Thực Trạng Hoạt Động Giáo Dục Skss Cho Học Sinh Trường Thcs Nguyễn Hiền

Bảng 2.1. Mẫu khảo sát học sinh



Khối

Giới tính

Tuổi

Nam

Nữ

12

13

14

15

6

12

17

28

1

0

0

7

14

11

2

19

4

0

8

18

13

0

3

26

2

9

16

19

0

0

5

30

Tổng

63

57

30

23

35

32

Tỷ lệ %

54.2

45.8

25

19.2

29.2

26.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay - 7


Như vậy các em có độ tuổi xấp xỉ nhau, xét về giới tính thì có sự chênh lệch chút ít giữa nam và nữ (nam: 54.2%, nữ 45.8%), tuy nhiên các em học sinh đều ở tuổi dậy thì vậy nên có sự tượng đồng về mặt tâm sinh lý và những hiểu biết chung.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Phương pháp quan sát: Thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, GV, học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, gồm những tài liệu về giáo dục sức khỏe sinh sinh, quản lý, quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh, một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Phương pháp điều tra:

Thu thập số liệu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang. Từ đó, tác giả

tiến hành đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục SKSS chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất những biện pháp quản lý.

2.2.4. Công cụ đánh giá

Các tiêu chí đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh được đánh giá trên 3 mức độ:

+ Được lượng hóa bằng điểm theo nguyên tắc 3-2-1: Thực hiện tốt, đáp ứng tốt, ảnh hưởng nhiều: 3 điểm Bình thường, ít ảnh hưởng: 2 điểm

Chưa tốt, chưa đáp ứng, không ảnh hưởng: 1 điểm

+ Thang đánh giá:

Mức 1: Mức cao (tốt, đáp ứng tốt, ảnh hưởng nhiều): = 2,34 - 3,0 Mức 2: Mức trung bình (thực hiện bình thường, ít ảnh hưởng): = 1,67 - 2,34

Mức 3: Mức thấp (thực hiện chưa tốt, chưa đáp ứng, không ảnh hưởng): < 1,67

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và học sinh trường THCS Nguyễn Hiền về hoạt động giáo dục SKSS

* Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về SKSS và giáo dục SKSS Chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL và GV về sự cần thiết của việc

giáo dục SKSS cho HS và nhận thấy rằng đại đa số các thầy cô đều cho rằng giáo dục SKSS cho HS là vô cùng cần thiết. Có 85.7 % các thầy cô cho rằng hoạt động này cần thiết đối với HS, 12.5% ý kiến cho rằng bình thường và không có ý kiến nào cho rằng không cần thiết phải giáo dục SKSS cho HS. Thầy N.C.T cho rằng: “HS lứa tuổi vị thành niên nhất là giai đoạn lứa tuổi từ 11 – 15 tuổi có những thay đổi quan trọng đặc biệt là về thể chất, tâm lý, tình cảm. Nên việc giáo dục SKSS cho các em là hết sức cần thiết để giúp các em

có thể hiểu được sự thay đổi của bản thân trong giai đoạn này cũng như định hướng thái độ, hành vi, tình cảm đúng đắn trong giai đoạn này”

Khi khảo sát nguyên nhân mà CBGV cho rằng hoạt động giáo dục SKSS cho HS là cần thiết, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Các lý do của CBGV cho rằng hoạt động GD SKSS là cần thiết



STT


Lý do

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

SL

%

SL

%

SL

%


1

Đây là nhu cầu cần được giáo dục và rèn luyện để phát triển toàn diện nhân cách học sinh


25


62.5


11


27.5


4


10.0


2

Giúp HS có kiến thức để có thể ứng xử với sự thay đổi tâm sinh lý giai đoạn tuổi vị thành niên và giúp các em phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng tới bản thân sau này


37


92.5


3


7.5


0


0.0


3

SKSS là một trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của mỗi học sinh


30


75.0


10


25.0


0


0.0


4

Nội dung về giáo dục SKSS được đưa vào chương trình bắt buộc


5


12.5


12


30.0


23


57.5


Kết quả khảo sát cho thấy 92.5% các thầy cô đồng ý với ý kiến cho rằng việc giáo dục SKSS cho HS giúp cho HS có kiến thức để có thể ứng xử với sự thay đổi tâm sinh lý giai đoạn tuổi vị thành niên và giúp các em phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng tới bản thân sau này; 75% ý kiến cho rằng SKSS là một trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của mỗi học sinh.

Ngược lại chỉ có 12.5% ý kiến cho rằng đây là nội dung bắt buộc đưa vào chương trình học nên cần thiết đối với các em. Như vậy, các thầy cô giáo đều xuất phát từ lợi ích của chương trình giáo dục SKSS mang cho cuộc sống của HS sau này, từ sự cần thiết cho chính cuộc sống cá nhân của các em.

* Thực trạng nhận thức của HS về SKSS và giáo dục SKSS


Cần thiết

17%

Không cần

thiết

4%

Rất cần

thiết 79%


Biểu đồ 2.1. Nhận thức của HS về sự cần thiết của việc giáo dục SKSS

Tương tự như khi khảo sát CBGV, HS cũng nhận thấy sự cần thiết phải giáo dục SKSS: 79 % HS cho rằng rất cần thiết, 17% HS cho rằng cần thiết và có 4% HS cho rằng không cần thiết. Số lượng HS cho rằng việc giáo dục SKSS cho HS chủ yếu rơi vào nhóm các em HS mới bắt đầu bước vào năm học đầu của cấp THCS.

Chúng tôi cũng đặt câu hỏi đối với các em về lý do mà các em cho rằng cần thiết phải giáo dục SKSS cho HS.


Không đồng ý Phân vân Đồng ý

66.7

Nội dung về giáo dục SKSS được đưa vào

chương trình bắt buộc

25.0

8.3

8.3

SKSS là một trong các nhân tố ảnh hưởng

trực tiếp đến tương lai của mỗi học sinh

37.5

54.2

Giúp HS có kiến thức để có thể ứng xử với sự thay đổi tâm sinh lý giai đoạn tuổi vị thành niên và giúp các em phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng tới bản thân sau này

0.0

16.7

83.3

6.7

Đây là nhu cầu cần được giáo dục và rèn luyện để phát triển toàn diện nhân cách học sinh

51.7

41.7


Biểu đồ 2.2. Các lý do mà HS cho rằng cần phải giáo dục SKSS


83.3 HS đồng ý với ý kiến cho rằng việc giáo dục SKSS giúp HS có kiến thức để có thể ứng xử với sự thay đổi tâm sinh lý giai đoạn tuổi vị thành niên và giúp các em phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng tới bản thân sau này; tiếp đến 54,2% HS cho rằng việc giáo dục SKSS vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của mỗi HS sau này và chỉ có 8,3% HS cho rằng vì là môn học bắt buộc nên cần thiết. Điều này chứng tỏ rằng đa số HS trường THCS đánh giá cao mức độ cần thiết của hoạt động giáo dục SKSS vì nó thực sự hữu ích đối

với các em, chứ không vì chương trình giáo dục bắt buộc. Các em đều nhận thấy nhu cầu của chính mình, và hiểu rõ vai trò của công việc GD SKSS.

Chúng tôi cũng đi khảo sát mức độ hiểu biết của các em về SKSS và giáo dục SKSS.

Bảng 2.3. Nhận thức của HS về khái niệm SKSS



Khái niệm về SKSS


Đồng ý


Phân vân

Không đồng ý

SL

%

SL

%

SL

%

1. Một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội ở mọi vấn đề liên quan đến bộ máy sinh sản, đến các chức năng và quá trình hoạt động của nó.


70


58.3


47


39.2


3


2.5

2. Hoạt động giới tính thỏa mãn và an toàn, có khả năng sinh sản tự do, quyết định thời gian sinh con và số con


50


41.7


65


54.2


5


4.2

3. Quyền được thông tin và hưởng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả của phụ nữ và nam giới


55


45.8


58


48.3


7


5.8

4. Ngăn chặn các bệnh lây qua đường tình dục


61


55.5


47


42.7


12


10

5. Tất cả các yếu tố trên.

85

70.8

31

25.8

4

3.3


Bảng số liệu trên cho thấy phần lớn các em HS THCS hiểu rõ về khái niệm SKSS. Có 70.8 học sinh trong mẫu nghiên cứu được hỏi trả lời đầy đủ về khái niệm SKSS, 58.3 HS được khảo sát cho rằng SKSS là Một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội ở mọi vấn đề liên quan đến bộ máy sinh sản, đến các chức năng và quá trình hoạt động của nó, còn lại các em hiểu nhưng không đầy đủ về khái niệm SKSS. Như vậy, có thể thấy phần lớn HS hiểu được khái niệm về SKSS.

2.3.2. Thực trạng thực hiện về nội dung giáo dục SKSS cho học sinh THCS Để nghiên cứu thực trạng thực hiện nội dung giáo dục SKSS cho HS, chúng tôi tìm hiểu quan điểm của các thầy cô về sự cần thiết của các nội dung cũng như mức độ thực hiện các nội dung giáo dục SKSS. Kết quả thu

được như sau:

Bảng 2.4. Mức độ cần thiết và thường xuyên của các nội dung GD SKSS



Nội dung

Cần thiết

Bình thường

Không cần

thiết

Trung bình

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa bao

giờ

Trung bình

1. Tình bạn, tình bạn khác giới


70.0


30.0


0.0


2.70


55.0


40.0


5.0


2.50

2. Tình yêu, tình dục

47.5

45.0

7.5

2.40

42.5

50.0

7.5

2.35

3. Phòng tránh mang thai, nạo phá thai ở tuổi VTN


60.0


32.5


7.5


2.53


37.5


47.5


15.0


2.23

4. Phòng tránh các bệnh lây theo đường tình dục và HIV AIDS


52.5


37.5


10.0


2.43


32.5


45.0


22.5


2.10

5. Phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN


62.5


32.5


5.0


2.58


42.5


52.5


5.0


2.38

6. Quyền được chăm sóc SKSS


42.5


45.0


12.5


2.30


35.0


62.5


2.5


2.33

Điểm trung bình




2.49




2.32

Kết quả khảo sát cho thấy, các thầy cô đều đánh giá sự cần thiết phải giáo dục các nội dung SKSS cho HS ở mức cao với 2.49 điểm. Nội dung được đánh giá cần thiết nhất là nội dung tình bạn, tình bạn khác giới với 2.70 điểm; tiếp theo là phòng chống xâm hại, lạm dụng tình dục VTN với 2.58 điểm; nội dung phòng tránh mang thai, nạo phá thai ở tuổi VTN với 2.53 điểm; nội dung phòng tránh các bệnh lây theo đường tình dục và HIV/AIDS

với 2.43 điểm; nội dung tình yêu, tình dục với 2.40 điểm và nội dung Quyền được chăm sóc SKSS với 2.30 điểm. Các thầy cô đều cho rằng việc giáo dục những kiến thức về chăm sóc SKSS cho HS cần được tiến hành một cách đồng bộ sẽ góp giúp các em HS tập trung học tập, ổn định sức khỏe và nhân cách, tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài sau này của các em.

Mặc dù có tầm quan trọng như vậy, song việc thực hiện giáo dục các nội dung giáo dục SKSS cho HS chỉ được thực hiện ở mức trung bình với

2.32 điểm. Nội dung được thực hiện thường xuyên nhất là nội dung tình bạn, tình bạn khác giới với 2.50 điểm; nội dung phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục vị thành niên đứng thứ 2 với 2.38 điểm. Nội dung ít được thực hiện nhất là 2 nội dung phòng tránh các bệnh lây theo đường tình dục và HIV/AIDS với 2.10 điểm và phòng tránh mang thai, nạo phá thai ở tuổi VTN với 2.23 điểm. Thầy N.Đ.S cho biết: “Các nội dung chương trình giáo dục SKSS cho HS được triển khai về cơ bản phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS THCS, đồng thời cơ bản phù hợp với nội dung chương trình GD SKSS của lứa tuổi này”.

Trong quá trình khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy nhiều ý kiến của GV khi thừa nhận chưa thực hiện một vài nội dung bao giờ như phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN, phòng tránh mang thai, nạo phá thai ở tuổi VTN…, hoặc nếu có thực hiện thì chỉ mang tính hình thức, lướt qua. Đây là một thực tế cần nhìn nhận trong quá trình sử dụng phương pháp giảng dạy của GV nhằm tăng tính hiệu quả hơn trong việc giảng dạy những vấn đề mang tính chất nhạy cảm, tế nhị bằng việc cung cấp những thông tin đầy đủ và cập nhật về các lĩnh vực SKSS và giáo dục SKSS cho HS THCS.

2.3.3. Thực trạng về phương pháp, hình thức giáo dục SKSS cho học sinh

* Về phương pháp giáo dục SKSS cho HS

Chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Thầy(cô) đã tiến hành GD SKSS cho HS thông qua các phương pháp nào sau đây?” và thu được số liệu thể hiện ở bảng sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022