Thực Trạng Phương Pháp Thực Hiện Ktcm Ở Trường Thcs Huyện Lục Nam

Nội dung “Đổi mới phương pháp dạy học” được đánh giá ở mức khá với ĐTB đứng thứ hai là 3,52. Qua đó có thể thấy rằng việc tiếp cận với phương pháp dạy học mới đã được nâng cao rõ rệt và có tác động tích cực đến kết quả giáo dục nói chung của huyện, việc KTCM về công tác đổi mới phương pháp dạy học được HT các nhà trường quan tâm và theo dõi thường xuyên.

Nội dung “ Thực hiện chấm bài, vào sổ điểm…” được đánh giá thấp nhất ở mức TB với ĐTB=2,79. Điều này một lần nữa cho thấy việc quản lý CM và KTCM về nội dung này chưa thực sự được quan tâm đúng mức, việc thực hiện Thông tư 58 chưa nghiêm túc.

KTCM về “Thực hiện các yêu cầu về soạn giảng, giáo án” cũng chỉ đạt hiệu quả TB với ĐTB =3,39. Soạn bài là khâu quan trọng chuẩn bị cho một giờ lên lớp, là lao động sáng tạo thể hiện sự lựa chọn của GV về nội dung, phương pháp hình thức tổ chức dạy học và sự lựa chọn những thiết bị phục vụ cho bài dạy. KTCM các yêu cầu về soạn giảng yêu cầu mỗi bài dạy phải đảm bảo theo đúng phân phối chương trình môn học, đồng thời đảm bảo truyền thụ đủ kiến thức, khoa học, chính xác, thể hiện rõ công việc của thầy và trò, phát huy tính tích cực của HS. Song qua kết quả khảo sát thì việc KT nội dung này còn mang tính hình thức và chưa được quan tâm cao.

Bên cạnh đó, các nội dung “Đổi mới KT đánh giá”, còn hạn chế với ĐTB=3,28. Thực tế, hiện nay, ở các trường THCS trên địa bàn huyện đều tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo nhóm, tổ và cụm chuyên môn. Song do ngại va chạm nên việc tham gia, góp ý nhằm nâng cao chuyên môn còn thực hiện hình thức, việc sử dụng linh hoạt các hình thức đánh giá còn nhiều hạn chế. Cùng với đó là KTCM các nội dung: Thực hiện các công tác kiêm nhiệm; Sinh hoạt CM, dự giờ, thao giảng; Bồi dưỡng HS giỏi; Phụ đạo HS yếu, kém cũng được đánh giá chưa cao (mức độ TB). Đây là một vấn đề cần được quan tâm trong quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS trong huyện bởi các nội dung hoạt động CM trên của GV có ảnh hưởng lớn đến kết quả giáo dục trong mỗi nhà trường.

Tóm lại, trong thực hiện hoạt động KTCM các nội dung về hoạt động sư phạm của GV thì các hoạt động KTCM: “Thực hiện các công tác kiêm nhiệm; Đổi mới phương pháp dạy học” được đánh giá ở mức khá. Bên cạnh đó, hạn chế nhất về

KTCM: Thực hiện chấm bài, vào sổ điểm…;Việc chấp hành pháp luật, quy chế công tác của GV Sử dụng đồ dùng dạy học, làm ĐDDH, thực hành, thí nghiệm, thực hiện các tiết thực hành theo quy định của PPCT; Sinh hoạt CM, dự giờ, thao giảng; Dạy học phụ đạo học sinh yếu kém còn chưa tốt.

2.5.3. Thực trạng phương pháp thực hiện KTCM ở trường THCS huyện Lục Nam

Kết quả khảo sát thực trạng phương pháp thực hiện KTCM tại các trường THCS huyện Lục Nam được thể hiện qua số liệu ở bảng 2.12

Bảng 2.12. Thực trạng phương pháp KTCM tại các trường THCS huyện Lục Nam‌


Tiêu chí

Mức độ thực hiện


Điểm TB


Mức độ

Kém

Yếu

TB

Khá

Tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Phương pháp quan

sát

0


0

146


58,4

63


25,2

23


9,2

18


7,2

2,65

TB

Phương pháp phân

tích tài liệu...

0


0

128


51,2

73


29,2

35


14

14


5,6

2,74

TB

Các phương pháp tác động trực

tiếp...


0


0


28


11,2


30


12


66


26,4


126


50,4


4,16


Khá

Phương pháp tham

dự các hoạt động giáo dục cụ thể


0


0


23


9,2


118


47,2


80


32,0


29


11,6


3,46


Khá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang - 9

Bảng số liệu trên cho thấy với 4 phương pháp cơ bản KTCM tại các trường THCS huyện Lục Nam, kết quả đánh giá đạt mức độ khá chênh lệch với ĐTB từ 2,65 đến 4,16 (Max=5, Min=2).

Phương pháp được sử dụng được đánh giá cao nhất là “Các phương pháp tác động trực tiếp đối tượng” đạt mức Khá với ĐTB đạt 4,16. Điều này phản ánh thực tế khách quan ở các trường THCS hiện nay đó là: Các TTCM trực tiếp thực hiện KTCM thông qua kế hoạch kiểm tra chuyên đề, toàn diện của chuyên môn dưới hình thức dự giờ và khảo sát chất lượng học sinh trên lớp cùng với đó là phỏng vấn trực tiếp đối tượng kiểm tra và nghe họ báo cáo. Phương pháp này đã phát huy hiệu quả, nó phù hợp với điều kiện thực tế về đội ngũ làm công tác KT và được GV đồng tình cao.

Xếp thứ 2 với ĐTB=3,46 là “Phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể”. Thực tế cho thấy việc tham dự các hoạt động giáo dục ngoại khóa, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, các hoạt động giáo dục trải nghiệm...đã được HT các nhà trường quan tâm và thông qua đó kiểm tra được việc tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục cho HS, việc làm này đã được sự đồng tình của nhiều GV.

Những phương pháp: “Phương pháp quan sát; Phương pháp phân tích tài liệu” được đánh giá ở mức TB. Thực tế cho thấy khi kiểm tra các loại hồ sơ, sổ chủ nhiệm, giáo án, kế hoạch giảng dạy... còn nhiều hạn chế và mang tính hình thức, khả năng phân tích, đánh giá của cán bộ KT còn nhiều bất cập, việc quan sát để đánh giá còn mang nặng tính chủ quan, sự quan tâm của HT đến công tác bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về mảng này còn hạn chế.

Có thể khẳng định rằng trong các phương pháp KTCM không có phương pháp nào là vạn năng, cần phải biết kết hợp nhiều phương pháp mới đem lại hiệu quả cao nhất. Qua kết quả điều tra cho thấy ở các trường đã sử dụng các phương pháp để KTCM. Tuy nhiên, một số phương pháp có kỳ vọng đem lại hiệu quả cao trong KTCM chưa được đánh giá cao như phương pháp phân tích tài liệu, sản phẩm và phương pháp quan sát.

2.5.4. Thực trạng hình thức hoạt động KTCM trường THCS huyện Lục Nam

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động KTCM tại các trường THCS huyện Lục Nam được thể hiện qua số liệu ở bảng 2.13

Bảng 2.13. Thực trạng hình thức hoạt động KTCM trường THCS huyện Lục Nam‌


Tiêu chí

Mức độ thực hiện

Điểm TB

Mức độ

Kém

Yếu

TB

Khá

Tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

KT thông qua hồ sơ

của nhà trường…

0

0

23


9,2

71


28,4

110


44

46


18,4

3,72

Khá

KT việc dạy học trên

lớp của GV

0

0

34


13,6

83


33,2

89


35,6

44


17,6

3,57

Khá

KT các điều kiện

thực tế khác

0

0

94


37,6

101


40,4

29


11,6

26


10,4

2,95

TB

Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức KTCM các trường THCS huyện Lục Nam hiện nay ở mức độ khá với ĐTB=3,41.

Hình thức KTCM được đánh giá cao nhất là “KT thông qua hồ sơ của nhà trường, của tổ/nhóm CM, Cán bộ quản lý, GV và nhân viên nhà trường (theo quy định của Điều lệ trường trung học)” có ĐTB = 3,72. Điều đó cũng được phản ánh qua Kết quả KT hồ sơ CM của một số trường cho thấy: Việc KTCM trong thời gian qua đã chú trọng đến: KT hoạt động sư phạm của GV; KT hoạt động của tổ CM; KT hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh và tự KT công tác quản lý của hiệu trưởng.

Tiếp theo là: “KT việc dạy học trên lớp của GV (dự giờ, đối chiếu giữa thực tế diễn ra trên lớp học với giáo án/kế hoạch bài dạy)” được đánh giá ở mức khá với ĐTB=3,57. Nội dung này đã thể hiện việc KT và duy trì nề nếp CM của đội ngũ TTCM đã được ghi nhận và đánh giá khá cao.

Hình thức KTCM được đánh giá thấp nhất là “Kiểm tra các điều kiện thực tế khác góp phần tạo môi trường, động lực cho việc tổ chức dạy - học hiệu quả (cảnh quan môi trường, cơ sở vật chất, công tác vệ sinh trường lớp học…).có ĐTB=2,95. Kết quả cho thấy, hình thức KTCM này được đánh giá thấp hơn hẳn so với hai hình thức còn lại.

Với phân tích như trên, tác giả có nhận định: KTCM tại các trường THCS trong thời gian qua mới chỉ được chú trọng ở một số hình thức. Do vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường việc tập huấn cho đội ngũ thực hiện KTCM về đổi mới hình thức KTCM để hoạt động KTCM đạt hiệu quả cao hơn.

2.5.5. Đánh giá chung về hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam

Tổng hợp các nội dung đánh giá chung về hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.14. Đánh giá chung về hoạt động KTCM trường THCS huyện Lục Nam


Nội dung

Điểm nhỏ nhất

Điểm lớn nhất

TB

Diễn giải

Thực hiện nội dung KT

2,00

5,00

3,34

TB

Kết quả KTCM trong HĐSP

2,15

5,00

3,23

TB

Phương pháp thực hiện HĐKT

2,00

5,00

3,25

TB

Hình thức thực hiện HĐKT

2,00

5,00

3,41

Khá


Có thể thấy từ bảng 2.14 rằng trong 4 biến đánh giá thực trạng công tác KTCM, chỉ có Hình thức KT đạt loại khá. Các biến còn lại đạt mức TB với ĐTB từ 3,23 đến 3,34.

Phân tích sâu hơn ta thấy: Các biến số của nội dung “Thực hiện nội dung KT” (Bảng 2.10) chỉ được ghi nhận với mức điểm TB. Đặc biệt nội dung “Kết quả KTCM trong hoạt động sư phạm…” được đánh giá ở mức thấp nhất và có biến số được ghi nhận ở mức TB (Bảng 2.11). Nguyên nhân của đánh giá trên là do một số biến số trong hai nội dung trên được CBQL, GV ghi nhận ở mức độ TB với điểm số thấp. Điều này có ảnh hưởng đến chất lượng công tác KTCM trong các trường THCS của huyện và đòi hỏi HT các trường cần phải tăng cường công tác chỉ đạo KTCM trong nhà trường hiện nay.

2.6. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra chuyên môn ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

2.6.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn ở các trường THCS huyện Lục Nam

Xây dựng kế hoạch là chức năng quan trọng trong các chức năng của quản lý. Để tìm hiểu mức độ lập kế hoạch KTCM ở trường THCS huyện Lục Nam, chúng tôi khảo sát 250 CBQL, GV các trường THCS huyện Lục Nam. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15. Thực trạng xây dựng kế hoạch KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam


Tiêu chí

Mức độ thực hiện

Điểm TB

Mức độ

Kém

Yếu

TB

Khá

Tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Xây dựng chuẩn KT

0

0

25

10

139

55,6

78

31,2

6

2,4

3,26

TB

Xác định các nguồn lực cần huy động cho công

tác KTCM


0


0


30


12


129


51,6


79


31,6


12


4,8


3,29


TB

Xây dựng quy trình thực hiện, dự kiến hình

thức, phương pháp thực hiện


0


0


45


18


146


58,4


49


19,6


10


4


3,10


TB

Xác định hệ thống công việc với quỹ thời gian cụ thể để thực hiện

công tác KTCM


0


0


95


38


111


44,4


34


13,6


10


4


2,84


TB

Xây dựng nội dung

KTCM

0

0

96

38,4

97

38,8

51

20,4

6

2,4

2,87

TB

Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện hoạt

động KTCM


0


0


25


10


139


55,6


78


31,2


6


2,4


2,85


TB

Thực trạng xây dựng kế hoạch KTCM trường THCS huyện Lục Nam được đánh giá ở mức độ trung bình với ĐTB=3,04. Cụ thể từng nội dung như sau:

Nội dung được đánh giá cao nhất là “Xác định các nguồn lực cần huy động cho công tác KTCM” (ĐTB=3,29). Nội dung này thể hiện chức năng quản lý, đó là việc xây dựng kế hoạch cần xác định được nhân lực, thời gian, tiến độ và điều kiện thực hiện. Vì vậy việc xác định lực lượng trực tiếp thực hiện kiểm tra, thời gian, kinh phí rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả KTCM. Đây là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý, trong đó phổ biến về mục tiêu, kế hoạch, thời gian, tiến độ đến toàn bộ CBQL, GV trong nhà trường, từ đó mỗi đối tượng có kế hoạch thực hiện cho mục tiêu KTCM, tuy qua khảo sát thì nội dung này chỉ được đánh giá TB.

Nội dung “Xác định hệ thống công việc với quỹ thời gian cụ thể để thực hiện công tác KTCM” được đánh giá thấp nhất với ĐTB=2,84. Trong đó, các nội dung “Xây dựng nội dung KTCM”; “Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện hoạt động KTCM” được đánh giá ở mức trung bình với ĐTB là 2,87 và 2,85. Nguyên nhân thực trạng trên theo ý kiến của CBQL là do:

Một nội dung quan trọng trong việc xác định tính hiệu quả, tính khả thi của kế hoạch, đó chính là chú ý tìm hiểu nhu cầu của GV, NV. Thực tế là khi xây dựng kế hoạch KTCM cấp trường, các trường chủ yếu dựa vào kế hoạch KTCM của cấp trên (Phòng GD&ĐT) và cơ bản dựa vào kế hoạch KTCM của nhà trường ở các năm trước, mà chưa chú ý tìm hiểu nhu cầu, mong đợi của các đối tượng liên quan đến việc thực hiện KTCM. Trao đổi với các thầy cô giáo ở trường thì đa số các thầy cô không thấy nhà trường thực hiện vấn đề này. Điều này cho thấy công việc này không được phổ biến công khai, do vậy tác động không tốt đến chất lượng của việc lập kế hoạch. Do đó, nội dung KTCM chưa được đầy đủ, toàn diện, không có nội dung đổi mới và chưa được phù hợp với tình hình thực tế của năm học.

Một số nội dung KTCM tuy có trong kế hoạch nhưng khi đưa vào thực hiện thì còn bị động, lúng túng vì trùng lặp với các hoạt động khác. Nguyên nhân là do một phần nội dung của các kế hoạch KTCM chưa bám sát với kế hoạch năm học của nhà trường. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm học 2018-2019 của Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam có nêu tồn tại về công tác KTCM ở các trường THCS trên địa bàn huyện, đó là “một số đơn vị trường học xây dựng kế hoạch chưa bám sát với trọng tâm và nhiệm vụ năm học”.

Qua thực tế trao đổi với các thầy cô giáo cho thấy việc thực hiện quy trình xin ý kiến cho bản dự thảo kế hoạch KTCM còn mang tính hình thức, ở một số trường không thực hiện, chính vì vậy đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng của việc xây

dựng kế hoạch KTCM. Điều đó thể hiện, cơ chế phối hợp khi xây dựng kế hoạch KTCM ở các trường chưa được tốt và thường xuyên.

Như vậy, việc lập kế hoạch KTCM trong trường THCS Huyện Lục Nam đã đạt những kết quả nhất định về xác định các nguồn lực cho công tác KTCM, xây dựng chuẩn KT. Tuy nhiên, các công việc quyết định hiệu quả của một kế hoạch như xác định hệ thống công việc với quỹ thời gian cụ thể thực hiện KTCM; Xác định nội dung KTCM của từng năm học; Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện hoạt động KTCM; KT tính hợp lý và khả thi của kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp chỉ thực hiện mức độ trung bình và chưa đạt yêu cầu đề ra.

2.6.2. Thực trạng tổ chức bộ máy KTCM ở trường THCS huyện Lục Nam

Việc tổ chức, chỉ đạo triển khai là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, hiện thực hóa các nội dung trong kế hoạch đã đề ra, góp phần đưa hoạt động KTCM diễn ra theo đúng hướng. Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng công tác này ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số tiêu chí liên quan đến bộ máy KTCM.

Bảng 2.16. Thực trạng tổ chức bộ máy KTCM ở trường THCS hiện nay



Tiêu chí

Hiệu quả thực hiện


Điểm

TB


Mức

độ

Kém

Yếu

TB

Khá

Tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Xây dựng quy định về tiêu chuẩn cán bộ làm

công tác KTCM


0


0


32


12,8


124


49,6


89


35,6


5


2,0


3,27


TB

Thực trạng bộ máy thực hiện các hoạt

động KTCM


0


0


56


22,4


116


46,4


73


29,2


5


2,0


3,11


TB

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ của CB làm công tác

KTCM


0


0


96


38,4


109


43,6


41


16,4


4


1,6


2,81


TB

Các nguồn lực hỗ trợ lực lượng KTCM trong quá trình thực thi

nhiệm vụ


0


0


136


54,4


78


31,2


30


12


6


2,4


2,62


TB

Cơ chế, chính sách thúc đẩy lực lượng KTCM nâng cao tinh

thần trách nhiệm


0


0


153


61,2


62


24,8


29


11,6


6


2,4


2,55


Yếu

Thực trạng tổ chức bộ máy KTCM ở trường THCS hiện nay ở các trường THCS huyện Lục Nam được đánh giá ở mức độ TB với ĐTB từ 2,55 đến 3,27. Cụ thể từng nội dung như sau:

Nội dung được đánh giá cao nhất là “Xây dựng quy định về tiêu chuẩn cán bộ làm công tác KTCM” ĐTB=3,27. Đây là công việc rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả KTCM. Để đảm bảo hiệu quả KTCM, người làm công tác KT cần có phẩm chất đạo đức, kỹ năng hay nghiệp vụ KT và phải có trình độ CM nhất định. Thực tế cho thấy trong các trường THCS của huyện Lục Nam, người được lựa chọn làm công tác KT đa số họ là những người có uy tín, có năng lực, và đương nhiên đó cũng được coi là tiêu chuẩn nhân sự của công tác KTCM. Những phẩm chất cần thiết của người làm công tác KTCM như ý thức tu dưỡng, tự trao dồi, rèn luyện, vươn lên về CM, nghiệp vụ, khách quan, công tâm trong đánh giá, tận tình giúp đỡ đối tượng được KT khắc phục điểm yếu thường được hình thành trong quá trình thực hiện công việc KTCM, chứ không phải do nhà trường có quy định cụ thể, rõ ràng. Do đó nội dung này chỉ được đánh giá ở mức TB.

Bên cạnh đó, các nội dung “Thực trạng bộ máy thực hiện các hoạt động KTCM; Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ của GV; Các nguồn lực hỗ trợ lực lượng KTCM trong quá trình thực thi nhiệm vụ” cũng được đánh giá ở mức TB. Trao đổi với CB, GV cho thấy, đa phần các trường, hầu như không có trường THCS nào tự tiến hành tổ chức các lớp bồi dưỡng. Việc đầu tư mua sắm tài liệu, sách, giáo trình, các tư liệu khác liên quan đến công tác KTCM ít được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường. Đội ngũ làm công tác KTCM chủ yếu vừa làm vừa trau dồi kinh nghiệm, có nhiều trường hợp thực hiện theo kiểu cảm tính, kế thừa những kinh nghiệm đi trước của các đồng nghiệp. Một bộ phận cán bộ làm công tác KT ở góc độ nào đó còn nhìn nhận KTCM như là một công việc hành chính khô khan, là nhiệm vụ buộc phải thực hiện thay vì đó là trách nhiệm và quyền lợi của chính mỗi người và của tập thể. Vì vậy, khi được phân công nhiệm vụ, bộ phận này chưa phát huy được hết năng lực của mình trong công tác KTCM.

Nội dung “Cơ chế, chính sách thúc đẩy lực lượng KTCM nâng cao tinh thần trách nhiệm “ được đánh giá thấp nhất nhất (ĐTB=2,55). Tìm hiểu điều này, chúng tôi đã trao đổi với các thầy cô trong Ban KTCM ở các trường cho thấy trong quá trình thực hiện công tác KTCM , những đề xuất, kiến nghị của các thầy cô mặc dù được ghi nhận kịp thời, tuy nhiên cơ chế, chính sách thúc đẩy lực lượng KT nâng cao tinh thần trách nhiệm để tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ KTCM còn rất hạn chế. Các trường đều giao cho Ban KTCM những quyền hạn nhất định nhưng chính sách hỗ trợ chưa phù hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023