Khảo Nghiệm Mức Độ Cần Thiết Của Một Số Biện Pháp

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

- Xác định tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

- Nhóm đối tượng trong nhà trường: 25 cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của trường.

- Nhóm đối tượng ngoài nhà trường có 5 chuyên gia giáo dục và quản lý giáo dục.

3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm

Điều tra bằng phiếu hỏi xin ý kiến chuyên gia và cán bộ quản lý, giảng viên về các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng mềm cho SV khối ngành kinh tế.

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

3.3.4.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của một số biện pháp

Kết quả khảo nghiệm thu được ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp tăng cường quản lý giáo dục kĩ năng mềm cho SV khối ngành kinh tế


TT


Các biện pháp

Rất

cần thiết

Cần thiết

Không

cần thiết


Điểm TB


Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%


1.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực

giáo dục kĩ năng mềm cho giảng viên, SV


28


93,3


2


6,7


0


0,0


2,93


1


2.

Xác định Danh mục kỹ năng mềm thiết yếu và đưa vào Mục tiêu đào tạo như là chuẩn đầu ra

các kỹ năng cần trang bị cho SV


28


93,3


1


3,3


1


3,3


2,90


2

3.

Giải pháp tạo môi trường cho

SV rèn luyện kỹ năng mềm.

26

86,7

4

13,3

0

0,0

2,87

3

4.

Giải pháp nâng cao ý thức rèn

luyện kỹ năng mềm của SV.

26

86,7

3

10,0

1

3,3

2,83

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế - Trường đại học Hải Dương - 12

5.

Chỉ đạo giảng viên đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của SV theo hướng tiếp cận GDKNM cho

SV khối ngành kinh tế


27


90,0


3


10,0


0


0,0


2,90


2


6.

Tăng cường tổ chức các hoạt

động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện KNM cho SV


24


80,0


5


16,7


1


3,3


2,77


5

Trung bình

2,87


Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ cần thiết, trong đó các biện pháp (1): Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục kĩ năng mềm cho giảng viên, SV với 2.93đ; (5): Chỉ đạo giảng viên đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của SV theo hướng tiếp cận giáo dục kĩ năng mềm cho SV khối ngành kinh tế với 2,90đ và Xác định Danh mục kỹ năng mềm thiết yếu và đưa vào Mục tiêu đào tạo như là chuẩn đầu ra các kỹ năng cần trang bị cho SV 2,90đ (cao hơn số điểm trung bình là 2,87). Các biện pháp được đánh giá ít cấp thiết hơn là các biện pháp (4): Giải pháp nhằm nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của SV và (6): Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện KNM cho SV với số điểm 2.83 và 2.77 (thấp hơn số điểm trung bình là 2.87).

3.3.4.2. Khảo nghiệm mức độ khả thi của một số biện pháp

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDKNM



TT


Các biện pháp

Rất khả thi

Khả thi

Không

khả thi

Điểm TB

Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%


1.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục kĩ năng mềm cho giảng viên


28


93,3


2


6,7


0


0,0


2,93


2


2.

Xác định Danh mục kỹ năng mềm thiết yếu và đưa vào Mục tiêu đào tạo như là chuẩn đầu ra các kỹ năng

cần trang bị cho SV


28


93,3


1


3,3


1


3,3


2,90


3

3.

Giải pháp tạo môi trường cho SV

rèn luyện kỹ năng mềm.

23

76,7

5

16,7

2

6,7

2,70

5

Giải pháp nâng cao ý thức rèn

luyện kỹ năng mềm của SV.

25

83,3

4

13,3

1

3,3

2,80

4


5.

Chỉ đạo giảng viên đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của SV theo hướng tiếp cận giáo dục kĩ năng mềm cho

SV khối ngành kinh tế


29


96,7


1


3,3


0


0,0


2,97


1


6.

Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện KNM cho SV


22


73,3


5


16,7


3


10,0


2,63


6

Trung bình

2,82

4.

Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.2 cho thấy cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ khả thi, trong đó các biện pháp “Chỉ đạo giảng viên đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của SV theo hướng tiếp cận GDKNM cho SV khối ngành kinh tế” và “Bồi dưỡng nâng cao năng lực GDKNM cho giảng viên” được đánh giá cao hơn hẳn là 2,97 và 2,93 (cao hơn số điểm trung bình là 2,82).

Các biện pháp được đánh giá ít khả thi hơn là các biện pháp “Giải pháp nhằm tạo môi trường cho SV rèn luyện KNM” và “Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện KNM” cho SV với số điểm 2,70 và 2,63 (thấp hơn số điểm trung bình là 2.82).


Tiểu kết Chương 3


Các biện pháp tăng cường quản lý giáo dục kĩ năng mềm cho SV khối ngành kinh tế được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và các nguyên tắc đề xuất.

Luận văn đề xuất gồm 6 biện pháp có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. Các ý kiến chuyên gia dều đánh giá cao tính cần thiết và khả thi.

Việc thực hiện các biện pháp trong thực tiễn quản lý các hoạt động giáo dục kĩ năng mềm cho SV khối ngành kinh tế đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ

mới có hiệu quả. Vì thế trong thời gian tới, các biện pháp nâng cao hoạt động GD KNM cho SV khối ngành kinh tế- trường ĐHHD cần sớm được chỉ đạo thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV đáp ứng được yêu cầu xã hội đề ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Như vậy với yêu cầu đặt ra trong cuộc sống và trong sự phát triển kinh tế đã cho thấy được tầm quan trọng của các kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm giúp SV tự tin, năng động giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn để thành công trong công việc cũng như làm chủ được cuộc sống của mình. Kỹ năng mềm quan trọng là thế song thuật ngữ “kỹ năng mềm” vẫn còn là điều khá mới mẻ với nhiều bạn SV.

Những năm gần đây hệ thống giáo dục bậc đại học, cao đẳng đã áp dụng hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm giúp các bạn SV chủ động hơn trong quá trình học tập qua đó gián tiếp rèn luyện cho các bạn SV những kỹ năng mềm cần thiết. Nhưng do một số yếu tố khách quan và chủ quan đã khiến việc đào tạo kỹ năng mềm chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh những chính sách đào tạo từ phía nhà trường SV cũng cần nhận thức về việc rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân để có thể nâng cao năng lực, trình độ góp phần tạo ra nguồn lực trí thức giúp đất nước phát triển nhanh theo kịp tốc độ với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với ngành Giáo dục - Đào tạo (Bộ, Sở Giáo dục - Đào tạo)

Cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo về giáo dục KNM và quản lý công tác giáo dục KNM cho SV của Trường để CBQL và GV các trường tham dự học tập.

Chú trọng xây dụng và triển khai giáo trình cùng với phân phối chương trình giáo dục KNM cho SV làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý.

2.2. Đối với Trường Đại học Hải Dương

Hiệu trưởng Nhà trường cần phải phân tích đúng thực trạng công tác quản lý của Nhà trường, phải thường xuyên nghiên cứu và cập nhật, áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng công tác quản lý.

Có kế hoạch và biện pháp cụ thể hơn nữa trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục KNM.

Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút các nguồn lực tham gia vào các hoạt động giáo dục.

Cần chú trọng tạo điều kiện hơn nữa đối với các lực lượng nòng cốt trong nhà trường bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực hoạt động giáo dục.

Tác động trực tiếp đến dội ngũ giáo viên và tập thể SV trong toàn trường, liên kết với các lực lượng khác.

Nhà trường thiết kế nội dung đào tạo theo hướng thiết thực, gắn kết thực tiễn cơ chế thị trường lao động đòi hỏi (tăng giờ thực hành, thực tập, đi nghiên cứu thực tế); kết hợp bố trí thời khoá biểu học tập SV hợp lý, để SV có thời gian rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển KNM để đáp ứng yêu cầu nâng cao tay nghề sau khi ra trường và có nhân cách hoàn thiện của người công dân

- tri thức trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. A.K.Kovaliop (1996), Tâm lý học xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội

2. Adam Khoo (2010), Tôi tài giỏi - Bạn cũng thế, NXB Phụ Nữ.

3. Đặng Quốc Bảo (2009), Nền giáo dục phát triển nhân văn và trường học thân thiện, Quan điểm và giải pháp, Tài liệu giảng dạy cho học viên cao học Quản lý giáo dục.

4. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề giáo dục Kỹ năng sống, NXB Đại học sư phạm.

5. Nguyễn Quốc Chí &Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002), Lý luận quản lý Nhà trường, Khoa sư phạm, Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Điều lệ trường cao đẳng, Đại học

7. Diane Tillman (2009), Những giá trị sống cho tuổi trẻ, NXB Tổng hợp TP. HCM.

8. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đặng Thành Hưng (2004), "Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại", Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Tạp chí giáo dục số 78/2004

11. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên (2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), NXB chính trị quốc gia.

13. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Ngọc - Trần Lê Nhân (1992), Cổ học tinh hoa, NXB Trẻ, Hà Nội.

15. Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học - Phương pháp dạy và học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Lê Đức Ngọc - Trần Hữu Hoan (2010), "Chuẩn đầu ra trong giáo dục đại học", Tạp chí khoa học giáo dục, Số 55 tháng 4/2010.

17. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học (Dùng cho các trường Đại học sư phạm), NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Huỳnh Văn Sơn (2009), Bạn trẻ và kỹ năng sống, NXB Lao động - Xã hội.

19. Trần Quốc Thành (1995), Kỹ năng học tập của sinh viên sư phạm trong điều kiện học theo chế độ học phần, Kỷ yếu hội thảo Đổi mới giảng dạy, nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học, Khoa TLGD, trường ĐHSP Hà Nội.

20. Trần Trọng Thủy (1978), Tâm lý học lao động, Đại học Sư phạm Hà Nội.

21. Tổng quan tình hình sinh viên và phong trào sinh viên (2003-2008), NXB Thanh Niên.

22. Phan Thanh Vân (2009), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, luận án tiến sỹ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

23. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh


24. Ivan S. Banki (1986), Dictionary of Administrantion and Management, pesuade, New Haven, CT: Yale University Press

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022