gợi ý thiết thực, cụ thể về việc đánh giá sự phát triển của trẻ em trong các lĩnh vực chính của nghệ thuật: âm nhạc và chuyển động, nghệ thuật và thủ công, chơi và thể hiện.
Năm 2014, Thomas Steinforth, Munich, có công trình viết về “ Quyền học tập thẩm mỹ và cuộc sống tốt đẹp”. Trong đó nội dung khẳng định rằng: Kinh nghiệm thẩm mỹ - được bắt đầu bởi giáo dục thẩm mỹ, là điều rất quan trọng, bởi vì chúng là một điều kiện cần thiết cho các mối quan hệ bản thân và thế giới, cho tự do và vì điều đó cho một cuộc sống tốt đẹp. Giáo dục thẩm mỹ rất quan trọng đối với tất cả trẻ em, đối với tuổi thơ và cho cuộc sống trưởng thành của họ.
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý đào tạo nói chung và quản lý dạy học bậc mầm non nói riêng. Cụ thể:
Tác giả Phạm Thị Hòa xuất bản Giáo trình phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường mầm nonnăm 2002. Trong giáo trình đó đã nêu ra một số vấn đề chung về giáo dục âm nhạc trong trường mầm non với những khái niệm cơ bản, những đặc điểm của giáo dục âm nhạc, các phương pháp dạy hoạt động âm nhạc được tác giả đưa ra và so sánh qua đó có những gợi ý phù hợp đối với từng cơ sở giáo dục; Các hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc và giáo án cũng được tác giả đề cập và hướng dẫn khá kỹ càng. Ở trường trẻ được chơi, ăn, học, nghỉ,...và âm nhạc gắn liền với mọi thời điểm sinh hoạt của trẻ. Giờ đón trẻ thì mở nhạc cho trẻ nghe lúc trẻ đến trường, nhạc cho trẻ tập thể dục sáng theo nhịp điệu. Trong hoạt động âm nhạc hay là tích hợp trong các hoạt động học khác là rất cần thiết, nó giúp cho tiết học không bị khô cứng, khiến trẻ nhàm chán, mất tâp trung. Sau giờ học buổi sáng thì âm nhạc được sử dụng làm nền cho các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, chuẩn bị cho giờ ăn, giờ ngủ,... Đặc biệt trong các ngày lễ hội thì âm nhạc càng quan trọng, nó không thể thiếu đi.
Tác giả Nguyễn Quốc Toản (2012) với tác phẩm Giáo trình phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, trường Đại học Huế, NXB Đại học sư phạm. Ở cuốn sách này, tác giả đã hệ thống hóa được các lý luận liên quan đến giáo dục mầm non, quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non và các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện quá trình này cũng được tác giả quan tâm phân tích khá chi tiết. Hoạt động tạo hình gắn liền hoạt động với con người, ngay từ khi con người chưa có ngôn ngữ họ đã sử dụng hình vẽ như một phương tiện để giao tiếp và để truyền lại các kinh nghiệm sản xuất. Điều đó chứng tỏ hoạt động tạo hình là một trong những nhu cầu rất cần thiết của đời sống con người. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động của con người để tạo ra các sản phẩm có hình thể và màu sắc đẹp, đem lại khoái cảm thẩm mĩ cho người xem – nhận ra cái đẹp và cảm xúc trước cái đẹp. Ví dụ: Bức tranh, pho tượng hoặc mọi thứ trong cuộc sống thường ngày, như nhà cửa, công viên, vải vóc, quần áo, ấm, bát, lo hoa, giường tủ, giày dép. [...,Tr.34].
Tác giả Hoàng Công Dụng trong Modul MN 25 Ứng dụng phương pháp dậy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, đã đưa ra các hoạt động nhằm giúp giáo viên tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực. Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ, cung cấp một số kiến thức, phương pháp, câu hỏi gợi mở và đánh giá nhằm giúp người học có thể tự tìm hiểu, vận dụng thực hành vào các hoạt động giáo dục thẫm mĩ. Tác giả có viết “Modul không nhằm mục đích đưa ra những điều mới, lạ mà chủ yếu hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản về phương pháp dạy học tích cực, được sử dụng trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, cung cấp cho người học những điểm căn bản nhất, phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục, đồng thời cũng định hướng cho giáo viên, biết cách chủ động, sáng tạo tổ chức các hoạt động giáo dục trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ của mình theo kế hoạch chung của toàn trường. [...,Tr.10].
Đã có nhiều đề tài luận văn, cao học nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ, các hoạt động tạo hình âm nhạc cho trẻ mầm non như: Tác giả Trần Trung Sơn đã nghiên cứu đề tài “Thực trạng công tác giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Cẩm Sơn – Anh Sơn – Nghệ An” năm 2006. Một tác giả khác là Lại Kim Cúc đã nghiên cứu đề tài “Biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động ca hát ở trường mầm non” năm 2014. Tác giả Hồ Hoàng Yến đã đưa ra các biện pháp để tăng cường “Sự tìm hiểu các mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ mầm non 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ ở một số trường mầm non tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” năm 2011.
Tôi nhận thấy, những bài viết và các công trình khoa học trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về công tác quản lý giáo dục, quản lý đào tạo và quản lý dạy học tại các cơ sở giáo dục mầm non. Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Vì vậy, để vấn đề này được quan tâm một cách toàn diện, tôi chọn đề tài luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình ” để tìm hiểu thực trạng nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ phù hợp với tình hình thực tế của các trường trên địa bàn.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình - 1
- Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình - 2
- Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Ở Trường Mầm Non.
- Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi.
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Tại Các Trường Mầm Non Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về “quản lý”. Có thể nêu một số định nghĩa như sau:
Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý về mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, phương pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [..., Tr.7-10].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là quá trình gây tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục đích tổ chức” [Tr.14].
Theo tác giả Vũ Dũng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó ” [..., Tr.52].
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì cho rằng: “Quản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (Người quản lý) đến khách thể quản lý (Người bị quản lý) – trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. Hay nói rõ hơn thì “Quản lý là một quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) của kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [..., Tr.9].
Chủ thể quản lý
Khách thể quản lý
Mục tiêu quản lý
Các định nghĩa trên tuy nói thì khác nhau, nhưng có một số điểm chung trong nhận thức về quản lý như sau: Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý (Chủ thể quản lý) đến người bị quản lý (Khách thể quản lý) nhằm đạt mục đích chung. Bản chất đó được tổng hợp lại thể hiện sơ đồ sau:
Công cụ quản lý
Phương pháp quản lý
Sơ đồ 1.1: Mô hình hoạt động quản lý
Toàn bộ hoạt động quản lý đều được thực hiện thông qua các chức năng quản lý. Nếu không xác định được các chức năng quản lý thì chủ thể quản lý không thể điều hành được hệ thống quản lý.
Các chức năng quản lý bao gồm:
Kiểm tra
Lãnh đạo
Tổ chức
ângSự tương hỗ đó được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Lập kế hoạch
Sơ đồ 1.2. Các chức năng quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục
Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục.
Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt của con người, xuất hiện từ khi loài người sinh ra. Bởi trong quá trình lao động, sản xuất, con người có tích luỹ kinh nghiệm và truyền lại cho thế hệ sau. Ban đầu thì quá trình này diễn ra tự phát lâu dần trở thành tự giác, có ý thức, có mục đích và có chương trình. Giáo dục có vị trí, vai trò rất to lớn trong đời sống xã hội con người, vì vậy quản lý giáo dục là vấn đề mà các nghành đều quan tâm.
Quản lý hoạt động giáo dục là tổ hợp các phương pháp tiến hành của chủ thể quản lý, nhằm tác động đến đối tượng quản lý để các hoạt động giáo dục đạt được các hiệu quả cao nhất. Các biện pháp quản lý phải có mục tiêu xác định rõ ràng, cụ thể, có cơ sở khoa học và tính thực tiễn, biện pháp có tính khả thi và đạt được mục tiêu đề ra.
Quản lý giáo dục là bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội, nó đã xuất hiện từ lâu và tồn tại dưới mọi chế độ xã hội. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm quản lý giáo dục như sau:
Theo tác giả nổi tiếng M.I Kônđakop: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng” [...., Tr.93].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là hoạt động giáo dục – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [..., Tr.12].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội” [..., Tr.2].
Như vậy, quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của ngành giáo dục, nhà quản lý giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động đó, thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch đảm bảo quá trình giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục.
1.2.2. Giáo dục và giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sống xã hội, lao động, sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người. Giáo dục có mục tiêu cung cấp và trang bị kiến thức.
Giáo dục thẩm mĩ, về bản chất là bồi dưỡng lòng khao khát đưa cái đẹp vào cuộc sống, tạo nên sự hài hoà giữa xã hội – con người – tự nhiên, nâng cao năng lực cảm thụ và sáng tạo cái đẹp ở con người, làm cho con người được phát triển một cách hài hoà trong mọi hoạt động lao động cũng như nghỉ ngơi, trong quan hệ gia đình cũng như xã hội.
Cũng như mọi hoạt động giáo dục khác, giáo dục thẩm mĩ là một quá trình lâu dài, diễn ra một cách có hệ thống: từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi mầm non là sự khởi đầu cho toàn bộ quá trình giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường.
Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em lứa tuổi mầm non là một quá trình sư phạm, nhằm hình thành và phát triển ở trẻ em năng lực ban đầu về cảm thụ và nhận thức đúng đắn cái đẹp trong đời sống sinh hoạt, xã hội, trong tự nhiên và trong nghệ thuật, giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp, sống theo cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp trong cuộc sống.
Giáo dục thẩm mĩ là một khái niệm rộng, bao gồm việc giáo dục cho trẻ thái độ thẩm mĩ đối với thiên nhiên, lao động, đời sống xã hội và đối với nghệ thuật. Từ việc cho trẻ có được sự hiểu biết đúng đắn thế nào là đẹp, xấu đến sự hình thành thái độ tích cực ủng hộ cái đẹp, loại trừ cái xấu, đồng thời có hành vi thích hợp với bản thân để tạo ra cái đẹp cho bản thân và cái đẹp trong cuộc sống xung quanh là một quá trình tác động sư phạm lâu dài của người lớn (cô giáo, cha mẹ, ông bà…).
1.2.3. Hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Hoạt động giáo dục thẩm mỹ chính là chiếc cầu nối giúp con người đi đến thế giới của cái đẹp, của tình yêu và lòng nhân hậu. Trẻ em đến với đạo đức cũng thông qua cái đẹp, thông qua việc nhìn những tấm gương, những hành động đẹp để noi theo. Trẻ dần hiểu được thế nào là xấu – đẹp, hay – dở, đúng – sai,... Khi nhận thức được cuộc sống với những điều tích cực nhất sẽ khiến trẻ có nhân sinh quan sáng rõ, khiến trẻ mãnh mẽ và tự tin.
Hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cung cấp những kiến thức tổng hợp nhất cho các em, bởi nghệ thuật bắt nguồn từ thực tế cuộc sống cho nên mọi tác phẩm nghệ thuật phản ánh cuộc sống. Qua những bài thơ, lời hát hay những bức tranh trẻ có thể hiểu về thế giới mình đang sống, cách thức mọi người lao động, vận hành và sống. Từ đó lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn.
Hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi giúp thúc đẩy năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho các em. Mỗi trẻ em đều được hình thành một thế giới quan, một nhân sinh quan khác nhau trong quá trình tiếp xúc với nghệ thuật. Vì thế để hiểu, để lĩnh hội được hết cái hay cái đẹp của một tác phẩm nghệ thuật cần có những kiến thức nhất định phù hợp với độ tuổi. Điều đó đòi hỏi mỗi trẻ cần cố gắng rèn luyện, nâng cao khả năng cảm thụ của mình. Giúp trẻ chăm chú lắng nghe, kích thích sự sáng tạo của trẻ chính là biện pháp hữu hiệu nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ không thể tách rời khỏi chức năng quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. Nó bao gồm rất nhiều hoạt động tiến hành, lựa chọn, tổ chức và sử dụng các nguồn lực, các tác động của các nhà quản lý, của tập thể sư phạm, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch chủ động và chương trình giáo dục nhằm thay đổi nhận thức hay tạo ra hiệu quả cần thiết.
Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ trong nhà trường.
Như vậy ta có thể hiểu: “Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm non” là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực trí tuệ của họ vào mọi mặt giáo dục thẩm mỹ cho trẻ trong nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện khả năng thẩm mỹ cho trẻ đã đề ra”.