Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình - 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thực trạng mức độ đạt được mục tiêu hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 34

Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi. 35

Bảng 2.3 Thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi 36

Bảng 2.4. Thực trạng về mức độ sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 37

Bảng 2.5. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim

Sơn, tỉnh Ninh Bình 38

Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn,

tỉnh Ninh Bình 39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Bảng 2.7. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 41

Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình - 2

Bảng 2.8. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn,

tỉnh Ninh Bình 42

Bảng 2.9. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm

non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 43

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý các điều kiện thực hiện chương trình giáo

dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 45

Bảng 3.1 Đối tượng khảo nghiệm 66

Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 66

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 67

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình hoạt động quản lý 10

Sơ đồ 1.2. Các chức năng quản lý 11

Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp 68

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp 68

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng, đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Thông qua giáo dục thẩm mỹ, trẻ hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, từ đó có cách ứng xử tốt đẹp với gia đình và xã hội.

Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, công cuộc đấu tranh giữa các giá trị văn hóa, thẩm mỹ chân chính với những cái tầm thường, thấp kém ở nước ta đang ngày một diễn ra rất quyết liệt và dưới mọi hình thức khác nhau. Bên cạnh việc tiếp thu, lĩnh hội và phát huy các giá trị thẩm mỹ tiến bộ của nhân loại thì không ít những cái xấu đang len lỏi vào đời sống tư tưởng của người dân, làm kìm hãm sự phát triển những quan điểm thẩm mỹ cao đẹp, lành mạnh, làm suy thoái các giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Trong bối cảnh đó, giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng trong mỹ học Mác-Lênin, có nhiệm vụ lớn trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới, con người mới ở nước ta mà mục tiêu trọng tâm là tạo cơ sở đúng đắn cho các quan điểm thẩm mỹ của người dân.

Trên thực tế, giáo dục thẩm mỹ tác động rất lớn đến việc làm giàu các kinh nghiệm thực tiễn, hình thành tình cảm đạo đức của nhân cách, nâng cao tính tích cực nhận thức, thể chất của trẻ mầm non. Từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn vẹn nhất về ngôn ngữ, thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.

Trong những năm gần đây, giáo dục thẩm mỹ ở các trường Mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã có những chuyển biến tích cực, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong xã hội. Đã có thêm những buổi chuyên đề, tập huấn, bối dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,... tuy nhiên chưa thật sự có hiệu quả. Nhận thức của một bộ phận giáo viên còn

hạn chế, chưa thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục trẻ. Công tác giảng dạy còn chưa được linh hoạt, bài dạy vẫn đơn điệu, ít sự sáng tạo. Công tác quản lý còn chưa chuyên nghệp, bài bản. Hơn thế nữa, điều kiện kinh tế của người dân huyện Kim Sơn còn nghèo, do là huyện lấn biển, người dân mải lo làm ăn nên chưa giành nhiều thời gian quan tâm nhiều đến con em mình. Vì thế, hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh bình cần được nghiên cứu thay đổi cho phù hợp, để đào tạo thế hệ mầm non tương lai thật sự được phát triển một cách toàn diện nhất.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” để tiến hành nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục thẩm mỹ và quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ nhằm góp phần nâng cao chất lượng phát triển toàn diện cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

3.2. Đối tượng nghiên cứu.

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động này còn nhiều bất cập và hạn chế nhất định, như

việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo còn chưa đồng bộ, tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ còn mang tính hình thức, việc kiểm tra đánh giá còn buông lỏng,... Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi một cách hợp lý, phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ cũng như giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận về hoạt động giáo dục thẩm mỹ và quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục thẩm mỹ và quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu tại 5 trường mầm non trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình: Trường Mầm non Kim Đông, trường Mầm non Kim Hải, trường Mầm non Kim Mỹ, trường Mầm non Yên Lộc, trường Mầm non Hoa Hồng.

6.2. Khách thể nghiên cứu

Tổng số khách thể nghiên cứu gồm 180 người

- Đội ngũ cán bộ quản lý: 15 người

- Đội ngũ giáo viên mầm non: 120 người

- Phụ huynh: 45 người

6.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2020.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các văn bản tài liệu dựa trên những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT đối với trẻ mầm non.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Phương pháp điều tra viết: Tổ chức điều tra, trưng cầu ý kiến đối với các đối tượng: Ban giám hiệu, giáo viên và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nội dung điều tra: Đánh giá về hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện, những kiến nghị về quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.

Phương pháp phỏng vấn: Gặp gỡ và đặt câu hỏi cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, phụ huynh trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để thu thập chính xác thêm các thông tin có liên quan đến hoạt động giáo dục thẩm mỹ, hỗ trợ thêm cho phương pháp sử dụng phiếu hỏi.

Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của chuyên gia, những người có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành, phương pháp sư phạm, năng lực quản lý để tìm kiếm các kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực trạng và trong việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý giáo dục.

Phương pháp quan sát: Quan sát để thu thập thông tin về: Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; Điều kiện giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh; thu thập các dữ liệu về hoạt động tư vấn tâm lý giáo dục.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Qua nghiên cứu các văn bản triển khai hoạt động giáo dục thẩm mỹ của các cấp quản lý, nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ của các nhà trường để tìm hiểu thêm thông tin về thực trạng vấn đề nghiên cứu.

7.3. Phương pháp thống kê.

Vận dụng các công thức toán học, thống kê để xử lý số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu, hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu thực tiễn đã nêu ở trên nhằm rút ra kết luận khoa học.

Phân tích, lập biểu đồ, hình ảnh minh họa nhằm nâng cao tính thuyết phục và tính cụ thể của dữ liệu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Ở nước ngoài

Hiện nay với quy mô phát triển của nền kinh tế thị trường và hệ thống giáo dục định hướng thị trường ngày càng được mở rộng trên quy mô toàn cầu. Nền giáo dục của các nước vừa chịu sự quản lý và điều tiết của nhà nước vừa chịu sự tác động của thị trường với các quy luật cạnh tranh cung cầu và giá cả... Chính điều này, đã tạo nên sự đa dạng và tính phức tạp của nền giáo dục các quốc gia.

Thực tế đã chỉ ra rằng mọi đứa trẻ cần được lên kế hoạch để giáo dục về thẩm mỹ, đặc biệt trong thời đại hiện nay nhiều trường học chỉ trú trọng vào các kiến thức, kỹ năng mà quên đi những cảm nhận, xúc cảm của trẻ. Trẻ cần được giáo dục, trải nghiệm và thấy được cả cái đẹp bên trong và bên ngoài bản thân nhằm có một cuộc sống hài hòa, qua đó giúp ta nhìn thấy được tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ.

Các tác giả Mary R. Jalongo và Laurie Nicholson Stamp đã xuất bản cuốn “ Nghệ thuật trong đời sống của trẻ em: Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non” (1997). Mục đích của cuốn sách này là hợp nhất nghệ thuật thành một khái niệm toàn diện về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ nhỏ. Thuyết phục giáo viên rằng nghệ thuật dành cho tất cả mọi người và cần thiết cho chương trình giảng dạy hàng ngày; để cho giáo viên thấy nghệ thuật xây dựng sự quan tâm, động lực và học tập của trẻ em trong tất cả các môn học; để chứng minh làm thế nào giáo viên có thể rút ra một loạt các tài nguyên nghệ thuật để làm phong phú chương trình giảng dạy của họ; và để giải quyết sự phù hợp về mặt phát triển của các hoạt động nghệ thuật và cho thấy cách họ hỗ trợ các mục tiêu của giáo dục đa văn hóa. Cuốn sách này cung cấp nhiều ví dụ về các giáo viên đã thiết kế một chương trình giảng dạy dựa trên nghệ thuật và đưa ra những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2023