Tìm hiều sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục - 7


bèn rủ hai nàng đến phòng trọ của mình. Rồi cứ thế hai nàng sớm đi tối đến cùng nhau ân ái với chàng thư sinh.

Trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Nguyễn Dữ viết về cuộc tình ngắn ngủi của Thị Nghi với viên quan họ Hoàng. Từ nhỏ vì nhà nghèo nên Thị Nghi bị bán cho nhà phú thương họ Phạm. Nàng lớn lên trở thành thiếu nữ có nhan sắc, sau đó do bị đánh ghen mà chết. Hồn ma của nàng vương vấn cõi trần và gặp viên quan họ Hoàng rồi hai người trở thành vợ chồng, sống với nhau khá hạnh phúc. Sau một thời gian sống với nàng, viên quan họ Hoàng “bỗng bị bệnh điên cuồng hoảng hốt, mê lịm đi không còn biết gì[11,tr.130]. Nhờ đạo sĩ Nhờ đạo sĩ mà chàng nhận rõ người con gái ấy là yêu ma.

Tìm hiểu ba truyện trên chúng ta thấy đều nói về cuộc tình giữa người và hồn ma, yêu ma và đặc biệt trong chuyện tình giữa họ mang đậm màu sắc nhục dục. Trong Chuyện cây gạo Nguyễn Dữ đề cập trực tiếp đến chuyện ái ân của nam nhân và hồn ma nữ: “Hai người bèn đưa nhau xuống thuyền(…) Bèn cùng nhau ân ái hết sức thỏa mãn” [11,tr.36]. Nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu khi so sánh Chuyện cây gạo của Nguyễn Dữ với Mẫu đơn đăng ký ( Tiễn đăng tân thoại) của Cù Hựu đã nhận xét: nếu ở nguyên tác Mẫu đơn đăng ký cuộc giao hoan giữa Kiếu sinh và Lệ Khanh chỉ được kể một chung chung là “ Sinh cùng nàng dắt tay nhau về, cực kỳ vui thú thân mật tự cho rằng cuộc gặp gỡ ở Vu Sơn, Lạc Phố cũng không hơn gì” khi tiếp nhận cốt truyện đó và cải biên thành Chuyện cây gạo, Nguyễn Dữ đã không dùng điển cố như Cù Hựu mà miêu tả một cách sống động: “Bèn vén xiêm đùa bỡn mãnh liệt, cực kỳ vui thú, thân mật”[7,tr.40]. Đặc biệt trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây, kể chuyện tình yêu giữa người và tinh hoa, Nguyễn Dữ đã rất dụng công trong việc miêu tả những cảnh hoan lạc ái ân. Cảnh chăn gối giữa Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu được tác giả miêu tả thật kỹ với những chữ dùng bóng bẩy nhưng chân xác, táo bạo. Một cuộc hoan lạc ái ân giữa ba người, dạng hoạt động tính giao tập thể: Trong lúc ngắt hái hai nàng thẹn thùng nói: “Chúng em việc xuân chưa am hiểu, lòng thơm đang còn khiếp sợ, chỉ e tình hoa run rẩy, tơ liễu điên cuồng, ngượng hồng oán lục làm giảm mất một đoạn phong lưu”. Sinh đáp: “Cứ tạm thử,


không dám làm hai nàng phải khổ vì mây mưa đâu”. Nói xong, sinh cắt tàn bấc cho đèn sáng lên, rồi cùng nằm, ghé sát vàng, tựa kề ngọc, vừa nghiêng bên gối đã xô vụn sóng ba đào” [13,tr. 140]. So sánh Tây viên kì ngộ kí với Liên phương lâu kí trong Tiễn đăng tân thoại - một truyện có cảnh vui thú mây mưa cùng lúc giữa Trịnh Sinh với hai chị em ruột Tiết Lan Anh và Tiết Huệ Anh nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu đã nhận định: “... chúng tôi thấy cảnh này cũng chỉ được tả ngắn gọn, sau đó là những bài thơ minh họa thêm:

"... Kí kiến, hỉ cực bất năng ngôn, tương huề nhập tẩm, tận khiển quyển chi ý yên = Gặp mặt, mừng quá sức không nói được, dắt tay nhau vào ngủ, tận hưởng ý quyến luyến". Chúng tôi tạm dịch hai bài thơ ứng khẩu của Lan Anh, Huệ Anh sau cuộc giao hoan như sau:

Hai hoa nhà ngọc chạm lan can, Chưa nở vừa hay lúc gặp chàng. Yểu điệu chưa quen mưa với gió, Chúa xuân xin giữ ngọc gìn vàng.

(Lan Anh)

Bóng nến nghiêng nghiêng, hương nhẹ bay, Chặn màn bền chắc, gối màn lay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Phong lưu nào khác cá vầy nước, Vừa mới sang đông lại hướng tây.

(Huệ Anh)

Tìm hiều sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục - 7

Đến đây chúng tôi có thể sơ bộ rút ra nhận xét : về thơ minh họa cho lạc thú mây mưa, Tiễn đăng tân thoại - tập truyện mà các tiên nho cho là Nguyễn Dữ có mô phỏng, và Truyền kì mạn lục, có cùng mức độ như nhau; hơn nữa đúng là Nguyễn Dữ có vay mượn một đôi ý trong thơ minh họa nêu trên để đưa vào lời nói của Nhu Nương, Hồng Nương, nhưng phần miêu tả cuộc mây mưa bằng văn xuôi thì Truyền kì mạn lục rõ ràng chi tiết, sắc sảo hơn” [7]. Khảo sát Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây, chúng tôi thấy trong 16 trang của truyện thì Nguyễn Dữ dành 11 trang miêu tả cuộc gặp gỡ hoan lạc giữa các nhân vật bằng những lời văn dạt dào cảm xúc yêu đương.


Ở đó có sự e lệ, thẹn thò của Nhu nương, Hồng nương trong buổi đầu gặp gỡ chàng Hà Nhân, đến sự mạnh dạn của các nhân vật khi dùng những lời hoa ý gấm tả chuyện chốn buồng xuân lúc cả ba trải cuộc mây mưa thoả nguyện. Ở họ còn có sự ghen tuông, hờn dỗi khi nhận được nhiều, ít những niềm yêu thương, quan hệ yêu đương. Đó là những cảm xúc thường có trong cuộc tình tay ba. Rồi khi Hà Nhân phải về quê, nâng chén tiễn biệt, hai nàng đã viết bài ca tha thiết thể hiện nỗi buồn nhớ không dứt, khiến chàng xúc động rưng rưng nước mắt. Có thể nói ở đây Nguyễn Dữ đã dùng những lời đẹp nhất để thể hiện những tâm tư, cảm xúc của tình yêu đôi lứa. Trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Nguyễn Dữ viết về Thị Nghi- người phụ nữ trong xã hội xưa thật bất hạnh vì chính sắc đẹp của mình.Từ nhỏ vì nhà nghèo nên Thị Nghi bị bán cho nhà phú thương họ Phạm. Lớn lên có nhan sắc, ông chồng yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Tác giả không dài dòng miêu tả quan hệ tính giao giữa hai người, nhưng người đọc đã thấy sự vụng trộm tìm đến hoan lạc của phú thương giàu có và nguồn cơn sự bất hạnh của Thị Nghi cũng là ở đây. Thị Nghi bị vợ Phạm ghen tức đánh chết. Cuộc đời là con người trên dương thế thật ngắn ngủi đối với người con gái đẹp đó. Vì sắc đẹp mà nàng phải chịu oan khuất.Thị Nghi đã bị đánh ghen tới chết mà không có một thiết chế luật pháp nào bảo vệ cô, nạn nhân của những người chủ dâm dật. Chính vì thế mà hồn ma Thị Nghi mới hưng yêu tác quái, thường biến thành con gái đẹp quấy nhiễu suốt một dải đường mười dặm “người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột”[11,tr.128]. Đấy phải chăng cũng chính là cách phản ứng lại cái chết oan uổng của nàng. Rồi dân làng đào mả nàng vứt xương xuống sông. Đống xương Thị Nghi biến thành cô gái trẻ mê hoặc viên quan họ Hoàng, nhờ Hoàng vớt hài cốt của cha mẹ ở dưới sông lên, thực chất là vớt bộ xương mình bị dân làng đào mả, vứt xuống sông mà thôi. Khi mọi ước nguyện đã thành hồn ma Thị Nghi đồng ý lấy Hoàng làm chồng. Chi tiết trước khi trở thành vợ chồng, Hoàng “thỉnh thoảng lấy lời thơ đùa cợt nàng để dò xem ý tứ thế nào, nhưng nàng chống sự lại rất xẵng”[11,tr.130] cho thấy sự táo bạo của nam nhân trong chuyện tình ái. Thành vợ chồng, tình ái của hai người trở nên “thắm thiết”. Tuy nhà văn không nói về những


cuộc hoan lạc ái ân giữa Hoàng và hồn ma nhưng ta có thể thấy được điều đó ở việc “Hoàng bỗng bị bệnh điên cuồng hoảng hốt, mê lịm đi không còn biết gì”[11,tr.131]. Vì ân ái với hồn ma nên Hoàng mới bị ốm nặng như vậy.

Những cuộc tình phóng túng thiên về màu sắc nhục cảm giữa người và hồn ma vượt khỏi chuẩn mực của lễ giáo phong kiến. Họ đến với nhau không phải do mai mối, do sự sắp đặt của cha mẹ mà chỉ đơn giản do tiếng gọi của nhục dục. Viên quan họ Hoàng gặp mỹ nhân, sự đam mê nữ sắc biến thành sức lôi cuốn mạnh mẽ, khó cưỡng lại.Trình Trung Ngộ và chàng Hà Nhân gặp những người đẹp, bị sắc đẹp quyến rũ và ngay lập tức họ bước vào giao hoan với nhau. Niềm vui ân ái chứ không phải nghĩa vụ hôn nhân đã ràng buộc họ với nhau. Để rồi chàng Hà Nhân vì hai người đẹp mà hoãn hôn sự cha mẹ đã định cho còn Trình Trung Ngộ khi biết Nhị Khanh là ma rồi vẫn không cưỡng lại được tiếng gọi của nhục dục, ôm quan tài của Nhị Khanh mà chết. Đặt trong cảnh xã hội phong kiến với bao ràng buộc con người trong vấn đề tình yêu và hôn nhân thì những mối tình “vượt rào” đó thật táo bạo biết bao!

Là nhà nho chính thống chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Nho gia, Nguyễn Dữ không trực tiếp nói về những cuộc tình phóng túng vượt khỏi chuẩn mực của lễ giáo phong kiến mà phải mượn hình ảnh ma quái, cuộc tình ma quái. Nhưng thông qua cách miêu tả đôi lúc say sưa về tình yêu nam nữ và cách thể hiện đôi khi táo bạo về một số quan niệm nhân sinh, nhà văn Nguyễn Dữ đã phần nào thông cảm với khát vọng hạnh phúc chính đáng của con người. PGS-TS Đinh Thị Khang nhận định: nhà văn họ Nguyễn đã thể hiện trong sáng tác của mình một sự đồng cảm, ngợi ca tình yêu – hạnh phúc trần thế, tự nhiên của con người, của tuổi trẻ vượt qua khỏi sự ràng buộc của quan niệm, tập tục, đạo đức, lễ nghi phong kiến…, phản ánh một góc nhìn mang tư tưởng nhân văn” [35].

Những mối tình nam nữ mang sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lụckhông chỉ có ở người và ma mà còn ở người và tiên, người và thần. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phạm Hùng nhận xét rằng chỉ có Truyền kỳ mạn lục mới viết lên "những câu chuyện tình đã làm xôn xao cả cõi trần thế, cả chốn thuỷ cung, và cả nơi thiên


giới" [26,tr.117]. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên miêu tả một mối tình thơ mộng giữa một nàng tiên mang nặng tình người với một kẻ đã treo ấn từ quan, ở nơi bồng lai tiên cảnh. Mối nhân duyên với Từ Thức đã khiến Giáng Hương “màu da hồng hào, chứ không khô gầy như trước nữa”[11,tr.116]. Có chuyện lại nói về sự hoan lạc ái ân hoàn toàn xuất phát từ lòng tham dục của nhân vật ma quái. Thần Thuồng luồng (Chuyện đối tụng ở Long cung) cướp vợ Trịnh cũng là để thỏa tính háo sắc, dâm dục. Trong Chuyện vợ chồng của Thần Thuồng Luồng với Dương thị được nhắc đến một cách ngắn gọn, giản lược:"gối chăn yêu dấu, hơn hết các phòng" [11,tr.76].

Sắc thái dục tính cũng được thể hiện đậm nét trong những cuộc tình bị coi là “phi chính thống” - theo quan niệm của Nho gia- của nhân vật là người ở trần gian. Đó là chuyện tình giữa nàng cung nữ có tính cách táo bạo, tự do, phóng túng Đào Hàn Than với sư Vô Kỷ, mối tình say đắm mà nhiều trắc trở của nàng ca nữ Túy Tiêu và chàng Dư Nhuận Chi trong Chuyện nàng Túy Tiêu. Chuyện nghiệp oan của Đào Thị đưa ta đến mối tình lãng mạn giữa sư trẻ Vô Kỷ và Hàn Than. Hàn Than là danh kỹ xinh đẹp, hiểu biết, có tài làm thơ. Khi bị thải ra ngoài cung, nàng đi lại nhà quan hành khiển Ngụy Nhược Chân, bị vợ ông nghi ngờ tư thông với chồng nên đánh ghen với nàng rất tàn nhẫn. Nàng thuê thích khách trả thù nhưng việc bại lộ phải trốn đi tu ở chùa Phật Tích. Bị một cậu bé làm bài văn tố gốc tích và tính tình lãng mạn của nàng nên phải chốn đến chùa khác. Đến chùa Lệ Kỳ, Sư già trong chùa Lệ Kỷ khuyên sư trẻ Vô Kỷ “Người con gái này, nết không cẩn nguyệt, tính bén lẳng lơ, tuổi đã trẻ trung, sắc lại lộng lẫy, ta e lòng thiền không phải đá, sắc đẹp dễ mê người; tuy sen hồng chẳng nhuộm bùn đen, nhưng tấc mây dễ mờ bóng nguyệt[11,tr.88]. Nhưng sư Vô Kỷ không nghe, cho Hàn Than ở, rồi cũng say vì sắc đẹp, tài năng rồi “Hai người đã yêu nhau say đắm, chẳng khác nào con bướm gặp xuân, trận mưa cứu hạn[,tr.90]. Cuộc tình của hai người diễn ra ngay ở chùa, nơi cấm kỵ nhất đối với bản năng dục tính của con người. Kết quả của mối quan hệ ấy là Hàn Than có mang, nhưng vì sức khỏe yếu nên nàng đã chết ở trên giường cữ. Vô Kỷ thương xót vô hạn đã “quàn nàng ở cuối mái hành lang phía tây sớm tối vỗ


vào áo quan[11,tr.92] than thở và một mực xin đi theo nàng. Nhận định về mối tình này, PGS. TS Trần Nho Thìn viết: “Một mặt tác giả say sưa tả mối tình lãng mạn, sức mạnh mê hồn của sắc đẹp và tài thơ của Hàn Than, nhưng mặt khác lại có ý phê phán gay gắt sự nguy hại của sắc đẹp phụ nữ đối với nam giới, trong trường hợp này là nhà sư trẻ Vô Kỷ. Ông soạn “giúp” họ mười bài thơ vịnh cảnh đầy tình ý lứa đôi, xót xa kể về cái chết của Hàn Than và Vô Kỷ. Song Nguyễn Dữ lại kể chuyện hai người đầu thai thác sinh vào gia đình quan Ngụy Nhược Chân như để trả thù vợ Nhược Chân đã từng đánh ghen Hàn Than. Hình ảnh hai con rắn ở cuối truyện để lại ấn tượng rất tiêu cực về hai tâm hồn yêu đương lãng mạn, bay bổng, cho thấy Nguyễn Dữ lại ngả về phê phán tình yêu tự do của người phụ nữ tài sắc” [80,tr.397]. Chuyện nàng Túy Tiêu đưa ta đến chuyện tình của nàng Túy Tiêu và Dư Nhuận Chi. Nàng vốn là con hát của quan trần soái Lạng Giang là Nguyễn Trung Ngạn, được tặng cho Dư Nhuận Chi và hai người nên vợ thành chồng. Rồi trong một lần đi dâng hương lễ Phật, vì sắc đẹpcủa mình mà Túy Tiêu bị quan trụ quốc họ Thân bắt cóc về làm của mình. Nàng đã tìm đủ mọi cách để gặp được Nhuận Chi, buộc quan Trụ quốc “bất đắc dĩ phải vời chàng họ Dư[11,tr.164] đến nhà ở. Nàng còn sai con hầu thân tín của mình là Kiều Oanh đến “ hầu hạ chăn gối[11,tr.165] cho chàng Nhuận Chi “cũng như nương tử ở bên mình lang quân[11,tr.165]. Sau đó hai người đã tìm cách trốn thoát khỏi tay viên quan họ thân, hưởng một cuộc sống hạnh phúc.Viết về mối quan hệ của những người ca nữ, cung nhân, những người ở tầng lớp tưởng như dưới đáy xã hội bị xã hội phong kiến coi khinh với sư sãi và chàng thư sinh nổi tiếng phường hát bội như vậy đã thể hiện sự táo bạo trong ngòi bút của Nguyễn Dữ.

Trong một số tác phẩm đề cập đến hôn nhân chính thống khác, Nguyễn Dữ cũng không ngần ngại nhắc đến chuyện ái ân của nhân vật. Trong Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu, khi Trọng Quỳ trở về nhà gặp lại Nhị Khanh, Nguyễn Dữ viết: “Hai người vì xa cách nhau lâu, nên tình ái bội phần nồng đượm, sự vui sướng không còn phải nói[11,tr.28]. Trong Chuyện Lệ Nương, Phật Sinh gặp lại Lệ Nương “Đêm đến canh ba, sinh quả thấy Lệ Nương lững thững đi đến (…) Vợ


chồng bèn cùng nhau âu yếm, chuyện trò, y như lúc sống[11,tr.212]. Trong Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã đề cập trực tiếp đến vấn đề dục tính qua chi tiết Vũ Nương nói chuyện vợ chồng khi bị Trương Sinh trách oan: "Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thoả tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh" [11,tr.184].

Như vậy, trong các chuyện tình giữa người và hồn ma, người và thần, tiên và ngay cả người và người trong cuộc hôn nhân chính thống, Nguyễn Dữ đã không né tránh vấn đề dục tính khi nói đến những cảnh hoan lạc ái ân. Nhưng nói đến tình dục trong văn chương không chỉ đơn thuần là tình dục thuần túy ở những cảnh ái ân hoan lạc mà nó còn gắn với đạo lý. Trong bài “Tình dục trong văn học Việt dưới cách nhìn của đạo lý hồn nhiên và của đạo lý học thuyết” Nguyễn Hữu Lê, cho rằng: “Tình dục với tư cách là đối tượng thưởng ngoạn trong văn học Việt thường được sàng lọc qua các thang bậc giá trị đạo lý hoặc triết lý… Chính vì thế, tình dục trong văn chương mọi dân tộc trong quá khứ thường lại không còn là tình dục thuần túy. Nó là vấn đề văn hóa- xã hội, là triết lý sống, là hệ giá trị hoặc chuẩn mực. Xu hướng ca ngợi quá trình xã hội hóa tình dục trong văn học thường nhấn mạnh tính hợp lý, hài hòa của sở hữu tuyệt đối trong quan hệ tình dục. Có thể nói từ văn học cổ trung đại Việt nam, tình dục trong văn chương là vấn đề Trinh hay không Trinh, là sở hữu tuyệt đối hay loạn luân. Chỉ có điều, vấn đề sở hữu tình dục trong xã hội phong kiến còn phụ thuộc vào phái tính” [37]. Với ý kiến đó chúng ta có thể thấy vấn đề tình dục, dục tính trong văn chương trung đại còn được thể hiện ở chuyện Trinh tiết của đàn bà và sở hữu tuyệt đối của đàn ông với đàn bà theo quy định khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến: “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”. Trong Truyền kỳ mạn lục, những chuyện tình ở ngay cuộc sống trần thế giữa người với người cũng được kể thật hấp dẫn và ở đó chúng ta thấy được vấn đề dục tính được thể hiện gián tiếp trong tác phẩm qua vấn đề trinh tiết của người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.

Trong Chuyện người con gái Nam Xương, chủ yếu vấn đề dục tính trong tác phẩm được biểu hiện qua vấn đề Trinh tiết của người phụ nữ. Nàng Vũ Nương là


người phụ nữ xinh đẹp, thùy mị, nết na, hiếu thảo thay chồng nuôi mẹ, dạy con thơ, thủy chung chờ đợi chồng trong thời gian chồng đi đánh trận. Đêm đêm, nàng thường đủa trỏ bóng mình in trên vách và bảo con rằng đó là cha đấy. Tưởng rằng ngày chồng về là ngày hạnh phúc đoàn viên, bao công lao nàng đối với gia đình sẽ được đền đáp, nhưng ngược lại. Ngày tái ngộ lại trở thành ngày đầy bi kịch cho nàng. Người chồng hay ghen, lại ít học, thấy con nhỏ không nhận bố, lại nói rằng có người đàn ông đêm đêm thường đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, đã nghi ngờ nàng thất tiết, rồi mắng chửi, đánh đập và đuổi vợ đi. Giữ gìn trinh tiết là giữ phẩm hạnh, cái quan trọng quý giá nhất của người phụ nữ trong xã hội nam quyền. Người đàn ông có thể có nhiều thê thiếp, còn người phụ nữ chính chuyên chỉ có và chung thủy với một chồng. Khi người vợ chịu tiếng hư hỏng thì chỉ còn cách là bị đuổi khỏi nhà. Vì thế Vũ Nương đã phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang chứng minh sự vô tội của mình. Trước lúc gieo mình xuống sông, Vũ Nương đã phải thề độc “nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ” [11,tr.189]. Cái chết oan uổng của nàng một lần nữa nhấn mạnh thêm vấn đề trinh tiết của người phụ nữ trong xã hội nam quyền đòi hỏi thật khắt khe. Người đàn ông đòi sở hữu người phụ nữ một cách trọn vẹn về thể xác. Khi yêu nhau, rồi nên vợ nên chồng và lẽ đương nhiên trong cuộc sống ấy, ngoài việc hoà hợp tâm hồn, còn là sự khao khát hoà hợp xác thịt.

Chuyện Lệ Nương kể về mối tình của Lệ Nương và Phật Sinh. Hai người từ nhỏ đã chơi với nhau, được cha mẹ đôi bên đính ước nhưng vẫn chưa nên vợ nên chồng. Rồi nàng bị bắt cùng gia quyến, hôn sự hai người bị hỏng. Lệ Nương hiện lên trong truyện là một người rất chung tình, khẳng khái, tiết liệt. Nàng can đảm chấp nhận một “cái chết dấp ở ngòi lạch” [11,tr.209], chết trên quê hương mình chứ nhất định không chịu theo tướng giặc để làm “cô hồn bên đất Bắc[11,tr.209] để giữ gìn trinh tiết.

Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, chuyện tình của Nhị Khanh và Trọng Quỳ cũng thật trắc trở. Hai người gặp nhau “mến vì tài,yêu vì sắc” nên kết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024