Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đông Anh
2.1.2.1. Đặc điểm của huyện Đông Anh
* Một số đặc điểm chung
- Là một huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có đường Quốc lộ 3 chạy qua giáp với các huyện Sóc Sơn, Gia Lâm, Mê Linh và thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), có 24 xã và thị trấn, diện tích 82 km2, dân số 276.750 người, người cao tuổi chiếm 8,8% dân số (24.354 người).
- Đông Anh ngày nay đang có tốc độ đô thị hóa nhanh. Diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp dần để xây dựng các khu vực chung cư đô thị, nhà máy, xí nghiệp của thành phố và khu Công nghiệp liên doanh với nước ngoài. Dự kiến đến năm 2020 huyện sẽ thành Quận của thành phố Hà Nội, lúc đó cơ cấu ngành nghề, kinh tế và lối sống của người dân sẽ có nhiều thay đổi.
- Hiện tại đời sống kinh tế xã hội và dân trí của người dân ở mức độ trung bình và tương đối đồng đều. Mô hình bệnh tật đang có chiều hướng chuyển dịch sang các bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu bệnh tật chung.
* Một số đặc điểm về y tế
- Huyện Đông Anh có TTYT huyện nhưng chỉ quản lý, chỉ đạo tuyến, 100% TYT xã / thị trấn đều có BS và đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã, các trạm được xây dựng khang trang, được đầu tư trang thiết bị phục vụ KCB.
- Trên địa bàn Huyện có 2 bệnh viện đa khoa cấp 2 là Bệnh viện đa khoa Đông Anh và Bệnh viện Bắc Thăng Long; 02 PKĐKKV Miền Đông và Miền Tây; gần 100 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, trong đó có 35 cơ sở KCB tư nhân có bác sỹ. Đặc biệt, trên địa bàn huyện c n có Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (đang được triển khai xây dựng) sẽ góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
2.1.2.2. Đặc điểm của 4 xã nghiên cứu
* Chọn xã nghiên cứu: chọn chủ đích, thuận tiện 4 xã để tiến hành nghiên cứu với các tiêu chí như sau:
- Về địa lý:
+ Chọn 2 xã trung tâm: nằm ở trung tâm huyện, tiếp giáp với Huyện ủy, UBND, các trung tâm hành chính, gần chợ, gần phương tiện giao thông, bệnh viện đa khoa và TTYT huyện.
+ Chọn 2 xã xa trung tâm: không tiếp giáp với Huyện uỷ, UBND, các trung tâm hành chính huyện, xa chợ, phương tiện giao thông, bệnh viện đa khoa và TTYT huyện.
- Về đặc điểm kinh tế:
+ Các xã trung tâm có cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Thương mại dịch vụ.
+ Các xã xa trung tâm có cơ cấu kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp.
- Về y tế:
+ Các xã đều đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
+ Công tác y tế đã được xã hội hóa cao, đặc biệt sự tham gia của Hội người cao tuổi.
+ Hoạt động của y tế có nề nếp.
- Các xã được chọn đều tương đồng về dân số, số NCT, số thôn trong xã... Kết quả đã chọn được 2 cặp xã có điều kiện kinh tế-xã hội tương đồng:
+ Cặp xã trung tâm gồm: xã Uy Nỗ và Cổ Loa.
+ Cặp xã xa trung tâm gồm: xã Liên Hà và xã Thuỵ Lâm.
* Chọn xã can thiệp: Sau khi tiến hành điều tra ban đầu, 4 xã được chia làm 2 nhóm trung tâm và xa trung tâm. Trong mỗi nhóm này, lựa chọn 1 xã can thiệp bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn. Kết quả chọn được xã Liên Hà và xã Uy Nỗ là 2 xã can thiệp, c n lại 2 xã Cổ Loa và Thuỵ Lâm là 2 xã đối chứng.
Bảng 2.1. Một số đặc điểm của 4 xã nghiên cứu
Liên Hà | Uy Nỗ | Cổ Loa | Thụy Lâm | |
1. Đặc điểm dân số, kinh tế - xã hội | ||||
Vị trí địa lý (so với huyện) | Phía Đông | TT huyện | Đông Nam | [ Phía Bắc |
Diện tích tự nhiên (km2) | 8,10 | 7,58 | 8,07 | 9,72 |
Dân số năm 2012 (người) | 16.254 | 16.597 | 16.514 | 17.789 |
Mật độ dân số (người /km2) | 1.836 | 2.129 | 1.825 | 1.708 |
Dân số NCT (người) | 1.531 | 1.432 | 1.498 | 1.576 |
Số hộ gia đình (hộ) | 3.568 | 3.935 | 3.702 | 3629 |
Số thôn (thôn) | 8 | 8 | 6 | 7 |
Thu nhập bình quân người/năm (triệu VNĐ) | 18,5 | 19,6 | 17,8 | 20,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sử Dụng Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Ở Người Cao Tuổi
- Mô Hình Y Tế Viễn Thông Trong Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi
- Mô Hình Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Người Cao Tuổi Tại Bệnh Viện
- Sơ Đồ Cơ Chế Quản Lý, Điều Hành Hoạt Động Của Mô Hình
- Sơ Đồ Quy Trình Đánh Giá Hiệu Quả Của Mô Hình Can Thiệp
- Đặc Điểm, Thực Trạng Nhu Cầu, Sử Dụng Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khoẻ Của Người Cao Tuổi Và Đáp Ứng Của Trạm Y Tế Xã Tại Huyện Đông Anh, Hà Nội
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Nguồn số liệu: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của 4 xã tháng 12/2011
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2012 - 06/2013, chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Mô tả nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã; xây dựng mô hình lý thuyết: từ tháng 01 - 06/2012.
- Giai đoạn 2: Triển khai thử nghiệm mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại 2 xã can thiệp và đánh giá hiệu quả của mô hình: từ tháng 07/2012 - 6/2013.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
* Nghiên cứu này gồm 2 thiết kế nghiên cứu riêng biệt:
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang: mô tả nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi và khả năng đáp ứng của y tế tuyến xã tại huyện Đông Anh, Hà Nội
- Nghiên cứu can thiệp (can thiệp cộng đồng có đối chứng): xây dựng và thử nghiệm mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại 2 xã, huyện Đông Anh, Hà Nội
2.2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng mô hình “Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng” được dựa trên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT tại các xã trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Mô hình “Quản lý,
tư vấn, CSSK NCT
dựa vào cộng
đồng”
NGƯỜI CAO TUỔI
- Đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới, TĐ học vấn…)
- Tình hình sức khỏe
- Thói quen sử dụng DVYT
- Hiểu biết về bệnh tật
- Nguyện vọng CSSK
- Nhu cầu quản lý, tư vấn, CSSK của NCT
- Nhu cầu cung cấp thông tin TT-GDSK của NCT
- Nhu cầu luyện tập dưỡng sinh, nâng cao SK
Tiếp cận dịch vụ CSSK
GIA ĐÌNH - XÃ HỘI
- Sự quan tâm của gia đình
- Trách nhiệm, sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể xã
Sử dụng dịch vụ CSSK
Khả năng huy động sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào mô hình “Quản lý, tư vấn, CSSK NCT”.
TRẠM Y TẾ XÃ
- Số cán bộ y tế
- Trình độ chuyên môn CBYT
- Cơ sở hạ tầng,, TTB
- Hoạt động CSSK, truyền thông, tư vấn
Khả năng đáp ứng của y tế xã về cung cấp dịch vụ quản lý, tư vấn, CSSK NCT
Hình 2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu và chọn mẫu
2.2.3.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang
a. Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả
* Người cao tuổi:
- Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng phỏng vấn NCT được tính theo công thức:
n = Z2
(1- α/2)
p.(1 p)
d2
Trong đó:
n: số NCT cần điều tra ở một xã.
Z(1- α/2) : là hệ số tin cậy = 1,96 với độ tin cậy 95% (ngưỡng xác suất α = 0,05).
p= 0,4: là tỷ lệ ốm ước tính của NCT trong v ng 2 tuần trước điều tra (do đây là một nghiên cứu về thực trạng sức khoẻ NCT nên cỡ mẫu được ước tính dựa trên tỷ lệ người ốm trong thời gian 2 tuần của NCT). Từ cuộc điều tra tại 8 xã của huyện Đông Anh năm 2011 kết quả chung cho thấy tỷ lệ ốm của NCT trong v ng 2 tuần trước điều tra là 40%.
d: sai số chấp nhận được, ước tính d = 0,06.
Thay số vào công thức ta có: n = (1,96)2
0,4.(1 0,4)= 255 (người).
0,06 2
Như vậy, cỡ mẫu chung của 4 xã là: 255 người x 4 xã = 1.020 người.
Trên thực tế đã tiến hành phỏng vấn 1.025 NCT tại 4 xã nghiên cứu.
- Công cụ nghiên cứu: Phiếu phỏng vấn người cao tuổi.
* Nhân viên y tế ở 4 xã nghiên cứu:
- Đối với TYT xã: chọn tất cả NVYT của 4 xã nghiên cứu, những người trực tiếp tham gia khám chữa bệnh, kê đơn và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong xã. Cụ thể, TYT xã Liên Hà: 7 NVYT; Uy Nỗ: 7 NVYT; Cổ Loa: 6 NVYT và Thuỵ Lâm: 7 NVYT, tổng số 4 xã có tất cả 27 NVYT.
- Đối với y tế thôn: chọn tất cả các nhân viên y tế tại các thôn của 4 xã nghiên cứu (mỗi thôn chọn 1 NVYT). Cụ thể, xã Liên Hà: 8 NVYT; Uy Nỗ: 8 NVYT; Cổ Loa: 6 NVYT và Thuỵ Lâm: 7 NVYT, tổng số 4 xã có tất cả 29 nhân viên y tế thôn.
- Công cụ nghiên cứu: Phiếu phỏng vấn nhân viên y tế xã về hoạt động chuyên môn và kiến thức CSSK NCT tại cộng đồng.
* Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã:
- Mỗi xã chọn chủ đích 9 người gồm: Bí thư Đảng ủy xã, chủ tịch UBND xã, chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc xã, chủ tịch Hội Cựu chiến binh, chủ tịch Hội Nông dân, chủ tịch Hội NCT, Hội trưởng Hội phụ nữ, Trưởng Ban Thông tin - Văn hóa và Trưởng Trạm y tế xã (4 xã x 9 người = 36 người).
- Công cụ nghiên cứu: Phiếu phỏng vấn cán bộ Đảng, chính quyền, ban, ngành đoàn thể xã, thị trấn về CSSK NCT.
* Người chăm sóc chính của người cao tuổi:
- Là thành viên trong gia đình có người cao tuổi và là người sử dụng thời gian nhiều nhất trong chăm sóc cho NCT. Người chăm sóc chính sẽ do chính NCT tự xác định sau khi có hướng dẫn của nghiên cứu viên. Đối với những NCT vẫn c n đang chung sống cùng vợ hoặc chồng thì người chăm sóc chính có thể là chính NCT. Trường hợp NCT sống một mình, những người đến chăm sóc cho NCT từ 1 - 2 lần/ngày cũng được coi là người chăm sóc chính.
- Số lượng: cứ 1 đối tượng là NCT chọn 1 người chăm sóc chính. Tổng số người chăm sóc chính của NCT trong nghiên cứu này là 971 người.
- Công cụ nghiên cứu: phiếu điều tra sự quan tâm CSSK NCT của gia đình.
b. Chọn mẫu
Do đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với can thiệp cộng đồng có đối chứng nên việc quyết định số lượng các xã lựa chọn trong nghiên cứu sẽ phải dựa vào cỡ mẫu tính toán của cả nghiên cứu mô tả và nghiên cứu can thiệp. Địa
bàn huyện Đông Anh được chia làm hai nhóm trung tâm và xa trung tâm nên việc lựa chọn xã cũng cần phải xem xét đến yếu tố địa lý này. Với nguyên tắc của can thiệp cộng đồng thì các hoạt động can thiệp (quản lý, truyền thông, giáo dục sức khoẻ, luyện tập dưỡng sinh, thể dục thể thao...) phải được triển khai trên toàn bộ cộng đồng nghiên cứu được chọn mà không thể triển khai trên từng đối tượng nghiên cứu, trong khi nguồn lực lại hạn chế (cả về nhân lực, thời gian, kinh phí) vì đây là nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc nên nghiên cứu chỉ có thể triển khai các hoạt động can thiệp ở 2 xã. Tuy nhiên, do đặc thù của địa bàn nghiên cứu là có xã trung tâm và xa trung tâm, có yếu tố địa lý và cơ cấu kinh tế khác nhau nên nghiên cứu lựa chọn 1 xã trung tâm và 1 xã xa trung tâm vào nhóm can thiệp (tương ứng sẽ có 1 xã trung tâm và 1 xã xa trung tâm để đối chứng). Như vậy, tổng số có 4 xã sẽ được lựa chọn vào nghiên cứu. Vì vậy, kết quả nghiên cứu chỉ có thể phản ánh được kết quả thử nghiệm can thiệp trong 4 xã nghiên cứu (2 xã can thiệp, 2 xã đối chứng) mà không mang tính đại diện cho toàn huyện.
Toàn bộ các xã của huyện Đông Anh đã được xếp làm 2 nhóm: trung tâm và xa trung tâm. Đối với mỗi nhóm, lựa chọn 2 xã bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn và chọn người cao tuổi bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Kết quả đã chọn được 2 xã có điều kiện kinh tế-xã hội tương đồng:
- Cặp xã trung tâm: xã Uy Nỗ và xã Cổ Loa.
- Cặp xã xa trung tâm: xã Liên Hà và xã Thuỵ Lâm.
2.2.3.2. Khám sức khỏe
- Tổ chức KSK toàn diện cho 1.025 NCT ở 4 xã nghiên cứu. Tất cả các bệnh/hội chứng bệnh hiện mắc của NCT được sắp xếp theo nhóm bệnh dựa vào Bảng phân loại quốc tế bệnh tật (ICD -10) do Bộ Y tế ban hành.
- Tổ chức khám sức khỏe:
+ Do Ph ng Y tế, TTYT huyện phối hợp với trạm y tế và Hội NCT xã tổ chức các buổi khám sức khỏe tại các TYT xã nghiên cứu.