Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


MAI THỊ THANH NHUNG


CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


MAI THỊ THANH NHUNG


CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


Ngành:

Mã số:

Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự

9 38 01 04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam - 1


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. VÕ KHÁNH VINH

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các thông tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Các luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ ràng. Tổng thể kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Mai Thị Thanh Nhung

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9

1.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu đề tài 9

1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài 27

1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 30

1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ 34

2.1. Khái niệm, đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ 34

2.2. Các yếu tố của các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ 46

2.3. Cơ sở của việc quy định các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trong pháp luật hình sự Việt Nam 53

2.4. Chính sách pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67

Chương 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA

VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ 69

3.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm

sở hữu trí tuệ 69

3.2. Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về

các tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ 96

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 115

Chương 4: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ CÁC YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ 117

4.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về các tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ 117

4.2. Các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật

hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ 142

4.3. Các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật

hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ 163

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 167

KẾT LUẬN 169

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Bộ luật hình sự


Bộ luật tố tụng hình sự


Bộ tổng luật liên bang (Mỹ) Cấu thành tội phạm

Điều ước quốc tế


Hiệp định thương mại tự do Sở hữu trí tuệ

Sở hữu công nghiệp


Trách nhiệm hình sự

BLHS BLTTHS USC CTTP ĐƯQT FTA SHTT SHCN

TNHS

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ


1. Bảng 1: Số vụ án và số bị can bị khởi tố, truy tố về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020

2. Bảng 2 và biểu đồ 1: Số vụ án và số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020

3. Bảng 3: Số vụ án theo cơ cấu các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020

4. Bảng 4: So sánh số vụ và số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ so với các tội phạm về hàng giả trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020

5. Bảng 5: So sánh số vụ án và số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ so với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020

6. Bảng 6: So sánh số vụ án và số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ và tội phạm nói chung trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020

7. Bảng 7: Số vụ và số tiền xử phạt vi phạm về sở hữu công nghiệp theo trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020

8. Bảng 8: Thống kê hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn cả nước từ năm 2010 đến năm 2020.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việc nghiên cứu các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) theo pháp luật hình sự Việt Nam xuất phát từ những đòi hỏi có tính cấp thiết sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của SHTT đối với đời sống kinh tế - xã hội. SHTT đã dần trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế, là một nguồn của cải tạo ra sự thịnh vượng của mỗi doanh nghiệp, quốc gia, khu vực cũng như toàn xã hội. Trong bối cảnh nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức, các tài sản trí tuệ ngày càng được thừa nhận trên toàn thế giới như là một tài sản thương mại quan trọng. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, SHTT còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển bền vững của các lĩnh vực khoa học khác trong đời sống xã hội đặc biệt là các vấn đề về bảo hộ và khai thác đa dạng sinh học, về phát triển và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường, gìn giữ những giá trị văn học và nghệ thuật dân gian, văn hóa truyền thống.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của SHTT, các quốc gia trên thế giới đã không ngừng nỗ lực khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo vệ thành quả sáng tạo này bằng nhiều biện pháp. Pháp luật quốc gia là một trong những công cụ hữu hiệu để đạt được mục tiêu này. Kinh nghiệm và thực tiễn thế giới cũng chỉ ra rằng, một trong những nền tảng cơ bản cho một nền kinh tế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao là hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ phải hoàn thiện, vững chắc. Hệ thống pháp luật về SHTT trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể nắm giữ tài sản trí tuệ, người tiêu dùng, doanh nghiệp và các vấn đề phúc lợi xã hội khác. Đặc biệt, mức độ bảo hộ của pháp luật có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia, kinh tế toàn cầu trong vấn đề đảm bảo một môi trường an toàn, thuận lợi cho sự sáng tạo, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thương mại; khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa. Bảo vệ quyền SHTT đầy đủ, chặt chẽ và mạnh mẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh lành mạnh.

Do đó, các quốc gia đều chủ động trong việc hoạch định chính sách và xây dựng hệ thống pháp luật về SHTT; pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT cũng là một những bộ phận không thể thiếu của hệ thống đó.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí