Biện Pháp 2: Tuyên Truyền Giáo Dục Tới Cha Mẹ Học Sinh Và Cộng Đồng Về Hoạt Động Giáo Dục Lấy Trẻ Làm Trung Tâm Ở Các Trường Mầm Non Thành Phố

bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, những tiêu chí và mức độ cần đạt.

Chuẩn bị những điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí.

Bước 2. Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của GV.

Tiến hành lập phiếu khảo sát và tổ chức quá trình khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của GV theo mục tiêu, tiêu chí đã xác định.

Bước 3. Tổ chức quá trình bồi dưỡng, tập huấn

Tập trung vào hai nội dung cơ bản: đào tạo lại để giúp những năng lực đã hình thành và đạt trình độ cao hơn; đào tạo bổ sung những năng lực thiếu hụt cho GV. Trình tự thực hiện như sau:

Giới thiệu các năng lực cần hình thành và nâng cao cho GV.

Củng cố nội dung lý thuyết về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giúp GV nắm bắt tri thức về năng lực và những thao tác thể hiện năng lực. GV phải hiểu biết về năng lực và biết cách thể hiện ra những thao tác tương ứng về năng lực cần đạt.

Hướng dẫn GV thực hiện và rèn luyện năng lực theo các nhóm năng lực tổ chức hoạt động, bao gồm năng lực chuẩn bị thiết kế hoạt động (hiểu trẻ, nghiên cứu chương trình, kế hoạch giáo dục, nghiên cứu tài liệu, thu thập tài liệu về hoạt động), năng lực viết mục tiêu hoạt động, năng lực xác định nội dung hoạt động, năng lực dự kiến các hoạt động thành phần và trình tự thực hiện, năng lực xác định phương pháp tổ chức hoạt động, năng lực xác định hình thức tổ chức hoạt động, năng lực dự kiến các tình huống sư phạm và cách thức xử lý, năng lực trình bày bản kế hoạch hoạt động, năng lực tổ chức cho trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi hoạt động, năng lực sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm (giao nhiệm vụ, điều phối), năng lực xử lý tình huống, năng lực ngôn ngữ nói, năng lực giao tiếp bằng phương tiện phi ngôn ngữ

với trẻ, năng lực xác định mục tiêu đánh giá kết quả hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, năng lực xác định nội dung đánh giá kết quả hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, năng lực xác định và sử dụng phương pháp đánh giá kết quả hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, năng lực tổ chức hoạt động tự đánh giá ở trẻ trong hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,năng lực xây dựng bộ công cụ đánh giá, năng lực đo kết quả sự phát triển của trẻ sau hoạt động, năng lực nhận xét và ra quyết định, năng lực quản lý trẻ trong hoạt động, năng lực khích lệ, động viên, hỗ trợ trẻ (thúc đẩy), năng lực phối hợp các lực lượng trong tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Để GV dễ học tập để nâng cao năng lực, lúc đầu, tập huấn viên vừa thiết kế, vừa tổ chức cho CBQL, GV thực hiện; ở bước này, cần chỉ ra các thao tác và sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý, trình diễn những năng lực muốn hình thành và nâng cao năng lực cho GV, mô tả tỉ mỉ theo từng bước lặp đi lặp lại - tập huấn viên cần có khả năng mô tả, thực hiện và làm mẫu được các năng lực đó. Đồng thời, chỉ ra những GV thực hiện tốt năng lực mẫu cho GV khác học theo; tổ chức cho GV thực hành năng lực theo trình tự các bước của quy trình theo hướng dẫn trong chương trình tập huấn.

Thông qua các tình huống để GV thực hành các năng lực, ví dụ: trong nhóm năng lực thiết kế hoạt động, có thể thực hành dẫn các năng lực bộ phận như (hiểu trẻ, nghiên cứu chương trình, kế hoạch giáo dục, nghiên cứu tài liệu, thu thập tài liệu về hoạt động), năng lực viết mục tiêu hoạt động, năng lực xác định nội dung hoạt động, năng lực dự kiến các hoạt động thành phần...Sau khi GV hiểu đúng về một năng lực, cần tạo ra các tình huống để GV được thực hành cho đến khi thành thạo.

Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 10

Tạo cơ hội để GV trải nghiệm sự thành công trong việc nâng cao các năng lực. Điều này sẽ khiến GV cảm thấy mức độ thành thạo năng lực của mình được tăng lên và đó là động lực thôi thúc GV nỗ lực học các năng lực phức tạp.

Giúp GV tự đánh giá việc thể hiện năng lực. GV cần nhận được phản hồi về sự thể hiện các năng lực của mình. Điều đó sẽ giúp GV điều chỉnh và sửa

những sai lệch, phát hiện ra các vấn đề trong việc học năng lực, nhận xét được mức tiến bộ trong sử dụng năng lực. GV cần biết so sánh sự thể hiện năng lực trong thực tế với chuẩn mong muốn. Sự phản hồi có thể là nhân tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến việc nâng cao các năng lực. Càng có nhiều sự phản hồi tức thời, cụ thể nhưng không mang tính phán xét càng giúp cho việc nâng cao và hoàn thiện các năng lực tốt hơn.

Tập huấn viên tổ chức cho CBQL và GV nhận xét, rút kinh nghiệm cho từng nội dung tập huấn, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm từng hoạt động trong khóa bồi dưỡng.

Bước 4. Đánh giá kết quả khóa bồi dưỡng

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

GV thấy được ý nghĩa, vai trò của năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, GV cần hiểu rõ những biểu hiện của năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội để GV trải nghiệm, thông qua các tình huống để thực hành cho đến khi thành thạo.

Cần có những điều kiện cần thiết cho việc triển khai ứng dụng các năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nội dung và tài liệu bồi dưỡng, đặc biệt quan tâm yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ việc thực hiện năng lực, tâm thế, nhu cầu học tập của GV và thời gian dành cho khóa bồi dưỡng.

3.2.2. Biện pháp 2: Tuyên truyền giáo dục tới cha mẹ học sinh và cộng đồng về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên

3.2.2.1. Mục tiêu

Giúp cha mẹ học sinh và cộng đồng có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và việc phối kết hợp với nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của nhà trường tới cha mẹ học sinh và cộng đồng chỉ có thể thành công khi cha mẹ học

sinh và cộng đồng có những hiểu biết đầy đủ về hoạt động và về cách thức tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ. Tuyên truyền hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tới cha mẹ học sinh và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thái độ hợp tác và sự phối kết hợp với nhà trường tham gia thực hiện chuyên đề, mục tiêu phát triển nhân cách cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ thực sự được học tập và trải nghiệm trong điều kiện tốt nhất có thể.

3.2.2.2. Nội dung

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền nội dung giáo dục, phương pháp và cách thức tuyên truyền đến cha mẹ học sinh và cộng đồng đạt hiệu quả.

Nâng cao vai trò của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong hoạt động giáo dục và tầm quan trọng của việc tuyên truyền giáo dục tới cha mẹ học sinh và cộng đồng. Tổ chức tuyên truyền kịp thời và phù hợp hoàn cảnh nhằm đạt được hiệu quả tuyên truyền và sự đồng thuận chung tay xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ học tập.

3.2.2.3. Cách thực hiện

Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tuyên truyền về thời gian, địa điểm, đối tượng cần tuyên truyền.

Xác định cụ thể từng mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Xác định hệ thống kiến thức và năng lực cần trang bị cho CBQL - GV làm nền tảng năng lực tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, những tiêu chí và mức độ cần đạt.

Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động tuyên truyền.

Tuyên truyền với cha mẹ học sinh và cộng đồng trong các hoạt động đón trả trẻ, các hoạt động ngày hội ngày lễ, họp phụ huynh, trưng cầu ý kiến…Tổ chức kỷ niệm các ngày hội ngày lễ trong năm, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, Ngày hội đến trường, Tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, Ngày hội của các bà, các

mẹ, các cô, các bạn gái (8/3), Tết thiếu nhi (ngày 1/6), Ngày ra trường…).

Ngoài các hình thức cơ bản nêu trên, hoạt động tuyên truyền giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tới cha mẹ học sinh và cộng đồng còn có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức hoạt động khác như hội thi, hội vui, diễn đàn giao lưu, thảo luận theo chuyên đề, câu lạc bộ, tham quan du lịch, cắm trại, …

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

GV thấy được ý nghĩa, vai trò của việc tuyên truyền hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tới cha mẹ học sinh và cộng đồng, tạo cơ hội để tuyền truyền tới từng cha mẹ học sinh thông qua các tình huống để tuyên truyền cho đến khi thành thạo.

3.2.3. Biện pháp 3: Huy động các nguồn lực tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên

3.2.3.1. Mục tiêu

Hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một hoạt động được triển khai thực hiện trong 02 năm trở lại đây và nhận được nhiều sự quan tâm trên hầu hết các trường mầm non. Để hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non được thường xuyên, liên tục và đạt được hiệu quả cao thì người quản lý ngoài nhiệm vụ tổ chức và điều hành hoạt động giáo dục của nhà trường thì cần phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện việc huy động các nguồn lực khác trong xã hội cùng tham gia như: Nguồn lực trong nhà trường (Ban ngành, đoàn thanh niên, tổ chuyên môn, công đoàn trường), nguồn lực ngoài nhà trường (Hội phụ huynh, các tổ chức cá nhân ngoài xã hội, các đoàn thể ngoài địa phương…) nhằm huy động tiên của, nhân lực, vật lực, cây xanh, nguyên vật liệu…tạo môi trường thân thiện cho trẻ trong và ngoài lớp học.

3.2.3.2. Nội dung

Sự chỉ đạo huy động các nguồn lực thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ

làm trung tâm tại các trường mầm non trước tiên phải theo kế hoạch đã đề ra từ trước và mang tính chất thường xuyên, liên tục có sự thống nhất.

Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực, phương pháp và cách thức huy động các nguồn lực tham gia thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả.

Đề cao vai trò của các nguồn lực đối với việc thực hiện các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và hiệu quả của việc các nguồn lực tham gia trong hoạt động giáo dục.Tổ chức huy động có kế hoạch, kịp thời và đúng mực, đúng mục đích nhằm đạt được hiệu quả huy động và sự tự nguyện tham gia xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ học tập.

3.2.3.3. Cách thực hiện

- Kêu gọi gọi và mở rộng nguồn nhân lực cùng thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đó là đội ngũ giáo viên của nhà trường cũng như đội ngũ giáo viên của các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.

- Huy động nguồn nhân lực vật chất đó là sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, đoàn thanh niên, công đoàn, các đoàn thể trong và ngoài địa phương, các đơn vị tổ chức cá nhân ngoài xã hội, tổ chuyên môn và hội phụ huynh học sinh để hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non có được những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trường lớp, tạo môi trường học tập vui chơi trong và ngoài lớp học, đồ dùng học tập cho trẻ, thiết bị dạy học để giáo viên có thể giảng dạy và chăm sóc trẻ tốt nhất.

- Huy động những nguồn lực tinh thần: sử dụng sức người để trồng cây xanh, sơn sửa trường lớp học, trang trí trường lớp tạo môi trường thân thiện cho trẻ, tham gia hỗ trợ vào những hoạt động chung của nhà trường…

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Việc chỉ đạo huy động các nguồn lực thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ

làm trung tâm tại các trường mầm non chỉ mang lại hiệu quả thiết thực khi tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:

- Nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ em và hoàn cảnh thực tiễn của địa phương. Trên cơ sở đó xây dựng nội dung, hình thức huy động các nguồn lực thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Nhà trường phát huy vai trò chủ động, tích cực của gia đình và các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Mọi sự chỉ đạo huy động các nguồn lực thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non cần phải nhằm vào mục đích giáo dục. Nội dung hình thức phải có ý nghĩa nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại nhà trường mầm non.

3.2.4. Biện pháp 4: Thanh kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên

3.2.4.1. Mục tiêu

Kiểm tra đánh giá là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non nói riêng. Kiểm tra là để quản lý và muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra. Thông qua kiểm tra, cán bộ quản lý đánh giá được thành tựu của hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục cho phù hợp và đúng hướng.

Chất lượng của việc thanh kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thể hiện ở tính minh bạch, công bằng và thuyết phục.

3.2.4.2. Nội dung

Nội dung kiểm tra bước cuối cùng trong chu trình quản lý, là quá trình

đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của tổ chức, bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:

1. Đánh giá thực trạng, xác định xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn thể bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến.

2. Phát hiện những lệch lạc, sai sót trong kế hoạch đã đề ra.

3. Điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp uốn nắn lệch lạc.

3.2.4.3. Cách thực hiện

Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo cho CBQL, tổ chuyên môn nghiêm túc thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra theo mục tiêu đã đề ra.

Tăng cường thực hiện công tác giao chuyên đề, dự giờ chuyên đề, dự giờ chuyên môn và các hoạt động giáo dục. Đồng thời đánh giá kết quả thanh kiểm tra ngay sau khi thực hiện hoạt động thanh kiểm tra để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, khuyến khích giáo viên tự học tập rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của xã hội.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Đối tượng kiểm tra, đánh giá trong nhà trường mầm non chủ yếu là con người, mục đích kiểm tra là vì sự tiến bộ của con người do đó không thể tiến hành một các tùy tiện mà phải tuân theo một số nguyên tắc:

- Nguyên tắc pháp chế

- Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch

- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

- Nguyên tắc giáo dục.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho GVMN là một bộ phận của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/08/2023