Biểu Đồ Số Lượng Khách Du Lịch Đến Với Văn Miếu Quốc Tử Giám Theo Tháng Năm 2018


điểm khác nhau tại Hà Nội và di tích Văn MiếuQuốc Tử Giám là một trong số điểm tham quan khắc hoạ đặc trưng riêng về Hà Nội.

- Tour du lịch tham quan trong ngày riêng về di tích. Du khách dành nhiều thời gian để tìm hiểu về văn hoá, lịch sử tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám do không bị hạn chế về thời gian.

Như vậy, có thể thấy dù là hình thức thiết kế du lịch nào thì di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng là sản phẩm du lịch chính của du khách khi đến với Hà Nội. Điều này cho thấy hoạt động du lịch tại di tích này ngày càng phát triển, chưa kể các hoạt động văn hoá ở các cấp được tổ chức thường xuyên khiến cho Văn Miếu Quốc Tử Giám trở thành di tích đặc trưng tiêu biểu của Hà Nội không chỉ với du khách mà còn đối với cả người dân đang sinh sống ở đây.

3.1.3.2. Số lượng khách du lịch

Số lượng khách du lịch đến với di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám được tính theo số du khách ở các tour du lịch vào Hà Nội. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng người đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn nhiều hơn bởi số lượng người dân sinh sống tại Hà Nội cũng tới rất nhiều trong năm bởi nhu cầu văn hoá tâm linh. Hầu hết các tour du lịch dành cho khách nước ngoài hoặc nội địa từ các tỉnh về Hà Nội thì Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một điểm du lịch trọng điểm.

Lượng khách

1,200,000

1,102,000

1,008,600

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

1,000,000

970,000

902,100

800,000


600,000


400,000


200,000

-

6/2016

6/2017

6/2018

6/2019

Hình 3.1: Biểu đồ số lượng khách du lịch đến với di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám giai đoạn 6/2016 – 6/2019

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên (2016-2019)


Lấy số liệu cứ mỗi 6 tháng đầu năm, có thể thấy số du khách ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám có sự tăng lên nhưng không quá lớn. Riêng năm 2018, tổng số du khách vào Hà Nội là 3,3 triệu người thì 6 tháng đầu năm số du khách vào Văn Miếu Quốc Tử Giám là hơn 1 triệu người. Thời điểm 6/2016, số lượng khách du lịch tới Văn Miếu – Quốc Tử Giám là 902.000 người thì thời điểm 6/2017 con số này tăng khoảng 7% là 970.000 người. Năm 2018, lượng du khách tính đến thời điểm tháng 6 là 1.008.600 người và vẫn tiếp tục tăng lên vào 6/2019.

Căn cứ vào số lượng khách du lịch tới di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong hình 3.2, có thể nhận thấy lượng khách đến không đều theo các tháng. Lượng khách tập trung cao điểm vào các thời điểm Tết Dương lịch, Tết âm lịch, mùa thi, các tháng du lịch cao điểm của Hà Nội như tháng 9, tháng 10. Trên thực tế, tháng nào lượng khách du lịch đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám là rất lớn nhưng những tháng trên thì số du khách tăng hơn nhiều do phù hợp với mùa du lịch, lễ hội hoặc nhu cầu tâm linh của người dân. Ngoài ra, có những sự kiện lớn mang tính quốc gia như trao chứng nhận học hàm Giáo sư/Phó Giáo sư, các lễ khoa giáp, hội thảo/hội nghị, lượng người tới Văn Miếu Quốc Tử Giám rất lớn nhưng không tính là khách du lịch.

350,000.00


308,880.36


300,000.00

280,566.33

270,270.32


244,530.29

250,000.00

231,660.27

218,790.26 213,642.25

200,000.00 193,050.23

169,884.20 164,736.19

149,292.17

150,000.00

128,700.15


100,000.00


50,000.00


-

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T 12


Hình 3.2: Biểu đồ số lượng khách du lịch đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám theo tháng năm 2018

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên (2019)


Hiện nay, DTLSVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành một địa chỉ văn hoá, tâm linh có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và rất quan trọng tại Hà Nội. Chính vì vậy, đến với Hà Nội, hầu hết các du khách đều ghé qua tham quan và tìm hiểu về nơi này. Trên thực tế, Văn Miếu Quốc Tử Giám có những thời điểm quá tải đón khách nên việc tăng thêm lượng khách nhất là tập trung vào một thời điểm cũng không phải quá tốt trong khi các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch vẫn còn hạn chế như chỗ để xe, các dịch vụ kèm theo…

3.2. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

3.2.1. Bộ máy quản lý (chủ thể quản lý) hoạt động du lịch

Việc tổ chức quản lý hoạt động du lịch tại các DTLSVH về mặt quản lý nhà nước đã được luật hóa bằng các văn bản pháp luật như luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Du lịch và các văn bản dưới luật như Nghị định hướng dẫn thi hành luật của Thủ tướng chính phủ, các quyết định của UBND thành phố, công văn của các cơ quan chuyên môn như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Ban Quản lý (BQL) DT&DT, các nguyên tắc về bảo tồn, tôn tạo di tích... Ngoài ra, việc quản lý còn phải tuân theo những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Việc quản lý các DTLSVH Văn Miếu Quốc Tử Giám được thực hiện theo quy định của pháp luật và các hướng dẫn thi hành. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ về phân cấp quản lý nhằm quản lý tốt các DTLSVH, UBND thành phố Hà Nội đã thực hiện việc phân cấp và phân quyền quản lý cho các cơ quan cấp dưới, cơ quan chức năng. Thành phố quản lý 12 di tích tiêu biểu trong đó có Văn Miếu Quốc Tử Giám. Theo đó, Văn Miếu – Quốc Tử Giám được phân công quản lý trực tiếp từ UBND Thành phố Hà Nội và giao cho đơn vị cấp dưới tổ chức thực hiện (sơ đồ 3.3).



Hình 3 3 Phân công quản lý di tích trên địa bàn Hà Nội Nguồn Sở Văn hoá Thể 1


Hình 3.3: Phân công quản lý di tích trên địa bàn Hà Nội

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội

Ở cấp quản lý đơn vị, bộ máy quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu

– Quốc Tử Giám chính là Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Đây cũng chính là chủ thể quản lý chính các hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trung tâm được thành lập ngày 25/4/1988 với chức năng, nhiệm vụ:

- Quản lý khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám theo Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng DTLSVH.

- Tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học, nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển thủ đô.

- Tổ chức hướng dẫn khách tham quan du lịch

- Lập quy hoạch bảo vệ và tôn tạo khu di tích. Trang bị những phương tiện cần thiết nhằm phát huy tác dụng và đáp ứng những yêu cầu hoạt động khoa học.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm: Ban Giám đốc Trung tâm và các phòng chuyên môn.


Ban Giám đốc

Phòng Hành chính tổng hợp

Phòng Nghiên cứu Sưu tầm

Phòng Giáo dục

truyền thông

Phòng Duy tu

Môi trường


Hình 3.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cấp đơn vị di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp

Ban Giám đốc gồm có:

- Giám đốcTrung tâm: Giám đốc lãnh đạo mọi mặt công tác của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và trước pháp luật về mọi hoạt động của Trung tâm.

- Phó Giám đốc Trung tâm: Là người giúp Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Trung tâm vắng mặt, một Phó Giám đốc Trung tâm được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Trung tâm.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ VHTT&DL và Thành phố Hà Nội ban hành theo quy định của pháp luật.

Các phòng chức năng nghiệp vụ

Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay có 4 phòng chuyên môn nghiệp vụ:

- Phòng Hành chính -Tổng hợp: có chức năng tham mưu Ban Giám đốc Trung tâm các mặt công tác gồm: công tác xây dựng đề án, quy chế, kế hoạch, chương trình hoạt động; công tác tổng hợp, báo cáo; công tác tổ chức bộ máy; công tác quản trị, hành chính; công tác văn thư lưu trữ; công tác quản lý hậu cần, tài sản; công tác an ninh, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy; công nghệ thông tin; tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và đầu mối triển khai các hoạt động dịch vụ có thu.


- Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm: sưu tầm các tài liệu, hiện vật về lịch sử di tích Văn Miếu –Quốc Tử Giám và nền giáo dục Nho học Việt Nam; tổ chức nghiên cứu về lịch sử Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao thông qua các tài liệu, hiện vật của Trung tâm và tài liệu hợp pháp được sưu tầm khác.

- Phòng Giáo dục - Truyền thông: tham mưu giúp Ban Giám đốc Trung tâm trong việc phát huy giá trị di tích; Tổ chức và tuyên truyền giới thiệu cho khách trong và ngoài nước tham quan khu di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám.

- Phòng Duy tu - Môi trường: tham mưu và tổ chức thực hiện các kế hoạch được duyệt nhằm đảm bảo kỹ thuật duy trì chăm sóc vườn hoa cây cảnh, thảm cỏ và vệ sinh môi trường toàn bộ khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám phục vụ cho việc tham quan

60

55

50

40

30

20

10

0

Hành chính tổng hợp Giáo dục truyền Nghiên cứu sưu Duy tu môi trường Ban Giám đốc thông tầm

Cán bộ nhân viên tại Trung tâm đều phải chịu trách nhiệm quản lý hoạt động du lịch ở di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám với sự phân cấp và phân công nhiệm vụ rõ ràng.


27

3

9

8


Hình 3.5: Số lượng cán bộ nhân viên tại Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp

Cán bộ nhân viên tại các phòng chức năng của Trung tâm phân bố không đều. Theo thống kê của Phòng Hành chính - tổng hợp, tổng số cán bộ nhân viên quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám là 102 người, trong


đó phòng Hành chính Tổng hợp đông nhất là 55 người (chiếm 54,5%), sau đó là phòng Duy tu môi trường (chiếm 26,7%), phòng Nghiên cứu sưu tầm và phòng Giáo dục truyền thông đều có số lượng người gần như nhau và khoảng 8%.

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám có 07 thuyết minh viên đều có trình độ đại học trong đó 01 thuyết minh viên đào tạo chuyên ngành du lịch, 04 thuyết minh viên đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ, 02 thuyết minh viên chuyên ngành bảo tồn bảo tàng tại trường Đại học Văn hóa. Họ thuộc phòng Giáo dục – truyền thông. Số lượng thuyết minh viên đã không tăng lên trong suốt giai đoạn 2010 – 2018 là bởi Trung tâm đã triển khai phát triển hình thức thuyết minh tự động để phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu chủ động tìm hiểu di tích, văn hoá Văn Miếu – Quốc Tử Giám của các cá nhân tham quan. Các thuyết minh viên chỉ làm nhiệm vụ bảo quản, trưng bày và giới thiệu các tài liệu, hiện vật về di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tham gia tổ chức các hoạt động kỷ niệm, giới thiệu các danh nhân văn hóa, danh nhân khoa học của Việt Nam và thế giới, giới thiệu và phổ biến các công trình khoa học có giá trị của Việt Nam và thế giới, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật, ưu tiên loại hình nghệ thuật dân tộc; phối hợp tổ chức các cuộc trao giải thưởng cho các công trình văn hóa khoa học của Thành phố và quốc gia; Tổ chức các hoạt động tôn vinh văn hóa dân tộc, trưng bày ngành nghề truyền thống, giao lưu văn hóa hay tổ chức phục vụ khách tham quan du lịch và các đoàn ngoại giao của Đảng và Nhà nước.

3.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổ chức hoạt động du lịch

Do Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt nên việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cũng như tổ chức hoạt động du lịch được quy định bởi cấp cao nhất là Thủ tướng Chính phủ. Ngày 19/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 430/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Quy hoạch Văn Miếu được phê duyệt được coi như một cột mốc đặc biệt để di sản văn hóa quốc gia đặc biệt này sẽ có một sự khởi tồn, phát huy theo hướng lâu dài.


Trong quy hoạch có nhấn mạnh “Phát huy giá trị khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, để khu di tích trở thành điểm du lịch lịch sử - văn hóa hấp dẫn, kết nối với các di tích, điểm du lịch khác của thành phố Hà Nội để tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội”.

- Công tác kiểm kê, phân loại, xếp hạng di tích: Việc xếp hạng di tích được quan tâm thường xuyên, đúng quy trình và ngày càng đồng bộ giữa các bộ phận lập hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý. Việc đánh giá hiện trạng khu vực bảo vệ di tích do cơ quan chuyên môn thực hiện và tiến hành việc xác định ranh giới, vị trí các điểm mốc ngay trên bản đồ. Đến tháng 1/2010, khi Luật Di sản bổ sung sửa đổi có hiệu lực thi hành, thì việc lập hồ sơ pháp lý cho di tích xếp hạng được thực hiện cả việc cắm mốc giới trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét ra quyết định công nhận. Việc kiểm kê di tích do Hà Nội thực hiện từ năm 2005. Hiện nay, để có được những thông tin cơ bản nhất về tổng thể hệ thống di tích trên địa bàn toàn thành phố, Sở VHTT&DL đã có văn bản trình Thành phố chấp thuận chủ trương thực hiện việc “Tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại hiện trạng hệ thống di tích trên địa bàn Hà Nội”;

Từ khi có Luật Di sản văn hoá các di tích được xếp hạng đều được áp dụng nội dung khoanh vùng đúng như quy định trong Luật. Dựa trên quy định của Luật, hồ sơ lưu giữ và thực tế của di tích, Sở VHTT&DL cũng đã tham mưu với Thành phố việc điều chỉnh khoanh vùng cho một số di tích đã xếp hạng trước đây nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong đó có Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

- Công tác tu bổ tôn tạo di tích: Những năm gần đây, các nguồn kinh phí và kinh phí đầu tư cho công tác tu bổ tôn tạo di tích lớn hơn nhiều so với những năm trước đây. Nguyên nhân là do Thành phố tập trung đầu tư tương đối đồng bộ cho các di tích trọng điểm, nhằm thu hút và giới thiệu giá trị di sản văn hoá Thủ đô với khách tham quan trong và ngoài nước trong dịp kỷ niệm 1000 Thăng Long-Hà Nội; đối với quận huyện, thì địa phương nào cũng muốn dành và ưu tiên kinh phí đầu tư tu bổ cho một (hoặc một số) di tích để làm công trình gắn biển trên địa bàn trong dịp kỷ niệm; đối với nguồn huy động, do bản thân ý thức, nhận thức người dân, một số doanh nghiệp trên địa bàn trong việc bảo vệ di sản tăng lên rất nhiều so với trước đây, đồng

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí