Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông - 2


Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, của Tỉnh và sự đoàn kết nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn vươn lên của toàn Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Tuy Đức đã đạt nhiều thành quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 11,26%, giá trị sản xuất bình quân năm 2020 trên đầu người đạt 71.305.496 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, công nghiệp, các tiềm năng, lợi thế đất đai, khí hậu, cảnh quan đang từng bước được khai thác đúng hướng, đã quy hoạch 5 vùng chuyên canh với các loại cây trồng chính như: lúa, cao su, cà phê, khoai lang và mắc ca. Hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện có những bước phát triển mới. Lĩnh vực giáo dục tiếp tục được quan tâm, cơ sở vật chất dần đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được chú trọng, chất lượng điều trị và phục vụ từng bước được cải thiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới được giữ vững, ổn định không bị động bất ngờ [19, tr.1].

Cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện gồm 24 dân tộc cùng chung sống đoàn kết, cần cù chịu khó, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, với những nét phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, tập quán sinh hoạt, văn hóa đặc sắc riêng,… làm đa dạng và phong phú thêm văn hóa cộng đồng, cùng những thành tựu đạt được trong lao động, sản xuất,… đã đánh dấu sự nỗ lực vươn lên không ngừng của đồng bào các dân tộc trong việc xây dựng kinh tế, bảo tồn, giữ gìn, phát huy những nét truyền thống văn hóa nên mảnh đất này. Các chính sách về văn hóa được triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên, kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế như: Do ảnh hưởng của đời sống còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn lực còn nhiều hạn chế. Đặc tính sống xen kẻ giữa các dân tộc… từ đó, một số thành phần dân tộc thiểu số dần đánh mất đi những bản sắc văn hóa của dân tộc mình, một số lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, các nghệ nhân biết các nghi lễ, lễ hội ngày càng ít dần, một số nghệ nhân tuổi cao, sức yếu chưa có đội ngũ kế tục và chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác,


trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập toàn cầu, sự bùng nổ về khoa học và công nghệ, giao thoa văn hóa, thiếu sự hướng dẫn kịp thời về phong tục tập quán và áp dụng những quy định cụ thể của Nhà nước phù hợp với từng địa phương. Mê tín dị đoan cùng với nhiều hủ tục, kể cả một số hủ tục mới hình thành do thói đua đòi, học theo cách nước ngoài thiếu sự phê phán chọn lọc phát triển phổ biến ở nhiều nơi tại địa phương, làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc [23, tr.1]… thì công tác phát triển văn hóa đặt ra những vấn đề cần giải quyết.

Từ những yêu cầu đặt ra và thực trạng phát triển văn hóa trên địa bàn, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông” để làm luận văn tốt nghiệp Cao học Chính sách công.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thực hiện chính sách phát triển văn hóa là đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm, nhiều công trình đã công bố, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Mỗi công trình là một sản phẩm có giá trị, ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Đó là những công trình như sau:

- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công của Phạm Thanh Long, năm 2017.

- Chính sách phát triển văn hóa từ thực tiễn huyện Đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ Chính sách Công của Dương Trung Việt, năm 2016.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Thực hiện chính sách phát triển văn hóa từ thực tiễn thành phố Hải Phòng,

Luận văn Thạc sĩ Chính sách Công của Trần Đình Thanh, năm 2016.

Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông - 2

- Đại cương về các dân tộc Êđê, M'Nông ở Đắk Lắk, Bế Viết Đằng - Chu Thái Sơn - Vũ Thị Hồng - Vũ Đình Lợi, Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội, năm 1982.

- Xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa - văn minh đô thị trên địa bàn Thị xã Gia Nghĩa, Trương Thông Tuần, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, năm 2012.


- Văn hóa M’Nông và vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa M’Nông ở Đắk Nông, Nguyễn Thế Nghĩa và các cộng sự, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Đắk Nông, năm 2006.

Trong các công trình trên cơ bản đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa, thực tiễn phát triển văn hóa, trong thực hiện chính sách phát triển văn hóa từ thực tiễn để hình thành môi trường văn hóa lành mạnh đáp ứng yêu cầu sự phát triển hình thành một nền văn hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc của tỉnh Đắk Nông và một số địa phương. Tuy nhiên, việc nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đến nay vẫn chưa có công trình nào được tiến hành cho nên trong luận văn này, tác giả mong muốn được thực hiện nghiên cứu, phân tích và đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị về thực hiện chính sách phát triển văn hóa nhìn từ thực tiễn tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Thông qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp vào công cuộc phát triển văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Vì vậy tác giả đã lựa chọn chủ đề nghiên cứu này cho luận văn và đồng thời cũng khẳng định nội dung luận văn không trùng lặp, chưa có tác giả nào nghiên cứu.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề về chính sách phát triển văn hóa.

- Làm rò thực trạng thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

- Đề xuất một số giải pháp thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu

Chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

- Về phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 - 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp so sánh; thống kê, khảo sát thực tế; phân tích, tổng hợp xử lý thông tin nhằm minh chứng cho những luận điểm của Luận văn.

Trong đó tập trung tiếp cận chính sách công phải được xác định là quá trình từ xác định vấn đề - ban hành - thực hiện - đánh giá - gợi ý những sửa đổi, bổ sung với sự tham gia của các chủ thể có liên quan từ các nhà quản lý, người dân (chủ thể chính sách). Cách tiếp cận văn hóa học và xã hội học. Cách tiếp cận văn hóa học để làm rò các khái niệm làm việc. Cách tiếp cận xã hội học để làm rò các chủ thể tham gia quản lý, thực hiện và hưởng thụ các chính sách, cụ thể ở đây là chính sách phát triển văn hóa.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:

- Phân tích tài liệu thứ cấp (văn bản): Thông qua hệ thống hóa các văn bản chính sách phát triển văn hóa chung của cả nước và của tỉnh Đắk Nông (trong đó bao gồm các văn bản của huyện Tuy Đức có liên quan đến văn hóa của huyện gồm: công văn, quyết định, báo cáo tổng kết công tác) để từ đó chỉ ra được những điểm, những nội dung phù hợp hay không phù hợp với đặc thù của địa phương trong quá trình thực hiện, đồng thời cũng chỉ ra được những bất cập của những chính sách phát triển văn hóa khi được triển khai thực hiện tại địa phương.


- Phương pháp thu thập thông tin: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin định tính. Việc thu thập thông tin này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng về thực hiện chính sách phát triển văn hóa tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông để từ đó giúp cho đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách, quản lý việc thực hiện chính sách nhận thấy được chính sách phát triển văn hóa tại địa phương có những ưu, nhược điểm, hạn chế gì và những nguyên nhân cản trở việc thực hiện chính sách phát triển văn hóa. Những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc thực hiện các chính sách phát triển văn hóa tại địa phương để có thể cho phép chúng ta hiểu được bức tranh tổng thể.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực của đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận

Thông qua cách tiếp cận văn hóa học, xã hội học và chính sách công, luận văn góp phần làm rò hơn các lý thuyết liên quan đến chính sách công để từ đó gợi mở một số hàm ý giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách, đặc biệt là chính sách phát triển văn hóa tại các địa phương của vùng Tây Nguyên, trong đó có huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rò việc thực hiện chính sách phát triển văn hóa tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông và giúp các cơ quan quản lý có thêm tài liệu tham khảo khi đánh giá việc thực hiện chính sách văn hóa của Nhà nước tại địa phương trong 5 năm qua.

Một số giải pháp của luận văn có thể giúp cho các nhà thực thi chính sách có kế hoạch, biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển văn hóa


Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1. Khái niệm về văn hóa

Trong đời sống giao tiếp xã hội và học thuật của nhân loại, văn hóa là khái niệm được dùng rất phổ biến, gắn với các hoạt động của con người. Trong khoa học, xã hội và nhân văn, văn hóa là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau. Mỗi ngành khoa học, xã hội, nhân loại lại có cách tiếp cận văn hóa riêng, vì thế văn hóa trở thành khái niệm vô cùng đa nghĩa.

Trên thực tế, văn hóa có thể được dùng với nghĩa thông thường để chỉ trình độ học vấn, mức độ ứng xử lịch sự của con người, hoặc dùng chỉ tập quán, thói quen của một nhóm người, một cộng đồng. Văn hóa cũng có thể được dùng với nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn lịch sử của dân tộc hay của nhân loại. Văn hóa cũng có thể được dùng để chỉ sự đánh giá phẩm chất con người của những cá nhân và cộng đồng (có văn hoá, thiếu văn hóa…).

Trong lịch sự loài người, thuật ngữ ‘‘văn hóa’’ đã xuất hiện rất sớm. Tại Phương Tây, chữ văn hóa culture - Tiếng Anh, Tiếng Pháp đều viết giống nhau) có nguồn gốc từ chữ Latinh Cultus với nghĩa gốc khởi nguyên là ‘‘gieo trồng’’, ‘‘vun sới’’, trong trồng trọt cây lương thực (nghĩa là chăm sóc cây cối từ gieo hạt, nảy mầm, lên cây, đơm hoa, kết trái). Sau này, chữ culture ‘‘văn hóa’’ được mở rộng dùng trong đời sống xã hội, chỉ sự ‘‘gieo trồng trí tuệ’’ cho con người, giáo dục – đào tạo con người, hình thành phát triển con người và cộng đồng dân tộc [12, tr.10]. Trong lịch sử Phương Đông, quan niệm văn hóa được nói đến nhiều ờ Trung

Quốc cổ xưa, thể hiện qua cách chiết tự chữ nghĩa. Văn hóa là “nhân văn, giáo hóa”, “văn trị giáo hóa”. “Nhân văn, giáo hóa” có nghĩa là “đem cái đẹp của con người” – tức là các giá trị nhân văn làm chuẩn mực để thay đổi con người thoát khỏi tình trạng hoang dã, lạc hậu, kém hiểu biết. Nói cách khác, văn hóa là làm cho người ta trở nên đẹp đẻ - cái đẹp chỉ có ở người. “Văn trị giáo hóa” là lấy văn đức


để giáo hóa, đưa con người vào trật tự, kỷ cương, phép tắc, lễ nghĩa mà tổ chức, quản lý, cai trị họ, lấy “văn trị” đối lập với “vũ trị”[12, tr.11].

Cuối thế kỷ XX, UNESCO đưa ra quan niệm: “văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo” của “các cá nhân và các cộng đồng” trong quá khứ và trong hiện tại. Qua thời gian, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc”, đồng thời vào thế kỷ XXI, năm 2002 UNESCO lại tiếp tục bổ sung định nghĩa về văn hóa như sau: “văn hóa nên được đề cập đến như một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ giá trị truyền thống và đức tin…”[13, tr.17].

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1943) đã từng đưa ra định nghĩa khá đầy đủ về văn hóa, đó là: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự tồn tại” [12, tr.16]. Với việc đưa ra định nghĩa khái niệm văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.

1.1.2. Khái niệm về chính sách

Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí