Nội Dung Công Tác Tổ Chức Thi Và Cấp Chứng Chỉ Cuối Khoá


nhà. Tuy vậy CBQL vẫn chỉ đạo cho GV ra bài tập ở nhà, đây là bài tập cho HV rèn luyện thêm chứ không bắt buộc.

g. Tổ chức thi chứng chỉ cuối khóa


Bảng 15: Nội dung công tác tổ chức thi và cấp chứng chỉ cuối khoá


Công tác tổ chức thi cấp chứng chỉ cuối khoa ở các TTNN là một công tác rất 1

Công tác tổ chức thi cấp chứng chỉ cuối khoa ở các TTNN là một công tác rất quan trọng vì đa số học viên khi theo học tiếng Anh ở TT đều muốn có chứng chỉ chứng nhận khả năng ngoại ngữ của họ. Do đó, CBQL thường tập trung vào công tác này. Trong các mục điều tra, tất cả CBQL đều cho rằng mình thực hiện nghiêm túc từ khâu tổ chức ra đề thi đến khâu lên điểm xếp loại theo quy định trong Dự thảo về quy chế thi của Bộ GD-ĐT. Nhưng ở GV vẫn còn 40% cho rằng công tác coi thi chưa nghiêm túc. Có thể có một số GV còn dễ dãi trong khi coi thi còn chủ quan tình cảm, còn có GV thiếu tinh thần tự giác, không làm hết bổn phận xao nhãng nhiệm vụ khi coi thi. Ngoài ra còn 25% ý kiến GV cho rằng công tác sao in đề thi chưa tốt, công tác này đôi khi chưa chuẩn bị chu đáo do băng từ cassette chưa đảm bảo, kỹ thuật in ấn chưa tốt chứng tỏ cơ sở vật chất chưa đầy đủ và bộ phận phụ trách in ấn đề thi chưa chu đáo.


Qua bảng 15, nhìn số liệu ta thấy vẫn còn GV phàn nàn về công tác chấm thi còn thiếu khách quan, chưa nghiêm túc (20%). Đây là một vấn đề bức xúc hiện nay trong công tác đào tạo ngoại ngữ gây ra dư luận không tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

2.4.2. Thục trạng các biện pháp sử dụng để quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá‌

a. Phổ biên và học tập quy chế thi của Bộ Giáo dục-Đào tạo Bảng 16 : Phổ biến quy chế thi

Hiện nay công tác kiểm tra thi cử ở các TTNN đang được áp dụng các văn bản 2

Hiện nay, công tác kiểm tra thi cử ở các TTNN đang được áp dụng các văn bản pháp quy của Bộ GD-ĐT. Việc áp dụng các quy chế này được thực hiện ở các TTNN Daklak, Pleiku và Kon Tum như thế nào ? Theo số liệu điều tra, chúng ta nhận xét như sau:

GV ở các TTNN được phổ biến quy chế thi và kiểm tra. Đây là một trong những công tác trong nhà trường mà GV phải nắm vững. Tuy nhiên những biện pháp quản lý của LĐ trung tâm còn chưa thống nhất, vẫn còn 16% CBQL và 25 % GV có ý kiến là biện pháp này không được thường xuyên. Có thể họ chỉ được nhắc nhở phải giữ đúng quy chế khi coi thi và chấm thi nhưng không được


nghe nhắc lại nội dung của quy chế. Có phải CBQL chủ quan mất cảnh giác khi không sử dụng biện pháp này ? 50% CBQL thường bổ sung thêm văn bản mới về quy chế thi và kiểm tra, phù hợp với ý kiến của GV là 50%. Việc Rút kinh nghiệm tổng kết công tấc này hàng năm ở cả 3 trung tâm ý kiến của CBQL là 33,3% và GV là 25%. Đa số còn lại trả lời là công tác này không được rút kinh nghiệm hàng năm. Như vậy CBQL còn thiếu quan tâm và bỏ qua một biện pháp rất cần thiết để củng cố và rút kinh nghiệm công tác thi cử trong năm, bổ sung cho việc lập kế hoạch cho công tác KT-ĐG vào năm sau. Tuy nhiên, họ đều quan tâm đến việc cho GV và thí sinh học quy chế thi kỹ trong mỗi kỳ thi, ý kiến cả CBQL và GV là 100%. Điều này nhằm hạn chế tối đa những vi phạm trong thi cử do không nắm vững quy chế.

b. Xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá


bảng 17: Xây dựng và thực hiện kế hoạch KT-ĐG


Ở các TTNN tình hình lên kế hoạch KT ĐG và tổ chức triển khai kế hoạch cũng 3


Ở các TTNN, tình hình lên kế hoạch KT-ĐG và tổ chức triển khai kế hoạch cũng như đánh giá việc thực hiện kế hoạch là một khâu quan trọng và cần thiết để quản lý được các hoạt động KT -ĐG trình độ học viên các lớp. Vì các lớp học ở TTNN mở theo khóa học chứ không theo niên học (có nhiều loại hình ngắn hạn và dài hạn), chúng tôi đã điều tra thực trạng việc xây dựng, thực hiện, kiểm tra và đánh giá kế hoạch KT-ĐG trình độ tiếng Anh và đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch với nội dung xếp theo thứ tự tốt là 3 điểm, khá 2 điểm, trung bình 1 điểm và không tốt là 0 điểm để lấy trung bình chung rồi xếp loại.

Kết quả điều tra về xây dựng kế hoạch KT-ĐG, Tổ chức -Chỉ đạo và Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ở 3 TTNN được thể hiện ở bảng 17.

Việc xây dựng kế hoạch KT-ĐG ngay từ đầu năm về nội dung kiến thức kiểm tra thu được số liệu ở CBQL là 66,6% và 56,6% ở GV cho thấy có trung tâm đã chú ý đến nội dung này nhưng cũng có trung tâm lại không xây dựng nội dung kiểm tra, mà để cho GV tự lo liệu. Đối với chương trình tiếng Anh được chọn giảng dạy ở các TTNN, nếu không xây dựng nội dung kiểm tra thì giáo viên khó xác định đúng được những yêu cầu để kiểm tra kiến thức học viên. Ở trung tâm có xây dựng kế hoạch về nội dung kiến thức thì mức độ nội dung thực hiện là khá. Về thời gian kiểm tra số liệu thu được là 33,3% ở CBQL và 28,3% ở GV, về lực lượng tham gia KT-ĐG ở CBQL là 33,3% và 31,6% ở GV cho ta thấy rất khó để thực hiện kế hoạch về lực lượng và thời gian. Có TTNN không xây dựng kế hoạch thời gian cho từng dạng kiểm tra và cả lực lượng tham gia chứng tỏ họ thiếu quan tâm đến các biện pháp để quản lý hoạt động KT-ĐG cho tốt hơn. Và mức độ thực hiện cũng chỉ ở mức trung bình và khá, riêng kế hoạch tổ chức thi cho từng lớp được xây dựng và thực hiện kế hoạch khá tốt à lý kiến của CBQL và GV (66,6% và 61,6%)

Công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai việc thực hiện kế hoạch ở bảng số liệu tương đối cao và phù hợp với cả 2 đối tượng điều tra, tuy nhiên chỉ có giáo án tiết kiểm tra không được quan tâm lắm với số liệu thu được là 33,3% và 23,3 %,


như thế giáo án kiểm tra đã không được duyệt ở một số TTNN và tổ chức chỉ đạo triển khai theo kế hoạch cũng được đánh giá là trung bình khá có thể tổ chức không dược thường xuyên cho tất cả các lớp.

Với Kế hoạch KT-ĐG được xây dựng từ đầu năm thì kiểm tra việc thực hiện kế hoạch có được quan tâm không ? Qua bảng điều tra chúng ta thấy ý kiến thu được rất thấp, chứng tỏ các TTNN đã buông lỏng, thiếu chặt chẽ trong kiểm tra và đánh giá việc đã làm để điều chỉnh. Họ còn dựa trên sự tự giác của GV nhiều.

c. Nâng cao năng lực của người GV trong công tác kiểm tra - đánh giá Bảng 18: Nâng cao năng lực phẩm chất của GV trong công tác KT-ĐG

Ngoài những biện pháp giúp đỡ GV trong công tác KT ĐG còn có những biện pháp 4

Ngoài những biện pháp giúp đỡ GV trong công tác KT-ĐG, còn có những biện pháp chú trọng nâng cao năng lực phẩm chất của GV trong công tác này. Biện pháp Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho GV là một biện pháp rất quan trọng. Ý kiến của CBQL và GV là 81,6%, đã thể hiện nguyện vọng của họ muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây là một hoạt động chuyên môn rất cần thiết vì GV được mời dạy tại TTNN quen dạy chương trình tiếng Anh ở trường THPT, trong khi đó giáo trình tiếng Anh ở TTNN chú trọng vào khả năng giao tiếp, nên GV cần được bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn để có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình.


Những buổi tập huấn về kỹ năng soạn đề kiểm tra và đề thi sẽ giúp ích cho GV không những có khả năng soạn đề kiểm tra theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT mà còn thiết kế những đề kiểm tra của riêng mình chứ không sao chép hoàn toàn trong sách bài tập và trong các bộ đề in sẵn. Đồng thời năng lực chuyên môn cho GV cũng được phát triển do trao đổi và học tập được kinh nghiệm của đồng nghiệp khác, tạo điều kiện để mỗi GV bộc lộ khả năng tự học tự bồi dưỡng và vận dụng những kinh nghiệm có tính điển hình vào công tác soạn, thiết kế đề kiểm tra. Nhưng chỉ có 50% CBQL và 43,3% GV cho rằng đã tập huấn về kĩ năng soạn đề kiểm tra và đề thi vì họ nhận thấy GV có thể lấy đề từ các sách bài tập hay bộ đề đã in sẵn hoặc CBQL chỉ cần chọn một số GV có kinh nghiệm ra đề. ...

Ý kiến về việc xây dựng bộ đề thi dùng phương pháp trắc nghiệm theo mục tiêu kiểm tra trình độ ngữ pháp thực hành tiếng Anh là 50% ở CBQL. Tổ chức xây dựng bộ đề thi theo phương pháp này có nhiều ưu điểm là đo lường được diện rộng nội dung kiến thức ngữ pháp. Khâu chấm bài dễ và nhanh, giúp có sự phản hồi sớm nhằm điều chỉnh quá trình dạy của GV và học của học viên. Phương pháp TN theo MT còn có những ưu điểm khác nữa ... riêng đối với môn ngữ pháp thực hành tiếng Anh, phương pháp kiểm tra này có nhiều thuận lợi, vì kiểm tra ngữ pháp nhằm kiểm tra khả năng nhớ, thông hiểu và vận dụng kiến thức ngữ pháp trong các kỹ năng thực hành tiếng. Do đó phương pháp TN theo MT có tính thực tiễn cao. Với ý kiến của CBQL là 50% không áp dụng biện pháp xây dựng bộ đề thi với phương pháp TN theo MT, có lẽ họ chưa có điều kiện tổ chức xây dựng bộ đề thi cho trung tâm của họ. GV cũng có ý kiến chỉ 40%. Nguyên nhân có thể do GV không muốn phụ thuộc mà chỉ thích tự do ra đề theo ý mình.

Đồng thời với những biện pháp trên, duyệt đề kiểm tra cho GV nhằm đảm bảo mục đích của nội dung kiểm tra và độ chính xác của đề là rất quan trọng. Biện pháp duyệt đề kiểm tra để kịp thời phát hiện sai sót để điều chỉnh, ý kiến


của CBQL là 66,6% áp dụng biện pháp này, 2 người còn lại cho là GV tự chịu trách nhiệm với đề kiểm tra cũng tương đương với ý kiến của GV là 61, 6%.

Rèn luyện phẩm chất đạo đức của GV trong công tác KT-ĐG : chính những phẩm chất công bằng khách quan, chính xác, nghiêm túc .... của GV trong quá trình KT-ĐG là những động viên tốt nhất, tạo động lực cho học viên tiến bộ trong học tập, làm cho học viên bộc lộ được khả năng và thái độ của mình, và GV tránh được những nhận định chủ quan, áp đặt chung chung, thiếu căn cứ. Chỉ có 33,3% ý kiến của CBQL là chú trọng đến biện pháp này. Điều này cho thấy CBQL chưa thực sự quan tâm đến phẩm chất của người đánh giá gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, uy tín của TTNN. Ở GV có 8,3% số ý kiến đề cập đến biện pháp này, phải chăng họ có quan điểm không rõ ràng, có lúc còn đánh giá theo cảm tính do quen biết. . . mà không chú ý rèn luyện mình thành một người GV tốt.

d. Tăng cường hoạt động đánh giá trình độ tiếng Anh của học viên Bảng 19: các biện pháp để đánh giá trình độ tiếng Anh của học viên

Trong quá trình quản lý trung tâm việc nắm được chất lượng dạy và học qua 5

Trong quá trình quản lý trung tâm, việc nắm được chất lượng dạy và học qua KT-ĐG luôn cần thiết để người CBQL có thể điều chỉnh và có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Những biện pháp sau được dùng phối hợp với các biện pháp khác để đánh giá được trình độ tiếng Anh của học viên. Kết quả ở bảng 19 cho thấy:


Biện pháp Khảo sát chất lượng định kỳ được sử dụng với 66,6% ý kiến của CBQL và GV là 60%. Việc khảo sát chất lượng định kỳ nhằm cho GV và HV biết được sự tiến bộ của HV, nó còn cho người CBQL nắm được trình độ học viên để điều chỉnh việc dạy và học. Qua đây ta thấy rằng CBQL có quan tâm khảo sát chất lượng hơn so với GV vì vai trò quản lý của họ. Tuy nhiên, số liệu thu được không cao (66,6%).

Với biện pháp Khảo sát trình độ học viên khi thấy cần thiết chỉ có 33,3% ở CBQL và 43% ý kiến của GV. Biện pháp này áp dụng không theo kế hoạch của chương trình đôi khi cũng xảy ra trong trường hợp người QL muốn có thông tin phản hồi nhanh về trình độ hiện tại khả năng tiếp thu của học viên để kịp thời điều chỉnh và tạo điều kiện cho công tác dạy và học. Nhưng số liệu điều tra trên, thì có rất ít CBQL và GV sử dụng biện pháp này.

Dự giờ là biện pháp thể hiện quan điểm quản lý của người lãnh đạo Trung tâm. Dự giờ có tác dụng nhất định trong việc đánh giá năng lực của GV. Dự giờ đột xuất có thể biết được GV có chuẩn bị bài chu đáo không và năng lực thực chất của GV. Dự giờ có báo trước nhằm xem xét năng lực cao nhất mà GV đã chuẩn bị chu đáo trong giờ lên lớp. Hơn nữa, việc dự giờ nhằm nắm được khả năng của học viên thể hiện trong giờ học, với 02 kỹ năng nghe và nói được thể hiện rõ nhất. Qua khảo sát ý kiến của CBQL và GV thống nhất khá cao với tổng là 75,7%.

Với biện pháp chú trọng kiểm tra kỹ năng thực hành của học viên khi điều tra thì ý kiến của cả CBQL và GV là 66,6% và 83,3%, chứng tỏ trong giảng dạy nhiều GV rất chú trọng đến kỹ năng thực hành của học viên. Học viên cần thực hành tốt mới phát huy những kiến thức đã học nhất là học tiếng Anh rất cần kỹ năng thực hành giao tiếp. CBQL có tỷ lệ % thấp hơn có lẽ do tổ chức kiểm tra 2 kỹ năng nghe và nói thường mất nhiều thời gian. Vì thế họ đã có ý kiến với tỷ lệ cao (83,3%) khi dùng biện pháp Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cũng là hình thức rèn luyện kỹ năngthực hành và kết hợp kiểm tra được trình độ học

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí