Thống Kê Nhu Cầu Lưu Giữ Hình Ảnh Điểm Đến Và Mục Đích Chuyến Đi Của Khách Du Lịch Tại Ba Điểm Du Lịch (Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm,

- Bố trí các cán bộ có năng lực chuyên trách theo dõi công tác chống xuống cấp, tu bổ Di tích kết hợp với đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để bảo tồn, tuyên truyền về Di sản và mở rộng hoạt động gắn kết Di tích với nhà trường sẽ giúp nâng cao ý thức giữ gìn, trân trọng di sản của người dân và khích lệ các phong trào khuyến học khuyến tài… góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích

3.1.2 Về xây dựng hình ảnh điểm du lịch

Xây dựng hình ảnh điểm du lịch là một trong những việc làm cần thiết để giới thiệu về điểm du lịch với khách tham quan. Nó không chỉ làm nổi bật giá trị về cảnh quan mà còn góp phần thu hút sự quan tâm, tạo động cơ du lịch cho khách khi đến với điểm du lịch.

Đối với ba cụm di tích trên, việc xây dựng hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng còn là việc làm mang giá trị giáo dục đối với người dân khi đến với Hà Nội. Việc là đó được thể hiện cụ thể như sau:

- Tạo dựng sự hiểu biết cho các đối tượng quần chúng về các di tích trên thông qua hoạt động giáo dục văn hóa lịch sử của thủ đô. Giáo dục lịch sử, nền văn hiến của Thăng Long Hà Nội còn làm thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, lòng tự hào về quê hương cho người dân Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. Thành quả đó góp phần vào việc nâng cao thái độ bảo vệ di sản, tình cảm thân thiện của người Hà Nội đối với khách du lịch khi đến với Hà Nội

- Có cơ chế chính sách tạo nguồn vốn để đầu tư trung tu, bảo tồn di tích trong điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của Hà Nội hiện nay. Khôi phục những dầu tích đã bị mờ nhạt, trùng tu những biến dạng do chiến tranh, lịch sử.

- Sử dụng phương pháp quảng cáo hình ảnh trên các tập gấp,bản in, sản phẩm lưu niệm cũng mang lại hiệu quả cao về quảng bá du lịch, dễ dàng đưa hình ảnh của di tích đi xa hơn. Tuy nhiên, từ thực tế các điểm du lịch trên các ấn phẩm và sản phẩm nhằm lưu giữ hình ảnh di tích cho khách du lịch có chất

lượng chưa cao. Vì vậy để phát huy được công năng của đội ngũ nhân sự chuyên cung cấp các dịch vụ bổ sung cho khách du lịch khi đến thăm quan thì các đơn vị quản lý cần tạo ra những sản phẩm có độ tinh xảo và chất lượng thông tin hình ảnh tốt hơn.

Sự cần thiết của việc xây dựng hình ảnh điểm đến thật sự là một việc làm cần thiết còn được thể hiện qua kết quả thống kê về mong muốn được lưu giữ hình ảnh điểm du lịch của khách khi đến với ba điểm du lịch nêu trên.

Bảng 3.1 Thống kê nhu cầu lưu giữ hình ảnh điểm đến và mục đích chuyến đi của khách du lịch tại ba điểm du lịch (Văn miếu Quốc tử giám, Hồ Gươm, cụm di tích lăng chủ tịch Hồ Chí Minh)

Lưu giữ hình ảnh điểm đến

Mua đồ lưu niệm

40,8 %

Chụp ảnh

29,6 %

Ghi chép

9,2 %

Các ấn phẩm

20,4 %

Mục đích chuyến đi

Nghiên cứu

23,5 %

thăm quan

48,0 %

Đi công tác

9,2 %

Thăm thân

17,3 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 - 11


3.1.3 Về chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di tích.

Về việc xây dựng chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của các di tích trên cần dựa vào những chỉ số đánh giá của khách tham quan khi đến với các di tích. Từ đó có thể xây dựng được mô hình về khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cho từng điểm du lịch cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu này, tôi xin được đề xuất một mô hình bảo tồn và phát huy giá trị du lịch của các điểm du lịch nêu trên như sau:

Hình 3.1: Mô hình xây dựng chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các di

tích:


Tiếp cận bến bãi và chi phí

Sự thân thiện của cộng đồng địa phương

Lòng mến khách

Khả năng tiếp cận

Tính liên tục, nhanh chóng

Sự sẵn sàng phục vụ

Đi lại an toàn, an ninh trật tự, vệ môi trường

Tính an toàn

Sự hài lòng của khách

Nội dung thamqu

Tính độc đáo, hấp dẫn

Sức chứa khách

CSVC KT DL

Cảm nhận về sức chứa tại điểm DL

Nhân lực tại điểm

Tính đầy đủ đồng bộ

Sự thân thiện, am hiểu lĩnh vuecj phụ

Tiêu chí đánh giá Chỉ tiêu đánh giá Hướng đánh giá

3.1.4 Về xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức sự kiện nhằm tôn vinh giá trị văn hóa của điểm di tích.

Về việc tu sửa và bổ sung các cơ sở vật chất tại các điểm di tích trên để phục vụ nhu cầu thăm quan nghiên cứu của khách du lịch cần được trú trọng. Cụ thể ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám nên mở cửa phòng sách, phòng tư liệu cho khách đến thăm quan được tìm hiểu và nghiên cứu. Khu nhà Thái Học có thể sử dụng phần vườn sau để làm nơi nghỉ ngơi, đọc sách cho khách tham quan. Khu di tích Hồ Hoàn Kiếm, cần tập trung vào việc sắp xếp lại khu vực để xe, nhà vệ sinh công cộng để đảm bảo giữ gìn cảnh quan thắng cảnh hồ, di tích văn hóa đến Ngọc Sơn cần được tu bổ, các di tích lân cận trong cụm di tích cần được bảo vệ để tránh tình trạng các hang rong che lấp làm mờ nhạt giá trị của các di tích. Riêng đối với cụm di tích lăng chủ tịch Hồ Chí Mình là một điểm du lịch đặc biệt quan trọng, được quản lý trực tiếp với bộ Quốc phòng và yếu tố an ninh được thắt chặt thì việc xây dựng cơ sở vật chất đã được trú trọng. Tuy nhiên vấn đề về nơi vệ sinh, lối đi và sự tiện dụng của các

dịch vụ cần được sắp xếp hợp lý hơn. Tại đây, khu dịch vụ ăn uống quà lưu niệm có thể đưa ra ngoài khu vực bảo tàng thay vì tạo ra một không gian trật trội ồn ào tại khu di tích các ngôi nhà của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về tổ chức các lễ hội và sự kiện văn hóa tại các cụm di tích trên cũng là một trong những hoạt động cần thiết để tăng cường quảng bá du lịch, bồi dưỡng sự hiểu biết về các di sản trên với nhân dân và bạn bè quốc tế. Ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám cần duy trì các hoạt động đã đi vào thường niên như: lễ dâng hương các bậc thánh hiền, tổ chức cờ người,văn nghệ âm nhạc dân tộc vào dịp năm mới, lễ tôn vinh các vị Tiến sĩ, là nơi hội họp của các tổ chức văn hóa như câu lạc bộ thơ Thăng Long, hội nhà giáo ưu tú…. Ở bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp tục thiết kế các mô hình trưng bày thể hiện cuộc đời sự nghiệp cách mạng của bác Hồ Chí Minh đối với vận mệnh của đất nước. Phòng tái hiện lịch sử cần được xây dựng nội dung phong phú hơn, ngoài những hình ảnh về bác Hồ cần có những hoạt động tái hiện lịch sử cụ thể qua đời sống của bộ đội cụ Hồ, các cuộc đấu trí của chính phủ Việt Nam với chính phủ Pháp, Mỹ… bên cạnh đó còn có các hoạt động về tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về cách mạng Việt Nam, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của bác Hồ, hội sách Việt Nam… Đây là những hoạt động mang tính quần chúng cao nhằm tôn vinh giá trị văn hóa lịch sử của các di sản trên.

3.2. Các nhóm giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn tới

3.2.1. Giải pháp về nhân sự du lịch văn hóa

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du lịch Hà Nội, bao gồm: đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn – nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch... , lao động

làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trên địa bàn thành phố.

Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015, 90% đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch, cán bộ công tác trong các trường dạy du lịch được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ quản lý du lịch, cập nhật kiến thức mới, ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu công tác; 50% đội ngũ lao động tại các công ty du lịch, khu du lịch, khu sinh thái, trong các khách sạn – nhà hàng… được bồi dưỡng, cập nhật thông tin, văn hóa ứng xử trong lĩnh vực du lịch.

- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cần phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế, hoàn thiện chương trình khung đào tạo nghề du lịch, chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.

- Tổ chức thi sát hạch cấp thẻ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch.

- Định kỳ tổ chức một số chương trình bồi dưỡng nghề du lịch, chương trình bồi dưỡng cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch đặc biệt chú trọng các chương trình bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên.

- Định kỳ tổ chức các hội thi tay nghề, thi chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tập trung vào các nghề trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành, hướng dẫn du lịch... nhằm nâng cao nghiệp vụ du lịch, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác đào tạo, nghiên cứu học tập trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hiệu quả với các dự án đào tạo của nước ngoài.

3.2.2. Giải pháp về xây dựng và triển khai các sản phẩm du lịch văn hóa mới trên địa bàn nội thành Hà Nội

- Định vị và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Sự ra đời của Trung tâm Hà Nội học và Phát triển thủ đô là dấu mốc quan trọng đặc biệt trong việc định vị giá trị văn hóa của Hà Nội. Trung tâm là nơi tập hợp của các nhà nghiên cứu liên ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, là các chuyên gia hàng đầu từ các cơ quan đào tạo, nghiên cứu lớn của quốc gia và quốc tế. Sự kiện này cho thấy, di sản văn hóa Hà Nội đã trở thành mối quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu trong nước. Điều đó cũng cho thấy giá trị về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của Hà Nội được khẳng định một cách rõ ràng, từ đó hình thành nên các sản phẩm du lịch văn hóa mang đậm đặc trưng của Hà Nội.

Để du lịch văn hóa của Hà Nội nói chung được định vị trong nền kinh tế du lịch Việt Nam và du lich văn hóa trong địa bàn nội thành Hà Nội nói riêng thì Sở Du lịch Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu về đặc trưng của thủ đô Hà Nội. Trong đó việc điều tra thường xuyên hai đối tượng là người dân Hà Nội và khách du lịch đến với Hà Nội được giao cho các nhà khoa học có chuyên môn về văn hóa lịch sử và du lịch. Từ đó tìm ra những đặc điểm được đánh giá là đặc trưng nhất của Hà Nội thông qua những đánh giá của người dân địa phương và khách du lịch.

Bên cạnh đó, thực hiện công tác đánh giá thực trạng các khu du lịch, điểm du lịch để có thể đánh giá được tiềm năng phát triển khi tiến hành đưa các địa điểm du lịch này trở thành sản phẩm du lịch đặc thù xem có phù hợp với nguồn lực mà dự án có không.

Kế hoạch tổ chức các chương trình khảo sát, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia để lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch Hà Nội tiêu biểu, đặc thù có chất lượng cao để tạo điểm nhấn thu hút khách và đảm bảo việc đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch có trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả khai thác tài nguyên đã được triển khai và thực hiện ở các cấp quản lý du lịch. Tháng 12/2015 tại Hà Nội, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch đã tổ chức thành công hội thảo “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông Hồng”.

Với vai trò là trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội có ưu thế mạnh về phát triển du lịch với các loại hình sản phẩm du lịch như sau:

- Du lịch văn hóa: Là thế mạnh và là sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội, tập trung vào các loại hình như tham quan di tích lịch sử văn hoá, làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng.

- Du lịch sinh thái tập trung vào các sản phẩm: Tham quan, nghiên cứu tìm hiểu các giá trị cảnh quan, sinh thái tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì; khu danh thắng Hương Sơn; khu vực núi Sóc - hồ Đồng Quan.

- Du lịch vui chơi giải trí: Tập trung hình thành các khu vui chơi giải trí như Khu vui chơi giải trí tổng hợp Sóc Sơn; Khu vui chơi giải trí khám phá thiên nhiên Ba Vì; Khu vui chơi giải trí thể thao ở khu vực Ba Vì, Sóc Sơn; Khu vui chơi giải trí Thế giới nước Hồ Tây; Khu Thiên đường Bảo Sơn.

- Du lịch MICE gồm: Các sự kiện chính trị quốc tế, các sự kiện văn hóa thể thao lớn được tổ chức thường xuyên, các sự kiện du lịch: hội chợ du lịch, festival du lịch...

- Nâng cao chất lượng các sản phẩm DL đặc thù của Hà Nội

Sau khi đã xác định được các sản phẩm du lịch đặc thù của du lịch Hà Nội sẽ tiến hành lập đề án Bảo tồn và phát huy giá trị của sản phẩm đặc thù theo định hướng phát triển bền vững. Để phát triển du lịch đặc thù Hà Nội cần lưu ý tới một số giải pháp cụ thể sau :

Quy hoạch tổ chức không gian du lịch phải phù hợp với Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới và các quy định pháp lý được quy định trong các Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch và các luật có liên quan.

Đánh giá đúng thực trạng về “khả năng đón tiếp” của điểm du lịch, phú hợp khả năng chịu tải của tài nguyên và môi trường du lịch. Từ đó có thể đánh giá được mức độ tác động của hoạt động du lịch đến môi trường và điểm du lịch.

Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động du lịch, theo đó cần có sự hỗ trợ vật chất từ thu nhập du lịch để cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng được tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch.

Xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, phù hợp với đặc thù của điểm du lịch nhằm đảm bảo đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả tránh việc đầu tư dàn trải.

Phát triển mạng lưới giao thông và công trình công cộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sản phẩm đặc thù.

Xây dựng, sửa chữa các công trình công cộng, các công trình hỗ trợ cho du lịch, đầu tư nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch; khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong các lĩnh vực quản lý lữ hành, vận chuyển, khách sạn, quảng bá du lịch.

Xây dựng thêm hệ thống nhà chờ, ghế nghỉ; phát triển hệ thống các cửa hàng phục vụ đồ ăn, uống giá rẻ; bố trí khu vực tủ gửi đồ miễn phí…

- Quảng bá hình ảnh sản phẩm DL đặc thù: là việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch đặc thù. Nghiên cứu xây dựng hệ thống thương hiệu bao gồm: thương hiệu du lịch vùng, Hà Nội, thương hiệu sản phẩm du lịch đặc thù, thương hiệu doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội.

Tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia tư vấn, các doanh nghiệp lữ hành và kết quả nghiên cứu thị trường cụ thể để xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nội.

Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu du

lịch.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và quảng bá

thương hiệu du lịch Hà Nội.

Tổ chức các chương trình, sự kiện du lịch lớn trong và ngoài nước để truyền thông thương hiệu du lịch Hà Nội.

+ Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nội.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí