Những Yếu Tố Hỗ Trợ Cho Việc Kiểm Tra Đánh Giá


viên trong các buổi sinh hoạt này. Các buổi sinh hoạt ngoại khóa luôn luôn hấp dẫn lôi kéo học viên tham gia và có nhiều hình thức, không khí khác hẳn một buổi học trên lớp. Vì thế học viên có thể phát huy tính sáng tạo, chủ động, thể hiện được năng lực của mình hơn.

CBQL có ý kiến về biện pháp Dựa trên điểm kiểm tra do GV báo cáo để nắm được trình độ của học viên ở Trung tâm là 50%. Đây là biện pháp phối họp với những biện pháp trên thì rất tốt, còn nếu chỉ sử dụng một biện pháp này thì không chính xác và quan liêu.

e. Một số biện pháp quản lý giúp học viên học và thi đạt kết quả Bảng 20: Một số biện pháp nhằm giúp học viên học và thi đạt kết quả

Ở các TTNN CBQL áp dụng một số biện pháp để quản lý công tác KT ĐG trình 1

Ở các TTNN, CBQL áp dụng một số biện pháp để quản lý công tác KT-ĐG trình độ của HV. Thông thường khi học viên vào đăng ký học có trình độ tiếng Anh rất chênh lệch, có ngưòi đã từng học tiếng Anh nhưng cũng có người chỉ mới bắt đầu học. Vì vậy việc kiểm tra xếp lớp rất cần thiết để xếp HV vào lớp đúng trình độ của mình tạo điều kiện cho HV dễ dàng tiếp thu bài và ít gây tâm lý chán nản vì phải học lại những điều đã biết. Trong thực tế ở các TTNN thuộc khu vực Tây nguyên, dù việc Tổ chức thi đầu vào để xếp lớp đúng trình độ HV là cần thiết nhưng họ vẫn chưa thực hiện được. Ý kiến của CBQL chỉ là 33,3%, và GV là 30%. Biện pháp chú trọng chất lượng dạy và học: Dĩ nhiên chất lượng dạy và học là mục đích cuối cùng của quá trình giáo dục. Kết quả của kỳ thi luôn phản ảnh phần nào chất lượng dạy học. Việc quan tâm đến chất lượng dạy


và học là nhiệm vụ quan trọng của người quản lý. Những thành tích học tập, tỷ lệ tốt nghiệp, tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp phản ánh được chất lượng dạy và học. Ở TTNN học viên đạt được kết quả cao trong kỳ thi luôn là mối quan tâm của nhà quản lý vì nó nâng cao uy tín cho trung tâm, thu hút được học viên theo học. Vì vậy, ý kiến CBQL là 100% và tương đương với GV là 90%.

Biện pháp Chú trọng kỹ năng thực hành tiếng Anh để đảm bảo học viên có thể sử dụng được tiếng Anh thành thạo. Ở các trường PT, học sinh học tiếng Anh với 4 kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết đều yêu cầu ngang nhau nhưng thực tế trong các kỳ thi tốt nghiệp, học sinh chỉ được kiểm tra kỹ năng Đọc và Viết, dẫn đến tình trạng dù không cố ý GV chỉ luyện cho học sinh làm bài tập để thi tốt nghiệp và khả năng vận dụng tiếng Anh của học sinh không cao. Đó là điểm khác biệt về việc dạy tiếng Anh ở TTNN với trường THPT, mà giáo trình và phương pháp dạy ở TTNN nhằm phát triển đồng đều các kỹ năng, nên HV ở TT được kiểm tra và thi cả 4 kỹ năng. Vì vậy CBQL và GV đều chú trọng đến kỹ năng thực hành của HV, với tổng chung là 80,3%.

Trước kỳ thi TTNN thường tổ chức ôn tập. Biện pháp này giúp cho học viên củng cố được kiến thức đã học, tạo cho học viên bổ sung kiến thức còn thiếu và tự tin hơn khi dự thi. Với ý kiến thu được là 92,4% cho thấy các TTNN đã ôn tập cho học viên trước khi tổ chức thi. Thí sinh tự do phải tham dự kỳ thi điều kiện trước khi thi chính thức. Đây là quy định của Bộ GD-ĐT tuy chỉ mới dự thảo vào năm 1994 nhưng cả 03 TTNN đều làm theo đúng quy chế, ý kiến tổng hợp là 100%. Biện pháp này ngăn ngừa bớt những kẻ cơ hội, không theo học nhưng muốn thi lấy bằng khi cần. Trong trường hợp này, họ thường xoay xở, quay cóp bài của những học viên khác khi vào phòng thi, đôi khi giám khảo không kiểm soát hết hoặc do quen biết nể nang, họ dễ dàng vượt qua kỳ thi mà thực chất không đủ trình độ tiếng Anh theo quy định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Ý kiến của CBQL và GV về biện pháp Tạo tâm lý thoải mái nhưng nghiêm túc cho thí sinh khi dự thi ta thu được kết quả không cao, CBQL :33,3%, GV:


41%. Có lẽ người CBQL và GV đều nghĩ rằng chỉ cần nghiêm túc làm tròn nhiệm vụ của người giám thị. Thực ra khi dự thi môn nói, nếu không tạo cho học viên tâm lý thân thiện thoải mái thì hạn chế khả năng của thí sinh và không khích lệ cho thí sinh đủ tự tin để dự thi đạt kết quả mong muốn. Việc Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho kỳ thi là một trong những điều kiện cần thiết để tiến hành kỳ thi thành công. Số liệu thu được qua bảng điều tra của CBQL 66,6%, của GV 58,3% cho ta thấy cơ sở vật chất ở các TTNN khi tổ chức kỳ thi vẫn chuẩn bị chưa tốt có thể do thiết bị máy móc in ấn, phòng thi. .. chưa được đảm bảo.

g. Những yếu tố hỗ trợ trong công tác kiểm tra - đánh giá


Đối với công tác thi, điều kiện cơ sở vật chất là một trong những điều kiện cần thiết để kỳ thi được tiến hành. Việc chuẩn bị phòng ốc, in ấn đề thi và máy móc như cassette, băng từ để thi môn nghe... phải được chú trọng. Nếu tất cả những điều kiện vật chất được chuẩn bị chu đáo thì kỳ thi sẽ đảm bảo diễn ra tốt đẹp. Hạn chế những sự cố kỹ thuật đáng tiếc.

Thực trạng về điều kiện hỗ trợ cho việc KT-ĐG ở các TTNN hiện nay được đánh giá như thế nào ? Để khảo sát thực tế những yếu tố hỗ trợ cho việc KT-ĐG, chúng tôi đưa ra 4 nội dung với yêu cầu xếp theo thứ tự ưu tiên: tốt là 2 điểm, chưa tốt là 1 điểm, không tốt là 0 điểm để lấy điểm trung bình chung.

Ở cả 3 TTNN số lượng đội ngũ giám khảo và giám thị, được CBQL và GV xếp tốt (1,84). Bảo vệ trật tự, an ninh cho kỳ thi được xếp ở khá tốt với 1,75 điểm. Riêng phòng thỉ được xếp chưa tốt với 0,71 điểm, cả CBQL và GV đều cho rằng phòng thi có thể cách âm chưa tốt hạn chế khi thi môn nghe, và đôi khi số thí sinh trong mỗi phòng thi quá 20 người vượt quy định tạo điều kiện cho thí sinh dễ dàng trao đổi và chép bài của nhau. Về phần thiết bị máy móc được xếp chưa tốt với 0,66 điểm dưới mức trung bình. Nguyên nhân còn thiếu máy móc hoặc máy cũ nên việc in ấn đề thi cũng như sao in băng từ chưa đảm bảo.

Bảng 21: Những yếu tố hỗ trợ cho việc kiểm tra đánh giá


h Hướng dẫn và kiểm tra giáo viên trong công tác kiểm tra đánh giá Trong công 2

h. Hướng dẫn và kiểm tra giáo viên trong công tác kiểm tra - đánh giá


Trong công tác KT-ĐG, người CBQL cần có biện pháp để giúp đỡ hướng dẫn GV làm tốt hơn, và họ phải kiểm tra việc thực hiện những biện pháp để xem GV làm theo đúng kế hoạch hay không. Kết quả thu được qua 02 đối tượng là CBQL và GV ở bảng 18 như sau:

Trong những biện pháp nêu trên, kiểm tra GV dạy đúng theo kế hoạch chương trình là khá được quan tâm với tổng ý kiến là 60,6%. Đây là nhận thức đúng với thực tế ở TTNN vì chương trình ở TTNN phải được thực hiện đúng với kế hoạch giảng dạy đảm bảo theo số tiết qui định. Theo ý kiến của Cô Lê Thị Tường Vân, Phó GĐ TTNN Pleiku: "Việc kiểm tra dạy theo đúng kế hoạch chương trình của GV cần được quan tâm đúng mức. Chúng tôi phải nắm kế hoạch giảng dạy của GV thì mới kịp điều chỉnh, bổ sung khi có những thay đổi đột xuất do GV nghỉ ốm, hay nghỉ những ngày lễ trong năm".

Thầy Hy Am, Phó GĐ TTNN Kon Tum có ý kiến: "Nắm được kế hoạch giảng dạy của GV mới kịp chỉ đạo những trường hợp chậm trễ, cắt xén chương trình, dạy không đủ kiến thức . . .và nhất là có đủ thông tin để điều chỉnh kế hoạch tổ chức thi cuối khóa cho các lớp".

Ở biện pháp Coi trọng giáo án tiết kiểm tra, ý kiến của CBQL là 33,3% và GV 41%, như vậy nhận thức chung là rất thấp. Việc đặt ra yêu cầu mục đích cho


tiết kiểm tra là quan trọng nhưng đa số GV chưa định ra được nguyên tắc, nội dung mục đích và các tiêu chuẩn đánh giá cho từng phần kiến thức, và cho cả quá trình học tập của HV mà chỉ dựa trên phân phối chương trình. Nếu không yêu cầu GV chuẩn bị soạn giáo án kiểm tra kỹ thì có thể đề kiểm tra thiếu chất lượng, biểu điểm và đáp án tùy tiện.

Biện pháp Yêu cầu chấm chữa bài cho học viên chu đáo thu được ý kiến là 50% ở CBQL và 40% ở GV. Kết quả này cho thấy cả CBQL và GV còn chưa tâm huyết với việc chỉ ra những tiến bộ cũng như những sai sót của từng HV mà chỉ chú ý đến điểm số. Có thể do thói quen khi chấm bài và sợ mất thời gian. Đối với biện pháp này CBQL và GV cần quan tâm nhiều hơn vì việc chấm chữa bài chu đáo cung cấp cho HV những thông tin, giúp người học điều chỉnh, bổ khuyết những phần kiến thức còn thiếu, về phần GV, cũng nắm một cách cụ thể và khá chính xác năng lực của từng học viên để có biện pháp giúp đỡ họ.

Với biện pháp Nghiêm cấm việc kiểm tra học sinh bừa bãi mà không trả bài có ý kiến trung bình với CBQL là 50%, GV là 40%. Việc kiểm tra bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy và nếu không trả bài thì sẽ không có tác dụng gì khi kiểm tra mà chỉ làm mất thời gian của học viên mà thôi. Thế nhưng, vẫn còn đến nửa số CBQL và GV không coi trọng điều này. (Có thể GV cho học viên kiểm tra để làm việc riêng hoặc vì lý do nào đó). CBQL đã để cho GV vi phạm vào quy chế KT-ĐG mà không ngăn cấm. Cho dù ở các TTNN việc KT- ĐG để điều chỉnh việc dạy học hơn là để lấy điểm số nhưng không được để cho GV tùy tiện trong KT-ĐG.

Việc Vi phạm quy chế thi mà không được xử lý đúng thì sẽ làm cho giám thị và giám khảo ỷ lại, coi thường và sẽ tái phạm. Số liệu thu được là 33,3% ở CBQL và 30% ở GV cho thấy vẫn còn hiện tượng dễ dãi, nể nang trong công tác thi cử và kiểm tra. Dẫn đến hậu quả nề nếp thi bị buông lỏng, qui chế trong thi cử ít hiệu lực.


Bên cạnh việc kỷ luật từng trường hợp vi phạm thì biện pháp Khen thưởng kịp thời cũng rất hữu hiệu, có 60,6% ý kiến của CBQL và GV đều quan tâm đến điều này. Việc khen thưởng nhằm động viên khích lệ đúng lúc giúp GV làm việc tốt hơn luôn là biện pháp cần thiết đối với người CBQL.

Bảng 22: Biện pháp hướng dẫn và kiểm tra GV trong công tác KT-ĐG


2 5 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá trình độ 3

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá trình độ tiếng Anh của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên‌

Với đặc thù riêng, việc dạy học của các TTNN tuy không phải là hoạt động giáo dục chính quy, nhưng công tác KT-ĐG kết quả học tập của HV lại đóng vai trò quan trọng. Kết quả kiểm tra sẽ trả lời cho chất lượng học tập và hiệu quả của việc sử dụng ngoại ngữ của HV phục vụ cho công tác của họ. Qua điều tra thực trạng quản lý hoạt động KT-ĐG ở các TTNN ở 3 tỉnh Daklak, Gia Lai, và Kon Tum, chúng tôi có thể nhận thấy những mặt mạnh và mặt yếu như sau:

-Những điểm mạnh trong quản lý hoạt động KT-ĐG


Dù cho Bộ GD-ĐT chưa ban hành qui định chính thức về kiểm tra đánh giá nhưng các TTNN đã có nhiều cố gắng để quản lý hoạt động KT-ĐG trình độ tiếng Anh của học viên theo hướng tích cực hơn nhằm đánh giá thực chất, khách quan chất lượng giảng dạy và học tập ở TTNN, tạo sự công bằng cho học viên.

Một số lãnh đạo TTNN đã quan tâm đến việc duyệt đề thi và xác định mục đích của bài kiểm tra. . .Bên cạnh đó, họ cũng có những biện pháp quản lý tích


cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KT-ĐG, thúc đẩy việc dạy và học ở TTNN.

Sự tổ chức chỉ đạo của CBQL các TTNN trong việc KT-ĐG trình độ tiếng Anh đã đạt được kết quả nhất định, tạo được nề nếp học tập, nề nếp thi cử trong hệ thống giáo dục không chính qui.

-Những hạn chế


Nhận thức về công tác này ở CBQL trung tâm và GV vẫn chưa cao. Nhận thức về mục đích kiểm tra đánh giá còn rất khác nhau. Công tác kiểm tra 4 kỹ năng tổ chức chưa được đồng đều ở cả 3 trung tâm. Các dạng đề kiểm tra cũng như nội dung chưa thống nhất, đa số GV ra đề theo phương pháp truyền thống và trắc nghiệm luận đề, chỉ có số ít GV ra đề theo phương pháp TN theo mục tiêu, ngay cả với bài kiểm tra NPTH tiếng Anh dù rất phù hợp với phương pháp này nhưng họ vẫn không sử dụng.

Công tác KT-ĐG quá trình học tập của HV vẫn theo sự chỉ đạo riêng của LĐ từng trung tâm: Việc tổ chức ra đề, chấm bài kiểm tra vẫn còn để cho GV tự thực hiện mà CBQL chưa sâu sát và không thường xuyên kiểm tra. Vì vậy, GV có thể tùy tiện trong khâu ra đề, coi thi, chấm bài và đánh giá, nhận xét còn sơ sài ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của HV. Kết quả đánh giá thiếu chính xác, chưa khách quan sẽ cho ra những sản phẩm không đủ chất lượng.

Cơ sở vật chất và sự chuẩn bị cho kì thi còn thiếu chu đáo, gây ra những sự cố kỹ thuật trong in ấn đề thi, băng từ cho đề thi nghe, lượng thí sinh trong phòng thi còn quá quy định,phòng thi chưa bảo đảm. KT-ĐG nhiều khi tổ chức không phù hợp, không tạo không khí tự tin an tâm để học viên thể hiện hết khả năng của mình.

Với những hạn chế trên, ta thấy chất lượng quản lý hoạt động này còn nhiều thiếu sót, thể hiện ở nhiều mặt trong quá trình KT-ĐG như: nguyên tắc, kế hoạch nội dung,phương pháp tổ chức chỉ đạo, thanh tra kiểm tra. . . mà hậu quả


của nó là kết quả đánh giá thiếu khách quan, sản phẩm sẽ là những học viên không đủ trình độ, năng lực không đáp ứng được nhu cầu của phát triển xã hội hiện nay.

- Nguyên nhân những hạn chế trong quản lý công tác KT-ĐG trình độ tiếng Anh của GĐ các TTNN ở các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên

+ Nguyên nhân chủ quan


CBQL và đội ngũ GV chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và mục đích của KT-ĐG trình độ tiếng Anh trong quá trình giảng dạy. Một phần do trình độ quản lý còn thấp, chưa được đào tạo đầy đủ, tự học, tự bồi dưỡng không thường xuyên.

CBQL chưa có kế hoạch và một hệ thống biện pháp quản lý chặt chẽ, chưa có qui trình thích hợp đảm bảo tính khách quan trong KT-ĐG.

Công tác triển khai phổ biến, học tập qui chế không nghiêm túc, ít hiệu

quả.


Thiếu tinh thần tự giác, nề nếp thi cử bị buông lỏng, GV không làm hết bổn

phận, xao nhãng nhiệm vụ khi coi thi và kiểm tra.


Giáo dục đạo đức và pháp luật cho GV và HV bị xem nhẹ. Còn lúng túng trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, vì vậy phương pháp KT- ĐG trình độ HV còn lạc hậu, rập khuôn.

Chưa có kinh nghiệm soạn thảo các câu hỏi kiểm tra theo phương pháp TN theo MT.

+ Nguyên nhân khách quan


Qui chế về tổ chức, đào tạo, kiểm tra thi cử và công nhận tốt nghiệp còn chung chung, thiếu cụ thể, chi tiết.

Quan niệm học ngoại ngữ để có bằng cấp làm giấy thông hành khi đi xin việc là mong muốn nóng bỏng của nhiều HV. Chính vì vậy sức ép của nó lên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023