Khái Quát Về Hệ Thống Các Trường Thcs Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cư của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, được thành lập theo Nghị định số 24/NĐ-TTg ngày 21/01/1957 của Thủ tướng Chính phủ, phía Bắc giáp huyện Lục Ngạn, phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng, phía Nam giáp tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh. Lục Nam có diện tích gần 600km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 18.720 ha, đất lâm nghiệp 27.000 ha, còn lại là một số diện tích đất khác. Dân số gần 21 vạn người, gồm 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm gần 13%. Toàn huyện có 24 xã và 1 thị trấn, với 281 thôn bản. Hệ thống giao thông khá thuận lợi với quốc lộ 31, 37 và tỉnh lộ 293, 295 chạy qua. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh và tuyến đường sông Lục Nam. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, thời cơ để Lục Nam có những bước chuyển mình, bứt phá, tạo nên diện mạo mới của một huyện đang phát triển.

- Về kinh tế: Trong những năm qua, đặc biệt năm 2019 là năm có sự cố gắng vươn lên vượt bậc của các cấp chính quyền và nhân dân toàn huyện trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXI, thực hiện kế hoạch 5 năm (2016

- 2020). Nền kinh tế của huyện Lục Nam có những chuyển biến rõ rệt, cơ cấu nền kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá, sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản ngày một ổn định và sản xuất theo hướng hàng hoá. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn huyện đạt 9,5%, trong đó ngành công nghiệp - TTCN và xây dựng cơ bản đạt 17,9%, nông - lâm - ngư nghiệp đạt 6,8%, thương mại

- dịch vụ đạt 7,1%. Trong lĩnh vực công nghiệp - TTCN và xây dựng nông thôn nhờ có những chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cởi mở nên trong năm qua có đã có một số doanh nghiệp lớn đầu tư vào huyện sản xuất kinh doanh, với số vốn hàng trăm tỷ đồng tạo nên diện mạo mới về sự phát triển của huyện. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 15%/năm. Không chỉ làm tốt công tác phát triển kinh tế, Lục Nam còn chú trọng tới phát triển văn hoá - xã hội như: Y tế, Giáo dục, Văn hoá, Du lịch...

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ở trên, Lục Nam còn không ít những khó khăn thách thức đó là: Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp còn cao trong cơ cấu kinh tế; thu nhập bình quân đầu người thấp. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn tuy đã được tăng cường một bước song chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng một số tuyến đường giao thông nông thôn còn kém, giao thông đi lại còn rất khó khăn nhất là các xã vùng núi của huyện. Các điều kiện phục vụ dạy và học, nâng cao chất lượng GD toàn diện còn nhiều bất cập, chất lượng GD văn hoá chưa đồng đều giữa các xã, các vùng trong huyện.

2.2. Khái quát về hệ thống các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

2.2.1. Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh

Giáo dục THCS: có 25 trường THCS và 6 trường có 2 cấp học (TH&THCS). Tổng số lớp là 356 với 11.709 học sinh, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp trên số trẻ trong độ tuổi là 99,9 % ; tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình TH vào lớp 6 là 100 % ; tỷ lệ duy trì sỹ số là 99,96 %

Trong 5 năm qua số trường học ổn định gồm 31 trường TH&THCS, THCS, PT DTNT (TH&THCS: 06 trường, THCS 24 trường, PT DTNT: 01 trường).

Số lớp, số học sinh giảm nhẹ dần (do giảm dân số tự nhiên): năm học 2015- 2016 có 383 lớp với 11.557 học sinh, đến năm học 2018-2019 có 356 lớp với 11.410 học sinh. Riêng năm học 2019-2020 với số lớp học giảm 27 lớp so với năm học 2015-2016, nhưng số học sinh tăng nhẹ lên 11.709 học sinh. Tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành chương trình TH vào học lớp 6 được duy trì và đạt 100%.

Quy mô phát triển trường lớp, học sinh của huyện Lục Nam được mô tả chi tiết tại Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Quy mô phát triển trường lớp, học sinh cấp THCS


Năm học

Số trường

Số lớp

Số HS

Tỷ lệ huy động HS hoàn thành CT TH vào lớp 6 (%)

2015-2016

31

383

11.557

100

2016-2017

31

372

11.658

100

2017-2018

31

362

11.470

100

2018-2019

31

356

11.410

100

2019-2020

31

356

11.709

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang - 7

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)

2.2.2. Chất lượng giáo dục

- Chất lượng giáo dục đại trà: trong những năm gần đây chất lượng của các ngành học, cấp học đều giữ ổn định và có chiều hướng phát triển; cụ thể:

GD THCS: Năm học 2018-2019: Xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt đạt 95,1 %, tỷ lệ xếp loại Yếu 0,2%. Không có học sinh vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội. Xếp loại học lực Khá, Giỏi 51,89% . Tổ chức dạy nghề cho 3.031 học sinh lớp 8 (đạt 100

% số học sinh lớp 8). Có 21 trường tổ chức dạy tin học cho học sinh với 143 lớp và 3.818 học sinh, đạt 33,2%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 97,8 %, huy động được 80,5 % số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT, bổ túc THPT tại các trường Trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề. 100 % các xã và huyện đạt chuẩn phổ cập GD THCS từ năm 2003, đến nay duy trì đạt kết quả vững chắc chuẩn quốc gia về phổ cập GD THCS.

Kết quả học tập của học sinh được mô tả chi tiết ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Chất lượng GD đại trà cấp THCS (xếp loại học lực)


Năm học

T. số học sinh

Kết quả xếp loại học lực (tỷ lệ %)

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

2015-2016

11.557

10,66

42,51

41,26

5,25

0,26

2016-2017

11.470

9,89

41,37

42,92

5,65

0,16

2017-2018

11.410

10,4

43,5

41,5

4,4

0,1

2018-2019

11.709

9,98

43,86

41,09

4,89

0,18

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)

- Chất lượng giáo dục mũi nhọn: được quan tâm đầu tư đúng mức, vì vậy kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh ngày càng cao, huyện Lục Nam thường đứng ở tốp đầu trong các huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang (năm học 2018-2019 cấp THCS có 36 đạt giải trong cuộc thi học sinh giỏi văn hóa lớp 9 cấp tỉnh)

2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Công tác đội ngũ luôn được quan tâm: số lượng cán bộ, GV đảm bảo đáp ứng theo quy định. Hàng năm, huyện đã làm tốt công tác phát triển đảng trong các trường học, làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ, trong liên tục nhiều năm qua, đội ngũ GV các cấp học được cử đi học nâng cao trình độ trên chuẩn. Đến nay, đội ngũ CBGV cơ bản đạt trình độ chuẩn trở lên.

Bảng 2.3. Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, GV của cấp THCS



Cấp học


SL CBQL,GV


Tỷ lệ gv/lớp


Nữ

Trình độ đào tạo


Đảng viên

Trên chuẩn

Chưa đạt chuẩn

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

THCS

835

2,15

472

56,52

579

69,34

0

0

565

67,66

(Nguồn báo cáo của Phòng GD&ĐT Lục Nam - Bắc Giang)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ GV trên lớp đã đảm bảo đủ về tiêu chuẩn, số GV đạt trình độ trên chuẩn là khá cao và đặc biệt là không có GV chưa đạt chuẩn về đào tạo, mặt khác số lượng đảng viên chiếm tỉ lệ 67,66% cũng là yếu tố thuận lợi cho công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động KTCM nói riêng.

2.3. Khái quát chung về khảo sát thực trạng

2.3.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

2.3.2. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của đội ngũ CBQL và GV về hoạt động KTCM ở trường học

- Thực trạng KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam.

- Thực trạng quản lý KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động KTCM.

2.3.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát

Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 250 người, trong đó: 30 CBQL là HT hoặc phó HT của 30/31 trường THCS trong huyện, 40 TTCM ở 20/31 trường THCS trong huyện và 180 GV ở 10 trường đại diện cho các khu vực của huyện Lục Nam: THCS TT Đồi Ngô số 1, THCS TT Đồi Ngô số 2, THCS Tam Dị, THCS Yên Sơn, THCS Lan Mẫu, THCS Cẩm Lý, THCS Bắc Lũng, THCS Bình Sơn, THCS Trường Sơn, THCS Đan Hội. Bên cạnh đó, tác giả gặp gỡ, trao đổi ý kiến với một số CBQL, chuyên gia am hiểu các lĩnh vực KTCM nhằm làm rõ hơn các ý kiến phản hồi qua phiếu hỏi và nhận xét rút ra từ kết quả phân tích tài liệu.

2.3.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra khảo sát bằng Bảng hỏi: Bảng hỏi, ngoài phần thông tin về đơn vị công tác, giới tính và vị trí công tác của người được khảo sát, gồm có 74 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 bậc từ Kém đến Tốt hoặc từ hoàn toàn không ảnh hưởng đến ảnh hưởng rất mạnh:

2

3

4

5

Hoàn toàn không

ảnh hưởng

Ảnh hưởng

yếu

Ảnh hưởng

TB

Ảnh hưởng

mạnh

Ảnh hưởng rất

mạnh

Kém

Yếu

TB

Khá

Tốt

1


Mức độ cần thiết của hoạt động KTCM (1 câu hỏi):

Nhận thức của CBVC, GV về hoạt động KTCM gồm biến là hiểu biết về hoạt động KTCM (5 câu hỏi), tác động của hoạt động KTCM (6 câu hỏi) và tầm quan trọng (1 câu hỏi).

Để đánh giá thực trạng hoạt động KTCM của các trường, các lĩnh vực như thực hiện các nội dung hoạt động (6 câu hỏi), kết quả thực hiện (13 câu hỏi), phương pháp thực hiện (4 câu hỏi) và hình thức thực hiện (4 câu hỏi) được sử dụng để khảo sát ý kiến của người được hỏi.

Nội dung thứ 3 là đánh giá về thực trạng quản lý công tác KTCM. Trong đó xây dựng kế hoạch (5 câu hỏi), tổ chức bộ máy KTCM (5 câu hỏi) quản lý hoạt động được đánh giá qua 8 câu hỏi, sử dụng kết quả KTCM để cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác ở trường THCS được đánh giá qua 9 câu hỏi, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS được đánh giá qua 7 câu hỏi. Một câu hỏi mở ở cuối bảng hỏi để người được khảo sát đề xuất các biện pháp nhằm làm tăng hiệu quả công tác quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Chi tiết bảng hỏi được trình bày trong Phụ lục 1.

- Phân tích các văn bản quản lý của nhà trường, những văn bản liên quan đến công việc của nhà trường nói chung và KTCM nói riêng. Khảo sát các ý kiến của các cấp quản lý, của HT và GV các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam về hoạt động KTCM, công tác quản lý KTCM để đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được; Tìm hiểu những tồn tại, bất cập trong công tác KTCM.

- Trên cơ sở kết quả khảo sát, vận dụng những khái niệm, lý thuyết về công tác KTCM để tiến hành phân tích rõ những nguyên nhân, thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu của công tác KTCM ở các trường THCS, trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia, những CBQL có kinh nghiệm, am hiểu về công tác KTCM ở trường học để phân tích rõ hơn, cụ thể hơn những ưu điểm, những tồn tại, vận dụng các nội dung lý thuyết đã trình bày ở Chương 1 về công tác QLGD nói chung và KTCM nói riêng để tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác KTCM của các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam.

2.3.5. Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS. Kết quả xử lý được phân tích diễn giải như sau:

1 - 1,80

1,81- 2,60

2,61 -3,40

3,41-4,2

4,21-5,0

Kém

Yếu

TB

Khá

Tốt

Ngoài phương pháp thống kê mô tả sử dụng giá trị trung bình, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích phương sai sâu (post-hoc test Anova) để nghiên cứu sự khác biệt về nhận thức và tổ chức thực hiện giữa các đối tượng GV, TTCM và Ban giám hiệu.

Kết quả xử lý số liệu điều tra được tác giả chia thành các nội dung nhỏ để phân tích trong nội dung của Chương 2, các bảng số liệu về giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được đính kèm ở Phụ lục 2 của Luận văn.

2.3.6. Mô tả tóm tắt về đối tượng khảo sát

Tác giả đã phát phiếu khảo sát tới 30/31 trường THCS trên toàn huyện, trong đó số người được hỏi gồm: 30 người là HT hoặc phó HT đại diện cho BGH của 30 trường THCS - là người phụ trách hoạt động KTCM, 40 người là TTCM của 20 trường đại diện rộng cho các vùng miền khác nhau của huyện theo vị trí địa lý (đồng bằng, thị trấn và miền núi) - là người trực tiếp thực hiện hoạt động KTCM, 180 GV của 10 trường đại diện cho các vùng miền khác nhau của huyện theo vị trí địa lý - là đối tượng của hoạt động KTCM được lựa chọn ngẫu nhiên và mang tính đại diện. Bảng 2.4 trình bày tóm tắt mô tả thông tin giới tính và vị trí công tác của đối tượng điều tra.

Bảng 2.4. Giới tính và vị trí công tác của đối tượng điều tra


Tiêu chí phân tích

Số lượng

%


Giới tính

Nam

160

64

Nữ

90

36

Tổng

250

100


Vị trí công tác

BGH

30

12

Tổ trưởng

40

16

GV

180

72

Tổng

250

100

Có thể thấy từ Bảng 2.4 rằng đa số người được hỏi là nam giới (chiếm 64%). Phân tích sâu thêm cho thấy trong số 30 người được hỏi là BGH, nam giới chiếm 27 người. Tương tự như vậy, trong số 40 tổ trưởng, nam chiếm đến 21 người và số GV nam là 112 trong tổng số 180 GV được hỏi.

Bảng 2.5. Thông tin đơn vị công tác của người được hỏi phân theo giới tính


STT

Đơn vị Công tác

Nam

Nữ

Tổng

1

PTDT Nội trú huyện Lục Nam

0

1

1

2

TH&THCS Bình Sơn

1

0

1

3

TH&THCS Lục Sơn

1

0

1

4

TH&THCS Tam Dị

1

0

1

5

TH&THCS Tiên Nha

1

0

1

6

TH&THCS Trường Giang

0

1

1

7

THCS Bắc Lũng

13

8

21

8

THCS Bảo Đài

1

0

1

9

THCS Bảo Sơn

2

1

3

10

THCS Bình Sơn

13

8

21

11

THCS Cẩm Lý

15

6

21

12

THCS Chu Điện

1

0

1

13

THCS Cương Sơn

1

0

1

14

THCS Đan Hội

16

5

21

15

THCS Đông Hưng

2

1

3

16

THCS Đông Phú

1

0

1

17

THCS Huyền Sơn

2

1

3

18

THCS Khám Lạng

2

1

3

19

THCS Lan Mẫu

14

7

21

20

THCS Lục Sơn

2

1

3

21

THCS Ngĩa Phương

2

1

3

22

THCS Phương Sơn

2

1

3

23

THCS Tam Dị

17

4

21

24

THCS Thanh Lâm

2

1

3

25

THCS Trường Sơn

9

12

21

26

THCS TT Đồi Ngô 1

9

12

21

27

THCS TT Đồi Ngô 2

10

11

21

28

THCS Vô Tranh

3

0

3

29

THCS Vũ Xá

1

2

3

30

THCS Yên Sơn

16

5

21

Bảng 2.5 cho thấy 10 trong số 30 đơn vị có 21 cán bộ GV tham gia trả lời câu hỏi, các trường còn lại có 3 cán bộ và 10 trường chỉ có 1 người tham gia (là BGH). Các trường có số GV nam tham gia đông hơn nữ bao gồm THCS Yên sơn, THCS Tam Dị, THCS Lan Mẫu, THCS Đan Hội, THCS Cẩm Lý, THCS Bình Sơn, và

THCS Bắc Lũng. Các trường có số GV được hỏi là nữ cao hơn số GV được hỏi là nam giới gồm THCS TT Đồi Ngô 1, THCS TT Đồi Ngô 2, THCS Trường Sơn. Các trường được hỏi 21 người gồm cả BGH, TTCM và GV là đại diện cho các vùng miền khác nhau theo vị trí địa lý của huyện Lục Nam (thị trấn, đồng bằng, miền núi). Qua đó ta thấy nam giới chiếm đa số là do vị trí công tác, việc lựa chọn là ngẫu nhiên và mang tính đại diện.

2.4. Thực trạng nhận thức về hoạt động kiểm tra chuyên môn ở các trường THCS

2.4.1. Nhận thức của đội ngũ CBQL và GV về vai trò của hoạt động kiểm tra chuyên môn ở trường học

Để tìm hiểu về nhận thức của CBQL và GV đối với vai trò của hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi trên 250 CBQL, GV trên địa bàn huyện Lục Nam . Kết quả khảo sát nội dung này thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6. Nhận thức về vai trò của hoạt động KTCM ở trường học



Mức độ

CBQL

TTCM

GV

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Hoàn toàn không cần thiết

0

0

0

0

0

0

0

0

Không cần thiết

4

1,60

1

0,40

8

3,20

13

5,2

Ít cần thiết

14

5,60

5

2,00

46

18,40

65

26,0

Cần thiết

12

4,80

24

9,60

67

26,80

103

41,2

Rất cần thiết

0

0,00

10

4,00

59

23,60

69

27,6

Tổng

30

12,00

40

16,00

180

72,00

250

100


Bảng 2.6 cho thấy có 68,8% người được hỏi nhận thức công tác KTCM ở trường THCS là cần thiết và rất cần thiết, bên cạnh đó số có nhận thức thấp (gồm cả không cần thiết và ít cần thiết) chiếm 31,2%. Kết qủa này cho thấy còn rất nhiều cán bộ, giáo viên trong Huyện chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác KTCM đối với ngành giáo dục nói chung và công tác nâng cao chất lượng giáo dục của Huyện nói riêng.

Phân tích sâu hơn cho thấy trong số 13 người được hỏi đánh giá nhận thức rằng công tác KTCM là không cần thiết có 4 người là BGH, 1 người là TTCM và 8

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí