Tổ Chức Thực Hiện Các Hoạt Động Quản Lý Biểu Diễn Nghệ Thuật Sân Khấu Truyền Thống


khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá cộng đồng; Nghị định số 79/2012/NĐ- CP ngày 05/10/2012 quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác; Quyết định số 14/2015/QĐ-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

b. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tích cực tăng cường công tác quản lý hoạt động và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tham mưu trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý hành chính. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng và ban hành nhiều Quy chế, Chiến lược, Quy hoạch các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn như: Dự án Sân khấu học đường (do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc và Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì thực hiện được triển khai trên 29 tỉnh thành trong cả nước, tại 83 trường trung học cơ sở); Quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án Dàn dựng 100 tác phẩm sân khấu nổi tiếng của Việt Nam và thế giới; Đề án Tổ chức các cuộc liên hoan, hội diễn nghệ


thuật chuyên nghiệp từ năm 2008- 2020...

Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Đề án Bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống đến năm 2020. Một trong những quan điểm của đề án là bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống nhằm giữ gìn và phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam phong phú về loại hình, giàu có về tác phẩm, đa dạng về phong cách, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đề án nêu ra những nhiệm vụ căn bản: Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống các dân tộc Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân về giá trị của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống; định hướng giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ trong nhà trường và ngoài cộng đồng để nâng cao hiểu biết của thế hệ trẻ về vẻ đẹp, giá trị của nghệ thuật biểu diễn truyền thống; đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo và truyền dạy tài năng trẻ cho nghệ thuật biểu diễn truyền thông trong các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác truyền dạy nghệ thuật biểu diễn truyền thống của các nghệ nhân trong cộng đồng; thực hiện xã hội hoá nghệ thuật biểu diễn truyền thống nhằm huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội chăm lo đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống; tổ chức và quy hoạch lại các đơn vị nghệ thuật biểu diễn truyền thống ở Trung ương và các địa phương, xây dựng các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập.

Đặc biệt, ngày 31/12/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 4418/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án tổ chức các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Theo Quyết định này có các cuộc thi, liên hoan có liên quan đến nghệ thuật chèo:

- Cuộc thi tài năng diễn viên Chèo toàn quốc với mục đích nhằm khẳng định đẳng cấp, tôn vinh tài năng, ghi nhận công sức tìm tòi, sáng tạo của tập


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

thể và cá nhân nghệ sỹ trong quá trình lao động nghệ thuật. Thời gian tổ chức: 03 năm một lần. Từ năm 2021 đến năm 2030 sẽ có 03 cuộc thi vào các năm: 2023, 2026 và 2029.

- Liên hoan Chèo toàn quốc: Dành cho các đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp toàn quốc. Thời gian tổ chức: 03 năm một lần. Từ năm 2021 đến năm 2030 sẽ có 03 cuộc Liên hoan vào các năm: 2022, 2025 và 2028.

Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 11

- Ngoài 02 cuộc thi, liên hoan trên còn có chương trình Gặp gỡ gương mặt tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn được tổ chức vào tháng 12 hằng năm, nhằm tuyên dương gương mặt tiêu biểu các nghệ sỹ đạt Huy chương Vàng, giải Nhất các Cuộc thi, Liên hoan trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt diễn viên, nhạc công của các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc, ngày 16/12/2015, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 4363/QĐ-BVHTTDLvề việcphê duyệt đề án Đào tạo diễn viên, nhạc công cho các đơn vị nghệ thuật chèo, nghệ thuật cải lương và dân ca kịch chuyên nghiệp trong cả nước giai đoạn 2016

- 2020… Mục tiêu chung của Đề án là đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải lương và Dân ca kịch nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để khắc phục sự thiếu hụt lực lượng diễn viên, nhạc công cho các đơn vị nghệ thuật truyền thống trong cả nước; góp phần bảo tồn và và phát huy giá trị của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, tiếp thu những giá trị mới để bổ sung, làm giầu thêm các giá trị nghệ thuật của cha ông trước nguy cơ mai một, biến dạng hoặc thất truyền của các loại hình nghệ thuật truyền thống; tạo điều kiện cho các đơn vị nghệ thuật truyền thống có đủ lực lượng sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, sáng tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ mới.

Mục tiêu cụ thể là đào tạo theo hình thức tập trung hệ Trung cấp chính


quy chuyên ngành diễn viên và nhạc công kịch hát dân tộc. Năm 2016 tuyển sinh đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công đối với loại hình nghệ thuật sân khấu Tuồng và sân khầu Chèo. Năm 2017 tuyển sinh đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công đối với loại hình nghệ thuật sân khấu Cải lương và Dân ca kịch.

Việc triển khai thực hiện đề án thành công sẽ là nguồn lực quan trọng bổ sung cho các đơn vị nghệ thuật để bảo tồn, gìn giữ, kế thừa, phát huy các giá trị của nghệ thuật truyền thống, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập

2.2.1.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý biểu diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống

- Quản lý nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống: phân cấp, trao quyền chủ động cho các đơn vị nghệ thuật. Các Nhà hát được chủ động tìm tòi, lựa chọn nội dung kịch bản văn học hay, phù hợp với thế mạnh của đơn vị mình, tự chủ động dàn dựng. Khi dàn dựng hoàn chỉnh thành tác phẩm, Hội đồng nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) duyệt về nội dung và cấp phép biểu diễn.

- Cấp phép hoạt động biểu diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống là một trong những nhiệm vụ quan trọng, then chốt trong công tác quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phát triển đúng với đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng và Nhà nước, vừa phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển đất nước. Vai trò quản lý cũng thể hiện trong việc chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan, các Sở Văn hóa, Thể thao trong toàn quốc kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý các vi phạm, tiêu cực, những chương trình biểu diễn nghệ thuật kém chất lượng hoặc vi phạm Quy chế tổ chức biểu diễn, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, hay những sản phẩm


văn hoá phản động từ nước ngoài tràn vào nhằm bôi nhọ, chống phá đường lối lãnh đạo của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta.

- Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất: Công tác phân bổ ngân sách sự nghiệp cho hoạt động của các nhà hát, đầu tư tăng cường cơ sở vật chất được chú trọng theo hướng đầu tư trọng điểm, có chiều sâu, tiếp cận kỹ thuật và công nghệ hiện đại của thế giới để từng bước góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống của đất nước.

- Về công tác xã hội hoá: Chủ trương và chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra trong Nghị quyết của các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng như Hội nghị Trung ương 4 khóa VII, Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII. Căn cứ các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã cụ thể hóa thành Nghị quyết và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/5/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao trong tình hình mới.

Tất cả các hoạt động trên đều thể hiện sự nỗ lực trong công tác quản lý nhà nước thúc đẩy các hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung hướng đến mục tiêu là phát triển sự nghiệp biểu diễn, thực hiện bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.2.2. Chính sách của thành phố Hải Phòng

2.2.2.1. Chính sách về hoạt động văn hóa nghệ thuật

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác bảo tồn, phát


huy những giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng đất nước, trong những năm qua, bên cạnh những mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế, thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều văn bản định hướng, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá thành phố, trong đó có những Nghị quyết chuyên đề, Kế hoạch về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Hải Phòng, cụ thể như:

Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 18/3/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về phát triển văn hóa Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết của Thành ủy nhằm mục tiêu hàng đầu là xây dựng con người Hải Phòng thực sự cầu thị, năng động, cởi mở, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khôi phục vị thế truyền thống vốn có của Hải Phòng, giữ gìn và phát huy nét đẹp của văn hóa Hải Phòng, coi trọng phát triển văn hóa quần chúng từ cơ sở với văn hóa chuyên nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết 16, ngày 10/9/2008, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Quyết định số 1491/QĐ-UBND về việc phê duyệt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TU của Ban thường vụ Thành ủy. Trong đó có chương trình đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo văn học - nghệ thuật, nâng cao chất lượng sáng tác của đội ngũ văn nghệ sĩ trên cơ sở tạo môi trường và điều kiện tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần; động viên, khuyến khích sáng tác các tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có tác dụng định hướng thị hiếu thẩm mỹ, trình độ thưởng thức văn học nghệ thuật; chương trình tăng cường đầu tư phát triển, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở và những công trình văn hoá lớn; chương trình nâng cao năng lực quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin, bảo đảm cho hoạt động văn hóa - thông tin đúng định hướng, đúng pháp luật và đáp ứng nhu cầu của nhân dân; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về văn hóa từ thành phố tới cơ sở.


Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày 04/2/2015 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về thực hiện nghị quyết số 33/NQ-TƯ ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong chương trình hành động này, Thành ủy Hải Phòng đặt ra mục tiêu cụ thể: “Tiếp tục đẩy mạnh bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc…”; “Giải phóng mạnh mẽ năng lực và tiềm năng sáng tạo của người Hải Phòng, phát huy cao độ tính sáng tạo của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, các tài năng văn hóa, nghệ thuật; phấn đấu có nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật chất lượng cao”.

Ngày 09/09/2015, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 3849/KH-UBND thực hiện chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày 04/2/2015 của Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng về thực hiện nghị quyết số 33/NQ-TƯ ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó có những nhiệm vụ cụ thể để duy trì và bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống như: “Xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn, với chất lượng cao, mang đậm bản sắc Hải Phòng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân thành phố…” “Ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích sáng tạo các tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc”

Cùng với việc thực hiện chủ trương của Đảng và kế hoạch hoạt động của thành phố, ngày 30/5/2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 1309/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2030[80]. Nội dung quy hoạch đã xác định rò quan điểm, mục tiêu phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch của Hải Phòng.

- Về quan điểm phát triển: Phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể


thao và du lịch thành phố Hải Phòng phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, quy hoạch phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch cảnước; đặt trong mối quan hệ liên ngành, lĩnh vực, liên vùng trong khu vực và cả nước. Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của thành phố về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân lực, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội sẵn có phục vụ yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới. Tăng cường huy động mọi nguồn lực để tạo ra sự đột phá trong phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch.Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, huy động các thành phần kinh tế, tầng lớp trong xã hội tham gia phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch theo hướng bền vững, hài hòa với các mục tiêu phát triển về kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng

- an ninh và bảo vệ môi trường.

- Mục tiêu phát triển cũng được cụ thể hóa trong quy hoạch:

+ Mục tiêu chung: Phát triển thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch vùng duyên hải Bắc Bộ, tương xứng với vị thế thành phố loại I, trung tâm đô thị quốc gia. Thành phố có hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại; chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch ngày càng nâng cao.

+ Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 – 2030: Mọi hoạt động văn hóa và sáng tạo hướng vào mục tiêu xây dựng con người Hải Phòng có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với 7 đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo của con người Việt Nam. Giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp của người Hải Phòng “trung dũng - quyết thắng”, năng động, kiên trì, tự tin, có tác phong công nghiệp, văn minh, lịch thiệp, có trình độ học vấn và chuyên môn cao… Để văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí