Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 14

Đó chính là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về GD toàn diện cho HS trong giai đoạn hiện nay. Các phương pháp, hình thức tiến hành công tác GDĐĐ cho HS phải dựa trên cơ sở khoa học về GD học, Tâm lý học và các khoa học có liên quan. Trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS cần phải nắm vững lý luận về khoa học quản lý, phương pháp luận nghiên cứu khoa học, như vậy việc đề xuất các giải pháp quản lý về công tác này mới có cơ sở đảm bảo.

Qua việc khảo sát và xử lý kết quả điều tra về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, cho thấy quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS đã có những ưu điểm và hạn chế ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ cho HS. Đại đa số CBQL, GV, nhân viên và HS trong các nhà trường có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của công tác GDĐĐ. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS của các nhà trường còn bộc lộ một số hạn chế và bất cập như: việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động GDĐĐ chưa toàn diện; việc phối hợp các lực lượng cùng tham gia vào hoạt động GDĐĐ chưa đi vào chiều sâu; công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ chưa được tiến hành thường xuyên; GDĐĐ qua các môn học chưa đạt hiệu quả như mong muốn, nghiêng về dạy chữ nhiều hơn; một bộ phận HS chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác này, cho nên vẫn còn HS vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất 05 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Các giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; kết quả thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp nêu trên là khá cao, có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý. Các biện pháp đảm bảo giá trị thực tiễn vì nó đã giải quyết được một trong những vấn đề có tính cấp bách và chiến lược của GD nói chung và GD phổ thông nói riêng theo định hướng đổi mới chương trình GD phổ thông.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng

- Tăng cường chỉ đạo công tác GDĐĐ HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Định kỳ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho CBQL, GV tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS. Tổ chức Hội thảo, các chuyên đề về “giáo dục đạo đức cho HS” cho các cán bộ QLGD và GV các trường PTDTNT THCS trên đại bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kế hoạch và thực hiện quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS.

2.2. Đối với các trường PTDTNT THCS

- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu đối với công tác GDĐĐ cho HS. Thực hiện tốt các chức năng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS.

- Tích cực đổi mới, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động GDĐĐ, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn luyện một cách tích cực.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐ cho HS. Làm tốt công tác khen thưởng, phê bình kịp thời đúng người đúng việc đúng thời điểm.

- Phối hợp chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác GDĐĐ cho HS.

- Kết hợp, lồng ghép hữu cơ giữa dạy học trên lớp với các hoạt động GDNGLL, giữa các hoạt động trong và ngoài nhà trường nhằm hình thành nhân cách và phát huy tính chủ động tích cực tham gia của HS.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để phục vụ cho công tác GDĐĐ cho HS; xây dựng môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh và thân thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Tuấn Anh (2012), Đề tài, Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Gia Lộc II, tỉnh Hải Dương;

2. Đỗ Tuyết Bảo, luận án tiến sĩ (2001), Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay;

3. Nguyễn Văn Bổ (2013), Đề tài, Biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh THPT huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh;

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên;

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2016 ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt đông của trường phổ thông dân tộc nội trú;

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10 tháng 8 năm 2018 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành giáo dục;

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Công văn số 3741/BGDĐT-GDDT ngày 24 tháng 8 năm 2018, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 đối với Giáo dục dân tộc.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông;

11. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;

12. Chính phủ (2015), Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 28 tháng 08 năm 2015 phê duyệt Đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020;

13. Cục Thống kê Cao Bằng (2011), Kết quả điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009;

14. Phạm Tất Dong (chủ nhiệm), Đề tài mang mã số NN7, Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân;

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000;

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Thông báo kết luận của Bộ Chính trị (Số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020;

17. Đảng cộng sản việt nam - 80 năm xây dựng và phát triển (2010), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật;

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 24 tháng 3 năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030;

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 5 năm 2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội;

22. Đạo đức học Mác - Lênin (2004), NXB Lý luận chính trị Hà Nội;

23. Phạm Minh Hạc (chủ nhiệm) Trần Kiều; Lê Đức Phúc; Lê Văn Lẫm; Võ Tấn Quang (2002), Chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

24. Phạm Minh Hạc (2003), Về giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;

25. Nguyễn Kế Hào (2009), Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

26. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm;

27. http://www.caobang.gov.vn/content/tình-hình-kinh-tế-xã-hội-định-hướng- chính-sách-phát-triển-tỉnh-cao-bằng;

28. Vũ Ngọc Khánh (1999), Minh triết Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội;

29. Nguyễn Hiến Lê (1995), Khổng Tử - Luận ngữ, NXB Văn học;

30. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 11, NXB CTQG, Hà Nội, 2002, tr.329-332;

31. Trần Ngọc Nam (2016), Đề tài, Quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh trung học phổ thông C Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh hiện nay;

32. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998) Giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội;

33. Trần Hồng Nhung (2011), Đề tài, Thực trạng quản lí công tác giáo dục đạo đức qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh;

34. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), Giáo trình giáo dục học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm;

35. Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, trường CBQLGD trung ương I, Hà Nội;

36. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;

37. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục;

38. Quốc hội (2018), Dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi) ngày 27 tháng 9 năm 2018;

39. Nguyễn Phú San (2013), Đề tài, Quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh trung học phổ thông dân tộc thiểu số huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang;

40. Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng (2018), Báo cáo số 125/BC-SGD&ĐT ngày 04/7/2018, Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế";

41. Lê Thị Ngọc Thảo (2011), Đề tài, Thực trạng công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre;

42. Hà Nhật Thăng (1999), Chuẩn mực và giải pháp hình thành đạo đức con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá, Đề tài KHXH 04-04, Hà Nội;

43. Hoàng Ngọc Thắng (2015), Đề tài, Quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh trung học cơ sở Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay;

44. Đỗ Thị Thanh Thủy, Đề tài mã số C 2006 -29 -05, Một số giải pháp chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học cơ sở thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong giai đoạn hiện nay;

45. Tỉnh ủy-HĐND-UBND tỉnh Cao Bằng, Viện sử học Việt Nam (2009), Lịch sử tỉnh Cao Bằng, NXB Chính trị quốc gia;

46. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang, đề tài KX-07-04. H. 1995, Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị;

47. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2018), Báo cáo số 59/BC-UBND ngày 12/01/2018, Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2018;

48. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2018), Báo cáo số 3409/BC-UBND ngày 24/10/2018, Tổng kết 10 năm trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2008-2018.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho CBQL và GV các trường PTDTNT THCS)

Để có cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, kính đề nghị quý thầy/cô cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu "X" vào cột, dòng tương ứng với nhận xét của mình.

Ý kiến của quý thầy (cô) chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác

Xin quý thầy (cô) cho biết một số thông tin cá nhân:

Giới tính:............................. Tuổi:........................................

Chức vụ: ..............................................................................

Trình độ chuyên môn:..........................................................

Số năm công tác:..................................................................

Số năm làm công tác quản lý (nếu có):................................ Đơn vị công tác:...................................................................

Câu 1: Quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS tại trường mình đang công tác?

TT

Mức độ

Ý kiến đánh giá

1

Rất cần thiết


2

Cần thiết


3

Ít cần thiết


4

Không cần thiết


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 14


Câu 2: Quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về tầm quan trọng của môn học Giáo dục công dân (đạo đức) trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành?

TT

Vị trí

Ý kiến đánh giá

1

Rất quan trọng


2

Quan trọng


3

Ít quan trọng


4

Không có cũng được


Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí