Biện Pháp 2: Xây Dựng Kế Hoạch Quản Lý Công Tác Kiểm Tra -Đánh Giá Trình Độ Tiếng Anh Của Học Viên‌


ngoại ngữ để phục vụ cho công tác. Ngoài ra, việc KT-ĐG ở các TTNN không phải lấy điểm làm cơ sở xếp loại mà chỉ để hỗ trợ việc học nhằm tìm xem chất lượng học của HV như thế nào, đồng thời cung cấp cho HV những liên hệ ngược về việc học và gợi ý cho họ những con đường để cải tiến việc học của họ, nếu HV hiểu được như vậy thì nhận thức của họ về KT-ĐG sẽ tích cực hơn. Họ sẽ tự nguyện, tự giác, không giấu những yếu kém mà cung cấp cho GV, cho bạn bè những khía cạnh cần thiết để giúp đỡ họ. Với một số ít HV không có động cơ học tập thực sự, GV cần nhắc nhở và động viên họ học tập, quan tâm chú ý khi KT-ĐG họ nhằm làm thay đổi thái độ học tập của họ.

Những yêu cầu GV trong công tác KT-ĐG như : sửa bài cẩn thận, góp ý chân thành, kiểm tra thường xuyên để tạo nề nếp học tập, không ra đề đánh đố HV sẽ giúp cho HV có được nhận thức tốt về KT-ĐG. Từ đó HV sẽ nghiêm túc, không quay cóp gian lận trong kiểm tra, không vắng học lúc có tiết kiểm tra để GV có thể đánh giá được năng lực thực chất của HV và có hướng phụ đạo, bồi dưỡng.

Với những kỳ thi cuối khóa: HV cần được học quy chế thi kỹ. Hội đồng coi thi cần làm hết khả năng và trách nhiệm một cách nghiêm túc cũng ngăn ngừa được những sai phạm đáng tiếc trong thi cử.

d. Kếhoạch thực hiện


Vấn đề đặt ra trong điều kiện hiện nay ở các TTNN là nhu cầu bồi dưỡng và hình thức tổ chức như thế nào để mỗi CBQL, GV đều có thể vừa công tác vừa có thể tham gia chương trình bồi dưỡng tốt.

* Hình thức tổ chức


-Đối với CBQL

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


+ Tập trung định kỳ hàng năm vào đầu niên học


+ Luân phiên ngắn hạn trong năm


+ Cung cấp tài liệu để tự bồi dưỡng thêm


-Đối với GV


+ Tổ chức bồi dưỡng 2 tuần 1 lần vào tối thứ bảy với các hình thức: tổ chức hội thảo, nghe báo cáo, trao đổi kinh nghiệm, . . .

+ Cung cấp tài liệu để GV tự bồi dưỡng.


+ Xây dựng phòng đọc sách để GV có tài liệu tham khảo.


-Đối với HV


+ Có những quy định cụ thể về KT-ĐG cho HV khi mới vào học ở trung

tâm.


+ Tổ chức học nội quy thi cử cho HV trước khi dự thi.


+ Thông báo kế hoạch kiểm tra để HV có tâm thế tốt khi kiểm tra.


3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý công tác kiểm tra -đánh giá trình độ tiếng Anh của học viên‌

Hoạt động dạy - học tiếng nước ngoài là một quá trình hoạt động liên tục, có định hướng, có điều khiển cho nên chỉ thông qua công việc kiểm tra đánh giá thường xuyên mới đảm bảo được quá trình hoạt động đi đúng mục tiêu đã định. Vì thế xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra đánh giá là nội dung chủ yếu trong quản lý công tác này. Kế hoạch xây dựng phải dựa trên thực tế, phù họp về thời gian và công việc, mang tính sáng tạo. Hơn nữa, còn xác định được chương trình và mục tiêu, thể hiện được phương tiện và cách thức giải quyết các tình huống.

a. Thu thập thông tin


Đây là giai đoạn tiền mục tiêu: Ngưòi cán bộ quản lý cần có thông tin về số liệu các lớp sẽ hoàn thành chương trình học trong năm để lên kế hoạch tổ chức kỳ thi cuối khóa, phải nắm số lượng HV sẽ đăng ký dự thi, những thông tin về cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho công tác KT-ĐG. Ngoài ra người CBQL còn nghiên cứu tình hình phát triển ngoại ngữ, trình độ đội ngũ GV, trình độ HV để có kế hoạch KT-ĐG phù hợp. Hơn nữa, những xu thế yêu cầu tri thức tiếng


Anh hiện nay cũng cần quan tâm để có được những phương pháp kiểm tra, đánh giá HV phù hợp như việc tăng cường các kỹ năng thực hành tiếng Anh trong giao tiếp đàm thoại, hoặc tiếng Anh chuyên nghành.

CBQL cũng cần xác định được mục đích KT-ĐG trình độ HV từng cấp độ A,B,C, trình độ tiếng Anh chuyên ngành của HV ... để xem HV có đủ khả năng lĩnh hội tri thức hay không- nghĩa là chẩn đoán được trình độ nắm tri thức và nguyên nhân gây khó khăn cho từng HV trong học tập. Sau khi thu thập được thông tin cần thiết, CBQL sẽ soạn thảo kế hoạch KT-ĐG.

b. Soạn thảo kế hoạch chỉ đạo


Để soạn thảo kế họach KT-ĐG trình độ của học viên, người cán bộ quản lý phải nắm được mục tiêu tri thức vì KT-ĐG học viên nhằm để nhận biết liệu học viên có đạt được mục tiêu học hay không, liệu họ có hiểu đúng và lĩnh hội được tri thức hay không, và liệu các tiết học có đáp ứng được yêu cầu đã được đề ra và sự lựa chọn nội dung hay không?

KT-ĐG cố thể được mô tả như một chu trình khởi đầu ở khâu mục tiêu học

tập.


Chúng tôi xây dựng cây mục tiêu tri thức tiếng Anh để đề ra mục tiêu KT-

ĐG cho từng kỹ năng tiếng Anh theo từng giai đoạn và theo cấp độ A, B, C như sau:


Để thực hiện những mục tiêu này người CBQL phải đặt ra những biện pháp 1

Để thực hiện những mục tiêu này người CBQL phải đặt ra những biện pháp để quản lý trong kế hoạch dựa trên những nguồn lực, phương tiện hỗ trợ và trong kế hoạch thời gian hoàn thành phải cụ thể rõ ràng.

-Xây dựng chuẩn để quản lý hoạt động KT-ĐG trình độ HV


Trong kế hoạch soạn thảo người quản lý xác định và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để quản lý việc KT-ĐG trình độ của học viên với 2 đối tượng là giáo viên và học viên.

*Xây dựng chuẩn để quản lý GV trong công tác KT-ĐG trình độ HV


-Đặt ra tiêu chuẩn cơ bản để quản lý giáo viên trong công tác KT-ĐG trình độ học viên à Trung tâm Ngoại ngữ theo những quy định về KT-ĐG của Bộ giáo dục - Đào tạo, và dựa trên mục tiêu chương trình chung của Bộ, của Sở giáo dục - Đào tạo. Người cán bộ quản lý đặt ra những yêu cầu cho giáo viên để thực hiện công tác này:


+ Có kế hoạch kiểm tra trình độ HV của các lớp


Xây dựng qui định kiểm tra bài cũ hàng ngày, kiểm tra 15 phút theo từng nhóm bài; kiểm tra 1 tiết vào đầu tháng; kiểm tra chất lượng 4 kĩ năng 2 tháng một lần.

Từ những qui định về bài kiểm tra, GV lập kế hoạch kiểm tra cho lớp mình dạy. Người CBQL có thể nắm được kế hoạch kiểm tra của từng lớp, thông qua kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu, lịch báo giảng, giáo án hồ sơ của GV, thời gian chấm dứt kỳ học của từng lớp để có kế hoạch tổng thể, và tổ chức thi cấp chứng chỉ cho các học viên đã hoàn thành chương trình.

CBQL theo dõi việc dạy đúng kế hoạch chương trình của GV. Giao cho giáo vụ ghi chép nhật ký hàng ngáy về tình hình dạy học và thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần về lớp nào có tiết kiểm tra để đối chiếu với lịch báo giảng của giáo viên. Từ đó công việc duyệt đề kiểm tra của giáo viên được thuận lợi và kịp thời đình chỉ khi có sai sót về mục đích kiểm tra hoặc nội dung bài kiểm tra.

Muốn thế, người CBQL phối hợp với tổ chuyên môn để biên soạn phân phối chương trình tiếng Anh được chọn có các tiết kiểm tra phù hợp với nhóm đơn vị bài tiếng Anh. Xây dựng hệ thống bài tập chuẩn mực, đồng thời hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp kiểm tra, đánh giá và so sánh kết quả với mục tiêu đã dự kiến.

+ Chuẩn bị giao án tiết kiểm tra có chất lượng


Đối với giáo án kiểm tra, giáo viên phải chuẩn bị kĩ càng. Mục đích của bài kiểm tra phải phù họp với nội dung, chương trình giảng dạy theo phân chia. Đề kiểm tra có đáp án thang điểm cụ thể và đảm bảo mục đích yêu cầu. Đề kiểm tra được cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn duyệt để đảm bảo yêu cầu nội dung của bài kiểm tra xem có chính xác, cụ thể không. Những bài kiểm tra kỹ năng nghe phải được chuẩn bị kĩ phần băng từ, máy cassette. Cả những bài kiểm tra 15 phút cũng yêu cầu chuẩn bị đáp án, biểu điểm đánh giá. Kiểm tra xong GV


phải sắp xếp kế hoạch chấm sửa chữa trên lớp và nhận xét đánh giá sự tiến bộ hoặc hạn chế của từng HV.

+ Thống nhất việc kiểm tra chất lượng thường kỳ


Việc kiểm tra chất lượng thường kỳ, đề kiểm tra nên thống nhất chỉ một đề cho từng nhóm lớp và lãnh đạo trung tâm nên chỉ định giáo viên ra đề. Việc kiểm tra này có thể cho lãnh đạo trung tâm biết được chất lượng giảng dạy và sự tiến bộ của học viên.

+ Có kế hoạch ôn tập cho các lớp thi cuối khóa


Với công tác KT-ĐG trình độ tiếng Anh của học viên vào cuối khóa, giáo viên phụ trách lớp thi được yêu cầu báo cáo chất lượng kiểm tra của học viên trong lớp và có kế hoạch ôn tập phù hợp.

+ Cần đổi mới phương pháp kiểm tra kiến thức NPTH tiếng Anh CBQL có kế hoạch bồi dưỡng cho GV để họ có thể xây dựng bộ đề để kiểm tra kiến thức NPTH tiếng Anh bằng phương pháp trắc nghiệm theo mục tiêu.

+ Soạn thảo kế hoạch thi cuối khóa cho các lớp Kế hoạch thi cấp chứng chỉ trong năm cần cụ thể, phù hợp và được soạn thảo vào đầu năm sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên và học viên để chuẩn bị tâm thế tốt cho kỳ thi cuối khóa.

Ở TTNN Kon Tum, chúng tôi đã có kế hoạch kiểm tra và thi cho các lớp, như bảng kế hoạch kiểm tra sau đây:


Tóm lại người CBQL phải yêu cầu cao và thường xuyên đôn đốc kiểm tra giáo 2

Tóm lại, người CBQL phải yêu cầu cao và thường xuyên đôn đốc kiểm tra giáo viên trong công tác này. Bởi vì giáo viên có làm tốt công tác này, nghĩa là xác định thời gian, mục đích kiểm tra, chuẩn bị nội dung, phương pháp cho bài kiểm tra thì công tác kiểm tra - đánh giá mới có hiệu quả.

* Quản lý học viên trong công tác KT-ĐG


+ Xác định hệ thống tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá trình độ HV


Ở trung tâm Ngoại ngữ, cần yêu cầu xác định hệ thống tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá trình độ tiếng Anh của học viên. Giáo viên chú trọng giảng dạy để học viên được đánh giá theo các tiêu chuẩn:

-Hiểu nhớ bài.


-Vận dụng làm bài trong các tình huống tương tự.


-Vận dụng làm bài trong các tình huống khác đã biến đổi.


-Bài làm mang tính sáng tạo.


-Hình thức trình bày sáng sủa, rõ ràng, khoa học.


+ Tổ chức thi đầu vào


Tổ chức thi đầu vào để xếp lớp đúng trình độ của HV, mục đích biện pháp này giúp cho GV dễ dàng truyền đạt kiến thức vì trình độ của HV trong lớp được đồng đều.

+ Có kê hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cho HV


CBQL trung tâm cần có kế hoạch khảo sát chất lượng định kỳ nhằm nắm bắt được khả năng tiếp thu nội dung bài dạy của HV. Qua đó có kế hoạch bồi dưỡng phụ đạo, bổ sung những kiên thức còn thiếu cho HV.

+ Chú trọng nội dung kiểm tra môn nói


Với kiểm tra kỹ năng nói, yêu cầu học viên phải phát âm chuẩn, phản ứng nhanh, có khả năng giao tiếp tốt, không e ngại và thụ động. Yêu cầu bài kiểm tra nói sẽ buộc giáo viên phải chú trọng rèn luyện kỹ năng này cho học viên để đáp ứng đúng mục tiêu của bài dạy.

+ Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa


Cần tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa để HV có môi trường, có "sân chơi" thực hành tiếng. Như vậy, khả năng giao tiếp của HV được nâng cao hơn vì đây chính là một trong những mục đích học tiếng Anh của họ.

+ Tổ chức thi điều kiện cho thí sinh tự do


Đối với thí sinh tự do khi đăng ký dự thi ở trung tâm cần phải dự thi điều kiện- là kỳ thi kiểm tra đựơc thực tế quá trình học tiếng Anh của họ. Biện pháp này hạn chế những thí sinh "cơ hội".

3.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch‌


a. Tổ chức


Tổ chức công tác KT-ĐG trình độ tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ gồm các nội dung sau:

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí