợi thế về địa lý, Hải Phòng đang từng bước phát triển kinh tế công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Cùng với sự phát triển đó, diện tích đất đai canh tác nông nghiệp ởnông thôn ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho các khu công nghiệp, dịch vụ. Hầu hết các nam, nữ thanh niên trong độ tuổi lao động tại các địa phương vào làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, dịch vụ. Với tính chất đặc thù công việc tại các công ty công nghiệp, người lao động chỉ còn quỹ thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động sản xuất, không có thời gian hưởng thụ và sáng tạo các loại hình nghệ thuật truyền thống. Từ đó dẫn đến lực lượng tham gia trong các câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống dần không còn, lực lượng diễn viên, nhạc công, tác giả, đạo diễn sa sút, những người tâm huyết với nghệ thuật chèo không chuyên hầu hết đã lớn tuổi…

Cùng với những nguyên nhân khách quan khiến hoạt động sân khấu chèo không chuyên mai một còn có những nguyên nhân chủ quan nhất định. Đó là sự thiếu quan tâm của chính quyền địa phương, cũng như ngành văn hóa ở một số thời điểm, một số nơi dẫn đến hiện tượng các câu lạc bộ nghệ thuật chèo đang mai một dần. Có sự “lúng túng” của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa trong việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược, lâu dài để có thể duy trì các loại hình sân khấu truyền thống không chuyên trong đó có sân khấu chèo. Việc đầu tư kinh phí để mở các trại sáng tác, các lớp hướng dẫn, đào tạo diễn viên, nhạc công không được duy trì thường xuyên


dẫn đến sự nghèo nàn các kịch bản chèo có nội dung hiện đại, phản ánh hiện tại thực tế cuộc sống đã khiến các buổi diễn thưa vắng người xem trẻ. Việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên người hoạt động nghệ thuật và vinh danh những người giữ lửa cho nghệ thuật chèo còn hạn chế nên các câu lạc bộ dường như không có sức sống. Thêm vào đó, các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn về nghệ thuật chèo không còn được tổ chức thường xuyên cùng là một trong nhưng nguyên nhân dẫn đến nghệ thuật chèo không chuyên ở Hải Phòng đang dần mai một.

Trong bối cảnh giao lưu văn hóa hiện nay, sự phân tầng và phân tán khán giả đối với tất cả các loại hình giải trí là điều không tránh khỏi. Với nghệ thuật chèo cũng vậy, thực tế cho thấy, hiện nay dù chèo có hay đến mấy thì cũng không thể có được lượng khán giả đông như ngày xưa. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, chèo với những giá trị nghệ thuật tự thân và giá trị bản sắc văn hóa Việt sẽ là “tấm căn cước” đảm bảo cho sự tồn tại, điều này đồng nghĩa với việc chèo sẽ luôn có khán giả của nó.Khảo sát nhu cầu thưởng thức chèo của một số nhóm khán giả ở Hải Phòng cho thấy, phần đông khán giả ở khu vực ngoại thành và nông thôn vẫn thích xem chèo cổ tại những tụ điểm văn hóa chung của địa phương như sân đình và họ cũng có thể sẽ tham gia vào câu lạc bộ chèo, nếu địa phương có phong trào [Phụ lục 6, tr.180]; [Phụ lục 7, tr.182].

2.3.2.2. Thực trạng hoạt động nghệ thuật chèo chuyên nghiệp

Như đã phân tích ở trên, Đoàn chèo Hải Phòng là đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động bảo tồn nghệ thuật chèo chuyên nghiệp tại thành phố Hải Phòng. Đoàn Chèo Hải Phòng hiện nay có địa chỉ trụ sở tại số 49, đường Hai Bà Trưng, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng (đây là địa điểm rạp hát Tân Việt cũ).

Về nhân sự. Hiện nay, Đoàn có 30 nghệ sĩ trên tổng số 38 cán bộ nhân viên toàn đoàn. Trong đó có: 01 tác giả, 06 nhạc công và 30 diễn viên. Đoàn


hiện có 05 nghệ sĩ tuổi đời từ 18- 30; 14 nghệ sĩ tuổi đời từ 30 - 45 và 11 nghệ sĩ trên 45 tuổi.

Về tài sản cố định và di động: Đoàn chèo Hải Phòng được thành phố cấp 931.32m2, nhà cấp 3 và cấp 4 làm trụ sở, nhà tập và một rạp hát 200 chỗ. Ngoài ra Đoàn có 01 xe ô tô Huyndai 29 chỗ. Phương tiện kỹ thuật âm thanh, ánh sáng ở mức trung bình.

Về kinh phí hoạt động: Trung bình 3 năm trở lại đây, mỗi năm Đoàn chèo được thành phố cấp khoảng 4,4 tỷ đồng kinh phí thường xuyên. Đoàn chưa có kinh phí phục vụ công tác bảo tồn.

Về hoạt động nghệ thuật: Mỗi năm Đoàn dựng từ 01 - 02 vở mới, ngoài ra còn dựng từ 02 - 03 tiết mục ngắn. Trong 3 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm Đoàn tổ chức diễn 170 buổi, trong đó có 102 buổi biểu diễn ở khu vực ngoại thành và hải đảo, 68 buổi ở khu vực nội thành. Cùng với việc biểu diễn tại rạp Tân Việt ở thành phố, đơn vị còn tổ chức biểu diễn tại Nhà Kèn Đình Kênh là những tụ điểm văn hóa và nơi sinh hoạt cộng đồng dân cư đông đúc ở thành phố.

Bảng 2.3.2: Danh sách kịch mục

của Đoàn Chèo Hải Phòng năm 2019-2021


TT

Vở diễn và tiết mục mới

Chèo truyền thống

Chèo mới

Số buổi diễn

1

Lưu Bình – Dương Lễ

+


10

2

Hào khí Bạch Đằng Giang


+

17

3

Hoàng đế Tiền Lê


+

12

4

Định phúc Táo quân


+

08

5

Vùng sáng Dương Kinh


+

03

6

Ngôi sao của sóng


+

04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 13

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí