Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

CBQL

Cán bộ quản lý

2

CNH

Công nghiệp hóa

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

CSVC

Cơ sở vật chất

5

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

6

GDCD

Giáo dục công dân

7

HĐCM

Hoạt động chuyên môn

8

HĐH

Hiện đại hóa

9

KTNB

Kiểm tra nội bộ

10

PPDH

Phương pháp dạy học

11

THCS

Trung học cơ sở

12

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Thống kê số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo

viên trường THCS 40

Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ CBQL trường THCS năm học 2013-2014 41

Bảng 2.3. Khảo sát phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, kinh nghiệm

quản lý của đội ngũ CBQL 42

Bảng 2.4. Thống kê chất lượng giáo dục văn hóa của học sinh 43

Bảng 2.5. Thống kê chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh 44

Bảng 2.6: Nhận thức của đội ngũ CBQL, Giáo viên về hoạt động kiểm

tra nội bộ trường học 46

Bảng 2.7: Phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ thực hiện nhiệm

vụ KTNB 51

Bảng 2.8. Bảng so sánh kết quả kiểm tra hoạt động sư phạm của GV cấp THCS do Phòng giáo dục & đào tạo và các trường thực hiện 53

Bảng 3.1. Thăm dò sự cần thiết của các biện pháp quản lý 82

Bảng 3.2. Thăm dò tính khả thi của các biện pháp quản lý 83


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Hoạt động quản lý 12

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Từ năm 1986, Đảng, Nhà nước ta chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện trong cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế nước ta ngày một khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII khẳng định: „„Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam XHCN, có tri thức, kỹ năng vừa hồng vừa chuyên; giữ vững mục tiêu XHCN; thực sự xem giáo dục là quốc sách hàng đầu; Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và toàn dân" [10]. Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) là Đại hội mở đầu thế kỷ XXI ở nước ta, Đảng đã xác định mục tiêu chung của Việt Nam trong giai đoạn này là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[11], hoạch định chiến lược phát triển giáo dục 10 năm 2001 - 2010 với việc khẳng định lại một lần nữa các quan điểm: „„Giáo dục là quốc sách hàng đầu; xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng; phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ Khoa học và Công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân‟‟[5]. Đảng ta coi phát triển giáo dục là giải pháp đột phá chiến lược với các quan điểm: Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, triệt để đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục. Nâng cao vai trò các đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục.

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 đã thông qua Nghị quyết 29 về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” với mục tiêu tổng quát “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [7].

Để đạt được mục tiêu trên, Nghị quyết 29/NQ-TW đã chỉ rõ hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó nhấn mạnh “Thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch” [7].

Về tầm quan trọng của chức năng kiểm Hồ Chủ Tịch : Sự kiểm tra việc thực hiện được đặt ra một cách đúng đắn là ngọn đèn pha giúp cho làm sáng tỏ tinh thần hoạt động bộ máy trong bất kỳ thời gian nào, chín phần mười những chỗ hỏng, chỗ hở đều do thiếu sự kiểm tra. Thanh tra và kiểm tra thường xuyên đúng đắn, chắc chắn những chỗ hỏng, chỗ hở đều có thể ngăn ngừa được.

Với vai trò đặc biệt như vậy, chức năng kiểm tra không chỉ đơn thuần là chức năng cuối cùng trong một quá trình quản lý mà còn là tiền đề cho một quá trình quản lý mới tiếp theo. Chức năng kiểm tra là một trong những chức năng hết sức quan trọng của quá trình Quản lý, có nhiều vai trò trong việc giúp hoàn thành các nhiệm vụ của các đối tượng quản lý.

Trong công tác kiểm tra giáo dục, vai trò kiểm tra nội bộ trường học đóng vai trò hết sức quan trọng, mang tính pháp chế, lần đầu tiên được cụ thể hóa tại Quyết định số 478/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục và đào tạo”, trong đó khoản 1, điều 22 chương VI “Công tác kiểm tra nội bộ trong các trường học và các đơn vị trong ngành” đã nêu: “Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách

pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền, xét và giải quyết các khiếu nại tố cáo về các vấn đề thuộc quyền quản lý của mình. Các hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên, công khai, dân chủ, kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản và được lưu trữ. Hiệu trưởng hay thủ trưởng phải chị trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này,...”[24]

Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục đã chỉ rõ trách nhiệm của các cơ sở giáo dục: Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra nội bộ; thực hiện chế độ báo cáo về công tác kiểm tra nội bộ theo quy định.

Trong những năm qua hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục nói chung, hoạt động kiểm tra nội bộ của các trường THCS trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã đi vào nền nếp và cơ bản đáp ứng được yêu cầu; các nội dung kiểm tra nội bộ trường học đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và thống nhất. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ vẫn còn tồn tại các hạn chế thiếu sót, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ:

- Nhận thức của một số CBQL về tầm quan trọng của hoạt động KTNB chưa đầy đủ dẫn đến việc quản lý hoạt động KTNB còn hời hợt, hình thức, có hiệu trưởng còn có biểu hiện buông lỏng quản lý hoạt động KTNB.

- Trình độ, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra còn hạn chế, việc đánh giá, kết luận kiểm tra không đảm bảo tính chính xác, không có khả năng tư vấn, thúc đẩy, việc xử lý sau kiểm tra không đảm bảo yêu cầu, hiệu quả kiểm tra yếu;

- Hoạt động kiểm tra nội bộ thiếu tính kế hoạch, toàn diện.

Để thực hiện yêu cầu của việc “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [7] theo tinh thấn Nghị quyết 29/NQ-TƯ Hội nghị BCH TW lần thứ VIII khóa XI, cần phải

có sự đổi mới một các mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục nói chung, hoạt động kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục nói riêng, đó cũng chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục” để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở trường THCS, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động KTNB của hiệu trưởng ở trường THCS

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động KTNB tại các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

3.3. Phạm vi nghiên cứu


KTNB của trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS;

- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình;

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích và tổng hợp sách, các bài báo khoa học, các đề tài nghiên cứu, các luận văn, luận án có liên quan để tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp Nghiên cứu sản phẩm: Phân tích các hồ sơ quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng, phân tích các số liệu, hồ sơ thi đua, tổng hợp của Phòng giáo dục và đào tạo đối với các trường để thu thập các thông tin về tình hình quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng trường THCS.

- Phương pháp điểu tra bằng phiếu hỏi: Lập phiếu điều tra, câu hỏi trắc nghiệm, điền khuyết với nội dung cần tìm hiểu. Đối tượng điều tra: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên trường THCS.

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các Hiệu trưởng trường THCS tập trung vào các vấn đề liên quan đến công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường THCS.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tổng hợp kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trước khi đưa ra kết luận và đề xuất các biện pháp.

5.3. Nhóm phương pháp bổ trợ

- Phương pháp toán thống kê: Dùng các công cụ toán học để xử lý các số liệu điều tra

6. Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động KTNB trường THCS.

- Đánh giá được thực trạng về quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

- Xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động KTNB ở các trường THCS ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường trung học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG THCS THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu của thế giới

Quản lý có một vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hoá đến mọi hoạt động của đời sống xã hội. Ngay từ thời xa xưa để chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên và để duy trì sự tồn tại của mình con người đã phải kết thành từng nhóm, cũng từ đây trong quá trình lao động đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động tức là cần có sự quản lý. Quản lý nhằm tạo ra một hiệp lực, một môi trường thuận lợi, một thuộc tính mới, đạt được mục tiêu của nhóm, của tập thể. Các Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung chừng nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ CSVC, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[4].

Thời cổ đại, tư tưởng đức trị của Khổng Tử với triết lý Đạo Nhân đã chi phối hoạt động quản lý, chủ yếu đối với việc quản lý xã hội, đất nước “Trị quốc, bình thiên hạ” bởi lẽ nền kinh tế thời đó chỉ là tiểu nông, thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Cặp phạm trù Nhân - Lợi đã có ảnh hưởng nhất định đến quản lý qua tư tưởng nhân bản “Làm cho dân giàu, nước mạnh” được các đời sau kế thừa và phát triển. Đến thời Chiến quốc (280 - 233 trước công nguyên), kinh tế khá phát triển song lại kém ổn định về chính trị - xã hội, Hàn Phi Tử đã chủ xướng tư tưởng pháp trị, coi trọng pháp chế nghiêm khắc và đề cao thuật dùng người. Đó là tư tưởng duy lý, duy lợi được tái hiện sau hơn 2000 năm ở phương Tây trong triết lý “Con người kinh tế”.

Ngày đăng: 27/02/2023