Biện Pháp 4: Tăng Cường Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Cho Hoạt Động Kiểm Tra - Đánh Giá Trình Độ Tiếng Anh‌


-CBQL phân công trách nhiệm, nêu rõ chức năng quyền hạn đến từng cá nhân như Phó giám đốc trưởng nhóm chuyên môn, giáo vụ, GV. . .trong thực hiện kế hoạch KT-ĐG.

GĐ trung tâm chọn lựa giáo viên giảng dạy phù hợp với từng lớp, từng cấp độ, đúng năng lực của giáo viên, tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án kiểm tra, sắp xếp nhóm chỉ đạo chuyên môn cho từng nhóm lớp A,B,C.

-Tập hợp văn bản về KT-ĐG; tổng hợp kế hoạch kiểm tra của GV để có kế hoạch tổng thể; dự giờ để nắm được trình độ HV; duyệt đề kiểm tra; hướng dẫn GV cách kiểm tra và cách chấm bài; chữa bài; trả bài. . .

-Kiểm tra đầu vào để sắp xếp lớp cho học viên, tổ chức xây dựng cơ sở vật chất mới cho từng lớp.

Người quản lý cần trình bày giải thích rõ kế hoạch cần thực hiện, đồng thời phải thuyết phục và động viên khuyến khích cho từng người trong đơn vị tự giác thực hiện.

Ở các trung tâm ngoại ngữ, việc tổ chức thực hiện kế hoạch của công tác KT-ĐG trình độ học viên cần phải tiến hành chu đáo. Vì với công tác này sẽ phản ánh đầy đủ hiệu quả đào tạo của trung tâm. Đó là mục tiêu đặt ra cho những nhà quản lý.

-Qua điều tra thực trạng công tác tổ chức thi và cấp chứng chỉ cuối khóa ở các TTNN, chúng ta cần lưu ý đến công tác sao in đề thi. Riêng đối với bộ môn nghe cần chuẩn bị thật chu đáo thì kỳ thi mới diễn ra thuận lợi: Sang in đề kiểm tra thi vào băng cassette, đảm bảo rõ ràng liên tục. Máy móc được sử dụng cần kiểm tra lại trước khi cho kiểm tra để tránh sự cố. Nếu chuẩn bị tốt sẽ tạo tâm lý thuận lợi cho học viên tự tin và yên tâm làm bài.

- Người CBQL phải có dự kiến khoảng thời gian thực hiện, địa điểm tổ chức thi, nhân sự cho kỳ thi, tính an toàn bí mật, kinh phí thực hiện . . . Tất cả


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

phải được chuyên môn hóa các chức năng riêng biệt để đảm bảo cho một kỳ thi có hiệu quả

Hơn nữa giám đốc trung tâm cần thiết lập cơ chế thông tin, liên hệ nghịch qua kiểm tra giám sát, can thiệp những vấn đề phức tạp trong đánh giá.

Quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá trình độ Tiếng Anh của giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên - 11

- Trong tổ chức, thực hiện kế hoạch KT-ĐG CBQL cần kết hợp với kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HV đối với công tác KT-ĐG như: tổ chức học tập quy chế thi, rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ thi, bổ sung văn bản về quy chế KT-ĐG của Bộ GD -ĐT, tập huấn kỹ năng soạn đề kiểm tra và đề thi cho giáo viên... là những việc làm rất cần thiết, chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức của người giáo viên và giáo dục động viên học viên, rèn luyện tính trung thực trong học tập và kiểm tra thi cử. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của người cán bộ quản lý.

b. Chỉ đạo


Chỉ đạo là quá trình vận hành, điều khiển hệ thống để biến mục tiêu thành kết quả.

Chỉ đạo công tác KT-ĐG trình độ của học viên là một quá trình liên kết những thành viên trong trung tâm từ tập thể cán bộ, giáo viên cho đến học viên tập hợp để hoàn thành nhiệm vụ.

CBQL ở trung tâm phải chỉ huy, điều hành các bộ phận tiến hành công tác KT-ĐG nhịp nhàng, thuận lợi đúng với kế hoạch. Đồng thời giám sát việc thực hiện, và điều chỉnh kịp thời. Người CBQL luôn phải đặt ra những câu hỏi, những tình huống có thể xảy ra: Công việc tiến triển đến đâu? Có những vướng mắc gì? Cần thay đổi như thế nào?

Dĩ nhiên người CBQL phải có kế hoạch dự trù cho những tình huống trục trặc trong thi cử để có phương án dự phòng. Ví dụ như:

+ Đội ngũ giám thị, giám khảo thiếu: Cần bổ sung kịp thời hoặc chuẩn bị sẵn người dự phòng để thay thế...


+ Cơ sở vật chất thiếu thốn khó khăn: Mượn địa điểm thi phù hợp, thuê mướn máy móc phục vụ kỳ thi...

+ GV và HV vi phạm quy chế thi: Giải quyết kịp thời, đúng lý, đúng tình, không gây căng thẳng và tâm lý hoang mang cho hội đồng coi thi làm ảnh hưởng đến sự tập trung làm bài của thí sinh.

Ngoài ra còn có những tình huống khác có thể xảy ra trong kỳ thi mà người CBQL phải nắm bắt nhanh và xử lý đúng mực.

Để đảm bảo cho kế hoạch KT-ĐG trình độ tiếng Anh của học viên ở trung tâm ngoại ngữ được tiến hành đạt kết quả thì công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của người CBQL là vô cùng quan trọng.

c. Kiểm tra của CBQL


Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch là giai đoạn cuối cùng của công tác quản lý. Kiểm tra giữ vai trò liên hệ ngược trong quản lý, giúp cho chủ thể quản lý điều khiển được một cách tối ưu hệ quản lý. Nếu không có kiểm tra coi như không có quản lý.

Kiểm tra của CBQL trung tâm trong công tác KT-ĐG trình độ học viên để nhằm phát hiện những lệch lạc trong việc thực hiện kế hoạch KT-ĐG: Việc thực hiện kế hoạch chương trình, việc duyệt đề, in đề, số lượng và chất lượng bài kiểm tra, khâu thu nhận hồ sơ. ..Những khâu này CBQL cần chặt chẽ, nghiêm túc, đồng thời cũng động viên, khích lệ, uốn nắn các thành viên trong hội đồng thi. Qua kiểm tra, CBQL sẽ biết được ý thức thái độ, tinh thần trách nhiệm và kết quả hoạt động trong quá trình dạy và học của GV và HV. Từ đây có thể phát hiện và xác định được những trạng thái xuất hiện mới để điều chỉnh.

Sau quá trình kiểm tra sơ bộ trên, người CBQL sẽ đánh giá được kết quả thực hiện kế hoạch KT-ĐG. So sánh kết quả KT-ĐG cụ thể với mục tiêu và yêu cầu đề ra. Đối chiếu để khẳng định được kết quả thu được. Thanh tra lại kết quả để làm cơ sở khen thưởng và kỷ luật.


3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kiểm tra - đánh giá trình độ tiếng Anh‌

Các trang thiết bị đóng vai trò quan trọng trong công tác KT-ĐG. Đối với bộ môn tiếng Anh, những thiết bị cần thiết để kiểm tra môn viết và môn nghe phải sử dụng thường xuyên mà ở các TTNN theo điều tra thực trạng vẫn chưa đạt, chỉ ở mức chấp nhận được mà thôi. Thiết bị máy móc và phòng thi đều được đánh giá là chưa tốt.

* Vì vậy tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác này là cần thiết.

Những thiết bị cần cho công tác này là:


-Máy photocopy để sao in đề kiểm tra, đề thi. Nếu không có máy photocopy, GV sẽ ngại cho HV kiểm tra vì phải chép đề lên bảng hoặc tốn tiền photo đề bên ngoài. Như vậy, không đảm bảo kiểm tra đúng kế hoạch và tính bí mật của đề thi.

-Máy vi tính và máy in để GV có thể soạn đề kiểm tra, đề thi.


-Máy cassette phục vụ việc dạy, kiểm tra kỹ năng nghe hàng ngày, kiểm tra chất lượng và thi lấy chứng chỉ.

-Máy ghi âm thu đề kiểm tra và đề thi kỹ năng nghe.


-Máy chiếu để có thể chiếu đề kiểm tra lên bảng.


-Sách, tài liệu tham khảo, băng cassette và đĩa VCD và băng Video . . .


-Địa điểm tổ chức kỳ thi: Có đủ phòng làm việc, phòng thi và bàn ghế đảm bảo 20 thí sinh / 1 phòng, có cổng và tường rào chắc chắn.

* Nguồn nhân lực:


Ở trung tâm ngoại ngữ, cán bộ và giáo viên nằm trong biên chế không đủ để sử dụng trong các kỳ thi mà phải mời giáo viên đang dạy ở các trường THPT hợp đồng dạy thêm ở trung tâm tham gia kỳ thi. Vì vậy, CBQL cần dự kiến đủ


số giám thị, giám khảo, và các bộ phận khác như : bộ phận thu nhận hồ sơ dự thi, bộ phận ra đề, bộ phận sao in đề, bộ phận phục vụ, bảo vệ trật tự an ninh, y tế...

Muốn đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực, vật lực, theo chúng tôi các TTNN cần chú ý các vấn đề sau:

-Tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức nước ngoai như các Đại sứ quán, các hội hữu nghị để xin kinh phí trang bị phòng đọc sách và các thiết bị dạy học khác.

-Tận dụng nguồn thu của TTNN và xin ý kiến lãnh đạo cho mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học và KT-ĐG

-Phối hợp với các trường THPT trong tỉnh để mời GV làm giám thị, giám khảo, cũng như mượn cơ sở đặt hội đồng thi nếu ở TTNN không đủ phòng

-Phối hợp với địa phương để đảm bảo kỳ thi diễn ra tốt đẹp. Không có hiện tượng phá rối trật tự.

3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức và chỉ đạo việc kiểm tra -đánh giá trình độ ngữ pháp thực hành tiêng Anh tại trung tâm ngoại ngữ Kon Tum bằng phương pháp trắc nghiệm theo mục tiêu‌

Qua điều tra thực trạng KT-ĐG tại một số TTNN ở các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên, việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm theo mục tiêu vào KT-ĐG trình độ kiến thức NPTH tiếng Anh của học viên chưa được phổ biến và thường xuyên. Vì vậy chúng tôi đã tổ chức sử dụng phương pháp TN theo mục tiêu để KT-ĐG trình độ NPTH tiếng Anh của HV tại TTNN Kon Tum.

a. Nâng cao nhận thức của giáo viên về kiểm tra đánh giá ngữ pháp thực hành tiêng Anh bằng phương pháp trắc nghiệm theo mục tiêu

* Sự cần thiết của KT-ĐG ngữ pháp thực hành tiếng Anh bằng phương pháp trắc nghiệm theo mục tiêu


Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là một bộ môn văn hóa cơ bản, có mục đích là góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức con người mới XHCN, cùng góp phần nâng cao trình độ văn hóa chung cho học viên. Song ngoại ngữ còn có một mục đích nữa là trang bị cho học viên công cụ giao tiếp mới. Mục đích trang bị công cụ giao tiếp là chủ yếu nhất, bao trùm nhất, bởi vì bản chất của ngoại ngữ là công cụ giao tiếp. Bộ môn ngọai ngữ ở các TTNN đặc biệt chú trọng các kỹ năng thực hành giao tiếp Nghe-Nói-Đọc-Viết. Đây là trọng tâm của nội dung dạy-học. Vì vây, nội dung cơ bản của việc KT-ĐG trình độ NPTH tiếng Anh là hướng vào thực hành giao tiếp. Để có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, người học phải nắm vững được ngữ pháp là một trong những phần chính yếu cho người học sử dụng để thể hiện khả năng ngôn ngữ nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Theo Arthur Hughes, dù ngữ pháp có đóng vai trò quan trọng hay không trong việc giảng dạy ngoại ngữ thì chúng ta phải chấp nhận rằng, sự thiếu hiểu biết về ngữ pháp sẽ hạn chế việc thể hiện các kĩ năng ngôn ngữ. Vì vậy việc KT-ĐG trình độ kiến thức NPTH tiếng Anh của người học không được coi nhẹ, khi đã dạy ngữ pháp thì phải có KT-ĐG trình độ kiến thức ngữ pháp và khả năng ứng dụng để biết được sự tiến bộ của người học như thế nào.

Việc dùng phương pháp trắc nghiệm theo mục tiêu KT-ĐG trình độ NPTH tiếng Anh thay cho phương pháp KT-ĐG truyền thống vì những lí do sau:

-Dùng phương pháp trắc nghiệm theo mục tiêu sẽ giúp cho ta kiểm tra được kiến thức ngữ pháp rộng rãi hơn về nhiều vấn đề ngữ pháp trong từng nhóm bài của giáo trình.

-Đây là những học phần cần đánh giá mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức ngữ pháp nhiều hơn là phát triển kỹ năng diễn tả bằng văn viết và bằng lời. Vì vậy, nếu chúng ta sử dụng trắc nghiệm luận đề vào KT-ĐG các học phần trên thì không đo lường được kiến thức về những sự kiện một cách hữu hiệu, và chỉ khảo sát được một số ít kiến thức trong một thời gian hạn định. Loại TN theo


MT giúp chúng ta khảo sát được một số kiến thức rộng rãi, KT-ĐG kiến thức của học viên một cách bao quát và hữu hiệu hơn, khuyến khích học viên tích lũy nhiều kiến thức về ngữ pháp hơn và khả năng vận dụng.

-Mục tiêu trong các học phần NPTH tiếng Anh rõ ràng, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng phương pháp KT-ĐG này.

-Khâu chấm bài nhanh hơn, tiện lợi hơn..


-Khắc phục tình trạng chủ quan của người chấm.


-Để ngăn học viên học tủ, gian lận quay cóp trong thi cử.


Qua việc hiểu biết về sự cần thiết và thuận lợi khi sử dụng phương pháp TN theo MT để KT-ĐG kiến thức NPTH tiếng ANH, bản thân GV nhận thức được vấn đề cần đổi mới phương pháp KT-ĐG phù hợp với yêu cầu.

* Tổ chức và chỉ đạo GV nghiên cứu,học tập áp dụng phương pháp TN theo MT vào công tác KT-ĐG trình độ kiến thức NPTH tiếng Anh

Phương pháp TN theo MT là một thành tựu của khoa học giáo dục và khoa học kĩ thuật, hiện đang được nhiều nước phát triển trên thế giới và trong khu vực sử dụng rộng rãi, phát huy hiệu quả trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực GD- ĐT. Tuy vậy, phương pháp TN theo MT hiện nay còn là một hình thức khảo sát khả năng học tập tương đối xa lạ đối với đa số giáo viên nước ta cả về lý luận lẫn thực tiễn.Do đó vấn đề đưa phương pháp TN theo MT vào trong nhà trường để KT-ĐG kết quả học tập của HV đòi hỏi sự quan tâm thích đáng của GV và các nhà quản lý. Như vậy,cần tập trung nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu thử nghiệm sao cho có hiệu quả.

GV ở TTNN từ trước tới nay thường sử dụng TNLĐ vào KT-ĐG phần NPTH nên họ nắm vững kĩ thuật viết các câu hỏi luận đề. Trong khi đó TN theo MT vẫn còn là một phương pháp mới mẻ đối với họ: đa số GV chưa nắm được kĩ thuật, soạn thảo và phân tích các câu hỏi TN theo MT một cách chính xác.


Để thực hiện được kế hoạch đổi mới phương pháp KT-ĐG, trước mắt là đổi mới việc KT-ĐG trình độ kiến thức NPTH tiếng ANH, CBQL của TTNN Kon tum đã mời chuyên gia tổ chức bồi dưỡng, cung cấp cho GV những kiến thức cơ bản về khoa học trắc nghiệm và đo lường trong giáo dục-một trong những tri thức khoa học sư phạm quan trọng, cần thiết để tăng cuông hiệu quả của công tác dạy ngoại ngữ. Mục đích là:

+ Giúp GV hiểu rõ hơn lí do vì sao cần phải sử dụng phương pháp TN theo MT vào KT-ĐG trình độ kiến thức NPTH của HV.

+ Biết cách soạn thảo bộ câu hỏi TN theo MT về NPTH.


+ Giúp họ thấy được phương tiện kiểm tra nào cần áp dụng vào KT-ĐG học phần ngữ pháp cho phù hợp và có hiệu quả: TNLĐ hay TN theo MT.

+ Bồi dưỡng phương pháp soạn thảo các câu hỏi, câu trả lời, câu nhiễu.


* Tạo điều kiện về CSVC cho GV tự xây dựng bộ đề với phương pháp TN theo MT

+ Khuyến khích GV mượn sách tham khảo về những bài tập( Test).


+ Trang bị máy vi tính cho GV soạn bài tập.


b. Kế hoạch tổ chức xây dựng bộ đề trắc nghiệm theo mục tiêu để kiểm tra đánh giá trình độ ngữ pháp thực hành tiếng ANH

-Thời gian tổ chức bồi dưỡng cho GV những kiến thức về soạn thảo bộ câu hỏi TN theo MT: Từ 01 tháng 07 đến 05 tháng 07 năm 2002.

-Xây dựng lực lượng: Lựa chọn nhóm GV soạn thảo bộ câu hỏi, GV cần đáp ứng các yêu cầu như:

+Có kiến thức vững chắc về tiếng Anh nói chung, ngữ pháp nói riêng.


+Nắm vững chương trình, giáo trình.


+Có khả năng diễn đạt ý tưởng một cách chính xác bằng những câu văn ngắn gọn, rõ ràng.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí