Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH


Bảng:


Bảng 2.1. Tình hình dân số và lao động huyện Ngân Sơn giai đoạn 2014-2016 29

Bảng 2.2. Cơ cấu nghề nghiệp lao động của huyện Ngân Sơn 30

Bảng 2.3. Thực trạng cơ cấu giáo viên dạy nghề ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn 39

Bảng 2.4. Kết quả giảng dạy của giáo viên trong 3 năm tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn 40

Bảng 2.5. Phân loại đánh giá công tác dự giờ của giáo viên từ 2014

đến 2016 ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn 42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Bảng 2.6. Kết quả học nghề của học viên ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn 44

Bảng 2.7. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề của trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn 46

Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn - 2

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá thực trạng lập kế hoạch hoạt động dạy nghề

cho LĐNT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn 58

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động dạy nghề cho LĐNT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn 60

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy nghề cho LĐNT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn 62

Bảng 2.11. Kết quả thực trạng kiểm tra hoạt động dạy nghề cho LĐNT

ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn 64

Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm GDNN-GDTX huyện Ngân Sơn 66

Bảng 3.1. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho LĐNT tại trung tâm GDNN -

GDTX huyện Ngân Sơn 91

Bảng 3.2. Tổng hợp đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho LĐNT tại trung tâm GDNN -

GDTX huyện Ngân Sơn 93

Bảng 3.3. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho LĐNT tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn 94

Hình:

Hình 2.1. Bộ máy tổ chức tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo

vi

dục thường xuyên huyện Ngân Sơn 33


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hộ nông nghiệp bị mất đất sản xuất, phải tìm cách chuyển đổi lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp nên rất cần được hưởng chính sách ưu đãi về đào tạo nghề. Bên cạnh đó, chất lượng lao động ở nông thôn nước ta còn quá thấp nên đã làm cho thu nhập của người lao động không thể tăng nhanh, từ đó gây ra chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Chính vì vậy, dạy nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam đang là một yêu cầu cấp bách.

Nhằm giải quyết tình trạng trên, trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5- 8-2008 của Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn có đề ra: “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Có kế hoạch cụ thể về dạy nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn... Hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm hằng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn; phấn đấu đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%” [4].

Đối với dạy nghề cho lao động nông thôn, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Mục tiêu của đề án 1956, đến

năm 2020, 80% lao động nông thôn sau khi được đào tạo nghề có việc làm phù hợp với nghề đào tạo [21].

Khẳng định vai trò của dạy nghề cho lao động nông thôn, trong Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/ 6/ 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020” đã nêu rõ “Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn” [22].

Nhận thức được điều này, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành một loạt văn bản nhằm thực hiện tốt công tác dạy nghề cho lao động nông thôn như Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 06/01/2011 của Ủy ban nhân tỉnh Bắc Kạn V/v "Phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020" [26]; Quyết định số 1274/2012/QĐ-UBND ngày 01/6/2012 của Ủy ban nhân tỉnh Bắc Kạn V/v "Hỗ trợ tiền ăn cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ" [27]; Quyết định số 1460/QĐ-UBND ngày 15/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Kạn phân công tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn [28].

Trên thực tế, theo Quyết định số 1460/QĐ-UBND ngày 15/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn là một trong các đơn vị được giao tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Ngân Sơn. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của trung tâm đã được tổ chức và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, công tác dạy nghề cho lao động nông chưa được coi trọng đúng mức, nhận thức của các ngành, các cấp chưa đầy đủ, coi dạy nghề chỉ là cứu cánh, có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ

thống. Việc thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm còn cầm chừng, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các cấp, công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nhiều nông dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc dạy nghề nên không mặn mà với các trung tâm dạy nghề. Nhiều gia đình chỉ tính đến việc cho con em mình theo học nghề khi không đủ chỉ tiêu để theo học bất kỳ hệ đào tạo nào khác.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơnlàm luận văn thạc sĩ.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng hoạt động dạy nghề và quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn cho lao động nông thôn ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, luận văn đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn đáp ứng yêu cầu của thị trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn.

4. Giả thuyết khoa học

Những gần đây công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên kết quả dạy nghề chất lượng còn thấp. Một trong các nguyên nhân cơ bản là trung tâm chưa quản lý tốt hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. Nếu đề xuất được biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề hiệu quả thì sẽ nâng cao

chất lượng dạy nghề cho lao dộng nông thôn tại Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về thực trạng hoạt động dạy nghề và quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động dạy nghề và quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn. Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài tiến hành khảo sát lấy mẫu có chủ đích tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn.tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn. Số CBQL và GV được khảo sát là 23 người.

- Địa bàn nghiên cứu của luận văn là trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn.

- Quá trình nghiên cứu được thực hiện thời gian từ 2016 - 2017 và sử dụng số liệu từ năm 2014 đến 2016.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

*Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Trong luận văn, chúng tôi xây dựng 7 mẫu bảng hỏi như ở trong phụ lục 1 và phụ lục 2. Xây dựng phiếu hỏi bằng các câu hỏi đóng đối với các CBQL, GV nhằm khảo sát ý kiến đánh giá của các khách thể điều tra về quản lý hoạt động dạy nghề cho LĐNT tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất của các CBQL, GV ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn

*Phương pháp phân tích tư liệu (Document analysis method)

Tiến hành phân tích, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động dạy nghề cho LĐNT tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn như Quyết định 1956, Luật Dạy nghề, tài liệu kinh điển, tạp chí, sách báo.v.v.. để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài. Ngoài ra còn có các tư liệu của UBND tỉnh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê huyện, tài liệu của trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn.

7.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Sử dụng phần mềm tính toán Excel để nhập dữ liệu, xử lý, phân tích dữ liệu và một số phần mềm tin học để xử lý các kết quả điều tra, khảo nghiệm.

8. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

Năm 2002, tác giả Lê Hồng Thái, trong Đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu vấn đề lao động việc làm nông thôn” đã phân tích thực tiễn và chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới dịch chuyển chậm lao động trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là: phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người quá thấp và có xu hướng ngày càng thu hẹp dưới tác động của đô thị hóa, CNH, HĐH. Điều này khiến cho người lao động nông thôn gặp nhiều khó khăn trong tích lũy đất đai cho sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, mặt bằng dân trí không cao, khả năng tiếp nhận kiến thức, kỹ năng nghề còn chậm dẫn tới khả năng chuyển đổi nghề còn thấp.

Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề năm 2011đã xuất bản cuốn “Mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất”. Đây là cuốn sách được biên soạn dựa trên các tài liệu nghiên cứu, các tài liệu thực tế thông qua các đề tài, đề án của viện và các tác giả, các cơ quan trong và ngoài nước. Nội dung của công trình đề cập đến các vấn đề chủ yếu của đô thi hóa và những hệ lụy với nông thôn Việt Nam; nhu cầu học nghề của người lao động và những mô hình dạy nghề giải quyết việc làm cho các nhóm lao động nông thôn khác nhau. Cuốn sách có nội dung gần nhất với nội dung của luận văn. Tuy nhiên, trong công trình việc giới thiệu mô hình mới ở mức khái quát, chưa có đánh giá tổng kết kỹ nên chưa có những khẳng định về hiệu quả và mức độ áp dụng.

Đến năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Tú Anh đã nghiên cứu đề tài “Dạy nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở huyện

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí