việc kiểm tra thi cử và cấp chứng chỉ rất lớn, tạo ra sự tiêu cực, thiếu công bằng trong giáo dục, tình trạng thi cử không trung thực khá phổ biến.
Luật pháp trong thi cử ít hiệu lực.
Khen thưởng, kỷ luật không phân minh.
Quản lý hoạt động KT-ĐG trình độ HV để đạt kết quả là một vấn đề rất cần thiết, do ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nên việc quan tâm công tác quản lý, cải tiến nội dung, cách thức KT-ĐG nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng đào tạo là rất cấp bách. Chúng tôi đã đưa ra những biện pháp quản lý công tác này trong chương sau nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác KT-ĐG ở các TTNN.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH CỦA GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ Ở CÁC TỈNH THUỘC KHU VỰC TÂY NGUYÊN
3.1. Cơ sở để xây dựng một số biện pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Về Tiêu Chuẩn Đánh Giá Thi Tiếng Anh Cấp Độ A, B, C Của Bộ Gd-Đt Với Trình Độ Tiếng Anh Của Học Viên Ở Ttnn
- Nội Dung Công Tác Tổ Chức Thi Và Cấp Chứng Chỉ Cuối Khoá
- Những Yếu Tố Hỗ Trợ Cho Việc Kiểm Tra Đánh Giá
- Biện Pháp 2: Xây Dựng Kế Hoạch Quản Lý Công Tác Kiểm Tra -Đánh Giá Trình Độ Tiếng Anh Của Học Viên
- Biện Pháp 4: Tăng Cường Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Cho Hoạt Động Kiểm Tra - Đánh Giá Trình Độ Tiếng Anh
- Quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá trình độ Tiếng Anh của giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên - 12
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Công tác quản lý giáo dục yêu cầu không ngừng cải tiến nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả GD-ĐT. Đó là mục tiêu chung của mọi nhà quản lý giáo dục. Do vậy việc đổi mới công tác quản lý giáo dục trong nhà trường là công việc thường xuyên được các nhà quản lý quan tâm. Thực tiễn quản lý nhà trường cho thấy công tác kiểm tra đánh giá mặc dù đã qua nhiều lần cải cách nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, hơn nữa những biểu hiện tiêu cực thiếu kỉ cương trong giáo dục đang có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm tra đánh giá khách quan, chính xác trình độ của học sinh.
Hội nghị lần thứ 2 của BCH Trung ương Đảng kh óa VIII đã nêu rõ những yếu kém trong KT-ĐG:
"Chất lượng và hiệu quả GD-ĐT còn thấp. Trình độ kiến thức, kĩ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, trình độ ngoại ngữ và thể lực của đa số học sinh còn yếu"
"Thiếu những biện pháp hữu hiệu trong KT-ĐG chất lượng đào tạo"
Để khắc phục những yếu kém trong GD-ĐT, Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng kh óa VIII đã nêu những giải pháp chủ yếu như:
"Hoàn thiện hệ thống thanh tra, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh tra chuyên môn, nhanh chóng cải tiến các hình thức thi và đánh giá"
Trong văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng nhấn mạnh: "Đổi mới và tổ chức thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử" (4,204).
Trong chương trình hành động của ngành giáo dục (Thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa IX và Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010) đã nêu một trong những nhiệm vụ của chương trình:
"Cải tiến công tác thi cử, kiểm tra, đánh giá, bảo đảm các yêu cầu nghiêm túc, công bằng, tiết kiệm, khắc phục những hiện tượng sai trái, tiêu cực nảy sinh trong công tác thi cử"
Với những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta để tăng cường củng cố và đổi mới công tác KT-ĐG ở trong nhà trường, Bộ GD-ĐT đã có những văn bản hướng dẫn về KT-ĐG trong nhà trường. Riêng đối với các TTNN, dựa trên chức năng nhiệm vụ của TT là một đơn vị cơ sở trong mạng lưới GDTX nhằm đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi đối tượng rộng rãi trong xã hội, Bộ GD-ĐT đã có Văn bản pháp qui số 15/TT-ĐTTC ngày 02 tháng 07 năm 1990 và văn bản dự thảo về quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 1994.
Dựa vào những yêu cầu đổi mới quản lý hoạt động KT-ĐG trình độ HV và thực trạng quản lý công tác này ở một số TTNN ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, chúng tôi đưa ra những biện pháp để nâng cao và đổi mới việc quản lý công tác KT-ĐG trình độ tiếng Anh ở các TTNN như sau:
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác kiểm tra đánh giá ở các trung tâm ngoại ngữ
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra - đánh giá trình độ tiếng Anh trong công tác quản lý giáo dục
Nhận thức tốt, đúng đắn về công tác quản lý KT-ĐG trình độ tiếng Anh là nhân tố không thể thiếu trong quá trình quản lý CBQL, GV và HV cần được bồi dưỡng nâng cao nhận thức để họ có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí vai trò của công tác này, nhằm tăng cường các quy định về KT-ĐG trong giáo dục, làm cho các quy định này được thực thi một cách đúng đắn, nghiêm minh tạo môi
trường pháp lý đưa hoạt động KT-ĐG vào kỷ cương, nề nếp, phấn đấu nâng cao chất lượng KT-ĐG một cách khách quan, chính xác theo yêu cầu giáo dục đặt ra.
a. Tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về công tác quản lý nói chung và công tác kiểm tra - đánh giá nói riêng
Quản lý công tác KT-ĐG trình độ học sinh trong nhà trường là một quy trình tổng hợp logic các hoạt động quản lý của nhà quản lý sư phạm. Bởi vậy, người quản lý phải là người có khả năng bao quát từ mục tiêu chung của nhà trường đề ra đến các mục tiêu kiểm tra, đánh giá những kiến thức trọng tâm mấu chốt của chương trình giảng dạy, tổ chức một cách có hiệu quả các nguồn lực hiện có (lực lượng GV, HS, cơ sở vật chất …) để thực hiện múc đích đề ra. Chính vì vậy người CBQL cần phải có:
-Năng lực quản lý chung, năng lực sư phạm, hiểu biết và nắm vững các yếu tố của quá trình dạy học, kiến thức quản lý KT-ĐG, bao quát và nắm vững những mục tiêu của kiểm tra đánh giá.
-Có kỹ năng quản lý KT-ĐG: Biết tổ chức các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và các nguồn thông tin, vận dụng đầy đủ các khâu trong quá trình quản lý.
-Có quan điểm đúng về chiến lược con người, có thái độ quản lý đúng đắn, có tâm thế quản lý tích cực: nhiệt tình say mê, sẵn sàng hành động, nghiêm túc và quyết tâm.
-Ở TTNN, CBQL đã có nhiều cố gắng trong công tác KT-ĐG nhưng vẫn chưa thật toàn diện. Do vậy để có những phẩm chất năng lực cần thiết nhằm nâng cao được trình độ quản lý nói chung và công tác KT-ĐG nói riêng, chúng tôi đề nghị CBQL cần được:
+ Tổ chức bồi dưỡng lại, bồi dưỡng mới, bồi dưỡng thường xuyên về nhận thức xã hội, kiến thức quản lý, các văn bản pháp quy về thi cử, về KT-ĐG nhằm nâng cao trình độ quản lý, giúp họ có khả năng thực hiện tốt quy chế của Bộ Giáo dục- Đào tạo.
* Nội dung bồi dưỡng: tăng cường bồi dưỡng lý luận quản lý như:
-Đường lối quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục, về chiến lược con người trong giai đoạn cách mạng mới.
-Tổ chức học tập nghiên cứu nghị quyết Trung Ương II, Trung Ương V khóa VIII...
-Mục tiêu, nhiệm vụ năm học.
-Luật giáo dục.
-Nhiệm vụ quản lý trường học.
-Nhiệm vụ tổ chức quản lý thi cử: Vai trò của công tác kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học, phương pháp xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá trong khóa học, kiểm tra đánh giá thường xuyên.
-Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề nâng cao nhận thức về công tác KT-ĐG cho CBQL .
* Ngoài ra người CBQL cần phải
-Bổ sung cập nhật những văn bản mới về qui chế kiểm tra đánh giá, nghiêm túc xử lý những trường hợp vi phạm quy chế thi.
-Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, tuyên dương khen thưởng kịp thời sau mỗi kỳ kiểm tra.
-Nắm vững chương trình nội dung cơ bản của giáo trình tiếng Anh được chọn giảng dạy ở TTNN:
-Nắm được chương trình, nội dung, yêu cầu trọng tâm của giáo trình tiếng Anh được chọn giảng dạy, từ đó người CBQL mới có kế hoạch chỉ đạo kiểm tra đánh giá có hiệu quả. Để nắm được tiến trình giảng dạy của giáo viên theo chương trình, người quản lý phải thiết lập được hệ thống công cụ để theo dõi việc thực hiện chương trình môn học như: sổ đầu bài, lịch báo giảng, sổ kế hoạch tuần, tháng, kỳ học ... người CBQL có thể nắm được thời gian kiểm tra 1
tiết, kiểm tra từng kỳ của từng lớp để xem mục đích kiểm tra của giáo viên có đúng không, nội dung kiểm tra có chính xác vừa sức HV không, phương pháp kiểm tra có phù hợp không. Với kết quả thu nhận được, CBQL mới hướng dẫn giáo viên thực hiện đảm bảo dạy đúng trọng tâm chương trình, kiểm tra đánh giá đáp ứng yêu cầu của chương trình - không quá nặng hoặc quá nhẹ.
b. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho giáo viên
+ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV
Chúng ta biết rằng GV là nhân vật quyết định chất lượng toàn diện của trường học. Người GV nói chung và GV dạy tiếng Anh nói riêng luôn phải đặt mình là đối tượng giáo dục, nó đồng nghĩa với việc người GV phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, quan điểm chính trị, lối sống để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Trong công tác KT-ĐG trình độ HV, thì năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV được yêu cầu rất cao. Thật vậy, để có được những kết quả đánh giá chính xác trình độ HV đảm bảo tính tin cậy và có giá trị, người GV phải có được khả năng soạn một đề kiểm tra tốt, nội dung yêu cầu kiểm tra sát với nội dung của bài học, kiến thức kiểm tra phải chính xác, phương pháp phải tiên tiến và phù hợp, đảm bảo các tiêu chuẩn của kiểm tra và đánh giá. GV ở TTNN là những GV được mời giảng có năng lực chuyên môn khá và giỏi ở trường phổ thông. Tuy nhiên, chương trình tiếng Anh ở các trường THPT khác với chương trình tiếng Anh ở TTNN là chú ý rèn luyện 4 kỹ năng dùng trong thực tế phục vụ cho nhu cầu sử dụng ngoại ngữ của HV. Vì thế, do yêu cầu của chương trình cùng với nguyện vọng của GV muốn được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn để nâng cao năng lực giảng dạy và đảm bảo công tác KT-ĐG tốt hơn. Chúng ta cần cố những biện pháp như:
-Tổ chức những buổi trao đổi kiến thức, nội dung yêu cầu của giáo trình giảng dạy để GV có điều kiện tiếp thu những kinh nghiệm của đồng nghiệp, có cơ hội rèn luyện các kỹ năng nâng cao khả năng thục hành của họ.
-Tập huấn kỹ năng soạn thảo đề kiểm tra và đề thi.
Hơn nữa, cần chú trọng năng lực tự học tự bồi dưỡng của GV tiếng Anh, nhằm phát huy, phát triển năng lực nội sinh của từng GV. Khuyến khích GV nghiên cứu tài liệu, sách báo về những nội dung, phương pháp kiểm tra hiện đại tiên tiến . . .
Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ như hội thảo, dạ hội, gặp gỡ giao lưu với chuyên gia nước ngoài ... là cần thiết để tạo ra "môi trường tiếng" cho GV và HV có cơ hội thực hành, đó là những hoạt động bổ ích hổ trợ đắc lực cho hoạt động dạy và học, trong đó công tác KT-ĐG cũng được tiến hành song song sẽ thu được những hiệu quả nhất định.
Cùng với việc bồi dưỡng những hiểu biết về công tác KT-ĐG , người GV cần có những buổi học tập để hiểu biết về mục đích yêu cầu của KT-ĐG để lúc soạn đề kiểm tra GV có thể xây dựng được kế hoạch đánh giá thích hợp với các chức năng đánh giá về sư phạm (điều chỉnh việc dạy học), xã hội (phân loại năng lực cá nhân của người học) và chức năng khoa học (định hướng triển vọng tiến trình nghiên cứu). Đề bài kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu cơ bản của KT-ĐG là tính giá trị, tính tin cậy, tính khả thi, tính khách quan.
+ Rèn luyện phẩm chất đạo đức của GV
Ý kiến của CBQL và GV ở các TTNN đều mong muốn được nâng cao năng lực chuyên môn, nhưng việc rèn luyện phẩm chất của người GV trong công tác KT-ĐG không được chú trọng (chỉ 10,6%). Cho dù ở các TTNN việc giáo dục không toàn diện các mặt như ở trường THPT nhưng người GV đứng trên bục giảng phải là tấm gương sáng cho HV noi theo. Việc rèn luyện phẩm chất đạo đức là cần thiết. Đối với công tác KT-ĐG trình độ HV, người GV phải
hết lòng thương yêu, tôn trọng HV nhưng phải biết đòi hỏi, yêu cầu cao đối với HV. Chính thái độ nghiêm túc, khách quan, công bằng trong KT-ĐG sẽ mang đến cho HV lòng kính trọng GV và tự giác trong học tập, trong kiểm tra thi cử. Ý thức tuân thủ pháp luật, lao động sư phạm nhiệt tình, nghiêm túc, có kỷ cương, có nề nếp của thầy, cô giáo có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với HV. Họ sẽ cố gắng học tập nghiêm túc, noi theo gương thầy cô giáo chứ không ỉ lại, dựa dẫm vào thầy cô nhất là khi tham gia thi cử . . . Cần hiểu được vai trò của người thầy, cô giáo không chỉ là người truyền thụ hướng dẫn mà tạo điều kiện cho HV phát huy được tính chủ động của mình trong học tập, xây dựng được thái độ nghiêm túc trong học tập và lòng yêu thích bộ môn tiếng Anh ... Vì lẽ đó việc quan tâm bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trau dồi đạo đức lối sống cho tập thể GV của TTNN là một nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể:
- Hướng dẫn và kiểm tra GV trong công tác này sẽ giúp GV rèn luyện được những phẩm chất cần thiết như : có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với việc chấm chữa bài cho HV; tạo thành thói quen tốt trong đánh giá HV.
-Tổ chức cho GV học quy chế thi và kiểm tra.
-Cần xử lý những trường hợp vi phạm quy chế thi, nhưng phải có lý có tình, có tính thuyết phục nhưng nghiêm minh.
-Khen thưởng và nêu gương tốt những GV nhiệt tình, nghiêm túc, công bằng trong KT-ĐG
-Quan tâm đến nhu cầu của GV, cải thiện đời sống GV và sử dụng tốt phúc lợi tập thể. Đó chính là nguồn động viên lớn cho người GV hoàn thành nhiệm vụ và phấn đấu trở thành người GV gương mẫu.
c. Nâng cao mức độ nhận thức của HV về KT-ĐG
Học viên khi đến đăng ký học ở các TTNN thường có nhu cầu học thực sự ngọai trừ một ít HV học chỉ để lấy bằng. Đa số HV có ý thức học tập cao, với động cơ học tập rất tốt là muốn lĩnh hội tri thức, nắm vững và sử dụng được