Nhận Xét Về Tiêu Chuẩn Đánh Giá Thi Tiếng Anh Cấp Độ A, B, C Của Bộ Gd-Đt Với Trình Độ Tiếng Anh Của Học Viên Ở Ttnn


b So sánh tiêu chuẩn đánh giá thi cấp độ A B C tiếng Anh của Bộ Giáo dục 1

b. So sánh tiêu chuẩn đánh giá thi cấp độ A,B,C tiếng Anh của Bộ Giáo dục - Đào tạo với trình độ thực tê của học viên được kiểm tra -đánh giá ở trung tâm ngoại ngữ


Qua bảng 8 ta thấy có 33 3 CBQL đánh giá trình độ tiếng Anh của HV đúng với 2

Qua bảng 8 ta thấy có 33,3% CBQL đánh giá trình độ tiếng Anh của HV đúng với tiêu chuẩn Bộ GD-ĐT quy định, còn 66,6% đánh giá gần đúng tương đương với đánh giá của GV là 30% đúng, 60% cho rằng chỉ gần đúng với quy định và còn lo % GV cho rằng trình độ tiếng Anh chưa đúng với quy định. So sánh với ý kiến của HV là 10% cho là đúng, 50 % cho là gần đúng nhưng có đến 40% cho là không đúng quy định. Số liệu trên được minh họa qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Nhận xét về tiêu chuẩn đánh giá thi tiếng Anh cấp độ A, B, C của Bộ GD-ĐT với trình độ tiếng Anh của học viên ở TTNN


Với yêu cầu của Bộ GD ĐT khi được cấp chứng chỉ A tiếng Anh HV phải đủ 3

Với yêu cầu của Bộ GD-ĐT, khi được cấp chứng chỉ A tiếng Anh, HV phải đủ khả năng giao tiếp những vấn đề sơ đẳng của cuộc sống hàng ngày và với trình độ B họ có thể giao tiếp thông thạo những vấn đề đời sống hàng ngày. Trình độ C phải có khả năng giao tiếp một cách lưu loát. Nhưng qua điều tra, nhận xét của CBQL là 33,3% cho rằng HV được đào tạo qua cấp độ A,B,C tiếng Anh có khả năng đúng với quy định của Bộ đặt ra, cũng gần với ý kiến của GV là 30%. Nhưng chỉ có 10% HV là đồng ý như vậy. Điều này cho thấy cả CBQL và GV đánh giá khả năng của HV đạt được theo chương trình họ đã dạy tại trung tâm. Nhưng HV lại đánh giá trình độ tiếng Anh của mình qua nhu cầu thực tế. Có 50% HV đánh giá trình độ của họ gần đúng với yêu cầu của Bộ, so với CBQL là 66,6% và GV là 60% hoàn toàn hợp lý. Với 2 kỹ năng nghe và nói tiếng Anh là 2 kỹ năng rất khó thành thạo, nếu HV ít có điều kiện giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài thì họ sẽ rất lúng túng không bắt kịp và không diễn đạt được ý tưởng của mình. Vì thế có đến 40% HV còn thấy quá khó khăn và không đủ khả năng theo đánh giá trình độ A,B,C của Bộ, chênh lệch với ý kiến của GV là 10 % . Sỡ dĩ có sự chênh lệch này do trong thời gian học ở lớp hoặc khi dự thi HV tự tin vì người hỏi thi là giáo viên của trung tâm nên họ được GV đánh giá năng lực của họ hơn hẳn, tuy nhiên khi họ ra tiếp xúc thực tế với người nước ngoài trong nhiều tình huống đa dạng họ sẽ lúng túng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

c. Kiểm tra ngữ pháp thực hành tiếng Anh.


Bảng 9: Mục đích của các câu hỏi kiểm tra ngữ pháp thực hành tiếngAnh


Qua Bảng 9 cho thấy rằng câu hỏi kiểm tra ngữ pháp thực hành tiếng Anh cần 4

Qua Bảng 9 cho thấy rằng, câu hỏi kiểm tra ngữ pháp thực hành tiếng Anh cần đo lường cả 03 khả năng nhớ, thông hiểu và vận dụng kiến thức NPTH vào 02 kỹ năng nói và viết được chú trọng nhất với ý kiến của CBQL là 83% và GV là 60%. Điều này hợp lý vì việc đo lường cả 03 khả năng này vào 02 kỹ năng nói và viết là những mục tiêu của môn ngữ pháp thực hành. Không có ý kiến nào đánh giá câu hỏi kiểm tra Cần liên quan đến khả năng nhớ thuộc lòng các quy tắc ngữ pháp. Qua ý kiến trên chứng tỏ CBQL và GV đều mong muốn ra đề kiểm tra diện rộng kiến thức ngữ pháp thực hành tiếng Anh và chú trọng vào khả năng thực hành của HV. Như vậy xây dựng đề kiểm tra ngữ pháp tiếng Anh vói phương pháp trắc nghiệm theo mục tiêu phù hợp với mong muốn của mọi người ở TTNN hiện nay.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ‌

2.4.1. Thực trạng tổ chức hoạt động kiểm tra - đánh giá‌


a. Tổ chức kiểm tra để xếp lớp (Placement test)


Việc kiểm tra đầu vào ở các TTNN là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học. Nhưng các TTNN có điều hành tốt công tác này hay không? Kết quả Bảng 10 cho thấy học viên vào đăng ký học ở TTNN được xếp lớp theo yêu cầu đăng ký của HV là 66,6% ở CBQL, ý kiến của GV là 71,6% cũng tương đương với HV là 61,6%. Như vậy đa số HV không được kiểm tra xếp lớp đầu vào, điều này gây khó khăn cho việc dạy và


học. Có lẽ do những TTNN ở các tỉnh Tây nguyên với số lượng HV đăng ký không nhiều và còn rời rạc không trùng thời điểm nên rất khó tổ chức kiểm tra xếp lớp. Với 33,3% CBQL và 28,3% GV có ý kiến có tổ chức kiểm tra đầu vào cho HV khá phù hơp với ý kiến của HV là 38,3%. Nếu thực hiện được công tác này sẽ tạo thuận lợi cho việc dạy và học vì trình độ học viên trong một lớp đồng đều.

Bảng 10: Kiểm tra xếp lớp


b Tổ chức ra đề kiểm tra định kỳ Ở các TTNN đề kiểm tra của mỗi lớp 5

b. Tổ chức ra đề kiểm tra định kỳ


Ở các TTNN đề kiểm tra của mỗi lớp thường do GV phụ trách lớp đó ra chiếm 66,6%( CBQL) và 65 % (GV). Lý do là các lớp khai giảng vào những thời điểm khác nhau nên độ chênh lệch giữa các bài dạy là rất lớn, ra đề theo nhóm lớp không phù hợp với thực tế. Đề do LĐTT ra, có ý kiến cả 2 đối tượng là 0% vì mỗi TT chỉ có 2 LĐ phụ trách nên không thể ra đề cho từng lớp được. Đề KT-ĐG do nhiều GV ra, sau đó bốc thăm đều không có ý kiến từ CBQL và GV. Tuy nhiên đối với những TTNN các lớp tổ chức khai giảng theo từng kỳ (1 năm 4 kỳ) thì đề KT-ĐG do LĐ TT chỉ định GV ra theo nhóm lớp được đánh giá là phù hợp giữa CBQL và GV (ý kiến 33,3% của CBQL và 35% của GV)

Bảng 11: Tổ chức ra đề kiểm tra


c Tổ chức kiểm tra 1 tiết Bảng 12 Tổ chức kiểm tra 1 tiết Tổ chức kiểm 6


c. Tổ chức kiểm tra 1 tiết Bảng 12: Tổ chức kiểm tra 1 tiết

Tổ chức kiểm tra 1 tiết ở TTNN thường được thực hiện sau một nhóm bài đã 7

Tổ chức kiểm tra 1 tiết ở TTNN thường được thực hiện sau một nhóm bài đã quy định trong chương trình ngoại ngữ được chọn giảng dạy. Nếu TTNN có kế hoạch kiểm tra 1 tiết cụ thể cho từng lớp phù hợp với chương trình thì kiểm tra sẽ thống nhất và CBQL dễ dàng kiểm tra xem GV có thực hiện kế hoạch hay không. Tuy nhiên, ý kiến thu được ở cả 3 đối tượng là ở mức bình thường, CBQL là 66,6%, của GV là 71% và của HV là 53,3% chứng tỏ việc kiểm tra 1 tiết chưa hoàn toàn theo kế hoạch của TT và việc xây dựng kế hoạch kiểm tra 1 tiết chưa được đúng mức.

Kiểm tra đột xuất CBQL không có ý kiến nhưng GV là 8,3% và HV là 20%. Thực tế vẫn còn có trường hợp GV kiểm tra đột xuất mà CBQL không biết, GV cho lớp kiểm tra không báo trước thường xảy ra khi GV muốn bỏ lớp làm việc riêng. Nếu CBQL không nắm được kế hoạch kiểm tra 1 tiết của từng lóp thì sẽ không kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm như trên.

Kiểm tra theo kế hoạch riêng của GV: ý kiến của CBQL là 33,3%, GV 20% và HV là 26,6 %. CBQL vẫn chấp nhận GV kiểm tra theo kế hoạch riêng để tạo sự linh hoạt hơn trong kiểm tra nhưng khó kiểm soát được kế hoạch riêng của từng GV vì rất rời rạc. Với kế hoạch kiểm tra 1 tiết của riêng mình, GV có thể tăng cường kiểm tra được tất cả HV trong lớp, còn HV sẽ siêng năng học bài hơn. Đối với những GV thiếu nhiệt tình, việc tăng cường kiểm tra 1 tiết đôi khi để họ khỏi phải dạy. Nói chung, việc kiểm tra 1 tiết theo kế hoạch riêng của GV


dù là tích cực hay tiêu cực cũng gây ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình giảng dạy vì GV phải cắt xén bớt giờ dạy để kiểm tra.

d. Tổ chức chấm bài kiểm tra


Bảng 13. Tổ chức chấm bài kiểm tra định kỳ


Bảng 13 cho thấy rằng số bài kiểm tra của lớp nào do GV lớp đó chấm và LĐ 8

Bảng 13 cho thấy rằng số bài kiểm tra của lớp nào do GV lớp đó chấm và LĐ Trung tâm kiểm tra lại chiếm 66,6% và GV là 58,3%, cách thức tổ chức chấm này giúp GV có thể nắm được những sai sót trong bài làm của HV, cũng như những điểm cần phát huy để kịp điều chỉnh và bồi dưỡng cho HV, sau đó thống kê lại rồi báo cáo cho LĐ TT kiểm tra là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, qua số liệu ở bảng vẫn còn 33,3% CBQL không kiểm tra lại bài chấm của GV tương đương với ý kiến của GV là 41,6%. Như vậy họ đã không quan tâm đến việc chấm và đánh giá kết quả bài làm của HV, thì sẽ không nắm bắt được cụ thể trình độ của HV nên việc chỉ đạo kế hoạch bồi dưỡng bổ sung kiến thức cho HV không kịp thời. Họ cũng không biết được GY chấm có chính xác hay không. Ngoài ra Việc tổ chức cho GV chấm chung Chấm chéo các lớp đều không có ý kiến từ CBQL và GV do GV cho rằng tập trung chấm chung và chấm chéo làm mất thời gian. Việc chấm chung và chéo bài làm GV gặp khó khăn vì không được trực tiếp chấm bài của lớp mình để nắm được sự tiến bộ cũng như sút kém của HV. Hơn nữa, điểm số kiểm tra bình thường (không phải thi cuối khóa) ở TTNN chỉ nhằm để đánh giá trình độ thực chất của HV và điều chỉnh việc dạy và học hơn là cơ sở để HV lên lớp.


e. Hướng dẫn giáo viên kiểm tra đánh giá quá trình giảng dạy, học tập Bảng 14: Hướng dẫn giáo viên kiểm tra đanh giá quá trình

Qua bảng 14 ta thấy rằng GV đã Kiểm tra bài cũ đầu giờ ở mức trung bình là 9

Qua bảng 14 ta thấy rằng GV đã Kiểm tra bài cũ đầu giờ ở mức trung bình là 53,3% cũng gần giống với nhận xét của HV là 56,6%, còn CBQL là 66,6%. Việc kiểm tra bài cũ đầu giờ tạo nề nếp cho lớp học là phải học bài ở nhà dù ở TTNN không nhấn mạnh vào điểm số. Có số GV đã Kiểm tra bài cũ song song với dạy bài mới, ý kiến của CBQL là 50%, GV là 40% phù hợp vói HV là 38,3%. Đây là một phương pháp kiểm tra lồng ghép kiến thức đã học vào trong kiến thức bài mới, tạo được sự vận dụng liên kết kiến thức rất linh động, nó yêu cầu soạn giảng bài rất kỹ, vì vậy với số liệu thu được ở GV chỉ là 40% nên cần phải tăng cường hơn phương pháp kiểm tra này. Trong khi đó Thay đổi hình thức kiểm tra được chú trọng hơn, tổng chung là 59,5% điều này chứng tỏ rằng có một số GV muốn làm HV thích thú hơn khi được kiểm tra, giảm bớt căng thẳng cho HV.


Đối với biện pháp Cho học viên chấm bài của nhau cũng là một trong những hình thức giúp học viên học hỏi, củng cố kiến thức, và thay đổi không khí cho lớp học, tuy nhiên thực tế việc áp dụng phương pháp mất nhiều thời gian ở trên lớp nên số lượng áp dụng còn thấp (15,3%)

Soạn giáo án kiểm tra có chất lượng là yêu cầu quan trọng đối với GV trong công tác kiểm tra. GV phải nắm chắc mục tiêu yêu cầu của bài kiểm tra, cân nhắc kỹ tính khoa học, ngôn ngữ rõ ràng, phải có đáp án và biểu điểm đầy đủ. Ở TNNN, GV có ý thức cao đối với vấn đề này, vì qua đây thể hiện được năng lực cũng như uy tín của GV, ý kiến của GV là 80% và CBQL là 83,3%, tuy nhiên chỉ có 60% học viên cho rằng đề kiểm tra được soạn kỹ. Có thể do đề kiểm tra có lỗi chính tả hoặc có sai sót kiến thức trong khi ra đề, hoặc việc chuẩn bị in ấn đề chưa kịp thời . . . với thực tế này CBQL cần chú trọng hơn đến việc duyệt đề kiểm tra của GV. Biện phập Quy định ngày kiểm tra và chữa bài cẩn thận giúp cho học viên hiểu được đúng sai trong thời gian ngắn nhất. Nếu khi GV chấm bài xong chỉ cho điểm số mà không có lời nhận xét, chưa chỉ ra cho HV những mặt mạnh, yếu, và hướng sửa chữa bổ sung kịp thời nghĩa là GV chỉ mới lượng giá chứ chưa đánh giá. Ở đây chúng ta phải chú ý đến việc đánh giá không chỉ là những lời phê tốt, khá, trung bình, yếu mà HV cần những lời phê cụ thể để có hướng điều chỉnh kịp thời. Nếu HV không biết được những mặt yếu của mình sẽ làm chậm sự tiến bộ của HV trong học tập. Thực tế việc chữa bài cho HV cẩn thận và trả đúng ngày ở các TTNN vẫn chưa được thực hiện tốt, chỉ có 40%GV có ý kiến là đã làm được vấn đề này. Nguyên nhân là đa số GV còn lại sợ mất thời gian, thiếu nhiệt tình mà CBQL không nhắc nhở khi kiểm tra kết quả bài chấm trả cho HV. Ra bài kiểm tra về nhà : ý kiến của CBQL 33,3%, GV là 25%, HV là 21,6% do đặc thù ở TTNN, đối tượng theo học có thể bận công tác hoặc bận học nhiều môn khác... họ không có nhiều thời gian làm bài tập ở

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí