2. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp và thiếu tính đồng bộ, thiếu tính ổn định cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư mở rộng hệ thống CNTT ngành chứng khoán.
Một trong những điểm yếu của các CTCK tại Việt Nam là yếu tố công nghệ. cũng như yếu tố kỹ thuật nghiệp vụ, trình độ công nghệ thông tin của các công ty cung ứng dịch vụ chứng khoán của Việt Nam vẫn còn nghèo nàn và lại hậu. Mặc dù trong thời gian gần đây đã có nhiều công ty chú trọng đầu tư vào công nghệ nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan do nhiều khó khăn cả chủ quan và khách quan.
Cùng với sự gia tăng đột biến của số lượng tài khoản và khố lượng giao dịch của TTCK trong năm 2006 và 2007, có thể nói cơ sở vật chất kỹ thuật của các CTCK còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn tới còn xảy ra nhiều sai sót không hay. Hiện nay, ngay cả ở những công ty hoạt động lâu năm,vẫn còn xảy ra tình trạng các trang web của công ty bị nghẽn mạch trong thời gian khớp lệnh khiến việc theo dõi thông tin của khách hàng gặp khó khăn, thậm chí cả việc thông tin bị sai lệch khiến nhà đầu tư mất tin tưởng không dám thực hiện giao dịch qua mạng.
Do việc đổi mới công nghệ cả phần cứng lẫn phần mềm có thể tốn kém đến hàng triệu USD nên chỉ có một số công ty chứng khoán đã đầu tư và thực hiện việc giao dich qua Internet.. Trước đây, phương thức GDTT đã được nhắc tới nhưng không được nhà đầu tư đón nhận nhiều, mà nguyên nhân chính là do sự hạn chế về trình độ tiếp cận Internet của nhà đầu tư và cả việc thiếu lòng tin ở ngay các công ty chứng khoán.Thực tế, việc ứng dụng Internet vào quá trình đặt lệnh mua, bán cho nhà đầu tư đã được nhiều CTCK áp dụng từ lâu, song chưa được nhà đầu tư hồ hởi đón nhận. Một phần là do sự phát triển thiếu đồng bộ trong dịch vụ này. Ví dụ như Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), đơn vị đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đặt lệnh mua bán đối với nhà đầu tư, khi thực hiện dịch vụ này
cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định. Lệnh mua và bán cổ phiếu của nhà đầu tư được thực hiện qua Internet sẽ phải chuyển qua các khâu (như kiểm tra lệnh, kiểm tra số dư tiền hoặc chứng khoán trong tài khoản, chuyển lệnh vào hệ thống trung tâm giao dịch...), với từng bộ phận chuyên trách, nên rất mất thời gian. Để biết lệnh có được khớp hay không, nhà đầu tư còn phải điện thoại lại hỏi công ty.
Ngay cả khi các dịch vụ đã khá hoàn hảo và được các CTCK như APEC, VN DIRECT... triển khai cũng chỉ hấp dẫn được một số ít nhà đầu tư, chủ yếu là những nhà đầu tư không có thời gian lên sàn.... Bên cạnh đó, chi phí cho hệ thống thông tin GDTT khá cao, đặc biệt là việc bảo mật tài khoản của khách hàng. Đó là chưa nói tới chi phí đầu tư cho nhân lực, bởi mỗi công ty sẽ phải xây dựng một tổ hoặc một phòng chuyên nghiệp về hệ thống tin học. Có thể nói, tâm lý của đa số nhà đầu tư trong nước vẫn thích trực tiếp đến công ty để đặt lệnh mua bán, bởi ở đó họ có bạn, có thông tin và có được cảm giác thị trường. Song sự tiện lợi khi GDTT cũng là yếu tố quan trọng khiến không ít nhà đầu tư lựa chọn, nhất là khi dịch vụ này có thể hoạt động đồng thời với dịch vụ đặt lệnh trực tiếp. Giải thích nguyên nhân vì sao nhiều nhà đầu tư đã quan tâm hơn tới GDTT, đại diện một số CTCK cho rằng, có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, do thị trường điều chỉnh giảm quá lâu, ít thông tin hỗ trợ nên giao dịch của nhà đầu tư thụ động, nhiều nhà đầu tư đã chỉ đạt lệnh qua điện thoại, nay có dịch vụ giao dịch trực tuyến nên họ cảm thấy thuận tiện hơn. Thứ hai, TTCK đang hấp dẫn nhiều Việt kiều và cách đặt lệnh qua Internet là tối ưu khi họ không có mặt tại Việt Nam.
Hình thức GDTT qua Internet đã được ứng dụng phổ biến và được nhà đầu tư đón nhận ở các TTCK nước ngoài. Vì thế, các công ty chứng khoán đều cho rằng, dịch vụ này sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam trong tương lai gần. Đây cũng được coi là yếu tố để các công ty chứng khoán thể hiện những lợi
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Nghiệp Vụ Của Các Ctck
- Hoạt Động Bảo Lãnh Phát Hành, Đại Lý Phát Hành
- Vai Trò Của Ctck Trong Sự Phát Triển Của Ttck Việt Nam.
- Định Hướng Phát Triển Các Ctck Trong Giai Đoạn Tới.
- Từng Bước Nâng Cấp Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật .
- Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 11
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
thế so sánh của mình, đặc biệt là việc đầu tư thiết bị và công nghệ mới cho dịch vụ nêu trên ở công ty chứng khoán mới hoạt độngChính vì thế tới nay cũng chỉ có một số công ty chứng khoán đã đưa dịch vụ này vào hoạt động như công ty chứng khoán Gia Quyền, công ty chứng khoán của ngân hàng ngoại thương VCBS…
3. Sự ra đời ồ ạt của các công ty chứng khoán và khó khăn mà các công ty chứng khoán mới ra đời gặp phải.
Tuy đến nay có tới 60 công ty chứng khoán nhưng đến hơn 60% thị phần nằm trong các công ty chứng khoán lâu đời như SSI, BVSC, ACBS, BSC, VCBS.. nên các công ty ra đời sau gặp phải không ít khó khăn, có thể kể đên như:
- Thiếu hụt nguồn nhân sự để phát triển mạnh trở thành những tổ chức kinh doanh CK chuyên nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Phải cạnh tranh gay gắt do thị trường diễn biến thất thường, có xu hướng đi xuống. So với các công ty lâu năm có lợi thế về kinh nghiệm, thời gian hoạt động, vốn, mạng lưới, các CTCK mới thành lập đúng vào thời điểm thị trường đi xuống gặp khá nhiều khó khăn. Đối với những công ty mới đi vào hoạt động, mảng môi giới gặp khó khăn khi số nhà đầu tư mới tăng lên thí ít, số bỏ sàn thì nhiều, việc có được thị phần ở mảng môi giới đã khó, nhưng có thị phần ở mảng tư vấn, tư vấn niêm yết, cổ phần hoá.. lại khó hơn gấp bội do công ty hoạt động chưa lâuu, uy tín và thương hiệu được ít doanh nghiệp để ý.
- Việc phát triển mạng lưới khó khăn do xuất phát sau và thị trường Hà Nội, Hồ Chí Minh đang rất hạn hẹp.
- Tình trạng mất cân đối thu chi trở nên rõ rệt do chi phí để duy trì hoạt động công ty hàng tháng là rất lớn trong khi lại chưa có được nguồn thu. Chi phí quản lý gia tăng nhanh chóng do chi phí thuê mặt bằng tăng cao
khi doanh nghiệp phải thuê những nơi có diện tích sàn theo quy định của UBCKNN là từ 150m2 trở lên. Các CTCK hiện nay cũng phải đầu tư thiết lập hệ thống công nghệ tương thích với phương pháp khớp lệnh liên tục. Cuộc tranh giành nhân lực trong ngành đã đưa mức chi trả lương cho nhân viên cũng gia tăng liên tục. Có thể nói chi phí để duy trì hoạt động một CTCK là rất lớn, trong khi đó các CTCK mới đi vào hoạt động lại chưa có nguồn thu ổn định và đáng kể nên việc kinh doanh trong giai đoạn này là một thử thách lớn.
4. Áp lực cạnh tranh từ các CTCK nước ngoài trong thời gian tới
Theo cam kết khi gia nhập WTO, sau 5 năm nữa CTCK 100% vốn nước ngoài sẽ được thành lập tại Việt Nam và ngược lại. Một mặt, CTCK Việt Nam sẽ có cơ hội bán sản phẩm dịch vụ của mình ra nước ngoài, nhưng áp lực cạnh tranh từ các CTCK 100% vốn nước ngoài cũng là rất lớn dựa trên lợi thế về công nghệ, quy mô vốn cũng như kinh nghiệm hoạt động. Trong tiến trình hội nhập, đàm phán gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, Việt Nam cam kết đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở cửa thị trường vốn và các dịch vụ tài chính theo hướng thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống tài chính và thị trường vốn. Trước ngưỡng cửa hội nhập, theo các cam kết quốc tế, các nhà cung cấp dịch vụ CK trong nước sẽ cạnh tranh vói các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, trong đó không loại trừ khả năng có sự tham gia của các tập đoàn tài chính khổng lồ với bề dày lịch sử hàng trăm năm. Cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CK có các đặc điểm nổi bật sau đây:
4.1 Về hình thức cạnh tranh
Đầu tiên là cạnh tranh về quy mô hoạt động. Khả năng triển khai hiệu quả và đồng bộ nhiều mảng nghiệp vụ cùng một lúc, đòi hỏ nguồn lực lớn về con người và tài chính là những thế mạnh vượt trội của các tổ chức tài chính
nước ngoài và là một thách thức rất lớn đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ Ck của Việt Nam. Thị trường có sự gia nhập của các công ty nước ngoài sẽ làm cho thị phần của các công ty trong nước thu hẹp, quy môi hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ CK đòi hỏi phải tăng lên để củng cố năng lực cạnh tranh.
Thứ hai là cạnh tranh về chất lượng dịch vụ theo chiều sâu, đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn tài chính doanh nghiệp. Vấn đề giá dịch vụ là quan trọng nhưng không phải là lý do chủ yếu để các doanh nghiệp lựa chọn nhà tư vấn mà điều họ cần là hiệu quả của dịch vụ tư vấn. Chính vì vậy, chất lượng của dịch vụ có yếu tố quyết định
Thứ ba là cạnh tranh về phạm vi và địa bàn hoạt động. Hội nhập là cơ hội để cho các tổ chức kinh doanh dịch vụ CK Việt Nam mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài, những cũng là thách thức đối với họ khi các tổ chức kinh doanh, dịch vụ CK nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Phạm vi và địa bàn hoạt động được mở rộng khiến cho mức độ cạnh tranh sâu rộng hơn. Hiện tại, các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam đều phải thông qua các tổ chức kinh doanh, dịch vụ CK của Việt Nam như các CTCK, công ty quản lý quỹ. Tuy nhiên, điều này sẽ hoàn toàn thay đổi khi các CTCK nước ngoài xuất hiện và kinh doanh tại Việt Nam. Mảng thị trường phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở nên vo cùng khó khăn đối với các CTCK Việt Nam Lúc này. yếu tố cạnh tranh không chỉ diễn ra trên thị trường Việt Nam mà còn diễn ra trên cả các thị trường quốc tế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
4.2 Các đối thủ cạnh tranh.
Các tổ chức tài chính nước ngoài sẽ xâm nhập vào thị trường Việt Nam theo nhiều con đường và phương thức khác nhau. Về hình thức pháp lý, sự tham gia vào TTCK Việt Nam của các tỏ chức này có thể dưới dạng đặt văn phòng đại diện, mở chi nhánh, thành lập công ty liên doanh, công ty
100% vốn nước ngoài hoặc dưới dạng cung cấp dịch vụ qua biên giới.Quá trình này có thể diễn ra từ từ, sau đó sẽ mở rộng dần về quy mô và phạm vi hoạt động nhưng cũng có thể là một cuộc xâm lấn ồ ạt và mạnh mẽ để giành thị trường, chấp nhận lỗ lớn trong một số năm đầu.
4.3 Đánh giá khả năng cạnh tranh theo lĩnh vực hoạt động.
Theo các cam kết mở cửa thị trường tài chính trong hiệp định thương mại Việt Mỹ và bản chào gia nhập WTO của Việt Nam, mức độ cạnh tranh theo từng lĩnh vực hoạt động dịch vụ chứng khoán được các chuyên gia chứng khoán dự báo như sau:
Thứ nhất, trong giai đoạn đầu, dich vụ bảo lãnh phát hành có thể sẽ có mức độ cạnh tranh thấp nhất, do hiện tại chúng ta chưa cam kết mở cửa cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực này. Cùng với sự phát triển của thị trường, các hoạt động này sẽ gia tăng và tính cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động vừa mang tính đầu tư nên gia cạnh tranh sẽ có nhiều khả năng theo hướng tích cực, các tổ chức cung ứng dịch vụ này có thể sẽ kết hợp với nhau để cùng phát triển.
Thứ hai, sự cạnh tranh trong hoạt động môi giới sẽ tiếp tục diễn ra căng thẳng giữa các CTCK do đây là một nghiệp vụ quan trọng và đều được các công ty chú trọng phát triển. Hơn nữa, dù có thể không có sự tham gia của các tổ chức 100% vốn nước ngoài do Việt Nam chưa có cam kết, nhưng các CTCK liên doanh và các CTCK có cổ phần do người nước ngoài nắm giũ sẽ tăng lên làm cho mức độ cạnh tranh càng mạnh trên mọi phương diện.
Thứ ba, cạnh tranh trong các dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính và quản lý danh mục đầu tư sẽ gia tăng mạnh mẽ và có thể sẽ là những dịch vụ có sự cạnh tranh cao nhất. Có thể nói, đây là những dịch vụ đòi hỏi hàm
lượng chất xám cao cùng với nhiều kỹ năng chuyên môn nên sự tham gia của các tổ chức nước ngoài thực sự sẽ là một thách thức rất lớn đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng khoán của Việt Nam.
4.4 Đánh giá khả năng cạnh tranh của các CTCK tại Việt Nam
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về khả năng cạnh tranh của các tổ chức cung ứng dịch vụ CK Việt Nam chúng ta tiếp tục nhận diện thế mạnh và điểm yếu của các CTCK tại Việt Nam.
Điểm mạnh:
Thứ nhất, hiểu rõ về văn hoá, thị trường và môi trường đầu tư Việt Nam. Các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng khoán Việt Nam có quan hệ gần gũi với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Việt Nam và am hiểu văn hoá kinh doanh, văn hoá đầu tư hơn các đối thủ nước ngoài. Mặc dù mức độ chuyên nghiệp hiện tại còn kém nhưng nếu dày công nghiên cứu, đầu tư, chắc chắn các tổ chức cung ứng dịch vụ CK Việt Nam sẽ có cơ hội chiếm lĩnh thị trường trước khi các tổ chức nước ngoài xâm nhập.
Thứ hai, mối quan hệ với các khách hàng truyền thống. Các CTCK Việt Nam hiện đang có một cơ sở khách hàng tương đối ổn định, đặc biệt là các CTCK có sự hỗ trợ mạnh từ các công ty mẹ là các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Các CTCK hoàn toàn có thể tận dụng được mạng lưới chi nhánh và khách hàng của các ngân hàng mẹ để khai thác các hoạt động nghiệp vụ. Các CTCK nước ngoài không thể thiết lập được một mạng lưới như vậy trong thời gian ngắn.
Thứ ba, mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức Việt Nam. Chưa kể đến các mối quan hệ cá nhân, chỉ riêng yếu tố là những công ty Việt Nam, do người Việt Nam điều hành hoạt động, các CTCK này đã có lợi thế hơn hẳn trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Để tạo ra được
những mối quan hệ như vậy, các CTCK nước ngoài se phải mất một khoản thời gian khá dài.
Điểm yếu:
Một là, khả năng về vồn. Xét về quy mô, các CTCK của Việt Nam còn quá nhỏ bé so với các tập đoàn kinh doanh CK nước ngoài, thậm chí ngay với cả các tổ chức tài chính trong nước.
Hai là, khả năng chuyên môn. Xét về khía cạnh kỹ thuật nghiệp vụ thì các CTCK của Việt Nam còn yếu kém, gần như đều có quy mô vừa và nhỏ, chưa có chiến lược kinh doanh và phần lớn tụt hậu tương đối xa so với các tổ chức kinh doanh CK nước ngoài.
Ba là, yếu tố công nghệ. Cũng như yếu tố kỹ thuật nghiệp vụ, trình độ công nghệ của các CTCK Việt Nam vẫn còn nghèo nàn và lạc hậu. Mặc dù trong thời gian gần đây đã có nhiều công ty chú trọng đầu tư vào công nghệ nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan do nhiều khó khăn cả chủ quan và khách quan.
5.Hạn chế còn tồn tại của các CTCK :
- Hạn chế về năng lực tài chính : Xét về quy mô, các CTCK tại Việt Nam hiện nay còn quá nhỏ bé so với các tập đoàn kinh doanh chứng khoán nước ngoài , thậm chí ngay với cả các tổ chức tài chính trong nước. Đối với các tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ thuần tuý như công ty quản lý quỹ mức vốn hiện tại (25 tỷ đồng) là tương đối, nhưng đối với các CTCK ,đây là một bất lợi lớn. Một công ty chứng khoán lớn nhất hiện nay có vốn điều lệ la
1.100 tỷ đồng (SBS) cũng chỉ tương đương với một CTCK nhỏ ở nước ngoài.
Tính đến cuối tháng 12/1006 mới chỉ có 12/55 CTCK có vốn điều lệ từ 100 tỷ trở lên, và tính đến hết tháng 7/2007 con số này là25/60 công ty có vốn điều lệ từ 100 tỷ trở lên. Mặc dù các CTCK đã không ngừng tăng vốn