cử,
+Có trình độ nghiệp vụ cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và thi
-Xác định nội dung của bộ câu hỏi TN theo MT để đánh giá trình độ kiến
thức NPTH tiếng Anh của 40 bài chương trình Streamline cho HV trình độ A năm 2002 ở TTNN Kon Tum. (phụ lục 6)
-Thời gian tổ chức xây dựng bộ câu hỏi TN theo MT : từ 10/07/2002 đến 10/08/2002.
c. Tổ chức kiểm định chất lượng bộ câu hỏi
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra - Đánh Giá Trình Độ Tiếng Anh Của Giám Đốc Trung Tâm Ngoại Ngữ Ở Các Tỉnh
- Biện Pháp 2: Xây Dựng Kế Hoạch Quản Lý Công Tác Kiểm Tra -Đánh Giá Trình Độ Tiếng Anh Của Học Viên
- Biện Pháp 4: Tăng Cường Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Cho Hoạt Động Kiểm Tra - Đánh Giá Trình Độ Tiếng Anh
- Anh (Chị) Thường Chú Trọng Đến Nội Dung Quản Lý Nào Nhất ? (Xếp Thứ Tự Ưu Tiên 1,2,3,4...)
- Để Công Tác Kt-Đg Tốt Hơn Anh(Chị) Có Đề Nghị Gì?
- Theo Anh (Chị) Trung Tâm Ngoại Ngữ Đã Sử Dụng Các Dạng Kiểm Tra Nào ?
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Sau khi bộ câu hỏi được soạn thảo xong, chúng tôi tiến hành các bước sau:
-Chỉ đạo nhóm soạn thảo trao đổi, xem xét lại cẩn thận những câu hỏi mà họ đã soạn.
-Chọn lớp để thử nghiệm: Chúng tôi chỉ đạo chọn 40 HV trình độ A và yêu cầu họ làm một bài kiểm tra thử gồm 40 câu hỏi TN. (phụ lục 6)
-Tổ chức phân tích bộ câu hỏi TN theo MT về kiến thức NPTH tiếng Anh để xác định độ giá trị, độ tin cậy, độ khó và độ phân cách nhằm đánh giá ưu, khuyết khi xây dựng bộ đề.
* Nhận định và đánh giá ưu khuyết khi sử dụng bộ đề trắc nghiệm theo mục tiêu và kiểm tra trình độ ngữ pháp thực hành tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ Kon Tum
Sau khi tổ chức thử nghiệm những câu hỏi trắc nghiệm về ngữ pháp thực hành của 40 bài chương trình Streamline A, chúng tôi đã lấy ý kiến của 30 giáo viên đang giảng dạy tại trung tâm ngoại ngữ Kon Tum và 40 học viên làm bài tập trắc nghiệm, sau đó tổng hợp được các ý kiến về ưu và khuyết của việc áp dụng những câu hỏi trắc nghiệm theo mục tiêu này vào kiểm tra - đánh giá trình độ ngữ pháp thực hành tiếng Anh của học viên (phụ lục 5 )
Ưu điểm:
-Các câu hỏi trắc nghiệm theo mục tiêu đã bám sát mục tiêu của bài học ngữ pháp cần kiểm tra và có độ chính xác cao về kiến thức khoa học. (86% sát mục tiêu và 100% chính xác)
-Độ phân biệt cao - Phân biệt rõ được các trình độ khác nhau của học viên (Giỏi, khá, trung bình, kém). (100%)
-Tỷ lệ câu hỏi cho các phần cân đối với số giờ học các phần.(85%)
-Đáp án có trong giáo trình, bài giảng và bài đọc thêm. (86%)
-Độ khó vừa sức, phù hợp với trình độ của học viên.(85%)
-Các câu hỏi đo lường được diện rộng nội dung kiến thức quan trọng của ngữ pháp thực hành trong 40 bài của chương trình Streamline English Departures. Vì vậy học viên phải học kĩ tất cả các nội dung của mục tiêu kiểm tra, tránh học tủ, học vẹt (86%).
-Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm theo mục tiêu về ngữ pháp thực hành thành "ngân hàng đề" để có thể triển khai KT-ĐG nhanh và hạn chế được tình trạng một giáo viên vừa dạy, vừa ra đề, vừa chấm thi.
-Những người tham gia soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiêm theo mục tiêu này là những giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nắm vững chương trình, nắm vững trình độ của học viên nên đã soạn thảo được các câu hổi trắc nghiệm theo mục tiêu đảm bảo được các yêu cầu đặt ra.
-Việc chấm bài dễ dàng và khách quan, giúp có sự phản hổi sớm các thông tin ngược để kịp thời điều chỉnh quá trình tổ chức các hoạt động dạy - học góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học,
Khuyết điểm:
-Với đề bài kiểm tra trắc nghiệm theo mục tiêu, khó có thể khảo sát khả năng sáng tạo của học viên.
-Có thể khuyến khích sự đoán mò các câu trả lời.
-Có khó khăn trong việc lưu trữ và bảo quản đề thi.
-Việc xáo đề còn mất thời gian nếu kỹ thuật thấp.
d. Triển khai sử dụng câu hỏi trắc nghiệm theo mục tiêu để kiểm tra trình độ ngữ pháp thực hành tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ Kon tum
Sau khi đã kiểm định, các câu hỏi được sửa chữa và hoàn thiện đưa vào sử dụng rộng rãi để kiểm tra các lớp trình độ A ở TTNN Kon tum.
-Trước khi cho HV thi, chúng tôi đã:
+Kiểm soát cẩn thận các bản in để tránh những lỗi in sai, không rõ ràng hay thiếu sót.
+Câu hỏi và phần lựa chọn phải trình bày một cách khoa học, rõ ràng.
+Để tránh sự gian lận của HV nên in thành những bộ đề TN vói những câu hỏi giống nhau nhưng thứ tự các câu hỏi ấy bị đảo lộn.
-Chỉ đạo GV hướng dẫn cho HV về cách làm dạng bài tập TN theo MT .
-Khuyến khích GV in đề bài kiểm tra chẵn - lẻ.
-Nhắc nhở và kiểm tra GV trong công tác coi kiểm tra, coi thi.
Với việc tổ chức xây dựng bộ câu hỏi TN theo MT để KT-ĐG trình độ NPTH tiếng Anh cấp độ A ở TTNN Kon tum, chúng tôi sẽ triển khai xây dựng câu hỏi TN cho cấp độ B để tạo điều kiện cho GV trong công tác KT-ĐG.
Những biện pháp đề xuất trong luận văn để cải tiến quản lý công tác KT- ĐG trình độ tiếng Anh ở các TTNN ở các tỉnh thuộc Tây nguyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả GD. Thực chất các biện pháp này nhằm tăng cường chức năng quản lý từ kế hoạch, tổ chức chỉ đạo đến kiểm tra, đánh giá công tác KT- ĐG trình độ của HV. Như vậy những biện pháp này sẽ giúp ích cho công tác KT-ĐG đạt được hiệu quả tốt hơn. Đồng thời chúng tôi cũng đưa một cải tiến phương pháp KT-ĐG kiến thức NPTH tiếng Anh bằng phương pháp TN theo mục tiêu thây cho phương pháp TN theo luận đề truyền thống, với ngữ pháp
tiếng Anh thì kiểm tra bằng phương pháp TN theo mục tiêu có những thuận lợi, nâng cao độ tin cậy, tính khách quan của việc đánh giá trình độ ngữ pháp tiếng Anh của HV.
Việc giảng dạy ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ở các TTNN là cần thiết để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và hỗ trợ cho các trường THPT trong việc dạy ngoại ngữ theo hình thức và chương trình đa dạng phù hợp. Vì vậy, việc KT-ĐG trình độ HV ở các TTNN một cách khách quan, chính xác để điều chỉnh việc dạy và học nhằm nâng cao chất lượng và đào tạo ra những HV có khả năng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.
II. Kiến nghị
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài chúng tôi kiến nghị những điểm sau:
* Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
-Cần ban hành quy chế chính thức về KT-ĐG và cấp chứng chỉ ngoại ngữ cho HV học ngoại ngữ ở các TTNN để việc thực hiện "Quy chế thi và kiểm tra" ở các TTNN được thống nhất trong cả nước có tính pháp lý.
-Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện những dự thảo về quy chế, chương trình, quản lý (1994) và có ngân hàng đề thống nhất trên cả nước
-Xem xét và hợp lý hóa 4 kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết. Phải xem các kỹ. năng này quan trọng như nhau, trên cơ sở đó việc đánh giá HV đạt yêu cầụ dựa trên điểm đạt của cả 4 kỹ năng.
-Hình thức và nội dung KT-ĐG và thi cử phải phù hợp với mục đích yêu cầu thực tế.
-Tăng cường và mở rộng việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ trong xã hội.
*Đối với Lãnh đạo địa phương
-Tạo điều kiện cho các TTNN hoạt động và tổ chức thi cấp chứng chỉ một cách nghiêm túc.
-Các cơ quan ban ngành của tỉnh cần có sự phối hợp tốt với Sở GD-ĐT trong kiểm tra sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ.
*Đối với Sở GD-ĐT
-Cần có kế hoạch tiếp tục tăng cường bồi dưỡng kiến thức và năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL, chú trọng đến công tác KT-ĐG kết quả học tập của học sinh.
-Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV dạy ngoại ngữ nhằm nâng cao tay nghề - Đồng thời cần tổ chức tập huấn về công tác coi thi và chấm thi.
-Tạo điều kiện cho các TTNN có thể sử dụng nguồn thu học phí để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy học và công tác KT-ĐG.
-Tăng cường quản lý việc cấp phát chứng chỉ ở các TTNN, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh.
-Xử lý nghiêm việc vi phạm qui chế thi cử và KT-ĐG học viên ở các TTNN .
*Đối với các TTNN
-Lãnh đạo trung tâm và GV cần coi trọng công tác KT-ĐG hơn nữa.
-Cần có kế hoạch KT-ĐG cho mỗi lớp học ngay đầu khóa học, và có kế hoạch tổng thể đầu năm học.
-Cần xây dựng ngân hàng đề để tạo thuận lợi cho GV và HV trong KT-ĐG .
-Chú trọng trang bị cơ sở vật chất, bổ sung thường xuyên để công tác KT- ĐG được tốt hơn.
Hướng phát triển của đề tài
Từ việc nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KT-ĐG trình độ tiếng Anh của GĐ tại một số TTNN ở các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên, luận văn đặt ra một số vấn đề có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn:
- Nghiên cứu thực trạng ở tất cả các TTNN trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên.
-Triển khai KT-ĐG bằng phương pháp trắc nghiêm theo mục tiêu không chỉ với môn NPTH tiếng Anh mà có thể kiểm tra kỹ năng khác và những ngoại ngữ khác.
-Áp dụng công nghệ tin học vào việc chấm bài và thi trắc nghiệm trên máy
tính
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A- VĂN KIỆN VÀ CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ IX BCH TW khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội 2001.
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ II BCH TW khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội 1997.
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thú IV BCH TW khóa VII, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội 1995.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Các văn bản pháp quy về Giáo dục - Đào tạo, NXB Giáo dục - 1996.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự thảo về quy chế thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp - hệ tại chức ngoại ngữ của các trung tâm và cơ sở ngoại ngữ, 1994.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường CB QL giáo dục và đào tạo, Quản lý giáo dục: Thành tựu và xu hướng.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Hành động của ngành Giáo dục (Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010)
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường CB QL giáo dục và đào tạo, Những vấn đề quản lý nhà nước và quản lý giáo dục, Hà Nội 1997.
9. Nhà xuất bản Đà Nẵng, Từ điển tiếng Việt 2002.
B- CÁC SÁCH BÁO, TÀI LIỆU KHOA HỌC
- Trong nước:
1. Đặng Quốc Bảo, Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Tài liệu dùng cho lớp cao học quản lý giáo dục - Hà Nội 1996.
2. Nguyễn Quốc Chí, Những vấn đề lý luận QLGD, Tài liệu dùng cho lớp cao học QLGD 1996.
3. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương về quản lý, Hà Nội 1997.
4. Nguyễn Minh Đạo, Cơ sở của KH QLGD, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội 1997.
5. Hà Thị Đức, Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh- một khâu quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ thông, TCTT KHGD số 25/1997
6. Phạm Minh Hạc, Giáo dục con người hôm nay và ngày mai, NXB Giáo dục Hà Nội 1997.
7. Phạm Minh Hạc, Giáo dục nhân cách và đào tạo nhân lực, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 1997.
8. Nguyễn Phụng Hoàng - Võ Ngọc Lan, Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra - đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996.
9. Trần Bá Hoành, Đánh giá trong giáo dục, Hà Nội 1996
10. Đặng Vũ Hoạt, Một số vấn đề kiểm tra - đánh giá tri thức học sinh, 1990.
11. Nguyễn Hoàng Mạc, Những nguyên lý chung về đánh giá trong lĩnh vực giáo dục, NXB GD, Hà Nội, 1996.
12. Đoàn Thị Ngọc Mai, Công tác thanh tra kiểm tra trong quản lý trường học, Trường CBQLGD 1996
13. Nguyễn Đức Minh, Mấy vấn đề đổi mới quản lý giáo dục trong Chiến lược con người và Chiến lược giáo dục ở nước ta, Viện KHGD VN, Hà Nội 1990.
14. Hoàng Đức Nhuận - Lê Đức Phúc, Cơ sở lý luận việc đánh giá trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, Hà Nội 1996.