Một Số Khái Niệm Cơ Bản Liên Quan Đến Đề Tài 70229

Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo như Nhật Bản với quan điểm coi Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương Tây hiện đại; Singapore với phương châm: Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế; cường quốc Mỹ cũng luôn chú trọng đến việc: Tập trung cho đầu tư giáo dục - đào tạo và thu hút nhân tài; Liên xô trước đây cũng đã khẳng định: Chính sách về con người là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế - xã hội.

Với sự phát triển thương mại (thế kỷ XVI) và cách mạng công nghiệp ở châu Âu (thế kỷ XVIII), hoạt động quản lý được tách ra thành một chức năng riêng như một nghề chuyên nghiệp từ sự phân công lao động xã hội. Quản lý từng bước tách ra khỏi triết học để trở thành một khoa học độc lập, khoa học quản lý.

Đã có rất nhiều công trình tiêu biểu trong và ngoài nước nghiên cứu lý luận về quản lý nói chung và quản lý trong lĩnh vực GD và Đào tạo nói riêng như: Rober Owen, Chaler Babbage, H. Fayol, W. Taylor, các công trình nghiên cứu của các nhà GD Nga như P.V.Zimin, M.I.K.Konđacôp, N.I.Saxerđôtôp đi sâu nghiên cứu Những vấn đề về quản lý trường học; M.I.Cônđacốp - Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục…

1.1.2. Nghiên cứu trong nước

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ Việt Nam: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Lời dạy của Người chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý của thời đại mang tên Người. Để không bị tụt hậu, để xây dựng và phát triển thành công một đất nước độc lập tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì rất cần phải nhận thức rõ hơn nữa vị trí và vai trò của giáo dục và đào tạo.

Ngay từ khi giành được chính quyền (tháng 8/1945), Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến giáo dục, coi sự dốt nát nguy hiểm như giặc ngoại xâm, ngày nay càng coi trọng giáo dục hơn, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Phải thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”[10] toàn xã hội chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Giáo dục ngày nay được coi là nền tảng cho sự phát triển khoa học kỹ thuật, là cội nguồn để dân giàu - nước mạnh - xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong thư gửi ngành giáo dục nhân ngày khai trường năm học mới 2013-2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhắn gửi các em học sinh: Các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi mong các em chăm chỉ học tập, rèn luyện và tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sử dụng thời gian quý giá trong quãng đời học sinh, sinh viên để chuẩn bị tốt hành trang lập thân, lập nghiệp, sau này phụng sự quê hương, đất nước.

Nhận thức được vai trò to lớn của giáo dục trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, các nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận giáo dục, đặc biệt là về quản lý giáo dục: Trần Kiểm - Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục; Khoa học quản lý nhà trường phổ thông; Đặng Quốc Bảo - Một số khái niệm về quản lý giáo dục - đào tạo; Các công trình trên cung cấp cho các nhà quản lý giáo dục các cấp về lý luận cũng như thực tiễn quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.

Về quản lý nhà trường, các tác giả đã nêu lên những nguyên tắc chung của việc quản lý hoạt động dạy - học, từ đó chỉ rõ một số biện pháp quản lý nhà trường. Một trong số các biện pháp hữu hiệu để duy trì, điều chỉnh hoạt động của hệ quản lý đi đúng mục tiêu, kế hoạch đó là các biện pháp kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả công việc trong từng giai đoạn nhất định.

Tác giả Hà Sỹ Hồ đã khẳng định: "Chức năng kiểm tra đặc biệt quan trọng vì quá trình quản lý đòi hỏi những thông tin chính xác, kịp thời về thực trạng của đối tượng quản lý, về việc thực hiện các quyết định đã đề ra, tức là

đòi hỏi những liên hệ ngược chính xác, vững chắc giữa các phân hệ quản lý…Quản lý mà không kiểm tra thì quản lý sẽ ít hiệu quả và trở thành quản lý quan liêu" [19].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Theo Nguyễn Ngọc Quang trong cuốn "Những khái niệm cơ bản về lý luận, quản lý giáo dục" cho rằng: «Quá trình quản lý diễn ra qua năm giai đoạn: chuẩn bị kế hoạch hoá; kế hoạch hoá; tổ chức; chỉ đạo và kiểm tra, trong đó, giai đoạn 5 - kiểm tra, là giai đoạn cuối cùng, kết thúc một chu trình quản lý. Kiểm tra giúp cho việc chuẩn bị tích cực cho kỳ kế hoạch tiếp theo. Kiểm tra tốt, đánh giá được sâu sắc và chuẩn bị trạng thái cuối cùng của hệ (nhà trường) thì đến kỳ kế hoạch (năm học) tiếp theo việc soạn thảo kế hoạch năm học mới sẽ thuận lợi, kế thừa được các mặt mạnh để tiếp tục phát huy, phát hiện được lệch lạc để uốn nắn, loại trừ » [28]. Tác giả kết luận: "Như vậy, theo lý thuyết xibecnêtic, kiểm tra giữ vai trò liên hệ nghịch trong quá trình quản lý. Nó giúp cho chủ thể quản lý điều khiển một cách tối ưu hệ quản lý. Không có kiểm tra, không có quản lý"[28]. Hiện nay các văn bản pháp quy đề cập đến hoạt động kiểm tra nội bộ trường học chưa nhiều, các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục mới chủ yếu tập trung đề cập đến các hoạt động thanh tra giáo dục (Hướng dẫn thi hành Luật thanh tra; Nghị định của Chính phủ về thanh tra Giáo dục, Thông tư của Bộ GD-ĐT hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ về thanh tra Giáo dục, Hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo về công tác thanh tra từng năm học…), chưa có nhiều nội dung chỉ đạo, hướng dẫn nội dung, quy trình, cách thức tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ của các cơ sở giáo dục vì vậy việc tổ chức tập huấn, triển khai công tác kiểm tra nội bộ tới các nhà trường gặp không ít khó khăn. Tính đến nay đã có một số đồng nghiệp có đề tài nghiên cứu về công tác kiểm tra nội bộ trường học như: Nguyễn Ngọc Huynh với đề tài « Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ trường Trung học cơ sở ở huyện Quan Sơn Thanh Hóa »; Lại Thị Thanh Huyền

với đề tài «Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc»; ... các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề chung về công tác thanh tra giáo dục, kiểm tra nội bộ trường học và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại cơ sở giáo dục. Những tài liệu đã dẫn viết về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục của các nhà nghiên cứu lý luận giáo dục; những đề tài của các đồng nghiệp đi trước là những tư liệu quý, thiết thực giúp chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài này. Vấn đề nghiên cứu “Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục” là bước tiếp tục làm phong phú thêm lý luận về quản lý GD, đồng thời cũng là để đề ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng GD của huyện Hưng Hà, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết 29/NQ-TƯ Hội nghị BCH TW lần thứ VIII khóa XI đã đề ra.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục - 3

1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.2.1. Quản lý

Có rất nhiều định nghĩa và cách diễn đạt khác nhau về quản lý: Trần Kiểm trong cuốn Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục đã viết “Quản lý là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác”[20]; “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công tác của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt những mục tiêu của tổ chức” [20].

Theo F.W. Taylor (1856 - 1915), quản lý là biết chính xác các điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.

Theo James Stiner, quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Theo Harold Koontz, trong tác phẩm "Những vấn đề cốt yếu của quản lý", "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất"[16].

Theo Từ điển Tiếng việt của Viện Ngôn ngữ học do nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1994: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định, là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những điều kiện nhất định” [35].

Theo Trần Quốc Thành: “Quản lý là quá trình tác động có ý thức của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định”[32].

Quản lý bao gồm các yếu tố như: phải có chủ thể quản lý, có vai trò đề ra mục tiêu, tạo ra tác động đến đối tượng quản lý và khách thể quản lý (đối tượng quản lý), là những bộ phận tiếp nhận tác động quản lý. Bên cạnh đó phải xác định được mục tiêu quản lý và trên cơ sở đó, chủ thể quản lý tạo ra các tác động tới đối tượng quản lý bằng một quy trình cụ thể để đạt mục tiêu. Chủ thể quản lý tạo ra các tác động lên đối tượng quản lý; còn đối tượng quản lý tự vận động để tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần có giá trị sử dụng để đáp ứng với mục tiêu của quản lý. Nói cách khác, quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý với người bị quản lý thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của nhóm.

Mỗi khái niệm nêu trên đều có một cách tiếp cận và trình bày khác nhau về vấn đề quản lý nhưng có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đề ra. Hay nói một cách khác: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các chức năng quản lý, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Công cụ QL

Chủ thể quản lý

Khách thể quản lý

Mục tiêu quản lý

PP quản lý


Sơ đồ 1.1. Hoạt động quản lý

1.2.2. Quản lý Giáo dục

Theo Trần Khánh Đức “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật của giáo dục, của sự phát triển cũng như các quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em”[12].

Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em.

Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của Nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.

Theo Trần Kiểm thuật ngữ quản lí giáo dục có ít nhất có 2 cấp độ: Vĩ mô và cấp vi mô.

- Đối với cấp vĩ mô:

+ Quản lí giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội. Hoặc:

+ Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trội/ tính trồi (emergence) của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động. Hoặc:

+ Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Đối với cấp vi mô:

+ Quản lý vi mô là quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng dến các hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên, học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin …) đến các ảnh hưởng ngoài nhà trường một các hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội...) nhằm đạt mục tiêu giáo dục.

+ Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý, đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Đối với đất nước ta hiện nay có thể hiểu: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

1.2.3. Quản lý Nhà trường

Ở góc độ vi mô, chủ thể quản lý giáo dục là chủ thể quản lý nhà trường, đối tượng của quản lý là các quá trình dạy học, giáo dục và các thành tố tham gia vào các quá trình đó (giáo viên, học sinh, các lực lượng khác, cơ sở vật chất, tài chính...).

Theo Trần Kiểm: „„Quản lý Nhà trường thực chất là việc xác định vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội, quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi Nhà trường với tư cách là một tổ chức xã hội’’[20].

Theo Phạm Minh Hạc: „„Quản lý Nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa Nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh’‟[13].

Có thể thấy Quản lý nhà trường ở Việt Nam là hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường là cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học

- giáo dục, đưa nhà trường tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục là hình thành, phát triển nhân cách người học theo yêu cầu của xã hội.

- Quản lý Nhà trường bao gồm các nội dung:

+ Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh. Quản lý tốt CSVC không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023