Những Vấn Đề Lý Luận Về Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Sinh Viên Ở Các Trường Đại Học


Thứ hai, những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được vị trí ý nghĩa của công tác GDTC trong nhà trường, nhưng chưa có nghiên cứu sâu về quản lý hoạt động GDTC. Vì vậy, luận án cần khái quát thực tiễn về hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thứ ba, Chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng và

Thứ tư, đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Thứ năm, khảo nghiệm và thử nghiệm những giải pháp đã đề xuất trong thực tiễn của các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tóm lại, sau khi tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy hầu hết các công trình nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học mặc dù đã đề cập tới từng khía cạnh khác nhau về hoạt động GDTC ở các trường đại học, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL.

Các nghiên cứu kể trên không chỉ là nguồn tài liệu tham khảo quý giá, giúp cho tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu, mà còn giúp tác giả xác định được những hạn chế, tồn tại chưa được giải quyết. Đây chính là những gợi mở cho hướng nghiên cứu của đề tài luận án.


Kết luận chương 1

Những nghiên cứu tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về quản lý giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam theo tiếp cận đảm bảo chất lượng cho thấy:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam đều tiếp cận theo hướng đảm bảo chất lượng. Mỗi công trình nghiên cứu đã đi sâu các khía cạnh khác nhau xuất phát từ thực trạng quản lý giáo dục đại học và yêu cầu của thực tiễn giáo dục ở các trường đại học. Từ đó, đưa ra những giải pháp trong quản lý chất lượng giáo dục đào tạo ở các cơ sở đào tạo đại học.

Các công trình nghiên cứu về GDTC trong các trường đại học đã khái quát hóa về quá trình GDTC ở trường đại học, nhưng mỗi công trình mới chỉ nghiên cứu từng thành tố của quá trình GDTC như: chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và GDTC trong mối quan hệ với các thành tố khác trong quá trình GDTC. Các nghiên cứu về GDTC trong các trường đại học đã đề cập trên nhiều góc độ, ở nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau liên quan đến thực trạng, giải pháp trong GDTC theo hướng nâng cao chất lượng của công tác GDTC trong nhà trường.

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 6

Có khá nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục thể chất nói chung và giáo dục thể chất ở các cơ sở giáo dục đại học nói riêng, tuy vậy số công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục thể chất ở trường đại học có rất ít, đặc biệt quản lý giáo dục thể chất theo tiếp cận đảm bảo chất lượng tác giả chưa được tiếp cận với công trình nào.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học

2.1.1. Giáo dục thể chất

Thuật ngữ Giáo dục thể chất (GDTC) được dùng để chỉ việc phát triển thể chất cho con người một cách có chủ định thông qua động tác và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động trong cơ thể của con người. động tác và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động là hai mặt thống nhất và bổ sung cho nhau nhằm phát triển thể chất cho con người. Ngoài ra GDTC còn được kết hợp chặt chẽ các mặt giáo dục khác như: đức, trí, thể, mĩ .. để có thể phát triển cân đối, tổng thể và toàn diện con người.

Như vậy, GDTC là quá trình sư phạm bao gồm hai mặt thống nhất với nhau, đó là động tác và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động để phát triển thể chất, sức nhanh, sức mạnh và ý chí của con người. Ở đây, động tác được hiểu là truyền thụ và lĩnh hội các kiến thức khoa học về khả năng vận động của con người, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo thực hiện các động tác theo từng môn TDTT, vận dụng các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nêu trên vào nâng cao sức nhanh, sức mạnh, sự khéo léo, khả năng phối hợp hành động. Bên cạnh đó, giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động để phát triển năng khiếu thể thao, rèn luyện thói quen tập luyện, ý chí phát huy sức mạnh thể chất và tinh thần của con người nhằm đáp ứng hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực xã hội.

Giáo dục thể chất là một bộ phận hợp thành quan trọng của nội dung giáo dục toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ có những kiến thức cơ bản về thể chất


con người, giúp hình thành các kĩ năng vận động, tạo thói quen rèn luyện thể thao nhằm củng cố sức khoẻ làm cho cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh.

Giáo dục thể chất là loại hình giáo dục chuyên biệt với đặc trưng cơ bản chủ yếu là động tác và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động của con người, tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý động tác, qua đó hình thành những kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản và những hiểu biết có liên quan. Giáo dục các tố chất thể lực là một quá trình tác động có chủ đích nhằm nâng cao năng lực vận động của con người [51].

Theo quan điểm của B.C.Kyznhétxốp và Xôkhôlốp (2000)[2,tr11] cho rằng, “Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là động tác, giáo dục các tố chất thể lực, lĩnh hội các tri thức chuyên môn về thể dục thể thao và hình thành nhu cầu tập luyện tự giác ở con người”. Theo Stephen J. Virgilio (1997)[75, tr6] giáo dục thể chất cũng như các hình thức giáo dục khác, bản chất là một quá trình sư phạm với đầy đủ những đặc trưng cơ bản của nó. Sự khác biệt chủ yếu của GDTC với các hình thức giáo dục khác ở chỗ là quá trình hướng đến việc hình thành kỹ năng, kĩ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực, hoàn thiện về hình thái và chức năng của cơ thể, qua đó trang bị kiến thức và mối quan hệ giữa chúng. Như vậy, GDTC như một hình thức độc lập tương đối của quá trình giáo dục toàn diện, có quan hệ khách quan với các hình thức giáo dục khác như đạo đức, thẩm mĩ, trí tuệ và lao động.

Kế thừa những quan niệm nêu trên cho phép rút ra khái niệm giáo dục thể chất như sau: Giáo dục thể chất là quá trình sư phạm nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo vận động và thái độ tích cực đối với hoạt động thể dục thể thao, hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ, phát triển các tố chất vận động, nâng cao thể chất, nhân cách và nâng cao khả năng làm việc, kéo dài tuổi thọ của con người.


Như vậy, giáo dục thể chất là quá trình sư phạm bao gồm hai mặt thống nhất với nhau, đó là động tác giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động để nâng cao thể chất, sức nhanh, sức mạnh và ý chí của con người: (i) động tác là truyền thụ và lĩnh hội các kiến thức khoa học về khả năng vận động của con người, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo thực hiện các động tác theo từng môn TDTT để nâng cao sức nhanh, sức mạnh, sự khéo léo, khả năng phối hợp hành động của cá nhân … (ii) giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động để phát triển năng khiếu thể thao, rèn luyện thói quen, ý chí phát huy sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, đáp ứng các đòi hỏi của hoạt động thực tiễn.

Ngoài ra, GDTC còn có ý nghĩa trong việc nâng cao sức khỏe của con người, phát triển thể lực toàn diện, góp phần hoàn thiện thể chất và nhân cách, tạo điều kiện để cá nhân làm tốt vai trò, trách nhiệm xã hội, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ... Vì vậy, hệ thống giáo dục quốc dân không được coi nhẹ nhiệm vụ GDTC cho học sinh, sinh viên và toàn xã hội, phải thường xuyên gắn hoạt động GDTC với phát triển phong trào TDTT.

2.1.2. Giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học

Mỗi ngành nghề đào tạo đều có những đặc thù (về hoàn cảnh, hệ thống kiến thức, điều kiện hoạt động nghề nghiệp và những đòi hỏi nhất định về thể chất phù hợp). Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, thì bên cạnh đào tạo kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, các trường đại học cần phải tổ chức tốt hoạt động GDTC cho sinh viên phù hợp với ngành nghề và môi trường công tác sau này.

Đối với những nghề cần có sự phối hợp động tác trên cao, đòi hỏi phát triển cho họ năng lực định hướng trong không gian, năng lực phản ứng nhanh và hợp lý trước các tình huống thay đổi, năng lực giữ thăng bằng. Vì vậy, ngoài các bài tập thể lực phát triển chung, những người thuộc nghề này, cần được đào tạo và luyện tập các môn thể thao (bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, thể dục nhào lộn, thể dục dụng cụ, chạy cự ly ngắn).


Đối với những nghề đòi hỏi sức mạnh và sức nhanh, hoạt động thể lực cao trong thời gian dài, khả năng chịu được căng thẳng về tâm lý, cần phát triển về năng lực tâm lý, yêu cầu về sức mạnh cơ bắp... Với những người thuộc nghề này, ngoài các bài tập thể lực phát triển chung, cần được đào tạo và luyện tập các môn thể thao chạy, nhảy, ném, leo dây, bơi.

Đối với những nghề lao động trí óc, đòi hỏi sự phát triển năng lực hoạt động thần kinh trung ương, phát triển năng lực tư duy, phối hợp với năng lực liên kết vận động, cũng như năng lực thích ứng với hoàn cảnh mới. Ngoài các bài tập thể lực phát triển chung, những người thuộc nghề này cần được đào tạo và luyện tập các môn thể thao chạy ngắn, cờ tướng, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, trò chơi vận động, nhảy dây, thể dục nhịp điệu Aerobic, khiêu vũ thể thao...

Như vậy, giáo dục thể chất cho sinh viên không chỉ dựa trên cơ sở nền tảng thể chất đã được hình thành từ trước, nhằm duy trì năng lực hoạt động, phát triển toàn diện các tố chất thể lực, mà còn phải chuẩn bị và bổ sung những kiến thức, kĩ năng phù hợp với nghề nghiệp trong tương lai.

Giữa giáo dục thể chất với hoạt động TDTT trong trường đại học có sự khác biệt: Giáo dục thể chất động tác và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động để hình thành, phát triển kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo, thái độ của sinh viên để nâng cao sức khỏe, còn Hoạt động TDTT là hoạt động xã hội thể hiện ở việc rèn luyện và thi đấu về sức nhanh, sức mạnh, độ chính xác, khéo léo. Mặc dù, hai hoạt động này có sự khác biệt, nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển thể chất của sinh viên: GDTC tạo tiền đề cho hoạt động TDTT trong trường đại học phát triển, còn hoạt động TDTT tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng GDTC, góp phần phát hiện năng khiếu thể thao của sinh viên.

Từ khái niệm cơ sở về GDTC, có thể xác định nội hàm khái niệm Giáo dục thể chất ở trường đại học như sau: Giáo dục thể chất ở trường đại học là


quá trình giáo dục nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực đối với hoạt động thể dục thể thao nhằm giáo dục phát triển các tố chất thể lực, nâng cao về thể chất và nhân cách của người học, đáp ứng yêu cầu về thể lực trong hoạt động học tập và hoạt động thực ti n nghề nghiệp.

Như vậy, GDTC ở trường đại học đồng thời thực hiện cả hai chức năng và giáo dục, trong đó chức năng thể hiện ở việc tổ chức hoạt động học tập của sinh viên về kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực đối với hoạt động TDTT còn chức năng giáo dục thể hiện ở việc rèn luyện thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ, xây dựng ý chí vượt lên thường ngày của chính mình để nhanh hơn, mạnh hơn, cao hơn, xa hơn trong các vận động và phát triển các tố chất thể thao của sinh viên để có thể chất phù hợp với hoạt động học tập và thực hành nghề nghiệp.

2.1.3. Quá trình hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học

Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động phù hợp với người học. GDTC chia thành hai mặt tương đối độc lập: là động tác và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động. Trong hệ thống giáo dục, GDTC còn được kết hợp chặt chẽ các mặt giáo dục khác như: đức, trí, thể, mĩ và lao động.

Quá trình hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học bao gồm những thành tố của cơ bản như sau:

2.1.3.1. Mục tiêu giáo dục thể chất

Chương trình Giáo dục thể chất nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện [5].


Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, ngoài ra còn có hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu GDTC thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho sinh viên phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao.

Bên cạnh việc góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho người học, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện thể chất, GDTC còn giúp sinh viên hình thành và phát triển năng lực thể chất và ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động để luyện tập; thích ứng với các điều kiện sống có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần.

2.1.3.2. Chương trình giáo dục thể chất

Chương trình GDTC trong trường đại học được thực hiện theo Thông tư 25/2015/TT- BGDĐT, ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ GD&ĐT, Quy định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học [5]. Theo đó, thủ trưởng cơ sở GDĐH có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình theo chương trình môn học GDTC để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập; tổ chức cập nhật, đánh giá chương trình theo quy định hiện hành, phù hợp với điều kiện thực tiễn và các tiến bộ của khoa học chuyên ngành; công bố công khai chương trình ngay từ đầu khóa học để người học có thể lựa chọn các học phần và đăng ký học tập; bố trí giảng viên, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu của chương trình môn học GDTC và việc luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực cho người học, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí