Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 2

Bảng 2.17. Thực trạng kết quả giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS đánh giá trong môn học 54

Bảng 2.18. Thực trạng kết quả giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS đánh giá trong HĐ NGLL 54

Bảng 2.19. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS...57 Bảng 2.20. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục giá trị sống cho học sinh

THCS trong môn học và trong HĐ NGLL 59

Bảng 2.21. Đánh giá mức độ tổ chức bộ máy nhân sự và xây dựng quy định triển khai hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 61

Bảng 2.22. Thực trạng chỉ đạo, giám sát thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 64

Bảng 2.23. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 67

Bảng 2.24. Thực trạng huy động và phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 69

Bảng 2.25. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 71

Bảng 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 88

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Bảng 3.2. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất 88

Bảng 3.3. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 90

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 2

Bảng 3.4. Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 91

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


Biểu đồ 2.1. So sánh mức độ phù hợp mục tiêu giáo dục giá trị sống giáo dục cho học sinh THCS 43

Biểu đồ 2.2. So sánh mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống giáo dục cho học sinh THCS trong môn học và trong HĐ NGLL 46

Biểu đồ 2.3. So sánh mức độ thực hiện các nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS trong môn học và trong HĐ NGLL 49

Biểu đồ 2.4. So sánh mức độ phù hợp các hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS trong môn học và trong HĐ NGLL 52

Biểu đồ 2.5. So sánh mức độ phù hợp các kết quả giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 53

Biểu đồ 2.6. So sánh kết quả giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS trong môn học và trong HĐ NGLL 56

Biểu đồ 2.7. So sánh mức độ cần thiết lập kế hoạch giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 58

Biểu đồ 2.8. So sánh mức độ thực hiện lập kế hoạch giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 60

Biểu đồ 2.9. So sánh mức độ tổ chức bộ máy nhân sự và xây dựng quy định triển khai hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 64

Biểu đồ 2.10. So sánh mức độ chỉ đạo, giám sát thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 66

Biểu đồ 2.11. So sánh mức độ kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 69

Biểu đồ 2.12. So sánh mức độ huy động và phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 71

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 thì việc giáo dục giá trị sống là hết sức quan trọng giúp các em: rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống. Có những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội như hòa bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm, giản dị, tự do, đoàn kết. Không phải ai cũng nhận đúng giá trị của cuộc sống. Vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực cần thiết của cuộc sống là điều quan trọng với tất cả mọi người. Giáo dục GTS vẫn đang là nội dung được toàn xã hội, các nhà nghiên cứu giáo dục, nhà quản lí giáo dục, giáo viên, phụ huynh và học sinh quan tâm. Trong bối cảnh “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” thì vấn đề càng có tính thời sự sâu sắc.

Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế [7]; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông; trong đó đã xác định những nội dung đổi mới căn bản trong lĩnh vực GDPT với những nội dung về chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, sau một thời gian nghiên cứu, chuẩn bị kĩ lưỡng, đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; theo đó Bộ GD&ĐT đã xác định lộ trình thực hiện đối với các cấp học, trong đó cấp THCS sẽ triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới từ năm học 2021-2022. Mục tiêu giáo dục của Chương trình GDPT mới giúp người

học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú. Các hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho người học 5 phẩm chất và 10 năng lực, trong đó giá trị sống là một trong những phẩm chất, năng lực chung mà giáo dục phải hình thành và phát triển thành năng lực cho học sinh, thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. Các năng lực của học sinh được thể hiện qua kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh.

Trong những năm qua, việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã được thực hiện có hiệu quả. Chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng thi học sinh giỏi cấp tỉnh, điểm trung bình thi tuyển sinh THPT của thành phố luôn ở vị trí cao trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở các trường THCS chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy học văn hoá, các hoạt động giáo dục khác còn bị xem nhẹ. Thói quen chú trọng vào kiến thức mang tính lý thuyết của giáo viên sẽ là cản trở lớn khi triển khai giáo dục giá trị sống, loại hình giáo dục nhằm tạo thói quen, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với các tình huống của cuộc sống. Đội ngũ GV chưa được đào tạo bài bản về GTS, không có GV chuyên trách… cán bộ quản lý, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức GD GTS qua các hoạt động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song không mang ý nghĩa hình thành và phát triển KNS trong giảng dạy các môn học. Thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo dục GTS trong nhà trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS. Đồng thời trong việc quản lý và tổ chức hoạt động dạy học cũng còn nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, trong đó giá trị sống chỉ là kỹ năng được giáo dục cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục với những yêu cầu về mức độ chưa cụ thể, chưa rõ ràng.

Xuất phát từ những lí do nêu trên, đề tài: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” được lựa chọn nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh tại các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục học sinh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THCS.

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

4. Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua, quản lý giáo dục giá trị sống cho hoc ̣sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã được thực hiện và đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn tồn tại những hạn chế và bất cập trong quản lý nên hiệu quả giáo dục giá trị sống chưa cao. Nếu xác định được thực trạng và các nguyên nhân

thì đề xuất được biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh phù hợp ̣với điều kiện của từng nhà trường, góp phần chuẩn bị cho học sinh có năng lực giải quyết các

vấn đề thực tiễn cuộc sống.

5. Phạm vi nghiên cứu

5.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu thực trạng được thực hiện ở 6/16 trường THCS thuộc thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

5.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS được giới hạn ở cấp trường và các cấp quản lý trong trường THCS, trong đó chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng trường THCS.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Hệ thống hoá cơ sở lí luận về hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THCS.

6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

6.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá… tài liệu lý luận về hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THCS chuẩn bị thực hiện Chương trình GDPT ban hành năm 2018.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra viết (điều tra bằng bảng hỏi) nhằm thu thập ý kiến đánh giá về thực trạng giá trị sống, hoạt động giáo dục giá trị sống và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cùng thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý.

- Phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập những ý kiến của hiệu trưởng, CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh, chuyên gia, học sinh về giá trị sống, hoạt động giáo dục về giá trị sống và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục về giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

- Phương pháp chuyên gia nhằm thu thập ý kiến của chuyên gia, CBQL giáo dục có kinh nghiệm trong lĩnh vực QLGD về nguyên nhân thực trạng cùng những biện pháp quản lý đề xuất.

- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của giáo viên, học sinh về giá trị sống, hoạt động giáo dục giá trị sống và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

7.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt hoạt động giáo dục giá trị sống ở các trường THCS, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu về giá trị sống và giáo dục giá trị sống cho học sinh

Trên thế giới, từ những năm 1960 của thế kỉ XX, tổ chức UNESCO đã vạch rõ ba thành tố của học vấn đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó kỹ năng và thái độ đóng vai trò then chốt. Chính những thái độ tích cực, năng động, dấn thân… và những kỹ năng cần thiết trong học tập, làm việc, trong quan hệ giao tiếp, ứng phó trước những thử thách, đòi hỏi của cuộc sống đã chủ yếu giúp cho người học tự tin để vững bước tới một tương lai có định hướng. Về giáo dục giá trị sống tuy chỉ mới xuất hiện vào những năm 1990 của thế kỉ XX qua chương trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ của UNICEF đó là: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, Đoàn kết song đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới

Tác giả A.G.Kuznesov (1995) trong công trình “Định hướng giá trị của giới trẻ ngày nay” đã phân tích phương hướng phát triển định hướng giá trị của lớp trẻ Nga hiện nay. Tác giả đã xác định mức độ tham gia vào xã hội của thanh niên qua sự công nhận các giá trị cơ bản của xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển trong thời kì hậu xã hội chủ nghĩa. Tuy tác giả không nói nhiều về các biện pháp quản lí, song đã mở ra một hướng mới cho các nhà quản lí hoạt động giáo dục GTS cho thanh niên là sự tham gia của giới trẻ vào các hoạt động xã hội và sự tác động của hoạt động này tới sự hình thành và củng cố các GTS sống cơ bản

LVEP là một chương trình giáo dục có tính chất toàn cầu, mang tính quốc tế cao được hình thành từ một dự án quốc tế nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Liên Hiệp quốc. Đó là dự án “Chia sẻ các giá trị vì một thế giới tốt đẹp hơn” từ năm 1995 tại NewYork (Mỹ) và một số nước được UNESCO, UNICEF bảo trợ. Trên cơ sở đó, tháng 8 năm 1996, 20 nhà giáo dục tiêu biểu ở các nước trên thế giới tập trung ở New York tập trung nghiên cứu dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp quốc và đã ban hành được hai tập tài liệu “Hướng dẫn các giá trị sống” và “Công ước về quyền trẻ em”. Từ tháng

02 năm 1997 Chương trình được chính thức đưa vào thử nghiệm ở nhiều nước trên thế giới và hiệp hội những người giáo dục các giá trị sống quốc tế ra đời. Hiện nay chương trình này đã được 80.000 các tổ chức của 80 quốc gia thực hiện

Dựa vào chương trình nói trên, những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 này giáo dục nhiều nước cũng đi tìm phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh như:

Ở Mỹ từ năm 1996 đã xác định được những giá trị cốt lõi về ý thức công dân mẫu mực để giáo dục cho học sinh

Ở Anh đã xác định 7 phẩm hạnh phải giáo dục cho học sinh

Ở Thái Lan đã xác định được 6 nội dung phẩm hạnh phải giáo dục cho học sinh Ở thế kỷ 20 giáo dục các nước đã khẳng định việc giáo dục giá trị sống cho học

sinh là cần thiết, cấp bách, nhưng con đường để đưa giá trị sống đến tới từng trường học sao cho phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống đạo đức cuả mỗi dân tộc và tạo ra những hiệu quả để chống lại những mặt trái của các phần giá trị của nền kinh tế thị trường là một bài toán nan giải cho giáo dục của mỗi nước.

Nghiên cứu về giáo dục giá trị của giới trẻ và cha mẹ ở Singapore đã sử dụng dữ liệu điều tra về giá trị sống của thanh niên Singapore và cha mẹ họ cho thấy học sinh, sinh viên và cha mẹ ở Singapore rất quan tâm đến giá trị và để hình thành giá trị sống đó, nhà trường là chủ thể rất quan trọng. 59% cha mẹ và 64% học sinh, sinh viên chọn các giá trị đạo đức là giá trị ưu tiên hàng đầu. Họ đặc biệt quan tâm đến lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, tính trung thực/đáng tin cậy và hành xử đúng mực (không vi phạm pháp luật) [27]

Để chuẩn bị cho thế kỷ XXI, chính phủ Trung Quốc đã công bố một loạt văn kiện quan trọng về giáo dục, trong đó chú trọng giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần tập thể cho học sinh, sinh viên. Các giá trị truyền thống được kết hợp với giá trị thế tục; giáo dục cho học sinh, sinh viên bắt đầu từ giá trị gia đình, từ nhà trường với nội dung giáo dục lòng hiếu thảo, lễ giáo đến lòng khoan dung…

Còn ở Việt Nam, các GTS Bác Hồ dành giáo dục cho thiếu nhi rất mộc mạc, dễ nhớ qua năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “1. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; 2. Học tập tốt, lao động tốt; 3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt; 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt; 5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Những giá trị giáo dục trong thư gửi thiếu niên nhi

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí