Quản Lý Sự Phối Hợp Tổ Chức Hoạt Động Du Lịch


Bên cạnh đó, họ cũng khẳng định ấn tượng tốt đẹp đối với Văn Miếu _ Quốc Tử Giám như 42,2% cho là có ấn tượng tốt, 32% khá đồng ý với ý kiến này, chỉ 11,1% ít đồng ý và 1,8% không đồng ý.

Kết quả là, chỉ có 52,9% đồng ý sẽ thông tin quảng bá cho người thân và bạn bè về điểm di tích, 25,8% cũng trả lời có lẽ sẽ thông tin cho người thân chỉ có 2,7% nói rằng sẽ không làm điều đó. Tuy nhiên, số người khẳng định sẽ quay lại nơi này lại không cao như đánh giá về sự hài lòng. Chỉ có 28% cho rằng sẽ quay lại đây, 36,9% thì quay lại nếu như có điều kiện. Lý do của kết quả đó là vì họ hầu hết là người nước ngoài và cho rằng chỉ đi tham quan Việt Nam một lần thôi nên khó có thể quay lại di tích.

Như vậy, có thể thấy, công tác quản lý hoạt động du lịch ở di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tạo ra những cảm quan tốt cho khách du lịch. Tuy nhiên, do diện tích di tích không lớn, số lượng người đến quá nhiều nên cũng gây ra những lộn xộn nhất định, nhiều du khách rất khó khăn trong việc tự mình tìm hiểu vì nơi nào cũng kín đặc người. Đây là lý do rất khó khắc phục khiến nhiều du khách không muốn quay lại với di tích.

3.2.3.6. Quản lý sự phối hợp tổ chức hoạt động du lịch

Mặc dù, việc tổ chức các hoạt động du lịch tại khu di tích đã thường xuyên được chỉnh sửa cho phù hợp với tiềm năng cũng như vị trí quan trọng của Văn Miếu

– Quốc Tử Giám nên Trung tâm quản lý và các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành đã cố gắng để tổ chức hoạt động du lịch mang lại nhiều sự trải nghiệm cho khách hàng nhưng trên thực tế vẫn còn hạn chế và thể hiện ở các nội dung dưới đây:

- Phối hợp thu hút khách đến di tích. Các nội dung thu hút khách đến di tích mới dừng lại ở các thông tin khái quát về điểm du lịch trong tuyến du lịch của chương trình. Di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay là điểm đến ưu tiên lựa chọn trong chương trình du lịch tham quan thành phố Hà Nội của các doanh nghiệp lữ hành. Trong một số chương trình du lịch, nội dung thông tin về tuyến điểm đã mô tả chi tiết hơn nhưng không có sự thống nhất giữa các doanh nghiệp lữ hành.


- Chưa có sự phối hợp tổ chức khảo sát khả năng đáp ứng và nhu cầu của khách. Do chức năng nhiệm vụ chính là bảo tồn, do nguồn lực của mối di tích còn hạn chế nên khó khăn và không tự triển khai được các hoạt động nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch tại di tích. Theo ý kiến của hầu hết các nhà quản lý đại diện đơn vị quản lý di tích, doanh nghiệp lữ hành, vấn đề nghiên cứu nhu cầu khách du lịch cũng được đề cập đến những năm gần đây, tuy nhiên chưa có một nội dung cụ thể nào được triển khai. Các đơn vị quản lý di tích mới chỉ dựa trên các giá trị của di tích để đưa ra một số hoạt động du lịch chủ yếu như hướng dẫn tham quan, bán hàng lưu niệm, tổ chức hoạt động lễ hội theo định kỳ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Chưa có sự phối hợp xây dựng phương thức tổ chức các hoạt động du lịch: doanh nghiệp lữ hành chưa phối hợp với đơn vị quản lý di tích xây dựng các hoạt động đặc thù riêng cho từng đối tượng khách, các hoạt động thường xuyên về quy mô, loại hình, thời gian, thời lượng, chi phí...đặc biệt là xây dựng các quy định và điều kiện đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường;.

- Chưa có sự phối hợp trong việc lựa chọn phương tiện truyền thông về các di tích.

Quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám - Hà Nội - 12

- Chưa phối hợp tổ chức thực hiện hoạt động du lịch tại di tích bao gồm: như đăng ký đoàn khách, loại hình hoạt động, đánh giá kết quả, trưng cầu ý kiến của khách du lịch; phối hợp chuẩn bị và xây dựng phương án xử lý các vấn đề phát sinh tại di tích; phối hợp thống kê, quản lý hồ sơ khách du lịch sử dụng các dịch vụ tại di tích; phối hợp tổ chức các hoạt động và dịch vụ bổ trợ.

- Chưa có sự phối hợp về chuẩn bị nguồn lực trong việc quản lý, phối hợp tổ chức các hoạt động du lịch tại di tích như: đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực thực hiện như hướng dẫn viên, thuyết minh viên, ứng dụng quy trình đăng ký đón tiếp, phục vụ khách du lịch.v.v....

3.2.3.7. Quản lý môi trường tự nhiên

Hiện nay, công tác quản lý môi trường tự nhiên tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được thực hiện một cách nghiêm túc nhưng hiệu quả vẫn còn tuỳ thuộc vào từng thời điểm. Mặc dù Trung tâm quản lý đã chỉ đạo và ra nhiều quyết


định liên quan về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, quy chế bảo vệ môi trường trong du lịch... nhưng do lượng khách quá lớn nên đôi lúc không thể tránh được những hành vi ảnh hưởng đến quản lý môi trường tự nhiên. Việc thu gom rác thải đã có sự phối hợp với chính quyền địa phương và có bộ phân chuyên trách nhưng ở thời điểm lượng khách du lịch đông thì rác thải vẫn bị vứt bừa bãi, chưa kể tình trạng ăn uống gây bẩn, dẫm vào cỏ hay làm ảnh hưởng cây vẫn xảy ra.

Công tác bảo vệ môi trường tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám có một số đặc điểm sau:

- Nhìn chung hoạt động du lịch ở điểm di tích khá ổn định, lượng du khách luôn lớn mỗi ngày nên việc gây ô nhiễm môi trường cục bộ là có xảy ra. Tuy nhiên, kết quả quan trắc, giám sát môi trường tại khu di tích cho thấy lượng môi trường không khí, môi trường nước đều nằm trong giới hạn cho phép.

- Trong hoạt động tổ chức lễ hội, công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên được chú trọng, hiện tượng vứt rác thải, thức ăn thừa...làm mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường vẫn còn nhưng sau đó đã được bộ phận chuyên trách thu dọn.

Hiện tượng rác thải, núi nilong, chai lọ nhựa tại một số nơi trong khu di tích vẫn rất nhiều.Điều này có thời điểm cũng gây mất cảnh quan cho khu di tích. Mặc dù Trung tâm quản lý khu di tích cũng đã đặt những điểm tập kết rác thải ở ngay cạnh đường chính, nhiều người dân ý thức chưa cao, thường vất các túi rác ở xung quanh những ghế đá ngồi nghỉ chứ không mang vào điểm tập kết, do đó ảnh hưởng mỹ quan, phong cảnh. Tại một số điểm tham quan, hệ thống thùng rác chưa được đặt hợp lý, đã phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ nhưng hầu như mọi người đều không thực hiện.

Bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được, chính quyền và các doanh nghiệp đang khai thác du lịch tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao tới công tác quản lý tài nguyên và môi trường du lịch, phát triển các diện tích tự nhiên như vườn cây, thảm cỏ...; Nâng cao nhận thức về


bảo vệ môi trường cho du khách thông qua việc tuyên truyền của người dân địa phương, của hướng dẫn viên du lịch; Kiểm soát chất lượng không khí, đất, nước, ô nhiễm tiếng ồn thông qua các chương trình quy hoạch tổng quan...

3.2.3.8. Quản lý môi trường xã hội

Với mục tiêu, biến du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, Trung tâm quản lý cũng như UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều quyết định liên quan đến công tác đảm bảo an ninh an toàn du lịch tại các khu điểm du lịch. Nhìn chung, tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám công tác đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ phát triển du lịch đã được đảm bảo khá tốt. Tuy nhiên, hiện tượng lộn xộn ở ngoài bãi để xe vẫn còn. Khách du lịch vẫn có thể gặp các vấn đề liên quan tới an ninh như mất cắp hay sử dụng các dịch vụ không tương xứng. Khi họ chỉ phản hồi lại với đơn vị kinh doanh lữ hành hoặc tìm trạm công an cũng khó tìm lại được đồ. Tình trạng lộn xộn, móc túi vẫn có xảy ra nhưng không nhiều.

3.2.4 Kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch

Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức hoạt động du lịch luôn được thực hiện một cách bài bản ở di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám bởi đây là một di tích quan trọng của Hà Nội, nơi đón tiếp lượng khách du lịch rất lớn. Hàng tháng, Trung tâm quản lý di tích có báo cáo về Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch Hà Nội về tình hình tổ chức hoạt động du lịch của di tích. Tuy nhiên, những báo cáo này theo một khuôn mẫu nhất định, được thực hiện theo định kỳ và cũng chưa có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng một cách chính thống. Đây là một điểm hạn chế rất lớn trong quy trình quản lý hoạt động du lịch ở di tích.

3.3. Đánh giá công tác quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

3.3.1. Một số thành tựu đạt được

Thứ nhất, số lượng du khách tới DTLSVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tăng lên hàng năm.

Thứ hai, di tích hiện nay đã được quan tâm duy tu, bảo trì và gìn giữ giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần ở Hà Nội. Đặc biệt, lễ hội đã giữ được nét truyền thống


nhiều đời và thể hiện được đầy đủ tinh thần ngưỡng vọng của người dân thành phố. Di tích đã trở thành nơi người dân đặt niềm tin, khát vọng về học hành.

Thứ ba, các doanh nghiệp lữ hành, các nhà cung cấp, Trung tâm quản lý di tích đã có những trao đổi ban đầu về phối hợp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa.

Thứ năm, tại lễ hội của DTLSVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có thêm những hoạt động giải trí gia tăng để hấp dẫn du khách. Du khách có cơ hội giao lưu với nghệ sĩ, tự viết chữ thư pháp, tham gia trò chơi cờ người…

Thứ sáu, việc tổ chức các hoạt động du lịch tại di tích đã quan tâm ưu tiên các đối tượng khách tham quan là học sinh sinh viên, trẻ em, người già, người tàn tật, cựu chiến binh.

Thứ bảy, công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự được duy trì ở mức độ nhất định.

Thứ tám, di tích đã duy trì thường xuyên hoạt động trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, bán hàng lưu niệm, biểu diễn nghệ thuật… Hoạt động lễ hội được tổ chức định kỳ hàng năm

Nguyên nhân thành tựu

Thứ nhất, do lợi thế về điều kiện phát triển du lịch văn hóa của thành phố Hà Nội, mang lại những mong muốn tìm hiểu về nơi có bề dày lịch sử, văn hóa so với các địa phương khác.

Thứ hai, nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị của di tích phục vụ du lịch trong cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng từng bước được nâng lên.

Thứ ba, trình độ năng lực Trung tâm quản lý di tích tăng lên. Di tích được Nhà nước quan tâm đầu tư, nâng cấp, để thể hiện được giá trị lịch sử, văn hóa và tinh thần của đất kinh kỳ xưa.

Thứ tư, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp lữ hành với các ban quản lý di tích được cải thiện hơn.

Thứ năm, quản lý nhà nước về du lịch đã có chuyển biến tốt về phối hợp theo ngành và theo lãnh thổ. Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch đã phối hợp tốt với các ban ngành khác tháo gỡ những khó khăn, tích cực chủ động thực hiện các hoạt động xúc


tiến quảng bá du lịch, định hướng phát triển sản phẩm và tạo cơ hội cho giới thiệu, mở rộng thị trường.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, công tác lập kế hoạch tuy đã được thực hiện nhưng chưa chi tiết và gần như không đổi hàng năm. Trong khi đó, nhu cầu của khách du lịch ngày càng lớn và thay đổi ở mỗi thời điểm khác nhau. Các nội dung trong bản kế hoạch hiện tại chưa có đủ căn cứ khoa học nên việc thực hiện không theo đúng kế hoạch vẫn còn diễn ra. Bên cạnh đó, các vấn đề nảy sinh khiến cho hoạt động quản lý của Trung tâm trở nên lúng túng.

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực của các di tích còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và phát triển bền vững, khả năng phân tích công việc, lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, thực hiện, kiểm tra tổ chức các hoạt động du lịch. Cơ cấu tổ chức của di tích hiện nay chưa hợp lý, đội ngũ nhân viên chuyên môn tổ chức các hoạt động du lịch còn quá mỏng.

Thứ ba, việc tổ chức các hoạt động du lịch vẫn còn khá lộn xộn. Quầy bán vé chỉ có hai cửa bán nên việc phục vụ khách hàng vào những dịp Lễ, Tết, ngày nghỉ trở nên quá tải, mất nhiều thời gian. Các du khách nhất là du khách nước ngoài cảm thấy khó khăn khi tìm hiểu các giá trị văn hoá bởi sự đông đúc thường thấy. Khu di tích cũng không có quầy phát tờ rơi thông tin, giới thiệu cụ thể cho du khách tới tham quan. Thứ ba, đơn vị quản lý di tích chưa phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành trong khảo sát, thiết kế, truyền thông, tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch. Theo phân tích ở mục 3.2.3.6. Trung tâm quản lý khu di tích chưa có sự phối hợp tổ chức khảo sát và nghiên cứu nhu cầu khách hàng. HIện nay, vẫn chưa có sự phối hợp xây dựng phương thức tổ chức các hoạt động du lịch: doanh nghiệp lữ hành chưa phối hợp với đơn vị quản lý di tích xây dựng các hoạt động đặc thù riêng cho từng đối tượng khách, các hoạt động thường xuyên về quy mô, loại hình, thời gian, thời lượng, chi phí...đặc biệt là xây dựng các quy định và điều kiện đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường


Thứ tư, chưa có các biện pháp cụ thể hạn chế tối đa sự tác động tiêu cực về môi trường, văn hóa xã hội. Văn Miếu thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải nên không thể quản lý được hành vi khách hàng tới tham quan. Khách hàng gây ồn ào, ăn uống và vứt rác thải bừa bãi mà không có sự nhắc nhở của đơn vị quản lý. Công trình vệ sinh công cộng chỉ được đánh giá đầy đủ chứ chưa được đánh giá tốt.

Thứ năm, di tích chưa có những biện pháp hiệu quả kiểm tra, giám sát chất lượng các hoạt động du lịch hiện có. Thông thường việc kiểm tra chỉ được thực hiện theo hình thức và tập trung vào những lễ hội lớn được tổ chức tại đây.

Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, Trung tâm chưa thực hiện nghiên cứu nhu cầu của khách hàng một cách bài bản, đồng thời chưa phân tích đầy đủ các thông tin cần thiết để có căn cứ khoa học xây dựng bản kế hoạch phù hợp.

Thứ hai, mặc dù Trung tâm đã tuyển được đội ngũ cán bộ khá cơ bản nhưng số lượng không thay đổi trong suốt những năm qua. Các công việc phát sinh vẫn chưa có người giải quyết kịp thời. Việc tuyển dụng còn chưa công khai mà chủ yếu vẫn dựa vào giới thiếu nên cơ cấu tổ chức của di tích hiện nay chưa hợp lý, đội ngũ nhân viên chuyên môn tổ chức các hoạt động du lịch còn quá mỏng.

Thứ tba, tổ chức các hoạt động du lịch hiện nay chưa có sự gắn kết rõ ràng với các di tích khác, các doanh nghiệp lữ hành và địa phương.

Thứ tư, hiện nay khu dịch vụ của di tích có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn như: điểm dừng, điểm đỗ, khu tập trung đoàn, biển hiệu, lối đi, bảng biển chỉ dẫn, bãi đỗ xe, khu vệ sinh, các trang thiết bị, khu phục vụ ăn uống chưa có...

Thứ năm, khả năng huy động nguồn lực tổ chức các hoạt động tại các di tích như phương tiện, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa chủ động và linh hoạt.


CHƯƠNG 4‌

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH‌

TẠI DI TÍCH VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM – HÀ NỘI


4.1. Định hướng quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội

4.1.1. Mục tiêu phát triển

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một điểm di tích văn hoá lịch sử quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Không chỉ là biểu tượng của Hà Nội mà còn là biểu tượng về sự hiếu học, hiếu nghĩa, tôn trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam. Vì thế, phát triển các hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám là điều cần thiết để phát huy giá trị của di tích, quảng bá cho du khách ở khắp nơi trên thế giới hiểu về văn hoá, lịch sử, con người Việt Nam.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này theo đúng hướng, đảm bảo đạt được mục tiêu ở trên đòi hỏi tinh thần, ý thức trách nhiệm cao không chỉ ở các cấp quản lý mà còn ở giới truyền thông, cộng đồng dân cư xung quanh di tích và cả các du khách đến tham quan.

Tổ chức các hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám phải dựa trên nền tảng trân trọng những giá trị của di tích, đặt vai trò của di tích trong sự phát triển không chỉ riêng Hà Nội mà phải là cả nước để có sự quan tâm đặc biệt. Các hoạt động tổ chức tại di tích đều nhằm mục đích giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và hưởng thụ văn hoá của nhân dân và du khách quốc tế ngày càng cao. Chính vì vậy, không chỉ cần phải đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, cơ quan quản lý di tích còn phải kết hợp các công nghệ hiện đại để hỗ trợ khắc hoạ tinh thần của di sản. Các hoạt động văn hoá vừa mang đầy màu sắc truyền thống nhưng lại năng động và nhộn nhịp, có khả năng hoà nhập giữa các cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại để bảo tồn và phát triển bền vững giá trị của di tích Văn Miếu – Quốc tử Giám trong cuộc sống đương đại cho hôm nay và mai sau.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023