quá trình hình thành và nâng cao năng lực nghề nghiệp, nhân cách nghề nghiệp cho người GV. Quá trình này cần được thực hiện theo từng bước, từ việc bồi dưỡng kiến thức đến phát hiện năng lực đã hình thành để có biện pháp bồi dưỡng năng lực cho GV. Đây là quá trình chịu tác động từ nhiều phía, nhiều yếu tố. Bên cạnh vai trò chủ thể tích cực, chủ động tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của người GV thì CBQL cần tác động đồng bộ từ việc nâng cao nhận thức, năng lực cho GV về tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đến việc tổ chức quá trình bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho GV. Quá trình bồi dưỡng phải gắn liền với công tác chuyên môn trong trường MN mới đảm bảo tính vững chắc của năng lực đã đạt được, đồng thời, mới giúp cho việc củng cố và nâng cao trình độ năng lực, năng lực nói chung một cách thường xuyên và liên tục.
Chỉ đạo nâng cao chất lượng thanh kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là hoạt động rất cần thiết và có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên mầm non nhằm nâng cao nhận thức và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục cho giáo viên. Nhờ có hoạt động thanh kiểm tra, đánh giá hoạt động của giáo viên mà từ đó hình thành ở giáo viên sự tự giác, nghiêm túc trong công việc. Đồng thời sự đánh giá đúng đắn sẽ giúp cho giáo viên nhận ra yếu kém của bản thân để không ngừng học tập và cố gắng hoàn hiện bản thân mình.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục tới cha mẹ học sinh và cộng đồng kết hợp với thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non có mối tương quan với nhau. Mục đích của hoạt động này là giúp cho cha mẹ học sinh và cộng đồng có kiến thức về chuyên đề và khả năng tham gia xây dựng, thực hiện chuyên đề. Để từ đó huy động sức người, sức của, nhân lực, tài lực cùng chung tay tham gia vào các công việc của nhà trường nhằm tạo ra được môi trường cho trẻ học tập, vui chơi, trải nghiệm thật an toàn, thân thiện và có tính giáo dục cao.
Sự phân tích khái lược trên cho thấy, 4 biện pháp mà đề tài đã xây dựng có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại và bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, biện pháp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là biện pháp có thể mang lại hiệu quả nhất trong điều kiện hiện nay.
3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục tiêu
Đánh giá tính tin cậy - tính khả thi của 4 biện pháp mà đề tài đã xây dựng:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.
Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục tới cha mẹ học sinh và cộng đồng về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.
Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên.
Biện pháp 4: Chỉ đạo nâng cao chất lượng thanh kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.
3.4.2. Cách thức khảo nghiệm
Tổ chức xin ý kiến chuyên gia: Chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia để xin ý kiến các đối tượng: CBQL chuyên môn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, GV trường MN để tìm hiểu tính hiệu quả và tính khả thi về biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực GV về tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua phiếu hỏi. Đồng thời chúng tôi sử dụng phương pháp khảo nghiệm với nội dung của phiếu hỏi là 4 biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất, đã có100ý kiến tham gia khảo nghiệm. Trong đó 15 CBQL; 85GV trực tiếp giảng dạy và tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ:
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
Nội dung đánh giá | ||||
Tính cần thiết | Tínhkhả thi | |||
Cần thiết | Rất cần thiết | Khả Thi | Rất khả thi | |
1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên. | 10/100 (10%) | 90/100 (90%) | 4/100 (4%) | 96/100 (96%) |
2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục tới cha mẹ học sinh và cộng đồng về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên. | 10/100 (10%) | 90/100 (90%) | 15/100 (15%) | 85/100 (85%) |
3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên. | 13/100 (13%) | 87/100 (87%) | 6/100 (6%) | 94/100 (94%) |
4. Chỉ đạo nâng cao chất lượng thanh kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên. | 8/100 (8%) | 92/100 (92%) | 14/100 (14%) | 86/100 (86%) |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Huy Động Các Nguồn Lực Thực Hiện Hđgd Lấy Trẻ Làm Trung Tâm Ở Các Trường Mn Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Hệ Thống Và Phát Triển
- Biện Pháp 2: Tuyên Truyền Giáo Dục Tới Cha Mẹ Học Sinh Và Cộng Đồng Về Hoạt Động Giáo Dục Lấy Trẻ Làm Trung Tâm Ở Các Trường Mầm Non Thành Phố
- Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 12
- Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Kết quả bảng 3.1 cho thấy: Về tính cần thiết của các biện pháp: Các biện pháp đề tài xây dựng được đa số cho rằng cần thiết. Các biện pháp được đánh giá về tính cần thiết có số ý kiến cao nhất là: Bồi dưỡng cho CBQL, GV về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên (90%). Tuyên truyền giáo dục tới cha mẹ học sinh và cộng đồng về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non
Thành phố Thái Nguyên (90%). Huy động các nguồn lực tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên (87%). Thanh kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên (92%).
Về tính khả thi của các biện pháp: Các biện pháp được đánh giá về tính khả thi có số ý kiến tập trung nhất là: Bồi dưỡng cho CBQL, GV về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên (86%). Tuyên truyền giáo dục tới cha mẹ học sinh và cộng đồng về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên (85%). Huy động các nguồn lực tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên (94%). Thanh kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên (96%).
Như vậy, các biện pháp trên đều được đánh giá có tính khả thi và có hiệu quả trong đó có biện pháp Bồi dưỡng cho CBQL, GV về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên được đánh giá là có tính cần thiết và tính khả thi cao nhất.
Để khẳng định thêm giá trị của các biện pháp này trong thực tiễn, chúng tôi triển khai nghiên cứu bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua khảo sát thực trạng tôi đã đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý HĐGD lấy trẻ làm trung tâm, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tiến hành khảo sát thực tế tại các trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên. Từ kết quả thu được và dựa vào tình hình thực tế của các nhà trường tôi đã đưa ra 04 biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý HĐGD lấy trẻ làm trung tâm như sau:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng cho CBQL, GV về tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non TP Thái Nguyên.
Biện pháp 2: Tuyên truyền giáo dục tới cha mẹ học sinh và cộng đồng về HĐGD lấy trẻ làm trung tâm các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.
Biện pháp 3: Huy động các nguồn lực tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.
Biện pháp 4: Thanh kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.
Qua khảo nghiệm cho thấy 04 biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi, mỗi biện pháp có vai trò riêng song chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Trong quá trình quản lý, nếu các nhà quản lý vận dụng phối hợp đồng bộ, sáng tạo giữa các biện pháp tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường sẽ đạt hiệu quả hoạt động quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường MN hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là những hoạt động giáo dục được GV tổ chức, thực hiện dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của SGD&ĐT, Phòng GD&ĐT, CBQL nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non. Hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, tâm lý, xã hội của trẻ lứa tuổi mầm non tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, là con đường đầu tiên giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, lĩnh hội kinh nghiệm xã hội loài người. Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, người lớn hướng dẫn trẻ nhận thức và khám phá thế giới xung quanh. Nhờ đó quá trình cảm giác và tri giác, các biểu tượng và kỹ năng sơ đẳng, đơn giản đầu tiên dần dần được hình thành trong trí não non nớt của trẻ. Đó là những kinh nghiệm đầu đời mà trẻ học được thông qua học mà chơi, chơi mà học, thỏa sức tìm tòi khám phá và trải nghiệm. Đó là sự phát triển của các quá trình tâm lý, nhận thức, hứng thú, tình cảm. Hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là hoạt động của trẻ, do trẻ thực hiện với vai trò chủ thể song để tổ chức hiệu quả hoạt động, người giáo viên vai trò chủ đạo.
Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là khả năng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của người GV, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục tiêu của hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ. Trình độ năng lực tổ chức của GV là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường MN. Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được chia thành 04 nhóm: nhóm kỹ năng thiết kế hoạt động, nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động, nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá; nhóm kỹ năng bổ trợ.
Quá trình hình thành và bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho GV do nhiều yếu tố tác động và có thể thực hiện qua nhiều con đường khác nhau song bên cạnh con đường tự đào tạo, tự bồi dưỡng thì tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp, giúp GV thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ thông qua hoạt động là con đường cơ bản.
Quá trình nghiên cứu thực trạng cho thấy phần lớn GV đã nhận thức đúng tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục phát triển nhân cách cho trẻ; nhận thức được các khái niệm hoạt động giáo dục, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các nhóm năng lực tổ chức hoạt động; vai trò của bồi dưỡng năng lực đến tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục của GV, quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của GV; các trường MN đã xây dựng và tổ chức được hoạt động quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm với nội dung và hình thức phù hợp, lôi cuốn được sự tham gia của các GV vào quá trình tổ chức hoạt động; các nhà trường đã quan tâm đến việc hình thành và bồi dưỡng năng lực cho GV thực hiện và bước đầu đã có tác động tích cực trong việc nâng cao năng lực cho GV. Tuy nhiên, do chưa có chương trình chung định hướng các hoạt động bồi dưỡng năng lực cho GV, thiếu tài liệu tham khảo, sự chú trọng vào tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong mối quan hệ với các hoạt động khác chưa đúng mức, thiếu điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, cơ chế khuyến khích, động viên nên nhiều GV và CBQL chưa quan tâm đến tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực cho GV và chưa quan tâm đúng mức đến bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho GV như là một năng lực cần thiết. Tỷ lệ GV thiếu và yếu về năng lực cao, việc rèn luyện bồi dưỡng năng lực cho GV chưa mang lại hiệu quả, chưa có chương trình phối hợp giữa nhà trường với Phòng GD&ĐT để thực hiện các chương trình bồi dưỡng năng lực cho GV nói chung, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho GV nói riêng. Đây cũng chính là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực cho GV hiện nay.
Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn là cơ sở để chúng tôi xây dựng được 4 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đó là: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL - GV về năng lực tổ chức hoạt động giáodục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục tới cha mẹ học sinh và cộng đồng về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên. Chỉ đạo nâng cao chất lượng thanh kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường MN Thành phố Thái Nguyên.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp được sử dụng trong thực nghiệm đã có tác dụng tích cực, phát triển kiến thức và năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho giáo viên MN trong điều kiện quán triệt những yêu cầu và điều kiện của từng biện pháp khi thực hiện.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên
Đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường lớp, hệ thống phòng học, phòng chức năng, cấp thêm trang thiết bị máy tính, máy chiếu, đồ dùng đồ chơi cho các trường mầm non.
Tiếp tục mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quả lí và giáo viên toàn ngành để CBQL và giáo viên tiếp tục học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục.
2.2. Đối với UBND Thành phố Thái Nguyên
Ưu tiên ngân sách cho các chương trình mục tiêu, HĐ thường xuyên ngành GD&ĐT, chi cho hoạt động sinh hoạt, bồi dưỡng CM nghiệp vụ.
Có chính sách động viên những CBQL có thành tích cao trong việc quản