Thống Kê Lượng Khách Du Lịch Nhóm Tham Quan Khảo Sát, Nghiên Cứu Khoa Học Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Giai Đoạn Năm 2012 - 2017


Nếu kể tên những danh thắng bậc nhất của đất "Hà Thành" xưa và nay có lẽ ai cũng nghĩ đến VMQTG, đây là một quần thể kiến trúc văn hóa hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô chúng tôi khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. [Phỏng vấn Ông Phạm Ngọc Dũng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội].

Mặc dầu có nhiều di sản mang đậm dấu ấn nghìn năm, nhưng biểu tượng chính thức của Thủ đô Hà Nội chỉ có một, Khuê Văn Các với những giá trị độc đáo, nhiều tầng ý nghĩa đã trở thành hình ảnh đại diện. Được tham quan trải nghiệm tại di tích cổ, không chỉ có cảnh trí thiên nhiên mà còn thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử, khám phá nét đẹp độc đáo, đặc sắc của Khuê Văn Các...Với tự hào dân tộc, anh Đặng Xuân Ngọc, 35 tuổi, một du khách làm công tác quản lý từ thành phố Hồ Chí Minh tham quan VMQTG vào tháng 3 năm 2017 nói:

Chọn Khuê Văn Các làm biểu tượng của Hà Nội là phù hợp và cần thiết, Khuê văn Các là biểu tượng đỉnh cao của trí tuệ, là sự khái quát, sự khẳng định chân lý "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", nên nhìn vào đó, mỗi con người dường như thấy mình cần phải có trách nhiệm trau dồi kiến thức, trí tuệ, văn hóa để giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta để lại. Mặt khác, thông qua hình ảnh biểu tượng này, người dân trong nước, bạn bè quốc tế đến Thăng Long - Hà Nội nhiều hơn [Phỏng vấn anh Đặng Xuân Ngọc].

Khi trải nghiệm những giá trị của VMQTG, NCS có trao đổi với hướng dẫn viên du lịch của Công ty du lịch Viettravel, anh Mai Văn Phú cho biết: "VMQTG là một trong những quần thể xây dựng lâu đời và quan trọng bậc nhất tại Hà Nội, là nơi đáng để cho du khách đến tham quan" [Phỏng vấn anh Mai Văn Phú, 30 tuổi, Hà Nội].

Hướng dẫn viên du lịch của Công ty Saigontourist, anh Phạm Văn Lợi cũng cho rằng: "VMQTG là địa điểm mình đã dẫn rất nhiều bạn bè, du khách


đến. Một nơi cho mình cảm giác thân quen và tự hào về lịch sử của dân tộc Việt Nam" [Phỏng vấn anh Phạm Văn Lợi].

Với sự cảm nhận tinh tế, đặc biệt trong chuyến thăm VMQTG của Ông Margarita - Popova - Phó Tổng thống nước Cộng hòa BunGary, ngày 29/11/2015, trong sổ lưu niệm ghi: "Tính thông minh, sự cân đối, yên tĩnh khiến cho những người đến VMQTG sự thông thái, bình tĩnh, hài hòa mà Quốc Tử Giám mang lại là sự ghi nhận đối với các thế hệ tương lai" [139].

Như vậy, với sự hấp dẫn của VMQTG nói trên, chính là cơ sở quan trọng để hình thành nên các chương trình tham quan du lịch tại VMQTG thời gian qua. Qua khảo sát thực tế và thống kê, các chương trình tham quan du lịch đến VMQTG chỉ thường kéo dài trong ngày với các lộ trình: Tham quan Văn Miếu Môn đến Đại Trung môn, Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang - Bia tiến sĩ, Tả Vu

- Hữu Vu - Điện Đại Thành, Nhà Thái Học (xưa kia là trường Quốc Tử Giám).

Bên cạnh đó, có thể nói, trong các chương trình tham quan du lịch của các công ty trên địa bàn Hà nội thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn xuất hiện với tư cách là điểm tham quan du lịch có giá trị, là điểm đến có sức hấp dẫn, là sự kết nối hình thành trong các tua du lịch của du khách tại Thủ đô Hà Nội.

3.1.2. Sản phẩm du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học

Từ kết quả khảo sát thực địa, NCS chia khách du lịch nghiên cứu khoa học tại VMQTG làm ba nhóm: nghiên cứu lịch sử văn hóa, giáo dục Việt Nam; tham quan học tập chuyên đề và khuyến tài, khuyến học.

* Khảo sát, nghiên cứu lịch sử văn hóa, giáo dục Việt Nam: Nhóm này gồm các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, các nhà nghiên cứu về văn hóa, giáo dục, lịch sử, họ đến khảo sát về truyền thống giáo dục của Việt Nam thời trung đại, nghiên cứu tài liệu về VMQTG, kiến trúc cổ, bia tiến sỹ…

Đây là những du khách thường tự đến hoặc thông qua các công ty du lịch đến di tích VMQTG. Trong đó, một số muốn tự tìm hiểu, khám phá VMQTG mà không cần đến người hướng dẫn. Một số khác có nhu cầu quan sát trực diện, được nghe những lời giới thiệu, cung cấp những thông tin về nơi tham quan, để hiểu ý nghĩa của những hiện vật họ đang quan sát. Bên cạnh đó,


họ cần cung cấp thông tin về Nho học, các danh nhân đang được thờ tại Văn Miếu (Khổng Tử, các học trò xuất sắc của Khổng Tử, Chu Văn An và 3 vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông). VMQTG luôn được xem là biểu tượng cho truyền thống văn hóa lâu đời của đất Việt, một di tích quan trọng trong tâm thức người Hà Nội. Tại đây, những tấm bia đá ghi tên tuổi của những học giả kiệt xuất của dân tộc với ý chí không ngừng học tập được lưu danh. Khi được hỏi về vai trò lịch sử, hệ thống kiến trúc của VMQTG, ông Lê Quý Đức, một nhà nghiên cứu văn hóa cho biết:

Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong gần một ngàn năm qua xứng đáng là biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, những ai quan tâm đến văn hóa, giáo dục thời trung đại nước ta đến đây để tham quan nghiên cứu [Phỏng vấn ông Lê Quý Đức, nhà nghiên cứu văn hóa, ngày 2/4/2018]. [phụ lục 3]

Bên cạnh đó, các hoạt động mang tính giao lưu văn hóa quốc tế giữa Việt Nam với các nước cũng được diễn ra tại VMQTG.

Với các đoàn khách cấp cao của Đảng và Nhà nước ta, các đoàn khách quốc tế trong đó có các nguyên thủ quốc gia của các nước trên thế giới đến thăm Việt Nam như: Tổng thống Mianma, Tổng thống Cộng hòa Ailen, đoàn đại biểu Quốc hội Cộng hòa dân chủ Lào và một số các Đại sứ quán… Để cảm nhận các GTDSVH VMQTG với tinh thần trân trọng, Ông Sergie Maltarella Tổng thống Italia, trong chuyến thăm ngày 6/11/2015 đã ghi trong sổ lưu niệm: "Với lòng kính trọng khi tới thăm Văn Miếu nơi chuyển tải văn hóa trong hàng thế kỷ" [139].

Ngày 9/02/2017 trong chuyến thăm Văn Miếu, Phó Thủ tướng Mirzaev Zoyir của Uzberkistan đã ghi cảm tưởng của mình tại VMQTG: "Lịch sử của nhân dân Việt Nam, lịch sử nền giáo dục Việt Nam được thể hiện rõ ràng tại di tích Quốc gia này. Tôi hiểu rõ ràng rằng, giáo dục ngay từ những năm thời xa xưa đã luôn gắn liền với tình yêu Tổ quốc, tôn trọng nhau và tôn trọng những người Thầy" [139].


* Tham quan học tập chuyên đề: Du khách đến tham quan VMQTG là những sinh viên, học viên các lớp học chuyên đề, cao học, nghiên cứu sinh… [Phụ lục 5, hình 5] họ là những người đã có kiến thức nhất định về Nho học và các lĩnh vực văn hóa khác. Cùng với hướng dẫn viên du lịch hay cán bộ VMQTG, với thời gian lưu lại di tích khoảng từ 120 đến 240 phút, người tham quan có thể tìm hiểu chủ yếu vào chuyên đề quan tâm như: nghiên cứu giáo dục Nho học; nội dung và cách thức dạy học với vấn đề thi cử; điện Đại Thành với khía cạnh tư tưởng của Nho giáo với vấn đề giáo dục con người, vai trò của Khổng Tử là một nhà giáo dục; khu Thái Học và vấn đề giáo dục tại Quốc Tử Giám, quy mô trường lớp, học tập và giảng dạy tại nhà trường. Ngoài ra họ còn nghiên cứu các vấn đề kiến trúc, hội họa, điêu khắc (biểu tượng Khuê Văn Các; tranh; tượng thờ và trang trí; chữ viết, họa tiết hoa văn của các tấm bia) và cách quản lý, vận hành của VMQTG như một thiết chế giáo dục của một quốc gia.

Di tích lịch sử VMQTG là một điểm du lịch văn hóa, một điểm tham quan hết sức quyến rũ với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến. Di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, VMQTG tạo nên một không gian văn hóa, môi trường mang tính cổ xưa. Đây chính là cơ sở quan trọng đảm bảo cho việc xây dựng một chương trình tham quan du lịch các sản phẩm đặc thù như: lễ hội, du lịch tham quan nghiên cứu lịch sử, giáo dục, truyền thống hiếu học, kiến trúc nghệ thuật… Trên cơ sở khai thác hợp lý các giá trị văn hóa cho phát triển du lịch chính là hướng tới khám phá các giá trị văn hóa VMQTG.

* Khuyến tài, khuyến học: Đối tượng tham quan thường là các em học sinh trường Tiểu học, Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông… , các em thường đi theo trường với mong muốn tham quan trực tiếp kết hợpvới hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử, truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, coi trọng nhân tài, tôn sư trọng đạo của dân tộc, biểu dương tinh thần và kết quả học tập của các em. Qua đó, khuyến khích các em phấn đấu học tập tốt hơn.


Bảng 3.2. Thống kê lượng khách du lịch nhóm tham quan khảo sát, nghiên cứu khoa học tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn năm 2012 - 2017

Đơn vị tính: lượt người


Loại khách

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng số khách đến Văn Miếu -

Quốc Tử Giám


1.478.000


1.553.000


1.490.000


1.225.000


1.484.000


1.623.000

Tổng số khách quốc tế đến

VMQTG


591.000


621.000


596.000


490.000


594.000


650.000

Tổng số khách nội

địa


887.000


932.000


894.000


735.000


890.000


973.000

Khách tham quan du lịch khảo sát, nghiên cứu

khoa học


340.000


290.000


290.000


250.000


285.000


300.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 12

Nguồn: [132; 133; 134; 135; 136; 137].

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những quần thể xây dựng lâu đời và quan trọng bậc nhất tại Thủ đô Hà Nội. Những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của khu di tích đã làm cho VMQTG trở thành điểm đến của các em học sinh. Là một di sản Nho học, với các em học sinh, sinh viên đến đây để thể hiện sự tôn vinh sự học tập và đào tạo người hiền tài của đất nước.

Nghiên cứu sinh đã trò chuyện với học sinh lớp 4 và thầy giáo trường tiểu học Lý Thường Kiệt, quận Đống Đa, Hà Nội được thực hiện trong chương trình thực hành cho trẻ tham quan di sản theo cách tiếp cận mới đề cao tính tham gia, chủ động sáng tạo của học sinh do ban quản lý VMQTG phối hợp với nhà trường năm 2016. Với cách tiếp cận mới trong giáo dục di sản này đòi hỏi xây dựng các chương trình giáo dục thông qua trải nghiệm di sản một cách chủ động, tích cực, sáng tạo gắn với mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức và kỹ năng của cấp học, phù hợp với yêu cầu của từng môn học thông qua khung chương trình do cán bộ di


tích thiết kế nhằm giúp học sinh tự chuẩn bị tài liệu về di sản, di tích ngay trước chuyến tham quan trải nghiệm tại di tích, gắn kết di sản với chương trình của học sinh. Với tâm trạng đầy cảm xúc, thầy giáo nói:

Tự hào về VMQTG đã đào tạo nên hàng ngàn các bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước. Được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vảo năm 2012, VMQTG là một trung tâm giáo dục lớn nhất của nước ta thời xưa, đồng thời cũng là nơi hun đúc nên bao truyền thống văn hóa giáo dục quý báu, trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, truyền thống trọng hiền tài của dân tộc. Tại đây lưu giữ 82 bia tiến sỹ của triều Lê và triều Mạc, là nguồn sử liệu quý giá cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, giáo dục Việt Nam [Phỏng vấn thầy giáo trường tiểu học Lý Thường Kiệt, Quận Đống Đa, Hà Nội].

Đơn vị tính: %


0.0%

15.3%

37.7%

47.0%

Rất hấp dẫn Hấp dẫn

Hấp dẫn 1 phần Không hấp dẫn


Biểu đồ 3.2. Đánh giá sản phẩm du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án [phụ lục 2].

Trong quá trình thực hiện đề tài, NCS tiếp xúc, điều tra với nhiều du khách đến khám phá những chương trình hội xuân, nghiên cứu về giá trị lịch sử, việc tổ chức thi cử, về kiến trúc, bia tiến sĩ, chương trình hội thảo, tọa đàm… Theo kết quả khảo sát tại VMQTG, với nội dung câu hỏi đánh giá " sản phẩm du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học", có 37,7% (số phiếu/300) người trả lời rất hấp dẫn; 47% (số phiếu/300) người trả lời là hấp dẫn; 15,3%


(số phiếu/300) người trả lời là hấp dẫn một phần; 0,0% trả lời là không hấp dẫn. Như vậy, qua kết quả khảo sát, đa số khách du lịch/tham quan VMQTG cho rằng rất hấp dẫn và hấp dẫn luôn được đề cao, số du khách trả lời không hấp dẫn là 0,0%.

Đối với VMQTG là di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với sự thành lập của kinh đô triều Lý, du khách được trải nghiệm với quy mô tiêu biểu cho Hà Nội, là biểu tượng cho văn hóa lịch sử Việt Nam.

3.1.3. Sản phẩm du lịch tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui chơi, giải trí

Những năm qua, VMQTG tổ chức với nhiều sự kiện văn hóa. Hội chữ Xuân [Phụ lục 5, hình 13] là sự kiện khởi đầu cho một năm mới, du khách được thụ hưởng những giá trị văn hóa tinh thần của ngày đầu xuân, là sân chơi lành mạnh cho những ai yêu thích nghệ thuật Thư pháp. "Đêm nghệ thuật trình diễn áo dài" với câu chuyện tà áo dài duyên dáng, điểm nhấn là các loài hoa và sự góp mặt của các nhà thiết kế nổi tiếng từ ba miền Bắc - Trung - Nam. "Ngày thơ Việt Nam" [Phụ lục 5, hình 10] với sự tham gia của các câu lạc bộ thơ đã trở thành lễ hội thi ca có ý nghĩa trong đời sống văn học - nghệ thuật của đất nước. "Chương trình Thu vọng nguyệt" [Phụ lục 5, hình 9] là bản hòa tấu Trung thu đa sắc màu, đánh thức mọi giác quan người xem bằng sự giao thoa hòa quyện của các chất liệu xưa - nay, cũ - mới, truyền thống và hiện đại trong một không gian mang tính biểu tượng của Thủ đô - VMQTG. Không chỉ mang đến một sân chơi thuần túy, Thu vọng nguyệt còn là cơ hội để các thành viên nhiều thế hệ ngồi lại với nhau trong một không gian mang tính giáo dục ngược dòng lịch sử, tìm về ngày Tết Trung thu xưa qua hồi ức, tư liệu của các nhà nghiên cứu. Để tìm hiểu sự đánh giá của khán giả về nét đẹp rực rỡ trong đêm "Thu vọng nguyệt", NCS trao đổi với em Đỗ Ngọc Anh Minh, học sinh trường Trung học phổ thông Chu Văn An nói:

Khán giả sẽ được hòa mình vào không gian lễ hội đậm đà bản sắc và mang nhiều nét xưa. Những gian hàng đồ chơi Trung thu truyền


thống được bày biện giúp cho người trẻ hiểu hơn về giá trị văn hóa bản sắc Việt, qua đó tuyên truyền việc lưu giữ và bảo tồn văn hóa dân tộc [Phỏng vấn em Đỗ Ngọc Anh Minh, Hà Nội, 9/2017].

Bảng 3.3. Lượng khách du lịch nhóm tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui chơi giải trí tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ năm 2012 - 2017

Đơn vị tính: lượt người


Loại khách

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng số khách

đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám


1.478.000


1.553.000


1.490.000


1.225.000


1.484.000


1.623.000

Khách quốc tế

đến VMQTG

591.000

621.000

596.000

490.000

594.000

650.000

Khách nội địa

887.000

932.000

894.000

735.000

890.000

973.000

Du khách tham dự hoạt động văn hóa - xã hội, vui

chơi giải trí.


280.000


300.000


290.000


250.000


295.000


300.000

Nguồn: [132; 133; 134; 135; 136; 137].

Du khách còn được hòa mình với chương trình giáo dục di sản [Phụ lục 5, hình 7], mở ra những cơ hội mới cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Với việc khám phá những tri thức liên quan đến di sản, du khách có những sáng tạo mô hình hóa các điểm tham quan trong di tích thành các sản phẩm văn hóa nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng và đầy cảm xúc. Các cuộc hội thảo, triển lãm tại Văn Miếu, triển lãm liên kết với một số địa phương đã cung cấp cho du khách nhiều tư liệu quý giá về VMQTG, tạo nên hiệu ứng xã hội tốt.

Trong năm 2016, sự kiện tuần lễ Bỉ lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với các hoạt động văn hóa đặc sắc mang đến cho du khách nhiều cảm xúc. Đêm Gala Hà Nội là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ IV được tổ chức tại VMQTG góp phần quan trọng trong thành công của Liên hoan phim. Họ đến đây khám phá, tìm hiểu một quần thể kiến trúc văn hóa hàng đầu mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô với truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí