người là GV. Điều này cho thấy các TTCM hiểu về tầm quan trọng của công tác KTCM cao hơn so với BGH và GV. Ở mức độ đánh giá rất cần thiết có 10/40 tổ trưởng CM đánh giá rằng công tác KTCM là rất cần thiết trong khi không ai trong số 10 BGH được hỏi cho rằng công tác này là rất cần thiết. Đối với GV, có 59/180 GV được hỏi (chiếm gần 30%) nhận thức rằng công tác kiểm tra chuyên môn là rất cần thiết trong khi số GV cho rằng bình thường hoặc không cần thiết là 54 người chiếm gần 30%.
Tỷ lệ số người được hỏi phần lớn xác định đúng về vai trò của công tác KTCM, chứng tỏ công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức về hoạt động KTCM đã được tuyên truyền, phổ biến một cách rộng rãi trong đội ngũ nhà giáo, Các văn bản hướng dẫn về hoạt động KTCM đã đến được với cán bộ GV của huyện, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ CBQL và GV chưa nắm chắc các văn bản hướng dẫn về công tác thanh tra nói chung và KTCM nói riêng.
2.4.2. Nhận thức về hoạt động kiểm tra chuyên môn ở trường THCS huyện Lục Nam
Tìm hiểu về nhận thức của CBQL và GV về hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang, tác giả tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi (Câu 1 - Phụ lục 1) và thu được kết quả thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.7. Nhận thức về hoạt động KTCM trường THCS
Mức độ hiểu biết | Điểm TB | Mức độ | ||||||||||
Kém | Yếu | TB | Khá | Tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
Chức năng của hoạt động KTCM | 0 | 0 | 34 | 13,6 | 124 | 49,6 | 84 | 33,6 | 8 | 3,2 | 3,26 | TB |
Các nội dung của hoạt động KTCM | 0 | 0 | 68 | 27,2 | 112 | 44,8 | 60 | 24,0 | 10 | 4,0 | 3,05 | TB |
Phạm vi của hoạt động KTCM | 0 | 0 | 71 | 28,4 | 107 | 42,8 | 64 | 25,6 | 8 | 3,2 | 3,04 | TB |
Sự ảnh hưởng của hoạt động KTCM đến chất lượng giảng dạy trong nhà trường | 0 | 0 | 38 | 15,2 | 111 | 44,4 | 86 | 34,4 | 15 | 6,0 | 3,31 | TB |
Công tác quản lý các hoạt động KTCM | 0 | 0 | 130 | 52,0 | 97 | 38,8 | 23 | 9,2 | 0 | 0,0 | 2,57 | Yếu |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra Chuyên Môn Ở Trường Thcs
- Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Ktcm Ở Trường Thcs
- Khái Quát Về Hệ Thống Các Trường Thcs Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang.
- Thực Trạng Phương Pháp Thực Hiện Ktcm Ở Trường Thcs Huyện Lục Nam
- Công Tác Quản Lý Các Hoạt Động Kiểm Tra Chuyên Môn Ở Trường Thcs
- Anova Kết Quả Phân Tích Theo Vị Trí Công Tác Của Đối Tượng
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Kết quả tại Bảng 2.7 cho thấy nhận thức về hoạt động KTCM tại các trường THCS huyện Lục Nam chỉ đạt mức TB (ĐTB=3,05), cụ thể là: Các hoạt động như: “Sự ảnh hưởng của hoạt động KTCM đến chất lượng giảng dạy trong nhà trường “ với ĐTB= 3,31; “Chức năng của hoạt động KTCM” với ĐTB=3,26 và “Các nội dung của hoạt động KTCM” với ĐTB= 3,05; “Phạm vi của hoạt động KTCM” với ĐTB=3,04. Kết quả này cho thấy hiểu biết chung của CBQL, GV về các nội dung, chức năng, phạm vi và sự ảnh hưởng của hoạt động KTCM đến chất lượng giảng dạy trong nhà trường vẫn còn ở mức độ khiêm tốn.
Qua thực tiễn cho thấy, việc quán triệt sự cần thiết của hoạt động KTCM đến toàn bộ CB, GV trong nhà trường được HT thực hiện chưa đầy đủ và kịp thời nên tiêu chí “Hiểu biết về hoạt động KTCM” chỉ đạt được hiệu quả ở mức độ TB.
Kết quả khảo sát, nội dung “Công tác quản lý các hoạt động KTCM” được đánh giá chưa đạt hiệu quả, mức độ thực hiện còn hạn chế (ĐTB=2,57).
Trong thực tế, hoạt động KTCM phải được tiến hành thường xuyên trong suốt năm học. Công tác KTCM phải đảm bảo tính toàn diện, khách quan và chính xác. Công tác KTCM ngoài việc kiểm tra của ban KTCM cần chú trọng tới việc tự KT của cá nhân GV từ đó tự điều chỉnh công tác giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ CM khác một cách hiệu quả hơn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Qua đó, HT các trường THCS trong huyện cần phải chú trọng hơn đến hai lĩnh vực này.
2.4.3. Nhận thức về tác động của hoạt động KTCM đến các hoạt động khác trong trường THCS
Tìm hiểu nhận thức của CBQL và GV về tác động của hoạt động KTCM đến các hoạt động khác trong trường THCS, tác giả tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi (Câu 2-Phụ lục 1) và thu được kết quả thể hiện trong Bảng 2.8. Chi tiết về giá trị TB tính toán và độ lệch chuẩn của các quan sát được trình bày trong phụ lục 2.
Bảng 2.8. Nhận thức về tác động của hoạt động KTCM đến các hoạt động khác trong trường THCS
Mức độ tác động | Điểm TB | Mức độ | ||||||||||
Kém | Yếu | TB | Khá | Tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
KTCM nhằm phát huy nhân tố tích cực… | 0 | 0 | 20 | 8,0 | 69 | 27,6 | 115 | 46,0 | 46 | 18,4 | 3,75 | Khá |
KTCM giúp Hiệu trưởng đánh giá chính xác.. | 0 | 0 | 25 | 10,0 | 68 | 27,2 | 108 | 43,2 | 49 | 19,6 | 3,72 | Khá |
KTCM giúp động viên, khen … | 0 | 0 | 19 | 7,6 | 78 | 31,2 | 101 | 40,4 | 52 | 20,8 | 3,74 | Khá |
KTCM tác động đến hành vi của CB, GV… | 0 | 0 | 24 | 9,6 | 81 | 32,4 | 94 | 37,6 | 51 | 20,4 | 3,69 | Khá |
KTCM giúp tạo lập mối liên hệ ngược … | 0 | 0 | 36 | 14,4 | 103 | 41,2 | 82 | 32,8 | 29 | 11,6 | 3,42 | Khá |
Thúc đẩy các nhà trường tiếp tục đổi mới .. | 0 | 0 | 41 | 16,4 | 103 | 41,2 | 76 | 30,4 | 29 | 11,6 | 3,37 | TB |
Qua bảng 2.8 cho thấy: Nội dung “KTCM nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm về CM, giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ” có ĐTB=3,75 là cao nhất và đạt mức độ khá. Ba nội dung cùng đạt mức khá lần lượt là “KTCM giúp Hiệu trưởng đánh giá chính xác, chân thực thực trạng của nhà trường cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả các hoạt động của nhà trường”; “KTCM giúp động viên, khen thưởng chính xác; khuyến khích cái tốt, truyền bá những kinh nghiệm hay, đồng thời phát hiện những lệch lạc, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. KTCM là yêu cầu khách quan của công tác quản lý, quản lý mà không KT là xa rời thực tế” với ĐTB ở mức là 3,72 và 3,74. Kết quả khảo sát về mặt nhận thức của đội ngũ CBQL, GV cho thấy: Các đối tượng đã đánh giá đúng vai trò của mục tiêu KTCM trường THCS, trong đó những điểm vượt trội của hướng này là giúp Hiệu trưởng các trường có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả.
Bên cạnh đó, những nội dung “KTCM giúp tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên. KT, đánh giá tốt sẽ góp phần hình thành ý thức tự KT, đánh giá tốt của đối
tượng” và “Thúc đẩy các nhà trường tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, đổi mới phương thức KT, đánh giá” không được đánh giá cao (ĐTB=3,42 và 3,37). Nhiều GV chưa thấy rõ tầm quan trọng và những tác động của công tác KTCM trường học, coi KTCM trường học chỉ là hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua. Hầu hết GV chỉ chú trọng đến công tác KT về mặt CM, chưa chú trọng đến việc KT các công việc khác như: Việc thực hiện quy chế CM; Hồ sơ GV;
...của Ban KTCM. Khi có thông báo KTCM các mặt này, GV chỉ làm “qua loa” cho đầy đủ để đối phó. Vì vậy kết quả KTCM những việc này chưa thực sự chính xác, chưa đúng thực trạng. Đây là vấn đề nan giải không chỉ ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam.
2.4.4. Kết quả đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và GV về hoạt động KTCM
Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động KTCM (Câu 3-Phụ lục 1) được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và GV về tầm quan trọng của hoạt động KTCM
CBQL | TTCM | GV | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | |
Không quan trọng | 1 | 0,4 | 0 | 0 | 8 | 3,2 |
Quan trọng | 22 | 8,8 | 7 | 2,8 | 29 | 11,6 |
Khá quan trọng | 7 | 2,8 | 13 | 5,2 | 61 | 24,4 |
Rất quan trọng | 0 | 0 | 20 | 8,0 | 82 | 32,8 |
Tổng | 30 | 12,0 | 40 | 16,0 | 180 | 72,0 |
Điểm TB | 4,1 | |||||
Mức độ | Ảnh hưởng mạnh |
Bảng trên cho thấy người được hỏi có nhận thức khá cao về tầm quan trọng của công tác KTCM đối với trường THCS. Giá trị này được đánh giá ở mức ảnh hưởng mạnh (Khá, ĐTB=4,1). Khác hẳn với hiểu biết về hoạt động KTCM ở mức TB (ĐTB=3,05) và tác động của hoạt động KTCM ở mức khá (ĐTB=3,62). Điều này cho thấy người được hỏi hiểu rằng KTCM là rất quan trọng nhưng thực trạng hoạt động
của công tác này còn chưa thực sự tốt nên những hiểu biết đầy đủ về hoạt động KTCM chỉ dừng lại ở mức TB và việc cải tiến dựa vào kết quả hoạt động KTCM chưa được quan tâm thỏa đáng.
Phân tích sâu hơn cho thấy trong nội dung khảo sát về nhận thức của CBQL, GV về hoạt động KTCM (thể hiện qua 3 bảng 2.7; 2.8; 2.9) cho thấy nội dung nhận thức về “Công tác quản lý các hoạt động KTCM” có giá trị thấp nhất (2,57) và nội dung nhận thức về “Tầm quan trọng của KTCM” có giá trị cao nhất (4,1). Kết quả khảo sát nhận thức về hoạt động KTCM chỉ đạt mức TB với ĐTB=3,05.
Phỏng vấn chuyên sâu với các đối tượng điều tra cho thấy trong trường THCS, tất cả GV đều được KT, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục nhằm giúp đỡ GV nâng cao năng lực sư phạm, nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. KT trình độ nghiệp vụ của GV: KT để xem xét và đánh giá trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ mà GV cần xây dựng cho học sinh, trình độ vận dụng PPDH và giáo dục thông qua KT giờ dạy trên lớp. KT việc thực hiện qui chế CM của GV; Kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng KT kết quả giảng dạy, giáo dục của GV KT việc dạy thêm
- học thêm KT GV thực hiện qui định về đạo đức nhà giáo. Ngoài ra HT một số trường đánh giá vẫn còn cảm tính, không công tâm. Trong các cuộc họp giao ban, họp hội đồng giáo dục... lãnh đạo nhà trường công bố kết quả KTCM một cách chung chung, không rõ ràng, công khai do nể nang, tình cảm. Việc đề ra các giải pháp để uốn nắn kịp thời chỉ dừng lại trong các cuộc họp, chưa có văn bản cụ thể rõ ràng. Vì vậy kết quả KTCM chưa thực sự chính xác, chưa đúng thực trạng. Đây là vấn đề nan giải không chỉ ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam.
2.5. Thực trạng hoạt động kiểm tra chuyên môn ở các trường THCS huyện Lục Nam
2.5.1. Thực trạng nội dung kiểm tra chuyên môn tại các trường THCS huyện Lục Nam
Nội dung KTCM tại các trường THCS bao gồm nhiều nội dung, không chỉ KT về hoạt động giảng dạy, hoạt động học, công tác bồi dưỡng, về cơ sở vật chất...Kết quả khảo sát về thực trạng nội dung KTCM tại các trường THCS huyện Lục Nam được khảo sát qua 250 CBQL, GV và thu được kết quả dưới đây:
Bảng 2.10. Thực trạng nội dung KTCM tại các trường THCS huyện Lục Nam
Hiệu quả thực hiện | Điểm TB | Mức độ | ||||||||||
Kém | Yếu | TB | Khá | Tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
KT thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập giáo dục | 0 | 0 | 96 | 38,4 | 104 | 41,6 | 41 | 16,4 | 9 | 3,6 | 2,85 | TB |
KT thực hiện nhiệm vụ giáo dục | 0 | 0 | 84 | 33,6 | 81 | 32,4 | 46 | 18,4 | 39 | 15,6 | 3,16 | TB |
KT việc thực hiện chương trình và xây dựng kế hoạch giáo dục | 0 | 0 | 71 | 28,4 | 102 | 40,8 | 51 | 20,4 | 26 | 10,4 | 3,13 | TB |
KT việc thực hiện quy chế CM | 0 | 0 | 77 | 30,8 | 84 | 33,6 | 60 | 24,0 | 29 | 11,6 | 3,16 | TB |
KT hoạt động sư phạm của GV | 0 | 0 | 33 | 13,2 | 72 | 28,8 | 70 | 28,0 | 75 | 30,0 | 3,75 | Khá |
KT quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học | 0 | 0 | 23 | 9,2 | 49 | 19,6 | 82 | 32,8 | 96 | 38,4 | 4,0 | Khá |
Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy: Nội dung “KT quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học” được đánh giá cao nhất, đạt mức khá với ĐTB=4,0 và nội dung “KT hoạt động sư phạm của GV” cũng được đánh giá ở mức khá với ĐTB=3,75.
Theo số liệu của Phòng GD&ĐT Lục Nam đến năm học 2018-2019, toàn bộ các thư viện của các trường THCS trên địa bàn huyện đã đạt “thư viện tiên tiến” theo tiêu chuẩn qui định tại Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT. Nhận thức được vai trò của trang thiết bị dạy học có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng giờ dạy, đặc biệt hiện nay ứng dụng CNTT vào dạy học có tác động lớn đến hiệu quả dạy học, nên mỗi trường đều trang bị phòng máy, máy chiếu, tivi thông minh, ngoài ra còn dụng cụ trực quan giúp hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao hơn. Thực tế, thời gian qua các trường THCS đã tiến hành KT hoạt động sư phạm của GV gắn với nội dung KT toàn diện, KT chuyên đề với nhiều nội dung như: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong đó KT về: Tư tưởng, chính trị; Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; Việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng,
chất lượng ngày, giờ công lao động… Do vậy, hoạt động “KT hoạt động sư phạm của GV, KT việc thực hiện quy chế CM” đã đi vào tiềm thức của GV nên được đánh giá khá cao và nâng cao chất lượng quản lý của nhà trường.
Nội dung KTCM tại các trường THCS huyện Lục Nam đạt hiệu quả thấp nhất là về “KT thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập giáo dục” với ĐTB = 2,85. Thực tế cho thấy công tác phổ cập giáo dục của huyện Lục Nam trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể và hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên công tác phổ cập giáo dục được thực hiện ngay từ đầu các năm học và do Phó hiệu trưởng cùng với cán bộ chuyên trách trực tiếp hoàn thiện xử lý các số liệu theo phần mềm, việc thực hiện duy trì sĩ số trong suốt cả năm học, việc bám sát kế hoạch phát triển giáo dục còn nhiều bất cập và nhiều giáo viên chưa quan tâm đến lĩnh vực này. Đây là vấn đề cần được HT các nhà trường quan tâm và có biện pháp khắc phục.
Như vậy, trong thời gian qua, việc thực hiện công tác KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam đã được quan tâm tiến hành, song vẫn chủ yếu tập trung vào các công tác: KT quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, KT hoạt động sư phạm của GV và KT việc thực hiện quy chế CM gắn với KT chuyên đề, toàn diện. Tuy nhiên, việc KT thực hiện nhiệm vụ giáo dục, KT việc thực hiện chương trình và xây dựng kế hoạch giáo dục và nhất là KT thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập giáo dục, còn tồn tại một số hạn chế. Điều này đòi hỏi trong công tác quản lý hoạt động KTCM, việc xây dựng nội dung kiểm tra cần có sự đa dạng hơn.
2.5.2. Thực trạng kết quả kiểm tra chuyên môn về hoạt động CM của GV tại các trường THCS huyện Lục Nam
Trong các khâu chỉ đạo, quản lý quá trình thực hiện các hoạt động CM của GV thì công tác KTCM có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy việc KTCM khoa học, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường sẽ tác động tích cực đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Qua trao đổi ý kiến, hầu hết các nhà quản lý ở các trường THCS đều thống nhất rằng công tác CM chính là “xương sống” của nhà trường nó có vị trí, vai trò quan trọng. Tác giả đã tiến hành khảo sát kết quả thực hiện công tác KTCM về hoạt động CM của GV và thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.11. Thực trạng kết quả KTCM về hoạt động CM của GV ở các trường THCS huyện Lục Nam
Mức độ thực hiện | Điểm TB | Mức độ | ||||||||||
Kém | Yếu | TB | Khá | Tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy | 0 | 0 | 72 | 28,8 | 120 | 48,0 | 42 | 16,8 | 16 | 6,4 | 3,01 | TB |
Thực hiện các yêu cầu về soạn giảng, giáo án. | 0 | 0 | 8 | 3,2 | 147 | 58,8 | 85 | 34,0 | 10 | 4,0 | 3,39 | TB |
Sử dụng đồ dùng dạy học, làm ĐDDH… | 0 | 0 | 9 | 3,6 | 156 | 62,4 | 76 | 30,4 | 9 | 3,6 | 3,34 | TB |
Thực hiện chấm bài, vào sổ điểm… | 0 | 0 | 95 | 38,0 | 117 | 46,8 | 33 | 13,2 | 5 | 2,0 | 2,79 | TB |
Đổi mới phương pháp dạy học | 0 | 0 | 38 | 15,2 | 78 | 31,2 | 100 | 40,0 | 34 | 13,6 | 3,52 | Khá |
Đổi mới KT, đánh giá | 0 | 0 | 23 | 9,2 | 140 | 56,0 | 82 | 32,8 | 5 | 2,0 | 3,28 | TB |
Kết quả, chất lượng dạy học đạt được | 0 | 0 | 24 | 9,6 | 141 | 56,4 | 77 | 30,8 | 8 | 3,2 | 3,28 | TB |
Dạy học phụ đạo học sinh yếu kém | 0 | 0 | 23 | 9,2 | 131 | 52,4 | 82 | 32,8 | 14 | 5,6 | 3,35 | TB |
Bồi dưỡng học sinh giỏi | 0 | 0 | 40 | 16,0 | 156 | 62,4 | 48 | 19,2 | 6 | 2,4 | 3,08 | TB |
Sinh hoạt CM, dự giờ… | 0 | 0 | 24 | 9,6 | 125 | 50,0 | 85 | 34,0 | 16 | 6,4 | 3,37 | TB |
Thực hiện công tác chủ nhiệm… | 0 | 0 | 82 | 32,8 | 64 | 25,6 | 68 | 27,2 | 36 | 14,4 | 3,23 | TB |
Thực hiện các công tác kiêm nhiệm | 0 | 0 | 14 | 5,6 | 122 | 48,8 | 73 | 29,2 | 41 | 16,4 | 3,56 | Khá |
Việc chấp hành pháp luật, quy chế… | 0 | 0 | 99 | 39,6 | 106 | 42,4 | 38 | 15,2 | 7 | 2,8 | 2,81 | TB |
Kết quả cho thấy: Tỷ lệ CBQL, GV đánh giá thực trạng kết quả KTCM về hoạt động CM của GV ở mức độ TB và khá với ĐTB từ 2,79 đến 3,56 (Min=2, Max=5).
Nội dung thực hiện có hiệu quả nhất là “Thực hiện các công tác kiêm nhiệm” được thực hiện khá tốt với ĐTB=3,56. Điều này cho thấy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong thực thi các nhiệm vụ đã được nâng cao. Đây cũng là nền tảng thuận lợi cho việc thực hiện công tác quản lý nói chung của các nhà trường.