Đánh Giá Chung Về Công Tác Quản Lý Hoạt Động Nghệ Thuật Chèo Tại Thành Phố Hải Phòng



Trích đoạn




1

Thị Mầu lên chùa

+


10

2

Lý trưởng - Mẹ Mò

+


2

3

Súy Vân giả dại

+


2

4

Bài ca mở đất (hoạt cảnh)


+

7

5

Nợ nước thù nhà (hoạt cảnh)


+

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 14

[Nghiên cứu sinh tổng hợp]

Bên cạnh việc thực hiện kế hoạch công tác, hàng năm, việc kết hợp bảo tồn nghệ thuật chèo cũng được đoàn bước đầu quan tâm thông qua các hoạt động như: Tổ chức thường xuyên các buổi biểu diễn lưu động, giới thiệu sản phẩm nghệ thuật tới khán giả trong và ngoài nước, cũng như trên địa bàn thành phố và phục vụ đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa; khuyến khích, động viên nghệ sỹ học tập, sáng tạo thêm tiết mục mới để vừa có thêm tiết mục vừa bảo tồn, phát huy những giá trị nghệ thuật chèo truyền thống; thu hút tài năng, phát huy nội lực nhằm sáng tạo, xây dựng chương trình nghệ thuật đạt kết quả cao; thường xuyên tổ chức rèn luyện cơ bản, luyện tập vai mẫu trong một số trích đoạn chèo truyền thống để nâng cao chuyên môn; hỗ trợ Câu lạc bộ chèo ở địa phương trong những hoạt động nghệ thuật (năm 2016, đoàn đã hỗ trợ Câu lạc bộ chèo huyện An Dương xây dựng hoạt cảnh chèo “Con đường mong đợi” tham gia Liên hoan chiếu chèo sân đình đồng bằng Bắc Bộ đạt huy chương Vàng). Từ năm 2019, thực hiện Đề án Sân khấu truyền hình, mỗi năm Đoàn dựng từ 01 đến 03 vở diễn mới phục vụ Đề án. Các tác phẩm chèo được dàn dựng thực hiện Đề án có nội dung phục vụ cho công tác tuyên truyền, quảng bá những thành tựu đổi mới, nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng trong giai đoạn mới. Những buổi diễn được truyền hình trực tiếp hoặc ghi hình phát lại, sau đó sẽ tổ chức lưu diễn tại các quận,


huyện của thành phố. Đề án triển khai đã cụ thể hóa sinh động việc thực hiện chủ trương chính sách bảo tồn phát triển văn hóa nghệ thuật, đánh thức tiềm năng của sân khấu Hải Phòng, không những giữ vững được thương hiệu nghệ thuật của từng loại hình sân khấu mà còn xây dựng được những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao. Đề án cũng tạo thói quen thưởng thức nghệ thuật đối với nhân dân Hải Phòng - xem qua truyền hình thay vì trực tiếp đến Nhà hát, qua đó nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, phát huy giá trị của nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại.

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong những năm gần đây, các hoạt động bảo tồn của đoàn chỉ ở mức cầm chừng chưa mang lại hiệu quả cao, đến nay, các hoạt động bảo tồn của đoàn chỉ ở mức cầm chừng chưa thực sự hiệu quả. Nhìn chung, cũng giống như các đơn vị chèo chuyên nghiệp hiện nay, Đoàn Chèo Hải Phòng đang đứng trước những khó khăn về cơ cấu tổ chức, đội ngũ nghệ sĩ, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất và khán giả. Bên cạnh sự phân tán khán giả do ảnh hưởng của giao lưu văn hóa và phát triển của truyền thông thì việc thiếu thốn kịch bản và đội ngũ nhân lực nghệ thuật chuyên môn cao khiến cho chất lượng nghệ thuật chèo chuyên nghiệp của thành phố không đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của khán giả, làm cho sân khấu ngày càng vắng khách.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng hoạt động của nghệ thuật chèo ở Hải Phòng bao gồm những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.

Nguyên nhân khách quan đầu tiên là sự phân tán khán giả do ảnh hưởng của giao lưu văn hóa và phát triển của truyền thông. Ngày nay, sự đa dạng hình thức nghệ thuật, giải trí, cùng sự phát triển của công nghệ thông tin trong bối cảnh toàn cầu hóa là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển của nghệ thuật truyền thống nói chung, sân khấu chèo nói riêng. Phần đông khán giả trẻ đang xa dần với nghệ thuật sân khấu truyền


thống nói chung, chèo nói riêng. Sân khấu chèo khó cạnh tranh khán giả với những hình thức nghệ thuật mới. Hơn nữa, trong những năm qua, thành phố tiếp tục phát triển kinh tế công nghiệp, sự hình thành các khu, cụm công nghiệp đã thu hút phần lớn lực lượng lao động, đa số là thanh niên đến tuổi lao động có xu hướng dịch chuyển vào các khu công nghiệp và đô thị để tìm kiếm việc làm, học tập… nên đối tượng tham gia vào hoạt động câu lạc bộ văn nghệ chèo và khán giả thưởng thức nghệ thuật chèo bị hạn chế.

Đi cùng những nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân chủ quan khiến công việc bảo tồn nghệ thuật chèo chuyên nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sân khấu ngày càng vắng khách đồng nghĩa với việc thu nhập của nghệ sĩ ngày càng thấp, ít nghệ sĩ coi đó là một nghề nghiệp kiếm sống. Từ đó không nhiều người chọn học nghệ thuật để làm nghề. Thực tế cho thấy, số thí sinh dự thi vào ngành chèo trong các cơ sở đào tạo ở Trung ương cũng như Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng ngày càng ít đi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực nghệ thuật ở tất cả các khâu. Cùng với đó là các chế độ, chính sách về bồi dưỡng, lương, biên chế ở Đoàn Chèo Hải Phòng còn nhiều bất cập nên không thu hút được nhân tài, khiến cho đoàn rơi vào tình trạng khủng hoảng nguồn nhân lực nghệ thuật, không còn khả năng cạnh tranh nghệ thuật. Đội ngũ diễn viên, nhạc công thiếu và yếu, chưa đáp ứng được hết các vai diễn và những lớp diễn đông người.

Kinh phí hoạt động hạn chế, dẫn đến khó khăn cho đầu tư phát triển. Cơ sở vật chất của Đoàn đã cũ, rạp hát xuống cấp, không phù hợp với thực tế hiện nay (không có phòng diễn nhỏ, có điều hòa nhiệt độ, có ghế ngồi, âm thanh ánh sáng hiện đại) khó thu hút được khán giả vốn đã thiếu mặn mà với nghệ thuật sân khấu. Không chỉ vậy, Đoàn chèo Hải Phòng, những năm gần đây mặc dù đã có nhiều cố gắng viết, dàn dựng các vở mới, tuy nhiên khán giả trẻ hiện nay đang cần những vở diễn mang hơi thở của thời đại, các vấn


đề nổi cộm của xã hội đưa vào vở diễn mới thu hút được họ. Chèo rất cần điều đó nhưng khó có thể làm được vì những tác phẩm mới cần sự thử thách với những đề tài mới, không có kịch bản tốt để đáp ứng được yêu cầu. Với chèo và nghệ thuật truyền thống nói chung, chúng ta đang làm theo tư duy bảo tồn chứ chưa thực sự gắn liền với phát triển, mà nghệ thuật muốn phát triển thì cần phải có sự sáng tạo để phù hợp với đời sống xã hội thực tại.

Bên cạnh đó, có những thời điểm hoạt động bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống của thành phố thiếu sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp và chính quyền địa phương. Từ năm 2010, ở một số địa phương như Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang... lãnh đạo địa phương không chỉ quan tâm tới việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp mà còn quan tâm đầu tư cho phong trào chèo không chuyên, thì dường như thành phố Hải Phòng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo tồn nghệ thuật chèo ở cả đơn vị chuyên nghiệp, cũng như các tổ chức, câu lạc bộ chèo không chuyên.

Dưới đây là một số ý kiến trả lời phỏng vấn:

Hiện nay ở tỉnh Hưng Yên, ngoài việc hàng năm Đài Phát thanh và Truyền hình của tỉnh đứng ra tổ chức thi hát và diễn chèo, mời diễn viên các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng tham gia (có hỗ trợ kinh phí), mời các nghệ sĩ ở trung ương về làm Ban giám khảo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên còn dựng nhiều chương trình sân khấu chèo, mời các nghệ sĩ và nhà nghiên cứu nói chuyện về nghệ thuật chèo cho khán giả [Phụ lục 4, tr.173-174].

Ở tỉnh Hải Dương, giáo viên trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật về mở lớp dạy hát chèo, nhạc cụ chèo tại từng huyện, xã. Cơ sở lo địa điểm, quản lý, tổ chức nhân sự, trường lo chuyên môn. Lớp


học có cấp chứng chỉ cho học viên. Có nơi địa phương trích kinh phí bồi dưỡng cho học viên dự học [Phụ lục 4, tr.173] .

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình rất quan tâm tới hoạt động nghệ thuật chèo. Các ban ngành cùng hợp tác tích cực nên việc làm có hiệu quả cao. Ngành giáo dục đưa hát chèo vào các chuyên đề sinh hoạt. Có giờ dạy hát chèo cho học sinh. Có nhiều cuộc thi “Giọng hát chèo nhí” cho các lứa tuổi từ tiểu học đến THPT. Cung văn hóa thiếu niên có khóa học nghệ thuật chèo, nhiều em học sinh được giải cao trong các cuộc liên hoan văn hóa thiếu nhi toàn quốc. Đài PTTH tỉnh có chương trình hát chèo phát trên sóng phát thanh và truyền hình. Đặc biệt, Đài PTTH đã đầu tư cho chương trình dạy hát chèo trên sóng PTTH, được đông đảo khán giả hoan nghênh và hưởng ứng [Phụ lục 4, tr.173].

Rò ràng, những năm qua vấn đề bảo tồn, phát triển nghệ thuật chèo ở Hải Phòng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa. Là một địa phương đã từng có phong trào câu lạc bộ chèo, nghệ thuật chèo chuyên nghiệp phát triển mạnh ở khu vực nhưng đến nay nghệ thuật chèo ở Hải Phòng đang đứng trước nguy cơ mai một.

2.3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng

Qua phân tích thực trạng ở trên, có thể đánh giá chung về công tác bảo tồn nghệ thuật chèo này trong những năm qua tại thành phố Hải Phòng, cụ thể như sau:

2.3.3.1. Những mặt đạt được

Thành phố đã có những chủ trương, chính sách để phát triển văn hóa nói chung, bảo tồn nghệ thuật truyền thống nói chung trong đó có nghệ thuật chèo. Điều này thể hiện ở việc Thành ủy đã ban hành những Nghị quyết


chuyên đề về văn hóa (Nghị quyết 16-NQ/TU), các thông báo kết luận, chương trình hành động triển khai các chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để phát triển văn hóa, con người Hải Phòng với những mục tiêu, giải pháp quyết liệt. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển văn hóa đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội thành phố: ban hành quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa… Đặc biệt là đầu tư kinh phí tổ chức Đề án Sân khấu truyền hình với mục đích thông qua các vở diễn, chương trình nghệ thuật để truyền tải đến công chúng những thông điệp phát triển của thành phố đồng thời cũng là để duy trì hoạt động của các đoàn nghệ thuật truyền thống, đổi mới cách làm để khán giả có thể thưởng thức nghệ thuật trực tiếp tại nhà hát hoặc tại nhà bằng cách xem truyền hình hay xem lại trên các phương tiện truyền thông hiện đại. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, thành phố cũng đầu tư kinh phí khá lớn để hoàn thiện cơ sở vật chất thiết chế văn hóa tại các địa phương. Với mục đích hoàn thiện Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới xong cũng nhằm mục đích chính là xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho người dân nông thôn, tổ chức các mô hình câu lạc bộ văn nghệ truyền thống tại nhà văn hóa thôn, xã, huyện.

Cùng với chủ trương, chính sách lớn của thành phố, các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức hoạt động biểu diễn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo đã bước đầu có cố gắng trong việc triển khai thực hiện. Đối với hoạt động chèo không chuyên, một số địa phương vẫn duy trì được các câu lạc bộ chèo hoạt động sôi nổi, có hiệu quả, là nơi để những người yêu chèo có thể tham gia hoạt động biểu diễn, sáng tác chèo. Câu lạc bộ không chỉ là sân chơi cho những người yêu chèo mà còn là lực lượng nòng cốt phục vụ các chương trình văn nghệ lớn của địa phương. Các


cuộc thi, liên hoan, hội diễn sân khấu quần chúng trên địa bàn thành phố được Trung tâm Văn hóa thành phố duy trì tổ chức, tạo cơ hội cho nhiều địa phương có đội văn nghệ chèo tham gia biểu diễn. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng câu lạc bộ văn nghệ đặc biệt là các câu lạc bộ chèo tại hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở vẫn được duy trì.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp bước đầu được Đoàn chèo Hải Phòng quan tâm thực hiện. Công tác dàn dựng lại những tác phẩm chèo cổ, lưu diễn, biểu diễn được thực hiện thường xuyên. Việc dàn dựng những vở diễn mới, những trích đoạn ngắn, ca cảnh được thực hiện hiệu quả, không chỉ biểu diễn phục vụ các chương trình Hội nghị chính trị mà còn biểu diễn tại những sự kiện văn hóa lớn của thành phố như: Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng, chương trình nghệ thuật đêm giao thừa… được nhân dân đón nhận và có phản hồi tích cực. Phát huy truyền thống là đơn vị nghệ thuật của một thành phố phát triển, có nhiều đổi mới, sáng tạo, trong những năm qua, Đoàn Chèo Hải Phòng tích cực dàn dựng nhiều vở diễn mới, có nội dung phản ánh đời sống hiện đại. Những vở diễn ngắn được dựng mới không chỉ để giới thiệu những giá trị nghệ thuật, văn hóa của chèo mà còn có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục người xem về những vấn đề cuộc sống hiện đại ngày nay như: tuyên truyền bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi ni lông, thực hiện nếp sống văn minh… (hoạt cảnh Ngày hội Táo quân); tuyên truyền hiến đất, mở đường xây dựng nông thôn mới (vở Con đường mới)… Nội dung về cuộc sống hiện đại được truyền tải qua 1 loại hình nghệ thuật truyền thống đã thu hút lượng khán giả đến xem đông, đặc biệt là những khán giả trẻ, không chỉ cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của vở diễn mà còn có thể cảm nhận được phần nào cái hay, cái đẹp riêng có của nghệ thuật chèo.

2.3.3.2. Những hạn chế, tồn tại

Chủ trương, chính sách của thành phố Hải Phòng về đầu tư cho văn


hóa đã được ban hành với những chỉ đạo hết sức rò ràng xong có sự “lúng túng” của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa trong việc nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch mang tính chiến lược, lâu dài để có thể duy trì các loại hình sân khấu truyền thống trong đó có sân khấu chèo. Việc hiện thực hóa các chủ trương, chính sách, nghị quyết về phát triển văn hóa trên địa bàn thành phố chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn.

Công tác tham mưu để đề xuất thành phố ban hành Chương trình, kế hoạch về bảo tồn nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng chưa thực hiện được. Việc bảo tồn nghệ thuật chèo không chuyên và chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu mới là những công việc cụ thể, sự vụ, chưa có kế hoạch, chương trình dài hạn. Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ chưa thực sự được quan tâm, không tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân thành phố. Hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng xong công tác tổ chức các hoạt động còn chậm đổi mới, chưa thu hút được người dân đến tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, việc xây dựng và duy trì các câu lạc bộ văn nghệ chèo ở một số địa phương không thực hiện được. Các cuộc thi, liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố vẫn duy trì tổ chức xong dần vắng bóng các câu lạc bộ chèo. Đội ngũ tác giả chèo không chuyên phần lớn đã lớn tuổi, không có đội ngũ kế cận đam mê nghệ thuật chèo hoặc có thời gian tham gia các câu lạc bộ chèo để các tác giả có kinh nghiệm có đối tượng truyền dạy.

Việc quy hoạch các đơn vị biểu diễn nghệ thuật truyền thống để thành phố có cơ chế chính sách đặc thù, có sự đầu tư bài bản chưa được thực hiện. Đoàn Chèo Hải Phòng hàng năm chưa được bố trí kinh phí cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo. Hiện nay công tác bảo tồn của Đoàn gắn liền với hoạt động biểu diễn theo kế hoạch hàng năm. Việc tham mưu

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí