Đánh Giá Của Khách Về Hoạt Động Trưng Bày Hiện Vật Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Chia Theo Đối Tượng Khách Du Lịch


thời đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân ngày càng cao...do vậy, các tổ chức, cá nhân có điều kiện đều muốn đóng góp công, của để thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng và tâm linh của mỗi người.

- Công tác phát huy giá trị di tích: Hiện nay, công tác này được các cấp quan tâm, thể hiện trên các mặt: tổ chức tập huấn Luật di sản văn hoá cho các đối tượng liên quan đến việc quản lý và trực tiếp bảo vệ di tích; tổ chức viết sách giới thiệu di tích, tổ chức các hội thảo khoa học phục vụ công tác truyên truyền hoặc công tác tu bổ tôn tạo di tích; tổ chức kiểm kê khoa học cho các hiện vật có trong di tích do Ban quản lý di tích Danh thắng trực tiếp quản lý và hướng dẫn, phối hợp thực hiện đối với các di tích đã xếp hạng; tổ chức in tờ gấp giới thiệu di tích; tuyên truyền, giới thiệu di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng; đón tiếp khách tham quan; củng cố Ban quản lý di tích ở cơ sở.

Ngay sau khi thành lập (năm 1988), Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu

- Quốc Tử Giám đã chủ động nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng nhiều giải pháp hiệu quả để quản lý, bảo tồn Di tích và tổ chức các hoạt động văn hóa, khoa học, phục vụ khách tham quan du lịch. Việc tổ chức hoạt động du lịch được thực hiện đều đặn hàng ngày theo một lịch trình đã được thông báo trước. Kế hoạch tổ chức hoạt động du lịch thông thường gần như không thay đổi hàng năm.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, công tác bảo tồn và phát huy giá trị cũng như tổ chức quản lý du lịch ở Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức. Chính vì vậy, từ năm 2017, Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành đơn vị tự chủ. Việc tổ chức hoạt động du lịch được thực hiện theo quy chế do Trung tâm đặt ra về tổ chức các hoạt động văn hóa, liên doanh, liên kết, nhận tài trợ, đúng pháp luật và thúc đẩy tiến độ xây dựng Quy hoạch tổng thể Di tích để tạo hành lang pháp lý và cơ sở hạ tầng cho công tác này.

Việc tổ chức các hoạt động văn hóa phong phú về loại hình, độc đáo về tính chất, đầy màu sắc truyền thống, năng động và nhộn nhịp, có khả năng hòa nhập giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống với hiện đại… chính là giải pháp tốt nhất


để bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong cuộc sống đương đại và góp phần gìn giữ “Một Thăng Long văn hiến” trong lòng “Một Hà Nội văn minh, hiện đại” cho hôm nay và mai sau. Nên ngoài hoạt động tổ chức du lịch thông thường, Trung tâm còn lên kế hoạch tổ chức các sự kiện tại Văn Miếu

– Quốc Tử Giám hàng năm hoặc theo từng quý/tháng. Cụ thể, Trung tâm đã phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu, văn hóa giáo dục, du lịch… khác trong nước và quốc tế tổ chức hàng trăm sự kiện văn hóa có ý nghĩa, được giới chuyên môn đánh giá cao như: Ngày hội đọc sách, Ngày thơ Việt Nam, Lễ phong hàm Giáo sư, Tuyên dương Thủ khoa, Khen thưởng học sinh giỏi, Trao bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, Cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi, Triển lãm về tài liệu lưu trữ, Ảnh nghệ thuật, Lớp học Hán - Nôm, Triển lãm thư pháp Việt Nam, Nhật Bản, Triển lãm cây cảnh - đá quí, Gốm Bát Tràng… Tất cả những hoạt động này đều được lập kế hoạch rõ ràng, phối hợp với nhiều cơ quan chức năng để cùng tổ chức.

Có thể thấy, công tác lập kế hoạch tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch, văn hoá ở di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được thực hiện rất kỹ lưỡng. Thông thường được thực hiện ở Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám, có sự phối hợp với các bên liên quan. Các bản kế hoạch này tuỳ theo mức độ quy mô mà phải được các cấp có thẩm quyền tương ứng phê duyệt, quyết định.

3.2.3 Thực hiện quản lý hoạt động du lịch

3.2.3.1. Quản lý trưng bày hiện vật

Tại nhà Đại bái và Hậu cung có trưng bày một số hiện vật quý là chuông lớn, khánh đá, bình phong, câu đối, Bức Đại tự “Vạn Thế Sư Biểu” (Người Thầy tiêu biểu của muôn đời) thế kỷ 18 có bút tích của vua Khang Hy, đời nhà Thanh. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ bức Đại Tự của cụ Nguyễn Nghiễm bố của Đại thi hào Nguyễn Du. Sau khu Đại Bái chính là Trường Quốc Tử Giám cũ (nay là nhà Thái học). Xung quanh khu vực nhà Thái học có phòng trưng bày về lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám lưu giữ nhiều hiện vật về Nho giáo, lịch sử khoa bảng, bút nghiên, đồ tứ bảo, cột gỗ lim, hiện vật gốm sứ như bát đĩa, ấm chén, gạch đất nung, ngói mũi hài... được tìm thấy dưới lòng đất Văn Miếu.


Tiền đường là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngày nay, đồng thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật dân tộc, ống muống nối Tiền đường với Hậu đường vào với nhau và có hai cửa sang nhà chuông, nhà trống.

Hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng, tầng một là nơi tôn vinh Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và là nơi trưng bày về Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và nền giáo dục Nho học Việt Nam giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng những giá trị sâu sắc của truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, đề cao nhân tài, thừa kế và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Tầng 2 là nơi tôn thờ các danh nhân đã có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học của Việt Nam. Đó là các vị Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.

Tại các khu trưng bày VMQTG, khách tham quan tự do quan sát, chiêm ngưỡng, nghiên cứu, khảo sát, quay phim chụp ảnh. Các hiện vật trưng bày đóng vai trò như là những đối tượng tham quan tại di tích.

Kết quả đánh giá của khách về hoạt động trưng bày hiện vật được thể hiện tại Bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Đánh giá của khách về hoạt động trưng bày hiện vật tại Văn Miếu Quốc Tử Giám chia theo đối tượng khách du lịch


Tiêu chí đánh giá

Điểm đánh giá

Trung

bình

Châu

Âu

Bắc

Mỹ

Châu

Á

Việt

Nam

Hiện vật trưng bày thể hiện rõ nét truyền

thống

2,5

2,9

2,7

2,3

2,2

Hiện vật trưng bày được bảo quản tốt

2,6

3,0

2,8

2,4

2,5

Hiện vật trưng bày được bố trí hợp lý

2,5

3,0

2,9

2,3

2,5

Các bảng chỉ dẫn đầy đủ rõ ràng

2,5

3,2

2,7

2,3

2,2

Hiện vật trưng bày hấp dẫn

2,5

3,2

2,8

2,3

2,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám - Hà Nội - 10

Nguồn: Khảo sát của tác giả


Đánh giá tiêu chí hiện vật trưng bày thể hiện rõ nét các giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học, nghệ thuật của di tích: khách du lịch Châu Âu đánh giá cao nhất là 2.9, khách Việt Nam đánh giá thấp nhất là 2.2.

Đánh giá tiêu chí các hiện vật trưng bày của di tích được bảo quản tốt: khách Châu Âu đánh giá cao nhất nội dung này (3.0), Châu Á đánh giá thấp (2.4).

Các bảng chỉ dẫn thông tin về các hiện vật đầy đủ và rõ ràng: khách Châu Âu đánh giá cao nhất là 3.1, khách Việt Nam đánh giá thấp nhất là 2.2.

Đánh giá tiêu chí các hiện vật trưng bày hấp dẫn khách tham quan: khách Châu Âu đánh giá cao nhất là 3.1, khách Châu Á và Việt Nam đánh giá thấp nhất đều là 2.3.

Khảo sát thêm về các hiện vật trưng bày theo sự thể hiện, những người tham gia khảo sát đã đánh giá như sau:

Phần đông người được hỏi cho rằng hiện vật trưng bày đã thể hiện rõ nét truyền thống (56,4%) nhưng số người đánh giá ở mức độ khá đồng ý cũng rất lớn là 25,7%. Số lượng người ít đồng ý với quan điểm này là 9,8% và chỉ có 1,3% là không đồng ý. Điều đó cho thấy công tác quản lý trưng bày hiện vật đã đáp ứng đúng tiêu chí thể hiện nét truyền thống của khu di tích.

Có 55,6% số người tham gia khảo sát khẳng định hiện vật trưng bày đã thể hiện giá trị văn hóa lịch sử của di tích. 28% thì khá đồng ý với ý kiến này, 6,7% ít đồng ý và không có ai không đồng ý với nhận định này. Trên thực tế, hiện vật trưng bày trong di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám khá phong phú và đa dạng ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau nên số người đánh giá về tính thể hiện giá trị tinh thần của di tích hay đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá về di tích rất cao.


Bảng 3.2. Đánh giá của khách về hoạt động trưng bày hiện vật tại cụm di tích



Tiêu chí đánh giá

Đồng ý

Khá đồng

ý

Trung lập

Ít đồng ý

Không

đồng ý


Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Hiện vật trưng bày thể hiện rõ nét truyền

thống


127


56.4%


51

22.7

%


22

9.8

%


22

9.8

%


3

1.3

%


225

Hiện vật thể hiện giá

trị văn hóa, lịch sử của di tích


125


55.6%


63

28.0

%


22

9.8

%


15

6.7

%


0

0.0

%


225

Hiện vật thể hiện giá

trị tinh thần của di tích


110


48.9%


79

35.1

%


20

8.9

%


14

6.2

%


2

0.9

%


225

Hiện vật đủ cho nhu cầu tìm hiểu khám

phá về di tích


94


41.8%


65

28.9

%


36

16.

0%


29

12.

9%


1

0.4

%


225

Hiện vật trưng bày

phù hợp với di tích

97

43.1%

57

25.3

%

45

20.

0%

16

7.1

%

10

4.4

%

225

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Khi đánh giá về mức độ các hiện vật được trưng bày đủ cho nhu cầu khám phá về di tích thì mức độ ít đồng ý là 41,8% và không đồng ý chỉ có là 0,4%. Điều này cho thấy sự nỗ lực của những người sưu tầm hiện vật trong Trung tâm quản lý rất lớn.

Nhìn chung, đánh giá về hoạt động trưng bày hiện vậy của DTLSVH Văn Miếu Quốc Tử Giám rất cao, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách du lịch khi đến thăm và tìm hiểu về nơi này.

3.2.3.2. Quản lý hoạt động hướng dẫn tham quan

Hiện nay, tại di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám, những người thực hiện hoạt động hướng dẫn tham quan cho du khách thường là những hướng dẫn viên đi cùng đoàn khách trong chương trình du lịch, hoặc những thuyết minh viên tại điểm. Tại VMQTG đều có cung cấp dịch vụ thuyết minh tại điểm. Không có quy định bắt buộc phải đăng ký dịch vụ thuyết minh trước, tuy nhiên tùy theo


quy mô, thời điểm, đoàn khách có quy mô lớn nên đăng ký trước dịch vụ thuyết minh tại điểm. Đăng ký dịch vụ thuyết minh qua điện thoại hoặc trực tiếp tại các quầy bán vé tham quan.

Dịch vụ thuyết minh chủ yếu được thực hiện trong 45 phút, với quy mô đoàn dưới 50 người khách, phí thuyết minh là 50.000 đ /1 lượt. Lộ trình tham quan tại VMQTG: Văn Miếu Môn – Đại Trung Môn – Khuê Văn Các – Giếng Thiên Quang, Bia Tiến Sĩ – Đại thành môn – Nhà Đại bái, Hậu Cung –Di tích Thái học – Quốc tử giám. Thuyết minh viên tại di tích chủ yếu phục vụ những đoàn khách du lịch nội địa. Những đoàn khách du lịch quốc tế thường sử dụng hướng dẫn viên theo đoàn. Hướng dẫn viên theo đoàn thường cung cấp cho khách những thông tin khái quát về di tích, thời gian và nội dung thuyết minh ít hơn so với thuyết minh viên tại điểm, chủ yếu dành thời gian cho khách tham gia các hoạt động khác như: xem biểu diễn nghệ thuật, mua sắm đồ lưu niệm...

Thuyết minh viên được yêu cầu trang phục đồng phục: Nữ mặc áo dài, nam mặc quần âu sẫm màu, áo sơ mi sáng màu, đi giày da hoặc dép quai hậu, được bố trí loa và các dụng cụ cần thiết cho công tác thuyết minh.

Hiện tại, Trung tâm đã cung cấp dịch vụ thuyết minh tự động giúp du khách chủ động tìm hiểu nội dung thông tin, góp phần nâng cao chất lượng chuyến tham quan. Nội dung thuyết minh tự động là những phỏng vấn, chia sẻ của chuyên gia sẽ cung cấp cho du khách những thông tin về lịch sử, văn hóa liên quan đến từng điểm tham quan thông qua các giọng đọc chuẩn, truyền cảm của thuyết minh người bản xứ cho từng ngôn ngữ. Nội dung thuyết minh gồm 8 ngôn ngữ: Việt Nam, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Quý khách sẽ có được sự trải nghiệm thú vị và độc đáo theo hành trình của riêng mình khi đến với di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Với hình thức thuyết minh tự động, du khách có thể tự mình tìm hiểu di tích mà không phải phụ thuộc vào người khác khiến cho họ có cảm giác thoải mái hơn. Đây cũng là hình thức thuyết minh hiện đại mà không phải DTLSVH nào cũng có.

Đánh giá của khách du lịch về hoạt động hướng dẫn tham quan được thể hiện ở bảng 3.4. Để tham quan di tích, khách du lịch có thể sử dụng hướng dẫn viên du


lịch, thuyết minh viên tại di tích hoặc tự tham quan. Trong số 215 khách được khảo sát tại di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám có 184 khách tham quan cùng với hướng dẫn viên hoặc thuyết minh viên.

Đánh giá tiêu chí những thông tin TMV/HDV cung cấp đầu đủ, chính xác: theo Quốc tịch, khách Châu Á là thấp nhất (2.6). Theo mục đích đến, khách mục đích nghiên cứu đánh giá cao nhất (3.3), khách với mục đích tham quam đánh giá thấp nhất (2.7). Theo nghề nghiệp, khách nghề nghiệp khác đánh giá thấp nhất hoạt động này (2.7).

Bảng 3.3: Đánh giá của khách về hoạt động hướng dẫn tham quan tại di tích



Tiêu chí đánh giá

Điểm đánh giá

Trung

bình

Châu

Âu

Bắc

Mỹ

Châu

Á

Việt

Nam

Những thông tin TMV/HDV cung cấp đầy đủ,

chính xác

2.8

3.0

3.0

2.6

3.0

TMV/HDV hướng dẫn tham quan một cách

hấp dẫn

3.0

3.2

3.2

2.8

3.2

TMV/HDV liên kết được các hiện vật trưng

bày

2.8

3.1

3.0

2.6

3.0

Trình độ ngôn ngữ của TMV/HDV đủ thể

hiện, diễn tả về khu di tích

3.0

3.4

3.1

2.8

3.1

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Đánh giá tiêu chí TMV/HDV hướng dẫn tham quan một cách hấp dẫn: theo quốc tịch, khách Châu Âu đánh giá cao nhất theo 3.2. Theo mục đích đến, khách đến với mục đích vui chơi đánh giá cao nhất nội dung này (3.4), khách với mục đích tham quan đánh giá thấp nhất (2.9).

Đánh giá tiêu chí HDV/TMV liên kết được các hiện vật trưng bày: theo quốc tịch, đánh giá cao nhất là khách Châu Âu (3.1), thấp nhất là khách Châu Á (2.6). Theo mục đích đến của khách, khách mục đích tham quan là chủ yếu đánh giá là 2.8, khách với mục đích vui chơi đánh giá 3.1.


Đánh giá tiêu chí trình độ ngôn ngữ của TMV/HDV đủ để thể hiện, diễn tả: theo quốc tịch, khách Châu Âu cho điểm cao nhất là 3.4, khách Châu Á chiếm đa số đánh giá thấp nhất (2.8). Theo mục đích đến, khách mục đích tham quan đánh giá cao nhất (3.4), khách mục đích nghiên cứu đánh giá thấp nhất (2.7).

Điểm trung bình đánh giá tổ chức hoạt động hướng dẫn thấp nhất là 2.8, cao nhất là 3.0. Trong đó, du khách châu Á vẫn luôn là nhóm đánh giá thấp nhất trong khi khách châu Âu lại luôn có cái nhìn rộng rãi hơn.

Có thể thấy, đánh giá về hoạt động hướng dẫn tham quan cũng rất khả quan. Với rất nhiều hình thức hướng dẫn tham quan như hiện nay ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, gần như các nhu cầu tìm hiểu về di tích này của du khách được đáp ứng khá đầy đủ.

3.2.3.3. Quản lý hoạt động lễ hội

Tại Văn Miếu - Quốc tử Giám. Lễ hội tiêu biểu là lễ hội xuân thường được tổ chức từ ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán. Khách du xuân Văn Miếu-Quốc Tử Giám dạo phố ông Đồ xin chữ, xem triển lãm thư pháp, nói chuyện thơ xuân. Ở sân Thái Học, chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công không chuyên và chuyên nghiệp đoàn Nghệ thuật dân gian truyền thống. Những tiết mục biểu diễn ca trù, hát xẩm, múa ống tập thể nam, nữ, hát văn ông Hoàng Mười, cô Bơ, cô bé thượng ngàn ... và các chương trình biểu diễn khác như múa rối nước, biểu diễn múa long ly quy phượng. Tại đây, năm nào cũng tổ chức hoạt động thi đấu cờ người của các kỳ thủ hàng đầu Hà Thành. Các hoạt động dâng hương, dâng lễ trước ban thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền trong Đại Bái Đường, cùng ban thờ danh nhân Chu Văn An trong nhà Thái Học để mong cho một năm mới tốt đẹp, việc học trôi chảy là một trong những nét đẹp, và tạo nên sự khác biệt về văn hóa, không khí đón Xuân của Thủ đô so với những nơi khác trong cả nước.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí