Chương 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2021-2025
4.1.1. Định hướng chuyển đổi của SCB giai đoạn 2021 - 2025
Năm 2019 đánh dấu bước chuyển đổi đột phá của SCB khi quyết định thay đổi, xác lập định hướng trở thành “Ngân hàng vì cộng đồng”. Đây không chỉ là sự thay đổi mà còn là kết quả của sự kết tinh và trưởng thành trong tư tưởng, xây dựng giá trị tổ chức song hành với giá trị cộng đồng.
Bước ngoặt về định hướng được phát triển dựa trên nền tảng của hành trình 5 năm củng cố nội lực, khẳng định vị thế, vươn mình chạm đến giá trị khác biệt
– không chỉ dừng lại là đơn vị tài chính cung cấp những dịch vụ cho các Khách hàng cá nhân và tổ chức mà còn trao giá trị qua những hành động thiết thực vì cộng đồng.
Trong giai đoạn 2015 - 2019, SCB luôn đi đầu về sự sáng tạo trong sản phẩm dịch vụ, liên tục đưa tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ lên những nấc thang cao hơn. Hành trình 5 năm của SCB từ 2015 – 2019 là con đường Chinh phục mục tiêu - Nâng tầm cao mới - Vươn đến tầm cao - Tâm thế mới, đỉnh cao mới - và giờ đây là “Ngân hàng vì cộng đồng”. Trong giai đoạn này, SCB luôn đi đầu về sự sáng tạo trong sản phẩm dịch vụ, liên tục đưa tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ lên những nấc thang cao hơn. Nâng cao quản trị điều hành, chú trọng công tác đào tạo tư duy lãnh đạo được SCB đặc biệt quan tâm nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc, là bước đệm cho giai đoạn chuyển đổi 2021-2025. Vấn đề nâng cao quản trị điều hành, chú trọng công tác đào tạo tư duy lãnh đạo được SCB đặc biệt quan tâm nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc, là bước đệm cho giai đoạn chuyển đổi 2021-2025.
Giai đoạn 2021-2025, bên cạnh sứ mệnh của mình trong hệ thống Ngân hàng thương mại - là một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam,
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Đầu Tư Vào Dịch Vụ Phi Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Giai Đoạn 2015-2019
- Về Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Và Quản Trị Rủi Ro Công Nghệ Thông Tin
- Nguyên Nhân Sự Hạn Chế Trong Chất Lượng Nguồn Nhân Lực
- Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Ngành Ngân Hàng Việt Nam
- Giải Pháp Phát Triển Dvptd Của Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn
- Tăng Cường Biện Pháp Bảo Mật Thông Tin Và Đảm Bảo An Toàn An Ninh Mạng
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
SCB đặt cho mình tầm nhìn trở thành “Ngân hàng vì cộng đồng” để tạo ra các giá trị bền vững cho Khách hàng, song hành với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. SCB coi định hướng chuyển đổi “Ngân hàng vì cộng đồng” là kim chỉ nam cho các hoạt động điều hành và phát triển kinh doanh, cùng với Khách hàng, Đối tác và CBNV kiến tạo giá trị tương lai bền vững.
4.1.2. Định hướng phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2021 -2025
Căn cứ vào định hướng phát triển chung của ngành NHTM VN đến năm 2020 và thực tế hoạt động trong những năm gần đây, ngân hàng TMCP Sài Gòn xác định rò chiến lược và định hướng phát triển hoạt động DVPTD đến năm 2025:
- Quan điểm phát triển “Phát triển phải đặt toàn diện trên hai phương diện cả về chiều rộng và chiều sâu”: Đó là nâng cao chất lượng các loại hình DVPTD hiện có đồng thời mở rộng thêm các DV mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú với cơ chế thị trường.
- Phát triển ngang tầm với NH trên thế giới: xu thế hội nhập quốc tế trở thành một yếu tố khách quan. Việc phát triển các loại hình DVPTD chính là nhằm cũng cố và phát triển hệ thống NHTM VN ngang tầm với các NH trên thế giới để nhanh chóng hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế nhưng phải đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với năng lực, trình độ hiện tại của NH.
- Phát triển phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của đất nước, của ngành NH: Với sự tăng trưởng GDP của nền kinh tế, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt…Yêu cầu đó đòi hỏi NH phải nắm bắt để xác định loại hình DV phát triển, vừa thực hiện định hướng chung, vừa giành được những hỗ trợ từ phía Nhà Nước.
- Phát triển phải trên cơ sở nắm bắt được xu hướng phát triển các nhu cầu của khách hàng trong tương lai: Thu nhập trong dân cư dần tạo ra nhu cầu cao về tích lũy và đầu tư và đặc biệt là tiêu dùng.
- Phát triển phải được đặt trên cơ sở một nền tảng công nghệ thông tin
hiện đại: Công nghệ thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kinh doanh, trở thành yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. NH có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại có thể dễ dàng mở rộng các DVvà tiện ích NH.
- Phát triển phải đặt trong xu thế cạnh tranh giữa các NH, tổ chức tín dụng, khẳng định vị thế, hình ảnh của NH: Cạnh tranh phải được xem xét trên hai gốc độ: Cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế. Đối với cạnh tranh trong nước, NH đứng trước áp lực cạnh tranh của các NHTM, các tổ chức phi NH. Đối với cạnh tranh quốc tế, trước hết là áp lực từ hiệp định song phương, đa phương mà VN tham gia ký kết như AFTA, BTA...áp lực này tạo ra cạnh tranh không chỉ trên trường quốc tế mà nó tạo ra cạnh tranh quốc tế trên sân nhà.
- Phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh trong quá trình hội nhập.
- Phòng ngừa và hạn chế rủi ro hoạt động DVPTD được xem là một biện pháp then chốt để phát triển hoạt động DVPTDcủa NHTMNN VN. Vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro hoạt động DVPTD cần được nhận thức và xử lý trên cơ sở toàn diện, nhất quán và đồng bộ.
4.1.3. Mục tiêu phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Từ định hướng phát triển DVPTD nêu trên, SCB đề ra những mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất: Mục tiêu về doanh thu từ DVPTD
Theo định hướng phát triển của SCB, ngân hàng sẽ phát triển theo hướng ngân hàng bán lẻ, giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng. Các nguồn thu từ DVPTD có tính ổn định cao, bảo đảm an toàn trong hoạt động và hiệu quả mang lại cao nhất, ít rủi ro nhất. Trên thực tế, lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ trong năm 2017 là 871 tỷ đồng, chiếm một phần năm tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tăng 54% so với năm 2016. Thu ngoài lãi năm 2018 ghi nhận những dấu mốc tăng trưởng ấn tượng với tỷ trọng đóng góp hơn 25% tổng thu nhập hoạt động, đạt mức 1.746 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2017 từ các hoạt động
kinh doanh Bảo hiểm, Thẻ, Ngân hàng điện tử, Thanh toán quốc tế, Kinh doanh ngoại hối và Kinh doanh tiền tệ, từng bước đưa SCB tiến gần mới mục tiêu nâng cao tỷ trọng của dịch vụ phi tín dụng trong cấu phần thu nhập của Ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2018, Thu dịch vụ đến từ hoạt động Bảo hiểm tăng 25%, Thu nhập từ hoạt động Thẻ & Ngân hàng điện tử tăng gấp 02 lần và Thu thuần từ Thanh toán quốc tế đạt 130% so với năm 2017. Những con số tăng trưởng tích cực này bước đầu minh chứng cho bước đi đúng đắn của SCB trong công tác chuyển đổi cơ cấu tài chính với trọng tâm là mô hình kinh doanh theo hướng tăng thu từ dịch vụ phi tín dụng. SCB đang dần từng bước hiện thực hóa những mục tiêu đã đề ra của mình..
Thứ hai: Mục tiêu về khoa học công nghệ áp dụng cho phát triển DVPTD
Trong 5 năm qua, ngân hàng đã kiên định đầu tư, phát triển và đưa vào hoạt động chuỗi sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ như Trung tâm dữ liệu mới Data Center; hệ thống ERP tài chính; hệ thống iServices - Intelligent Services Processing chạy trên máy tính bảng … Trong đó, đáng tự hào nhất là việc SCB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đón nhận Chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS phiên bản 3.2 - chứng chỉ tiêu chuẩn về an ninh, bảo mật trong lĩnh vực phát hành và chấp nhận thẻ thanh toán, được thiết lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn bảo mật thẻ thanh toán (Payment Card Industry Security Standards Council). Tiếp nối những thành công trước, SCB đã tiếp tục nâng cấp hệ thống Core Banking và đầu tư phát triển thêm các dịch vụ ngân hàng số (Digital banking) trong năm 2017 nhằm đem đến trải nghiệm dịch vụ ngân hàng nhanh chóng, tiện lợi và thân thiện cho khách hàng. SCB phấn đấu xây dựng và triển khai một hệ thống công nghệ thông tin có qui mô, tính hiện đại và khả năng xử lý của một ngân hàng lớn trong khu vực, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên nhiều khía cạnh.
Thứ ba: Mục tiêu về khách hàng sử dụng DVPTD
Sự tồn tại của một DV đó chính là khách hàng. Việc phát triển khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của các NHTM nói chung và của SCB nói riêng. Với quy mô tầm cỡ và định hướng trở thành Ngân hàng Bán lẻ đa năng hiện đại,
SCB nhắm tới mục tiêu nâng số lượng Khách hàng cá nhân lên 02 triệu Khách hàng trong năm 2020. Chính vì vậy, SCB nhận định năm 2018 sẽ là bước đệm để ngân hàng phát triển mạng lưới Khách hàng với kế hoạch tăng trưởng
300.000 Khách hàng trong năm. Ở thời điểm này, đối tượng Khách hàng mà SCB hướng đến bao gồm nhiều phân khúc Khách hàng khác nhau, trẻ tuổi, trung niên, người già… SCB sẽ gia tăng khả năng khai thác và bán chéo sản phẩm đến Khách hàng, nâng số lượng sản phẩm dịch vụ mà mỗi Khách hàng cá nhân sử dụng lên 03 sản phẩm. Ước tính thu nhập hàng năm mỗi Khách hàng mang lại cho SCB đạt 400.000 đồng/Khách hàng. Song song đó, với khu vực nông thôn có nhiều tiềm năng và dư địa lớn, trong thời gian tới SCB sẽ nhắm đến thị trường này thông qua việc mở các chi nhánh, PGD thu hút Khách hàng đến với ngân hàng. Các hoạt động thương hiệu cũng sẽ tập trung vào phân khúc chủ lực (mạng xã hội, digital…) nhằm quảng bá thương hiệu và sẽ tạo ra luồng Khách hàng mới từ năm 2020. Ngoài ra, tiếp cận và phát triển dần khách hàng trên thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới đang được SCB quan tâm và thực hiện một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Thứ tư: Mục tiêu về sự cạnh tranh DVPTD
Các NHTMNN chú trọng đến chất lượng DVPTD, tạo sự khác biệt về DVtheo hướng thu hút khách hàng bằng những lợi thế cạnh tranh khác biệt, bằng cách sử dụng lợi thế về công nghệ và mạng lưới để cung cấp những DVcó tính khác biệt với chất lượng cao tạo lợi thế tuyệt đối trong cạnh tranh. Thời gian tới, SCB sẽ nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, trong đó sẽ triển khai những sản phẩm chưa từng xuất hiện tại thị trường Việt Nam. SCB định hướng phát triển các sản phẩm bán lẻ và dịch vụ thanh toán mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại để bắt kịp với cách mạng 4.0 đang nổ ra có cơ hội thay đổi toàn bộ kênh phân phối, mạng lưới bán hàng và cách thiết kế sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng. Sản phẩm dịch vụ của SCB sẽ là những sản phẩm đáp ứng cả 04 mục tiêu: nhanh, đơn giản, thuận tiện và an toàn.
Thứ năm: Mục tiêu về quản lý rủi ro trong hoạt động DVPTD hiện đại
SCB đưa ra các đề xuất, rà soát rủi ro tác nghiệp trong công tác nghiệp vụ,
đúc rút các bài học kinh nghiệm để thông báo phòng ngừa rủi ro bị lặp lại. Đặc biệt là phòng ngừa rủi ro trong hoạt động DVNH như: DV thẻ, DVNH điện tử… Trong công tác quản lý rủi ro, SCB thực hiện các chương trình để đảm bảo khả năng vận hành liên tục và ổn định như triển khai chương trình phòng chống rửa tiền, hệ thống nhận diện gian lận, đồng thời thực hiện nâng cấp nền tảng CNTT thông qua việc xây dựng hệ thống quản lý yêu cầu tập trung tích hợp với công cụ tương tác trao đổi social cho SCB, xây dựng ISO 27000, ITIL, đồng thời thực hiện quản lý user tập trung đảm bảo quản lý phân quyền và truy cập đúng với chức năng và quyền hạn của từng user.
4.2. Cơ hội và thách thức phát triển dịch vụ phi tín dụng tại SCB đến năm 2025
4.2.1 Cơ hội
4.2.1.1. Môi trường chính trị và pháp luật
Việt Nam là quốc gia được thế giới đánh giá là có môi trường chính trị ổn định so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tình hình an ninh, chính trị ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà Nước về kinh tế, về tự do hóa thương mại – đầu tư và cổ phần hóa DNNN trong thời gian qua tạo điều kiện cho hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, cho SCB nói riêng tăng cường năng lực tài chính, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng ngày càng hoàn thiện và ngày càng gần với chuẩn mực pháp lý quốc tế. Cụ thể, các qui định về tổ chức hoạt động, giám sát NH, trích lập dự phòng, sáp nhập NH…Đặc biệt, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua hồi tháng 11/2017 chính thức có hiệu lực từ ngày 15/01/2018 được kỳ vọng sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện các giải pháp của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020. Mặt khác, dù liên quan tới xử lý ngân hàng yếu kém nhưng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật các Tổ chức tín dụng đồng thời cũng đưa ra phương án hỗ trợ ngân hàng phục hồi và thoát ra khỏi vòng yếu kém. Qua đó góp phần phát triển kinh tế trong giai đoạn mới và khắc phục những khó khăn, vướng trong công tác cơ cấu lại các TCTD trong giai đoạn trước, tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của hệ thống TCTD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
Nghị quyết 42/2017/QH14 Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là văn bản có giá trị pháp lý rất quan trọng, khi lần đầu tiên các vấn đề vướng mắc về pháp lý của ngành Ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm đã kéo dài nhiều năm qua được giải quyết trong một văn bản của Quốc hội, tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi nhằm đảm bảo quyền của chủ nợ trong xử lý nợ xấu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Song song với đó, Quyết định 1058/QĐ-TTg ban hành ngày 19/7/2017 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm từ thực tế triển khai tái cơ cấu hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu, tập trung vào việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm đổi mới mạnh mẽ và toàn diện các TCTD.
Ngày 04/8/2020, Thống đốc NHNN đã có văn bản số 5596/NHNN-VP chỉ đạo toàn Ngành triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2020. Trên cơ sở đó, Phó Thống đốc NHNN đề nghị Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nội dung: Đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” kết hợp với đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến kết quả thực hiện mục tiêu của Đề án. Trên cơ sở đó, xây dựng Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021- 2025.
Trên thực tế, những dấu ấn rò nét và chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD gắn với các mục tiêu phát triển ngành Ngân hàng đã thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin đối với hệ thống các TCTD nói riêng và của cả xã hội nói chung. Trong điều kiện môi trường pháp lý minh bạch, rò ràng, những ngân hàng hiện tại hoạt động hiệu quả và hoàn thiện quá trình tái cơ cấu như SCB chắc chắn sẽ càng có thêm cơ hội, sự hỗ trợ để tiến vào hàng ngũ ngân hàng mạnh mang tính biểu tượng của Việt Nam, thâm nhập vào những thị trường lớn trên quốc tế như kỳ vọng.
4.2.1.2. Môi trường kinh tế
Theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2025, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm2016-2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướnghiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Về các chỉ tiêu chủ yếu, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.700-5.000 USD.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương naem 2020. Bên cạnh đó, việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã mở ra nhiều cơ hội đối với hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Trước hết, các ngân hàng Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường ở nước ngoài, mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài thông qua việc cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ cam kết, đặc biệt là hiện diện thương mại và cung cấp qua biên giới. Thứ hai, hội nhập quốc tế tạo ra cơ hội liên kết của các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Liên kết với các ngân hàng nước ngoài giúp các ngân hàng trong nước có cơ hội nhận được sự hỗ trợ về tư vấn, đào tạo bồi dưỡng kiến thức mới từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính