Một Số Nguyên Tắc Và Cơ Sở Pháp Lý Đề Xuất Các Biện Pháp

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG

3.1. Một số nguyên tắc và cơ sở pháp lý đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp quản lý hoạt động KTCM phải kế thừa trên ưu điểm, hạn chế của thực trạng quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam dựa trên quy định KT của ngành GD&ĐT nói chung và công tác KTCM nói riêng. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, các biện pháp đề ra cần đáp ứng yêu cầu sau: Trong quá trình diễn ra hoạt động KT, việc tiến hành hoạt động KTCM cần tuân thủ đúng các yêu cầu trong quyết định, kế hoạch KT và người KT không được tự ý làm trái các quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa kết quả KTCM trước đó, phát huy được những ưu điểm, thành quả của hệ thống quản lý hiện tại, đồng thời phải phát triển các năng lực sẵn có của trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện

Thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ các biện pháp tức là chúng ta đặt nó trong mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau. Mỗi một biện pháp được xây dựng chỉ có tác dụng nhất định về một khía cạnh nào đó, sẽ không phát huy hiệu quả nếu không được đặt trong hệ thống các biện pháp tác động. Tuy nhiên, hệ thống các biện pháp không được mâu thuẫn với nhau mà phải có sự liên kết chặt chẽ, logic, phối hợp nhịp nhàng, phát huy được sức mạnh của nhau, phải tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Do đó, các biện pháp phải tác động đồng bộ vào quá trình quản lý hoạt động KTCM để đảm bảo mục tiêu quản lý đã đề ra.

Đảm bảo tính toàn diện, nghĩa là thực hiện được một cách có hiệu quả phù hợp, thuận lợi hơn cho CBQL, GV, NV cũng như HS trên địa bàn huyện Lục Nam.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS. Đồng thời các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với trình độ, chất lượng của đội ngũ GV; phù

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

hợp điều kiện của các trường THCS huyện Lục Nam. Nguyên tắc hiệu quả giữ một vị trí quan trọng, nên khi tiến hành triển khai biện pháp người quản lý phải nhạy bén, dự đoán được các tình huống có thể ảnh hưởng đến tiến độ của việc thực hiện biện pháp để đảm bảo cho các giải pháp được thực hiện đạt kết quả tốt nhất.

3.1.4. Cơ sở pháp lý đề xuất các biện pháp kiểm tra chuyên môn ở trường THCS

Quản lý hoạt động kiểm tra chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang - 12

Hoạt động KTCM cần tuân thủ các quy định của Bộ GD&ĐT, của Sở, Phòng GD&ĐT, những yêu cầu của kế hoạch KTCM do Phòng GD&ĐT chỉ đạo đầu năm học, những quy định trong nội quy, quy chế của nhà trường đã được toàn thể Hội đồng sư phạm thông qua. Các biện pháp quản lý hoạt động KTCM được xây dựng phải dựa trên văn bản quản lý và hoạt động giáo dục, dạy học; Các quy định về KTCM trường học; Phải thuyết phục được họ trong quá trình áp dụng; Được sự đồng thuận của các cấp QLGD và GV, nếu không sẽ thiếu tính khả thi và không áp dụng được. Cụ thể cần căn cứ vào: Luật giáo dục, Nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành luật giáo dục; Mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường; Điều lệ nhà trường; Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục: Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2013; Các thông tư, hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trường phổ thông; Chỉ thị năm học (hàng năm) của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, Chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo Bắc Giang, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Lục Nam đầu các năm học; Kế hoạch năm học của nhà trường.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra chuyên môn ở các trường THCS huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ GV, CBQL về hoạt động kiểm tra chuyên môn trong nhà trường

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức là yếu tố có vai trò quan trọng quyết định hành động của mỗi cá nhân. Nhận thức đúng đắn sẽ là tiền đề thúc đẩy hành động diễn ra đúng đắn. Hoạt động KTCM trường học như đã nói ở trên có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng. Nếu đội ngũ CBQL, GV và NV... có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác KTCM thì các khâu của quá trình quản lý công tác KTCM ở trường THCS sẽ đạt

được những kết quả tốt. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV trong trường THCS về hoạt động KTCM là biện pháp có ý nghĩa nền tảng, quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Công tác KTCM là một hoạt động quan trọng xuyên suốt các khâu, các quá trình trong kế hoạch thời gian của năm học, có tác động trực tiếp đến hầu hết các bộ phận trong nhà trường. Mỗi một bộ phận, tổ chức, cá nhân đều có vai trò trong tổng thể công tác KTCM của nhà trường. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về công tác KTCM cho toàn bộ đội ngũ CBQL, GV nhà trường là biện pháp quan trọng, tạo tiền đề cho các biện pháp khác trong luận văn này. Hơn nữa trong thời kì đổi mới, hội nhập giáo dục hiện nay, công tác KTCM lại càng có vai trò quan trọng, vì vậy nhận thức về nó phải được thường xuyên cập nhật, nâng cao.

Để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, GV về hoạt động KTCM cần thực hiện:

- Tổ chức triển khai các văn bản quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác KTCM trong trường học, đồng thời lồng ghép việc tìm hiểu các văn bản hướng dẫn về công tác KTCM với hoạt động giáo dục chính trị đầu năm, hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của năm học nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức về công tác KTCM cho GV, cán bộ iểm tra và CBQL.

- Tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho toàn bộ đội ngũ trong nhà trường, chú trọng quán triệt từ đội ngũ đảng viên trong chi bộ nhà trường để họ sẽ là những người tiên phong, đi đầu trong việc nâng cao nhận thức, đồng thời sẽ vận động, lan tỏa đến quần chúng ở các bộ phận, đoàn thể biết và thực hiện theo.

- Tổ chức các Hội nghị, sinh hoạt chuyên đề nhằm thường xuyên quán triệt cho toàn thể đội ngũ về vai trò, tầm quan trọng của công tác KTCM. Hiệu trưởng nhà trường cần cập nhật kịp thời những văn bản, hướng dẫn, những chính sách pháp luật của nhà nước, những văn bản chỉ đạo của ngành... về công tác KTCM cho chính bản thân và đội ngũ.

- Cần lồng ghép hoạt động KTCM một cách khéo léo vào các phong trào, các cuộc vận động của ngành như cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học, tự sáng tạo”...

- Thông qua các cuộc họp hội đồng sư phạm, họp giao ban, họp thi đua khen thưởng…, người HT cần thường xuyên đánh giá công tác KTCM để kịp thời phát huy các yếu tố tích cực, chấn chỉnh các yếu tố tiêu cực, qua đó giúp cho đội ngũ, cán bộ chủ chốt của nhà trường nhận thức đúng về công tác KTCM nói chung và tự KT nói riêng.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có những sáng kiến, cải tiến về quy trình, lề lối tổ chức thực hiện các nội dung của công tác KTCM. Việc làm này sẽ giúp cho các bộ phận trong nhà trường thường xuyên theo dõi, quan tâm, tìm tòi những ý tưởng mới trong cách làm, qua đó giúp họ tự bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của mình về công tác này.

- Trong công tác xây dựng đội ngũ Ban KTCM, cần lưu ý xây dựng bộ phận có chức năng tuyên truyền, chuyển tải những nội dung, văn bản mới, những yêu cầu mới về công tác KTCM nhằm thuyết phục, nâng cao nhận thức của đội ngũ trong trường đối với công tác này.

3.2.1.3. Điều kiện cần đảm bảo để thực hiện biện pháp

Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của CBQL, GV và NV trong quản lý hoạt động KTCM cần có một số điều kiện như:

- Thường xuyên cập nhật văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của Sở, Phòng GD&ĐT về hoạt động KTCM và phổ biến kịp thời tới Hội đồng sư phạm nhà trường. Đồng thời Hiệu trưởng triển khai kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở Ban kiểm tra và giáo viên thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo đó.

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên nhà trường tổ chức các chuyên đề hội thảo thực sự hiệu quả

- Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng gắn với kết quả KTCM theo định kỳ trong năm học.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THCS gắn với chất lượng và hiệu quả quản lý

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Quá trình quản lý bao gồm các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, KT. Có thể thấy trong các chức năng quản lý, chức năng lập kế hoạch mở đầu cho chu trình quản lý, đóng vai trò nền tảng và có tính chất quyết định đến hiệu quả của hoạt động quản lý.

Hiện nay, ở các trường THCS có nhiều lĩnh vực quản lý, bao gồm rất nhiều các loại kế hoạch được xây dựng từ đầu năm học cũng như từng giai đoạn thời gian cụ thể theo chỉ đạo của các cấp và tình hình thực tế của nhà trường. Chính vì vậy, việc xây dựng các kế hoạch quản lý một cách khoa học, đảm bảo các kế hoạch diễn ra thuận lợi, hiệu quả, không chồng chéo lẫn nhau là một yêu cầu quan trọng đối với người quản lý. Việc xây dựng kế hoạch KTCM phù hợp với kế hoạch năm học của nhà trường là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nói chung, quản lý hoạt động KTCM nói riêng ở nhà trường THCS.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để xây dựng kế hoạch KTCM cụ thể, phù hợp với kế hoạch năm học, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường, đòi hỏi người Hiệu trưởng cùng đội ngũ giúp việc cần làm tốt các nội dung sau:

Xác định đúng thực trạng: Trong nội dung này cần xác định rõ bối cảnh thực hiện nhiệm vụ KTCM của nhà trường dựa trên kế hoạch dài hạn và năm học của nhà trường. Cần đánh giá hiện trạng của nhà trường về những vấn đề liên quan đến công tác KTCM như đội ngũ GV, hiện trạng HS, những điểm mạnh, những điểm yếu về hoạt động CM của nhà trường, tình hình CSVC của nhà trường, tình hình đội ngũ thực hiện nhiệm vụ KTCM ở các năm (điểm mạnh, điểm yếu, sự thay đổi, bổ sung nhân sự…). Trên cơ sở những nội dung đó sẽ phân tích một cách rõ ràng thực trạng, yêu cầu của nhà trường về công tác KTCM để định hướng việc xây dựng kế hoạch một cách khoa học, hiệu quả.

Xác định rõ mục tiêu: Từ việc xác định những điểm mạnh, điểm yếu ở trên thì cần định ra mục tiêu định tính, định lượng một cách cụ thể, rõ ràng. Trong kế hoạch của nhà trường thông thường cũng sẽ cụ thể hóa các chỉ tiêu năm học, trong đó có các chỉ tiêu về công tác KTCM. Điều đó sẽ giúp việc lựa chọn các biện pháp thực hiện rõ ràng và phù hợp hơn.

Xác định các biện pháp thực hiện: Sau khi xác định cụ thể mục tiêu, cần hoạch định các biện pháp để thực hiện các công việc nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Cần xác định rõ phương thức thực hiện, phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng, khoa học, xây dựng cơ chế phối hợp của các bộ phận trong Ban KTCM, trong toàn thể Hội đồng sư phạm. Ngoài ra, cần xác định các thứ tự ưu tiên công việc cần xử lý.

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và cơ chế giám sát: Để giải quyết được vấn đề này, người HT cũng cần xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá cụ thể về kết quả thực hiện yêu cầu của công tác KTCM các lĩnh vực trong nhà trường. Đồng thời cũng tạo cơ chế để thường xuyên giám sát một cách trực tiếp hoặc gián tiếp việc thực hiện KTCM đã đề ra để đảm bảo kế hoạch chung được vận hành theo đúng định hướng đã đề ra.

Để thực hiện tốt biện pháp này, cần lưu ý các nội dung sau trong quá trình thực hiện:

- Xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch KTCM của nhà trường. Các căn cứ này được xác lập trên cơ sở các văn bản pháp lý của Bộ, văn bản chỉ đạo của Sở, Phòng GD&ĐT và đặc biệt là Kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường.

- Tổ chức thu thập tất cả các thông tin, số liệu về các nội dung có liên quan đến công tác KTCM của trường học trong năm học cần xây dựng kế hoạch, những năm trước và những định hướng số liệu trong tương lai gần của nhà trường.

- Tìm hiểu nhu cầu mong muốn của các đối tượng trực tiếp tham gia và thụ hưởng kết quả của công tác KTCM để điều chỉnh nội dung kế hoạch cho phù hợp.

- Xác định mục tiêu chính của kế hoạch đã đề ra. Như đã trình bày ở trên, đây là nội dung rất quan trọng của kế hoạch. Dựa trên việc thực hiện các bước đã nêu, cần xây dựng mục tiêu cụ thể của kế hoạch, bám sát với mục tiêu kế hoạch của các cấp, đặc biệt là Kế hoạch nhiệm vụ của năm học.

- Tiến hành xây dựng dự thảo kế hoạch. Đây là công đoạn về cơ bản đã hoàn tất phần lớn nội dung sau khi đã thu thập đầy đủ các điều kiện cần và đủ cho một kế hoạch.

- Lấy ý kiến cho bản dự thảo kế hoạch: HT tổ chức họp các bên liên quan gồm hội đồng trường, đội ngũ GV một cách rộng rãi, dân chủ, khách quan để lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch. Cần chú trọng lấy ý kiến về thực trạng, những khó khăn, giải pháp, chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, tính vừa sức, tính khoa học... của toàn bộ kế hoạch.

- Trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp của các bên liên quan, tổ chức hoàn thiện bản dự thảo kế hoạch KTCM của nhà trường.

- Niêm yết công khai bản kế hoạch đã hoàn thiện trước Hội đồng sư phạm nhà trường. Sau đó chính thức hoàn thiện lần cuối và HT kí, đóng dấu, ban hành kế hoạch.

- Trình bản kế hoạch KTCM lên Phòng GD&ĐT phê duyệt, chính thức triển khai thực hiện tại trường.

3.2.2.3. Điều kiện cần đảm bảo để thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu đưa ra những văn bản chỉ đạo về KTCM trường THCS. Dựa trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hoạt động KTCM trường học về hình thức cũng như phương pháp KT đánh giá.

Để kế hoạch hoạt động KTCM trường học được thực hiện thì mọi công việc từ đầu năm đưa ra phải được bàn bạc cụ thể, dân chủ. Các nội dung đưa vào kế hoạch phải chi tiết cụ thể. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện kế hoạch nếu có gì chưa phù hợp phải rút kinh nghiệm, bàn bạc thống nhất để đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp với tình hình thực tế.

3.2.3. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên làm nhiệm vụ KTCM trong nhà trường

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động KTCM trường học rất đa dạng với nhiều nội dung khác nhau. Những nội dung này đỏi hỏi CM, nghiệp vụ phù hợp ở mức độ tương ứng nhất định. Người Hiệu trưởng không thể thông thạo toàn bộ CM của các nội dung, vì vậy cần xây dựng một đội ngũ cán bộ làm công tác KTCM để giúp việc cho HT trong công tác này. Đội ngũ cán bộ làm công tác KTCM chính là cánh tay nối dài của HT, hỗ trợ đắc lực cho HT trong công tác quản lý nói chung và KTCM nói riêng. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác KTCM luôn là vấn đề quan trọng có tính quyết định đến chất lượng của công tác này.

Trong thực tế, với đặc thù công việc ở trường THCS, đa số cán bộ làm công tác KTCM đều kiêm nhiệm rất nhiều việc khác nhau (họ có thể là Tổ trưởng CM, GV chủ nhiệm, Chủ tịch Công đoàn,…) và chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ công tác KTCM. Chính vì vậy, nhà trường cần có kế hoạch phát triển đội ngũ cộng tác viên KTCM các trường THCS nhằm bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, góp phần kiện toàn đội ngũ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ làm công tác KTCM, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động KTCM trong tình hình mới ở nhà trường THCS.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đội ngũ CBQL và toàn thể nhà trường cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ cộng tác viên KTCM các trường THCS. Đây là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác KTCM. Nội dung của biện pháp được xác định như sau:

- Yếu tố con người là yếu tố then chốt, quyết định hiệu quả thực hiện công việc nói chung và công tác KTCM nói riêng trong trường học. Vì vậy, khi thành lập Ban KTCM, cần có kế hoạch chọn lựa những người có phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầu CM cũng như những đặc thù của người làm công tác KTCM.

- Một trong những vấn đề liên quan đến việc xây dựng đội ngũ làm công tác KTCM đó chính là việc xác định cơ chế kiểm tra trong nhà trường, việc xác định rõ cơ chế kiểm tra sẽ giúp việc sử dụng, bồi dưỡng con người làm công tác KTCM hiệu quả hơn. Có hai cơ chế kiểm tra thường gặp trong trường THCS, đó là KT gián tiếp và KT trực tiếp. Đối với cơ chế kiểm tra trực tiếp, lực lượng kiểm tra cấp trên trực tiếp kiểm tra các cấp dưới. Cơ chế kiểm tra này mang nặng tính hành chính sự vụ, thường đòi hỏi số lượng đông người nên có ảnh hưởng nhất định đến công việc chung của nhà trường. Trong cơ chế kiểm tra gián tiếp, cấp trên ủy quyền cho cấp dưới tự tổ chức KT các bộ phận của mình, cấp trên chỉ KT việc ủy quyền này thông qua KT xác suất để đánh giá. Cơ chế này có những ưu điểm nhất định, nó làm cho công tác KT trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn, giúp chuyển biến nhận thức và hành vi về bản chất của hoạt động KT chính là tự KT của mỗi cá nhân, tổ chức, đồng thời tiết kiệm được tối đa nhân lực, vật lực. Chính vì vậy, Hiệu trưởng trường THCS cần lưu ý việc bồi dưỡng nghiệp vụ, nhận thức cho đội ngũ và ưu tiên thực hiện cơ chế KT gián tiếp để nâng cao hiệu quả KTCM, biến quá trình kiểm tra thành tự kiểm tra.

- Quy hoạch, xây dựng đội ngũ GV cốt cán làm công tác KTCM trong trường THCS. Đội ngũ này sẽ là lực lượng trực tiếp thực thi nhiệm vụ đồng thời cũng là người chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ bồi dưỡng CM nghiệp vụ cho đội ngũ kế cận, đảm bảo nguồn cán bộ cho công tác này luôn được duy trì, không bị hẫng hụt khi có sự thay đổi về nhân sự.

- Gắn liền việc bồi dưỡng CM, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác KTCM với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong công tác dạy học và giáo dục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023