Các Giá Trị Của Di Sản Văn Hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám Và Sự Hình Thành Sản Phẩm Du Lịch


Văn Miếu. Với vườn Bia có 82 bia nằm thành hai dãy cân đối hai bên Thiên Quang Tỉnh, với lối kiến trúc giản dị nhưng lại hài hòa với tổng thể. Việc chạm khắc chữ Hán trên bia là một công trình nghệ thuật đặc sắc. Trán bia cong thẳng có hình hai rồng chầu mặt nguyệt, rồng được cách điệu rất tinh tế trở thành những đám mây uyển chuyển sinh động. Đế bia rùa tạo thành hình vững chãi, bền chắc mang ý nghĩa trường thọ, vĩnh cửu.

Có thể khẳng định rằng, đến với Thủ đô, đến với nghệ thuật kiến trúc ở VMQTG với 82 tấm bia có ghi những người đỗ đầu đậu tiến sỹ trong các khoa thi từ năm 1442 đến 1779 như minh chứng lịch sử đạo học của Việt Nam từ thế kỷ trước.

2.3.6. Giá trị kinh tế và du lịch

Văn Miếu - Quốc Tử Giám xưa là chốn "cửa Khổng sân Trình" là "Thánh đường của Nho học", nơi đào tạo và biểu dương nhân tài của đất Việt, nay là một khu di tích lịch sử - văn hóa lớn nhất ở trung tâm Thủ đô Hà Nội, biểu trưng cho tiến trình văn hóa Việt Nam, với những hoạt động văn hóa, khoa học năng động của mình, đang góp phần to lớn vào công cuộc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho Thủ đô xứng đáng là "Ngàn năm văn hiến" của đất nước.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của Thủ đô Hà Nội và cả nước. VMQTG còn là quần thể di tích lịch sử kiến trúc, biểu tượng cho bề dày văn hiến và truyền thống hiếu học, trọng dụng nhân tài của đất nước ...

Ngoài những giá trị tinh thần quí báu như đã phân tích trên, VMQTG còn bao chứa những giá trị kinh tế mà nó vốn có và sẽ phát huy, phát triển trong hiện tại và tương lai qua hoạt động du lịch.

Hiện nay, hàng năm VMQTG có số lượng khách tham quan đạt trung bình từ 1,4 triệu lượt người đến 1,6 triệu lượt du khách, doanh thu đạt trên 40 tỷ đồng. Với lượng khách quốc tế, khách nội địa, tổ chức các lễ khuyến học, khuyến tài, nghiên cứu khoa học, sưu tầm tư liệu lịch sử - văn hóa và tìm hiểu Nho học Việt Nam...


Giá trị kinh tế vốn có của VMQTG là nguồn lực vật chất mà cha ông ta đã bỏ ra xây dựng, tôn tạo bảo tồn, duy trì các hoạt động của di sản vật chất và giá trị của không gian vật chất, không gian văn hóa tâm linh tại VMQTG (nếu tính ra tiền lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng). Giá trị kinh tế mới qua hoạt động du lịch sẽ tạo ra cũng hết sức to lớn và đầy tiềm năng.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là địa chỉ lý tưởng, ngoài việc tổ chức nhiều loại hình hoạt động văn hóa, khoa học, giáo dục, nghệ thuật …, còn khai thác các GTDSVH phục vụ cho phát triển du lịch. Sự phát triển của dịch vụ du lịch ở VMQTG sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành sản xuất kinh doanh như: các dịch vụ phục vụ du lịch; các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, khôi phục các làng nghề truyền thống; thông tin liên lạc; ngân hàng, giao thông vận tải; xây dựng…Thông qua hoạt động du lịch sẽ tiêu thụ một số sản phẩm truyền thống có chất lượng cao cho các cơ sở kinh doanh, mở rộng thị trường thúc đẩy cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất kinh doanh, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách. Những dịch vụ trực tiếp cho du lịch như khách sạn, lữ hành, sản xuất hàng lưu niệm, các dịch vụ ăn uống…phát triển mạnh mẽ và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Bên cạnh đó, du lịch VMQTG kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, tăng nhanh quá trình đô thị hóa.

Với cung cầu du lịch, đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng du lịch, di sản văn hóa VMQTG đã khẳng định và mang lại những lợi ích về kinh tế.

- Khách du lịch đến với VMQTG sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể, hiện thực hóa việc xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu vô hình trong du lịch thông qua tiêu dùng dịch vụ, sản phẩm gắn với giá trị của VMQTG.

- Người dân địa phương hiểu hơn về văn hóa của du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, thông qua khách du lịch giới thiệu về văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đặc biệt là du lịch văn hóa, giúp ích cho việc cải thiện và nâng cao vị thế của Thủ đô Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung trên trường quốc tế. Đồng thời là cầu nối mở rộng các quan hệ đối ngoại, giao


lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc, các nước và giữa các địa phương trên phạm vi cả nước, góp phần tăng thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc, các địa phương vì hợp tác, phát triển và hội nhập quốc tế.

- Tạo việc làm, môi trường phục vụ du lịch đảm bảo tiêu chí tiện lợi, tiện nghi, an toàn, lịch sự, chu đáo.

Mặt khác, các sản phẩm đặc thù như du khách đến tham quan tìm hiểu; tổ chức lễ khuyến học; hoạt động nhu cầu văn hóa tâm linh; các hoạt động văn hóa, khoa học, nghệ thuật biểu diễn văn nghệ… sẽ mang lại nguồn lực về kinh tế cũng như văn hóa xã hội cho cộng đồng dân cư. Việc khai thác một cách hợp lý các giá trị văn hóa VMQTG với phát triển du lịch chính là một hướng đi mới, phù hợp với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản VMQTG hiện nay. Đó cũng là phù hợp với quan điểm của Đảng tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam là: "Phát triển bền vững văn hóa, xã hội; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân" [33, tr.299]. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong chương 3 của luận án, khi nhận diện thực trạng khai thác GTDS VMQTG với phát triển du lịch ở Hà Nội hiện nay.

Tiểu kết

Trong chương 2, Luận án đã nghiên cứu khái quát về VMQTG và các giá trị của di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là: sự hình thành quá trình bảo tồn, tôn tạo di tích VMQTG, không gian văn hóa của VMQTG; sự tu bổ hiện nay của VMQTG; các loại hình di sản văn hóa tại VMQTG với các di sản văn hóa vật thể, đó là: Hồ Văn, Văn Miếu Môn; Đại Trung môn; Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang với kiến trúc độc đáo. Bên cạnh đó, VMQTG còn là di tích phi vật thể, nơi lưu danh các bậc hiền tài qua các khoa thi (thể hiện ở 82 tấm bia tiến sỹ) biểu hiện cho truyền thống hiếu học của dân tộc đồng thời là lời động viên và giáo dục thế hệ trẻ luôn phải giữ gìn và bảo lưu truyền thống hiếu học của dân tộc. Giá trị của tấm bia đá cũng như quần thể di tích VMQTG là yếu tố quan trọng tạo nên một sản phẩm du


lịch độc đáo, thực sự hấp dẫn khách tham quan, góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa dân tộc đến với thế giới… Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể, nhận thấy VMQTG trở thành Trung tâm giáo dục và đào tạo thời trung đại; là nơi khuyến khích học tập, tôn trọng hiền tài của dân tộc. Trải qua những biến động của lịch sử và tự nhiên, VMQTG vẫn giữ được dáng cổ kính, là quần thể di tích chứa đựng nhiều giá trị nhân văn cao quý của Thủ đô Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung. Những GTDSVH VMQTG đó là: giá trị lịch sử; giá trị biểu tượng văn hiến; giá trị văn hóa giáo dục; giá trị văn hóa tâm linh; giá trị cảnh quan kiến trúc, thẩm mỹ nghệ thuật; giá trị kinh tế và du lịch.

Việc phát huy các giá trị của di tích đạt được nhiều hiệu quả, đặc biệt là sự nhìn nhận và tôn vinh của Tổ chức UNESCO về những giá trị nhân văn của VMQTG.Việc nghiên cứu phát huy, khai thác các GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay như thế nào sẽ tiếp tục được trình bày ở chương sau.


Chương 3

NHẬN DIỆN KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI HIỆN NAY


3.1. CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN VĂN HÓA VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM VÀ SỰ HÌNH THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH

Giá trị DSVH là yếu tố cơ bản nhất góp phần hình thành sản phẩm hấp dẫn đối với du khách của mỗi di tích lịch sử - văn hóa trong sự phát triển du lịch. Du khách đến VMQTG để thỏa mãn các nhu cầu văn hóa của mình thông qua các sản phẩm du lịch mang tính tổng thể. Song để nghiên cứu một cách đầy đủ hơn vấn đề của đề tài, trong tiết này NCS trừu tượng hóa phân tích vai trò của các GTDSVH VMQTG trong các loại sản phẩm du lịch cụ thể.

3.1.1. Sản phẩm du lịch khám phá, thưởng ngoạn

Khách tham quan VMQTG bao gồm: học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu; những người dân đến từ các vùng miền khác nhau; những người nước ngoài… Họ thường đến thông qua các công ty du lịch hoặc tự đến…

Bảng 3.1. Thống kê lượng khách nhóm du lịch khám phá, thưởng ngoạn các giá trị văn hóa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn 2012 - 2017

Đơn vị tính: Lượt người


Năm

Loại khách

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng số khách đến Văn Miếu -

Quốc Tử Giám


1.478.000


1.553.000


1.490.000


1.225.000


1.484.000


1.623.000

Tổng số khách nội

địa đến VMQTG

887.000

932.000

894.000

735.000

890.000

973.000

Tổng số khách quốc tế đến

VMQTG


591.000


621.000


596.000


490.000


594.000


650.000

Khách du lịch khám phá, thưởng ngoạn các giá trị

văn hóa


260.000


280.000


280.000


225.000


278.000


310.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 11

Nguồn: [132; 133; 134; 135; 136; 137].


Sản phẩm tham quan khám phá trải nghiệm VMQTG trước hết là khung cảnh từ bên ngoài, bao quanh bốn phía bởi một bức tường xây bằng những viên gạch vồ cỡ lớn, loại vật liệu kiến trúc phổ biến thời Hậu Lê, tạo nên một không gian cổ kính, trang nghiêm của di tích. Bên trong khung tường, những mái đền miếu kiến trúc cổ ẩn hiện dưới cành lá sum suê của những tán cây cổ thụ khiến nơi đây mang một cảnh sắc hoàn toàn khác biệt với bên ngoài, tạo sự thu hút đặc biệt đối với du khách [Phụ lục 5, hình 4].

Phía trước Văn Miếu, bên phía kia đường Quốc Tử Giám có một hồ nước khá rộng gọi là Hồ Văn.

Trên khuôn viên rộng lớn, khu nội tự của VMQTG được chia làm 5 khu vực, ngăn cách bởi những bức tường ngang xây gạch vồ cổ kính.

Khu thứ nhất: bắt đầu từ Văn Miếu môn đến Đại Trung môn. Từ Văn Miếu Môn, theo con đường lát gạch thắng tắp, du khách sẽ tới cổng thứ hai là Đại Trung môn gồm 3 gian dựng trên nền gạch cao, mái lợp ngói, kết cầu ba hàng chân cột, hai bên có 2 cửa nhỏ là Thành Đức môn và Đại Tài môn. Bên trong có nhiều cây xanh, bóng mát khiến cho du khách có cảm giác thư thái khi dạo giữa chốn trang nghiêm, tĩnh mịch.

Khu vực thứ hai: từ Đại Trung môn đến Khuê Văn Các. Khuê Văn Các được xem là công trình kiến trúc độc đáo, biểu tượng của văn hóa và văn học Việt Nam [Phụ lục 5, hình 1].

Khu vực thứ ba: đó là Giếng Thiên Quang và hệ thống bia tiến sĩ. Giếng Thiên Quang (Thiên Quang tỉnh) còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn) có hình vuông [Phụ lục 5, hình 2] quanh năm đầy nước. Mặt nước phẳng lặng trở thành tấm gương soi bóng gác Khuê Văn và những cây cổ thụ, tạo nên cảnh sắc phong cảnh huyền ảo.

Bao quanh giếng Thiên Quang, con đường lát gạch sẽ dẫn du khách tới các nhà bia tiến sĩ được dựng ở hai bên tả, hữu của giếng. Đây được xem là di tích có giá trị quan trọng trong quần thể di tích VMQTG. Trước mắt du khách với 82 bia tiến sĩ khắc các bài văn bia ghi danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779). Các tấm bia


được đặt trên lưng rùa để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt hơn 300 năm. Đây là một nguồn sử liệu vô cùng quý giá giúp thế hệ mai sau hiểu thêm về danh nhân đất Việt. 82 bia đá năm 2010 đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.

Khu vực thứ tư: du khách qua cửa Đại Thành sẽ tới một khoảng sân rộng lớn được lát gạch bát Tràng. Đây là khu chính của VMQTG, hai bên cửa sân là hai dãy Tả vu, Hữu vu, mỗi dãy có 9 gian, dựng trên nền cao, mái lợp ngói ta, nóc đắp kiểu bờ đinh, kết cấu vì kèo kiểu "chồng rường".

Kết nối đầu hồi của hai dãy nhà Tả vu, Hữu vu tạo nên cấu trúc hình chữ U truyền thống là nhà Đại bái. Nơi đây, xưa kia xuân - thu nhị kỳ, vua cùng hoàng thân và các quan lại đến tế Khổng Tử.

Phía sau là điện Đại Thành: gồm 9 gian, xây tường ba mặt, phía trước có cửa bứa bàn đóng kín 5 gian, 4 gian đầu hồi cửa chấn song cố định. Gian chính giữa của điện đặt khảm và ngai lớn thờ Khổng Tử.

Khu vực thứ năm: là nhà Thái học, xưa là Quốc Tử Giám, nơi đào tạo nhân tài cho các triều đại. Năm 1999, nhà Thái học đã được khởi dựng lại với quy mô kiến trúc hài hòa với cảnh quan của khu Văn Miếu phía trước.

Kiến trúc sau cùng là khu Tiền đường và Hậu đường được xây dựng lại năm 1999. Tiền đường có 9 gian. Đây là nơi trưng bày những tư liệu thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của các thế hệ người Việt Nam. Hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng, tầng một là nơi tôn vinh Danh sư Quốc Tử Giám Tư nghiệp Chu Văn An danh nhân văn hóa, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam và trưng bày các tư liệu về VMQTG cũng như nền giáo dục Nho học Việt Nam. Tầng hai là nơi tôn thờ các vị vua đã có công xây dựng VMQTG và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học của dân tộc đó là vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.

Trong quá trình điền dã khảo sát thực tế tại VMQTG, khi NCS đưa ra câu hỏi với du khách việc "đánh giá cảm nhận về du lịch khám phá, thưởng


ngoạn các giá trị văn hóa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám" có 38,3% (số phiếu/300) người trả lời ở mức độ rất hấp dẫn; 50% (số phiếu/ 300) người trả lời là hấp dẫn; 11,7% (số phiều/300) trả lời là hấp dẫn một phần; 0,0% (số phiếu/300) trả lời không hấp dẫn. Như vậy, qua kết quả khảo sát có thể thấy đa số khách du lịch/tham quan VMQTG có cái nhìn tích cực về cảnh quan của DSVH VMQTG. Tỷ lệ người trả lời hấp dẫn 1 phần (11,7%) và không hấp dẫn (0%) đã phần nào phản ánh được thực tế về sự khám phá thưởng ngoạn du lịch của du khách khi đến VMQTG.

Đơn vị tính: %


11.7% 0.0%

38.3%

50.0%

Rất hấp dẫn Hấp dẫn

Hấp dẫn 1 phần Không hấp dẫn

Biểu đồ 3.1. Đánh giá sản phẩm du lịch khám phá, thưởng ngoạn các giá trị văn hóa

Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án [phụ lục 2].


Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa. VMQTG đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2012. Nơi đây là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, hàng năm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử dân tộc, trở thành biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt ngàn năm văn hiến.

Vào đầu xuân năm 2015, khi NCS phỏng vấn về thái độ, cảm xúc đối với cảnh quan của DSVH VMQTG, ông Phạm Ngọc Dũng, 60 tuổi, là một kiến trúc sư sống tại thành phố Hà Nội cho biết:

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí