Thực Trạng Kiểm Tra Hoạt Đông Dạy Nghề Cho Lđnt

và không đồng ý chiếm tỷ lệ 17,4 %, do đó chứng tỏ công tác chỉ đạo có tính khả thi tại trung tâm đang thực hiện khá tốt.

- Nội dung văn bản chỉ đạo có tính kịp thời có điểm X = 3,22, trong đó rất đồng ý cao là 9 (chiếm 39,1%), mức độ đồng ý là 10 (chiếm 43,5%), không đồng ý là 4 (chiếm 17,4%). Văn bản chỉ đạo có tính kịp thời có mức độ đồng ý đạt 82,6%, điều này sự quan tâm của ban giám đốc trung tâm trong công tác dạy nghề cho LĐNT.

- Chỉ đạo nâng cao thực trạng công tác dạy nghề có điểm X = 3,17, số lượng rất đồng ý là 8 (chiếm 34,7%), đồng ý là 11 (chiếm 47,8%), không đồng ý là 4 (chiếm 17,4%). Nội dung chỉ đạo nâng cao thực trạng công tác dạy nghề mức độ đồng ý đạt tỉ lệ 82,6% và không đồng ý chiếm tỷ lệ 17,4%, do vậy chứng tỏ chỉ đạo nâng cao thực trạng công tác dạy nghề cho LĐNT đang thực hiện tốt.

- Chỉ đạo có tầm nhìn và mang định hướng cho thực tiễn có điểm X = 2,95, số lượng mức độ rất đồng ý là 7 (chiếm 30,4%), đồng ý là 10 (chiếm 43,5%), không đồng ý với là 4 (chiếm 17,4%) và rất không đồng ý là 2 (chiếm 8,7%). Nội dung chỉ đạo có tầm nhìn và mang định hướng cho thực tiễn mức độ đồng ý đạt tỉ lệ 73,9% và không đồng ý chiếm tỷ lệ 26,1%, do vậy chứng tỏ chỉ đạo có tầm nhìn và mang định hướng cho thực tiễn trong công tác dạy nghề cho LĐNT đang thực hiện khá tốt.

Với điểm trung bình chung của 5 nội dung ở mức X = 3,13 thì việc chỉ đạo tổ chức kế hoạch dạy nghề cho LĐNT của trung tâm đạt ở mức độ tốt; tất cả các nội dung đều có X > 2,0.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra hoạt đông dạy nghề cho LĐNT

Công tác kiểm tra đánh giá thực chất là tìm hiểu việc thực hiện kế hoạch và các quyết định quản lý nhằm phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu để tiếp tục phát huy hoặc điều chỉnh, từ đó nhằm cho bộ máy vận hành có hiệu quả và đạt

mục tiêu đề ra. Qua kiểm tra, đánh giá mức độ công việc đã thực hiện so với kế hoạch để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Bảng 2.11. Kết quả thực trạng kiểm tra hoạt động dạy nghề cho LĐNT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn


TT


Nội dung


Rất đồng ý

SL(%)


Đồng ý SL(%)


Không đồng ý

SL(%)


Rất không đồng ý

SL(%)

Đánh giá mức độ


X

Xếp

thứ bậc

1

Đánh giá góp phần nâng cao hiệu

quả thực tiễn

10

(43,5)

7

(30,4)

6

(26,1)


3,17

2


2

Đánh giá đã kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá

tổng kết

5

(21,7)

7

(30,4)

4

(17,4)

7

(30,4)


2,7


4

3

Đánh giá được thực hiện ở tất

cả các cấp quản lý

6

(26,1)

10

(43,5)

4

(17,4)

3

(13)

2,82

3

4

Đánh giá sử dụng nhiều hình thức

khác nhau

6

(26,1)

7

(30,4)

10

(43,5)


2,82

3

5

Đánh giá được tổ chức thường

xuyên liên tục

14

(60,9)

4

(17,4)

5

(21,7)


3,39

1

Tổng cộng


X = 2,98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn - 10

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Nhận xét:

- Nội dung khảo sát đánh giá góp phần nâng cao hiệu quả thực tiễn có điểm X = 3,17, trong đó số lượng cán bộ quản lý, giáo viên rất đồng ý là 10 (chiếm 43,5%), mức đồng ý là 7 (chiếm 30,4%), số lượng không đồng ý với là

6 (chiếm 26,1%). Trong nội dung đánh giá góp phần nâng cao hiệu quả thực

tiễn có mức đồng ý trở lên chiếm tỷ lệ 73,9% và không đồng ý là 26,1%, qua đó nội dung đánh giá góp phần nâng cao hiệu quả thực tiễn tại trung tâm đang thực hiện mức khá.

- Nội dung đánh giá đã kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết có điểm X = 2,7, số lượng người rất đồng ý với mức độ là 5 (chiếm (chiếm 21,7%), mức đồng ý là 7 (chiếm 30,4%), số lượng không đồng ý là 4

(chiếm 17,4 %) và rất không đồng ý là 3 (chiếm 13%). Đánh giá đã kết hợp

giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết mức độ đồng ý đạt 69,6% và không đồng ý chiếm tỷ lệ 30,4 %, do đó chứng tỏ đánh giá đã kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết chỉ thực hiện ở mức độ trung bình.

- Nội dung đánh giá được thực hiện ở tất cả các cấp quản lý có điểm X = 2,82, số lượng người rất đồng ý là 6 (chiếm 26,1%), mức đồng ý là 10 (chiếm 43,5%), số lượng không đồng ý là 4 (chiếm 17,4 %) và rất không đồng ý là 3 (chiếm 13%). Nội dung đánh giá được thực hiện ở tất cả các cấp quản lý mức độ đồng ý đạt 69,6% và không đồng ý chiếm tỷ lệ 30,4 %, do đó chứng tỏ công tác đánh giá được thực hiện ở tất cả các cấp quản lý chỉ thực hiện ở mức độ trung bình.

- Nội dung đánh giá sử dụng nhiều hình thức khác nhau có điểm X = 2,82, trong đó mức độ rất đồng ý là 6 (chiếm 26,1%), mức độ đồng ý là 7 (chiếm 30,4%), không đồng ý là 10 (chiếm 43,5%). Nội dung đánh giá sử dụng nhiều hình thức khác nhau mức độ đồng ý đạt 56,5% và không đồng ý chiếm tỷ lệ 43,5 %, do đó chứng tỏ công tác đánh giá sử dụng nhiều hình thức khác nhau chỉ thực hiện ở mức độ trung bình.

- Đánh giá được tổ chức thường xuyên liên tục có điểm X = 3,39, số lượng rất đồng ý với là 14 (chiếm 60,9%), đồng ý là 4 (chiếm 17,4%), không đồng ý là 5 (chiếm 21,7%). Nội dung đánh giá tổ chức thường xuyên liên tục có mức độ đồng ý đạt tỉ lệ 78,3% và không đồng ý chiếm tỷ lệ 21,7 %, do vậy chứng tỏ công tác đánh giá tổ chức thường xuyên liên tục tại trung tâm đang thực hiện ở mức khá.

Với điểm trung bình chung của 5 nội dung ở mức X = 2,98 thì việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy nghề cho LĐNT của trung tâm đạt ở mức độ tốt; tất cả các nội dung đều có X > 2,0. Trong đó có 2 nội dung có X > 3,0.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm GDNN- GDTX huyện Ngân Sơn

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá 23 cán bộ quản lý, GV của trung tâm GDNN-GDTX huyện Ngân Sơn và kết quả thu được ở bảng như sau:

Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm GDNN-GDTX huyện Ngân Sơn


TT


Các yếu tố ảnh hưởng


Rất ảnh hưởng SL (%)


Ảnh hưởng SL (%)


Không ảnh

hưởng SL (%)

Rất không ảnh

hưởng SL (%)

Đánh giá mức độ

X

Xếp

thứ bậc

A

Các yếu tố khách quan







1

Nhận thức của người lao

động ở địa phương

14

(60,83)

9

(39,1)



3,60

2

2

Trình độ học vấn của

người học nghề

15

(65,17)

8

(34,78)



3,65

1


3

Các cơ chế chính sách về dạy nghề cho LĐNT của

nhà nước, của cấp trên

6

(26,1)

13

(56,52)

4

(17,4)



3,08


3

Tổng cộng


X = 3,44

B

Các yếu tố chủ quan








1

Nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của

công tác dạy nghề

10

(43,5)

12

(52,17)

1

(4,3)



3,56


1

2

Năng lực và trình độ quản

lý và cán bộ quản lý

9

(39,08)

10

(43,5)

4

(17,4)


3,26

2

3

Tính cách và uy tín của

cán bộ quản lý

6

(26),03

13

(56,5)

4

(17,4)


3,13

3

Tổng cộng


X = 3,22

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

2.5.1. Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều nhất là nhận thức của người lao động trên địa bàn huyện về dạy nghề cho LĐNT, trong đó mức độ rất ảnh hưởng chiếm 43,5%, ảnh hưởng chiếm tỷ lệ là 39,1%,.

Yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều thứ hai là trình độ học vấn của người học nghề, trong đó mức độ rất ảnh hưởng chiếm 65,17%, ảnh hưởng chiếm tỷ lệ chiếm 34,78%.

Tiếp theo là yếu tố các cơ chế chính sách về dạy nghề cho LĐNT của nhà nước, của cấp trên,trong đó mức độ rất ảnh hưởng chiếm 26,1%, ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 56,52%, mức độ không ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 17,14%.

2.5.2. Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất là nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng về dạy nghề ngắn hạn (chiếm 95,67%). Yếu tố có ảnh hưởng tiếp theo là năng lực và trình độ quản lý của cán bộ quản lý (chiếm 82,58%), yếu tố ảnh hưởng thứ ba là tính cách và uy tín của cán bộ quản lý chiếm 82,53%.

Sở dĩ có kết quả trên là do:

Thứ nhất, hiện nay nhận thức của người lao động nông thôn về học nghề đã có những chuyển biến rõ rệt. Người lao động muốn vào làm việc trong các doanh nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh thì phải qua đào tạo và có tay nghề nhất định. Mặt khác, ý thức của người lao động trong công cuộc CNH- HĐH đất nước cũng được nâng lên thông qua các chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới,…

Thứ hai, phương pháp dạy và học nghề có những bước đổi mới và phát triển. Đội ngũ giáo viên không ngừng tăng nhanh về số lượng và chất lượng, từng bước được nâng lên về chuẩn trình độ, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Giáo viên và học viên có ý thức về nghề nghiệp và tầm quan trọng của đào tạo chưa có kỹ năng nghề, còn ít quan tâm tới nhu cầu của người học trong quá trình đào tạo. Hiện tại, trung tâm còn thiếu các điều kiện giảng

dạy và học tập, làm cho sản phẩm sau đào tạo không đáp ứng được yêu cầu cả về tay nghề, tính chuyên nghiệp, phẩm chất đạo đức và kỷ luật lao động.

Thứ ba, chất lượng dạy nghề còn thấp, nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy chất lượng chưa cao, chưa gắn chặt lý luận với thực tiễn, thường không thỏa mãn nhu cầu người học và nhu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, cơ cấu ngành, nghề đào tạo của trung tâm vẫn chưa thực sự phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trường lao động; chưa kịp thời bổ sung các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động; thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động.

Thứ tư, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề được cán bộ quản lý, giáo viên,… nhận thức cao. Ban giám đốc trung tâm luôn coi trọng công tác đào tạo nghề ngắn hạn, đưa hoạt động dạy nghề ngắn hạn là một trong những hoạt động trọng tâm của trung tâm. Tuy nhiên, nó chưa thực sự là được coi là động lực cho sự phát triển của trung tâm. Công tác quản lý hoạt động này còn hạn chế, chưa thực sự được quan tâm.

Thứ năm, năng lực và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ. Trong công tác quản lý nói chung và quản lý đào tạo nghề nói riêng thì năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò rất quan trọng. Ban giám đốc trung tâm là những người có năng lực lãnh đạo, có kiến thức về nghề nghiệp, luôn chủ động trong mọi hoạt động. Tuy nhiên về năng lực quản lý của cán bộ quản lý chưa cao, chưa được đào tạo chính quy về công tác quản lý dạy nghề.

2.6. Đánh giá chung về quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN-GDTX huyện Ngân Sơn

Qua nghiên cứu thực trạng bức tranh tổng thể về công tác quản lí hoạt động dạy nghề cho LĐNT ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn những năm qua cho thấy có cả những mặt tích cực và hạn chế:

2.6.1. Những mặt tích cực

Nhìn chung LĐNT là lực lượng chính trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời lực lượng này họ nhận thực đầy đủ về sự biến

đổi nghề nghiệp vai trò, tầm quan trọng của học nghề, trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mới có thể đứng vững trong xã hội.

Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn đã xác định đúng vai trò quyết định của lực lượng lao động nông thôn vừa là đối tượng dạy nghề của trung tâm, vừa là chủ thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính vì vậy lãnh đạo trung tâm đã đặc biệt quan tâm đến việc dạy nghề cho các đối tượng này. Các nội dung, chương trình dạy nghề đã được Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn chuẩn bị khá chu đáo cả về đội ngũ giảng viên và tài liệu học tập. Qua các lớp dạy nghề cho LĐNT đã được trang bị các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ nghề nghiệp để sau khi kết thúc khóa học có thể lao động, sản xuất ngay.

2.6.2. Những mặt tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác dạy nghề tại trung tâm còn một số hạn chế như sau:

Qua khảo sát thực trạng hoạt động dạy nghề tại trung tâm, có thể nói công tác quản lý dạy nghề của trung tâm trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực, cán bộ quản lý đã có nhiều cố gắng, tích cực học hỏi trau rồi kinh nghiệm. Tuy nhiên, công tác quản lý dạy nghề vẫn còn nhiều tồn tại bất cập do cả những yếu tố chủ quan và khách quan. Trước hết, cần kể đến là chính đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực quản lý, về kiến thức, về số lượng và đặc biệt là kinh nghiệm quản lý.

Không chỉ đội ngũ cán bộ mỏng, mà cả đội ngũ giáo viên cũng rất ít, đa số là hợp đồng dẫn đến trách nhiệm với tổ chức còn hạn chế. Đặc biệt là trình độ giáo viên có sự chênh lệch, có cả trình độ cao đẳng và sau đại học. Nghiệp vụ sư phạm dạy nghề số nhiều đào tạo không chính quy. Ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo.

Hơn nữa, cơ sở vật chất đã được đầu tư nhưng công nghệ vẫn chưa theo kịp công nghệ sản xuất hiện tại.

Chương trình dạy nghề được xây dựng dựa trên một vài người có chuyên môn, kinh phí và thời gian đầu tư hạn hẹp. Hơn nữa, ở quy mô nhỏ lên việc khảo sát thí điểm thường không có, mà trực tiếp thực hiện sau khi đã phê duyệt. Tuy nhiên, hàng năm chương trình cũng thường xuyên được chỉnh sửa bổ sung phù hợp thực tiễn.

Đặc biệt, đối tượng quản lý của hoạt động dạy nghề là lao động nông thôn, là đối tượng đa dạng kể cả về trình độ và lứa tuổi. Trong một lớp học, có học viên chỉ 16 nhưng có bác lại 60 tuổi; có người đọc viết còn hạn chế, có học viên lại rất uyên thâm về lĩnh vực nào đó. Chính vì vậy, việc thiết kế chương trình cũng như thực hiện bài giảng cũng gặp nhiều khó khăn. Đa phần phải linh hoạt, chia nhóm hướng dẫn thực hành theo mức độ nhận thức và lứa tuổi.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí