Nhận Thức Của Cbql, Gv Về Hoạt Động Kiểm Tra Chuyên Môn Câu 1. Thầy (Cô) Cho Biết Ý Kiến Về Hoạt Động Ktcm Ở Các Trường Thcs

đòi hỏi, yêu cầu ở những góc độ khác, cần sự nỗ lực không chỉ yếu tố nội lực mà ngoại lực ngành giáo dục.

Điều đó chứng tỏ 05 biện pháp tác giả đưa ra là cần thiết và có khả năng vận dụng vào thực tế quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Từ căn cứ này, có thể thấy nếu các biện pháp trên được áp dụng trong những điều kiện thuận lợi như đã nói, chắc chắn việc tổ chức thực hiện hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang sẽ đạt được hiệu quả cao.


Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, đề tài đã tập trung vào việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTCM. Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở lý luận và những khảo sát thực tiễn đã thực hiện. Hệ thống này bao gồm các biện pháp sau: 1) Nâng cao nhận thức của đội ngũ GV, CBQL về hoạt động KTCM; 2) Xây dựng kế hoạch KTCM của Hiệu trưởng các trường THCS gắn với chất lượng và hiệu quả quản lý; 3) Tăng cường bồi dưỡng CM nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, GV làm nhiệm vụ KTCM trong nhà trường ; 4) Triển khai, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động KTCM phù hợp với thực tế nhà trường; 5) Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động KTCM ở các trường THCS.

Các biện pháp đề xuất liên kết với nhau thành một hệ thống chặt chẽ, kết quả khảo sát cho thấy có sự cần thiết và tính khả thi cao và để thực hiện tốt quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang các nhà trường cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Trên cơ sở phân tích lý luận về QLGD, căn cứ kết quả nghiên cứu khảo sát và trao đổi ý kiến với các CBQL có kinh nghiệm lâu năm về quản lý công tác KTCM ở các trường THCS, Phòng GD&ĐT, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là một vấn đề thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường. Trong giai đoạn hiện nay, trước những cơ hội, thách thức về đổi mới căn bản và toàn diện ngành GD&ĐT, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, vai trò của công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động KTCM các trường THCS lại càng có ý nghĩa cấp thiết hơn.

1.2. Về thực tiễn

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong những năm qua cho thấy công tác này đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu nhất định. Công tác KTCM đã phát huy được vai trò là công cụ sắc bén cho CBQL ở các trường trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, đồng thời thúc đẩy sự tiến bộ của cá nhân, tổ chức trong nhà trường. Thông qua KTCM, công tác CM thường xuyên được KT, đánh giá và điều chỉnh kịp thời. Các điều kiện thiết yếu phục vụ cho công tác dạy học được đáp ứng khá đầy đủ. Việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước trong công tác giáo dục cũng được đảm bảo thực hiện đúng quy định. Những thành tích nổi bật của Phòng GD&ĐT Lục Nam và các trường THCS huyện Lục Nam trong những năm học qua chính là nhờ một phần ở việc quản lý tốt công tác KTCM của các trường nói chung và các trường THCS nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, công tác KTCM ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam vẫn còn bộc lộ những tồn tại nhất định. Đó là công tác xây dựng kế hoạch KTCM nhìn chung chưa thực hiện đúng quy trình, kế hoạch thực hiện còn chồng chéo, chưa bám sát nhiệm vụ của năm học. Đội ngũ làm công tác KTCM còn mỏng, việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác KT chưa được quan tâm chỉ đạo tốt. Công

tác triển khai, chỉ đạo thực hiện đôi lúc vẫn chưa kịp thời, chưa triệt để. Các hoạt động giám sát, hậu KT chưa hiệu quả, chưa thúc đẩy được sự tự ý thức, tự KT trong công tác của từng cá nhân, tổ chức. Nội dung sử dụng kết quả KTCM để thúc đẩy sự thay đổi trong nhà trường còn hạn chế. Thực trạng đó đặt ra những yêu cầu khách quan về việc nghiên cứu các biện pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả quản lý công tác KTCM ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, luận văn đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động KTCM nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam như đã nêu ở phần trên.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang

Cần cụ thể hóa các văn bản của Bộ về công tác KTCM để triển khai đến các phòng GD&ĐT các huyện, kèm theo đó là chỉ đạo hướng dẫn cụ thể và quy định các cơ chế phối hợp để thực hiện tốt các hoạt động KTCM theo các cấp.

Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác KTCM cho các cán bộ cốt cán trực tiếp làm công tác KTCM các trường phổ thông.

2.2. Với Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam

Tiếp tục tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý công tác KTCM ở các trường học nói chung và các trường THCS nói riêng trên địa bàn toàn huyện. Tăng cường tham mưu với các cấp chính quyền đầu tư kinh phí, CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác KTCM.

Nghiên cứu, biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, nâng cao CM, nghiệp vụ cho CBQL, đội ngũ làm công tác KTCM trường học. Xây dựng các quy chuẩn KTCM một cách khoa học để thực hiện đại trà trên địa bàn toàn huyện.

Phối hợp với Phòng Nội vụ, tham mưu cho UBND huyện những cơ chế đãi ngộ, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác KTCM.

2.3. Đối với Hiệu trưởng các trường THCS

Thường xuyên đôn đốc, KT, giám sát công tác KTCM trong nhà trường. Thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức của đội ngũ trong công tác

KTCM trường học.

Thực hiện đúng quy trình và có chất lượng công tác xây dựng kế hoạch. Chú ý xây dựng kế hoạch KTCM phải phù hợp với kế hoạch năm học của nhà trường. Có biện pháp bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ CM nghiệp vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ làm công tác KTCM thực hiện tốt nhiệm vụ và làm tốt công tác trang bị cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí cho hoạt động KTCM.

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác KTCM, đánh giá và điều chỉnh kịp thời những lệch lạc sau KT. Tận dụng tốt những kết quả tích cực của công tác KTCM để thúc đẩy sự thay đổi cho cá nhân, tập thể. Xây dựng, lưu trữ và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, kết quả của công tác KTCM trường học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Quang Anh - Hà Đăng (2003), Những điều cần biết về hoạt động thanh tra, kiểm tra GD&ĐT, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1998), “Một số khái niệm về quản lý giáo dục”, Trường CBQL GD&ĐT TW1, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Lục Nam (2013), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý giáo dục, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Bình (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê.

5. Bộ GD&ĐT (1993), Quyết định 478/QĐ ngày 11-3-1993 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra GD&ĐT.

6. Bộ GD&ĐT (2013), Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ GD&ĐT (2014), Tài liệu tập huấn công tác thiết bị dạy học cho CBQL và GV, Hà Nội.

8. Bộ tài chính (2004), Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC về việc ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước”, Hà Nội.

9. C.Mác và ăng ghen Toàn tập - Tập 23 (1995), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

10. Phan Quốc Cường (2016), Biện pháp quản lý hoạt động KT chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở Huyện Đắc Tô tỉnh KonTum.

11. Chính phủ (2002), Nghị định của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục, số 101/2002/NĐ-CP, Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2002

12. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học của quản lý giáo dục, NXB Chính trị quộc gia.

13. Frederich Winslow Taylor (1991), Những nguyên tắc khoa học quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

14. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,

NXB Quốc gia Hà Nội.

15. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề về quản lý nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội

16. Harold Koontz, Cyril O'Donnell, Heinz Weihrich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

17. Hà Sỹ Hồ (1982), Những bài giảng về Quản lý trường học - Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hồng Thủy (1998), Giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

19. John P. Kotter (2012), Dẫn dắt sự thay đổi, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

20. Lê Quốc Khanh (2016), Biện pháp quản lý hoạt động KTCM ở Trường Cao đẳng Giao thông vận tải II.

21. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Hồ Hữu Lễ (2013), Một số vấn đề về cơ bản về KTCM trường học, Sở GD&ĐT Tp HCM, Tp. HCM.

23. Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý, NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

24. Hoàng Đức Minh (2011), Tài liệu bồi dưỡng tổ trưởng CM, Cục NG&CBQLCSGD, Hà Nội.

25. Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

26. Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam (2019), Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019,

Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

27. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD, Trường bồi dưỡng CBQL TW1, Hà Nội

28. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương T1,2, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung Ương 1.

29. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam năm 2005, Hà Nội.

30. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật thanh tra, Luật số: 56/2010/QH12, Hà Nội.

31. Richard Koch (2010), Nguyên lý 80/20- Bí quyết làm ít được nhiều, NXB Trẻ, TP. HCM.

32. Richard S.Sloma (1999), Để là nhà quản lý thành công, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

33. Lê Đình Sơn (2014), Thanh tra, kiểm tra trong giáo dục (Tài liệu giảng dạy bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học), Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

34. Trần Quốc Thành (2007), Đề cương bài giảng Khoa học quản lý. Tập bài giảng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

35. Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, Tp.HCM.

36. Từ điển Luật học (1988), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

37. V.I.Lê-nin: Toàn tập, tập 35, NXB Tiến bộ, 1975.

38. Viện ngôn ngữ học (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.


II. Tài liệu Webside:

39. https://www.advanc-ed.org/source/self-study-impact-accreditation-school- improvement

40. Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, http://lucnam.edu.vn/

PHỤ LỤC


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý và GV)


Phụ lục 1



Kính thưa quý Thầy/Cô!

Để nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Kính đề nghị Qúy Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô lựa chọn hoặc hoặc ghi phần trả lời theo yêu cầu của câu hỏi. Ý kiến của Thầy/Cô chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý Thầy/Cô.

Trân trọng cảm ơn!



I. NỘI DUNG KHẢO SÁT

Câu hỏi:Đ/C cho biết ý kiến về sự cần thiết hoạt động kiểm tra chuyên môn ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang? (1)

Ý Kiến

Sự cần thiết

Ý Kiến

Sự cần thiết


Rất cần thiết


Ít cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết




Hoàn thoàn không cần thiết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang - 14

1. Nhận thức của CBQL, GV về hoạt động kiểm tra chuyên môn Câu 1. Thầy (cô) cho biết ý kiến về hoạt động KTCM ở các trường THCS


TT


Nội dung

Mức độ hiểu biết

Kém (không biết)

Yếu (biết rất

ít)

Trung bình (biết

ít)

Khá (biết rõ)

Tốt (biết rất

rõ)

1

Chức năng của hoạt động KTCM






2

Các nội dung của hoạt động KTCM






3

Phạm vi của hoạt động KTCM






4

Sự ảnh hưởng của hoạt động KTCM đến

chất lượng giảng dạy trong nhà trường






5

Công tác quản lý các hoạt động KTCM






……..






Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí