Đổi Mới Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Trong Quản Lý Dhth Các Môn Khtn Của Gv

3.2.2. Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn trong quản lý DHTH các môn KHTN của GV

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường THCS tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Giúp cho tổ chuyên môn và GV biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của HS; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của HS.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề chú trọng đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá, chia sẻ giờ dạy, kĩ năng dạy học, dành nhiều thời gian cho việc phân tích, đánh giá và chia sẻ ý kiến về các giờ dạy minh họa đã được GV trong tổ, nhóm chuyên môn dự giờ.

- Phát triển tổ chuyên môn theo tinh thần là “Tổ chức biết học hỏi” tạo môi trường thuận lợi để GV trao đổi ý kiến, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hoàn thiện về kĩ năng, kĩ thuật dạy học, giải quyết những vấn đề khó trong quá trình thiết kế bài giảng và giảng dạy các bài học tích hợp trên lớp.

- Phát huy vai trò của các GV cốt cán là các GV dạy giỏi, GV có nhiều kinh nghiệm. Các GV này là đầu tàu, dẫn dắt tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nói chung, đổi mới PPDH - kiểm tra đánh giá và nâng cao trình độ chuyên môn của GV nói riêng. Để làm tốt được những việc này cần:

- Tổ chức họp tổ chuyên môn đầu năm học để lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn từng tháng, tổ chức sinh hoạt cùng nhau chia sẻ với đồng nghiệp các kiến thức và kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ trau dồi kiến thức sư phạm sao cho tổ chuyên môn là nơi GV có điều kiện tự học, tự bồi dưỡng, đúc kết kinh nghiệm của bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp với tập thể.

- Thực hiện các bước sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

+ Xây dựng chuyên đề dạy học: Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề DHTH với việc sử dụng PPDH tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường để đảm bảo việc DHTH tại các trường có hiệu quả, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn hiện nay. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động dạy học dự kiến sẽ tổ chức cho HS theo PPDH tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho HS trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.

+ Biên soạn câu hỏi/bài tập: Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của HS trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các HĐDH tích hợp và kiểm tra, đánh giá luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.

Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 10

+ Thiết kế tiến trình dạy học: Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của HS để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.

+ Tổ chức dạy học và dự giờ: Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công GV thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy.

+ Phân tích, rút kinh nghiệm bài học: Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của HS dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. HS tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học

của HS, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho HS của GV.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tổ chuyên môn phải lập kế hoạch sinh hoạt tổ theo chuyên đề cụ thể, phân công các GV trong tổ, nhóm cùng thực hiện.

- Trong quá trình thực hiện kế hoạch nếu có gì chưa phù hợp phải rút kinh nghiệm, bàn bạc thống nhất để đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp với tình hình thực tế.

3.2.3. Tăng cường xây dựng kỷ cương, nề nếp trong việc thực hiện dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Đây là một nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động DHTH các môn KHTN của các nhà trường. Nó tạo ra nền tảng vững chắc về trật tự, kỷ cương, tạo ra bầu không khí lành mạnh, tích cực, tự giác, tinh thần dân chủ trong công việc của các nhà trường.

Tăng cường xây dựng kỷ cương, nề nếp trong DHTH các môn KHTN nhằm thực hiện đúng quy định về tổ chức DHTH do Bộ GD&ĐT ban hành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng cụ thể hoá những chức năng, nhiệm vụ trong Điều lệ trường THCS vào hoàn cảnh cụ thể của từng trường như các qui định về nội dung làm việc, nề nếp chuyên môn, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức cá nhân giúp CBQL, GV hoàn thành tốt yêu cầu công việc được giao.

Nâng cao chất lượng xây dựng Quy chế dân chủ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chung đã đề ra.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a. Hiệu trưởng các nhà trường chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý nền nếp thực hiện DHTH các môn KHTN

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng các nhà trường phải chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng được kế hoạch QL nề nếp chuyên môn đặc biệt là nền nếp thực hiện DHTH các môn KHTN.

Trong kế hoạch phải xây dựng các chỉ tiêu thực hiện nề nếp trong tập thể sư phạm nhà trường. Xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể của từng tổ, nhóm đảm bảo tạo động lực tốt cho các HĐGD nói chung và DHTH các môn KHTN nói riêng.

b. Hiệu trưởng tổ chức cho CBQL và GV học tập những văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ GD&ĐT, những quy định của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT

Đầu năm học, HT các nhà trường cần tổng hợp và tập huấn cho CBQL và GV nắm vững các văn bản pháp qui của Bộ GD&ĐT về những quy định, quy chế chung (Điều lệ trường THCS, mục tiêu đào tạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng quy định về thi đua khen thưởng, thông tư đánh giá xếp loại học sinh...), đặc biệt là các quy định thực hiện DHTH các môn KHTN. Các văn bản này sẽ phát huy tác dụng tích cực khi đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hiện thực, tính chuẩn mực và xuất hiện đúng lúc, kịp thời.

Chỉ đạo tổ chuyên môn cụ thể hoá các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đã được quy định để đề ra những yêu cầu cần thực hiện đối với GV.

c. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện tốt các quy định về thực hiện DHTH các môn KHTN:

Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn ít nhất 2 tuần/lần. Nội dung và hình thức sinh hoạt phải thực sự góp phần xây dựng kỉ cương nề nếp. Ngoài ra cần nghiên cứu thống nhất về nội dung, phương pháp cách thức thực hiện DHTH các môn KHTN nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Chỉ đạo thực hiện các kế hoạch tổ chức DHTH các môn KHTN đã được xây dựng, cụ thể:

- Thực hiện chương trình kế hoạch DHTH các môn KHTN thông qua các môn học.

- Thời khoá biểu lên lớp.

- Nền nếp ra vào lớp của thầy và trò.

- Kế hoạch hoạt động ngoại khóa có nội dung tích hợp các môn KHTN.

Chỉ đạo thực hiện hồ sơ, sổ sách chuyên môn: Thực hiện các loại hồ sơ sổ sách theo quy định.

- Đặc biệt quan tâm đến nề nếp soạn giáo án, xây dựng kế hoạch cá nhân.

- Sổ theo dõi chất lượng (sổ điểm)

- Sổ chủ nhiệm

- Thường xuyên thanh tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp chuyên môn của GV.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải nắm chắc các quy định của nhà nước, của ngành về giáo dục như: Luật giáo dục, Điều lệ trường THCS, Định mức lao động trong trường THCS,...

CBGV đồng thuận trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung của nhà trường, của địa phương.

Được sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, động viên khích lệ của các cấp quản lý giáo dục.

3.2.4. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và kĩ năng dạy học tích hợp cho đội ngũ GV khoa học tự nhiên

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng dạy học tích hợp cho giáo viên khoa học tự nhiên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực thiết kế tích hợp các môn học và các năng lực cần thiết khác, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện DHTH các môn KHTN trong các nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đội ngũ giáo viên trực tiếp tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện DHTH các môn KHTN chủ yếu là giáo viên bộ môn, ngoài ra là giáo viên tổng phụ trách đội, GVCN,… cũng có thể tham gia phối hợp hướng dẫn học sinh thực hiện tích hợp các môn KHTN. Tuy nhiên do trình độ chuyên môn có những

khác biệt. Hơn nữa DHTH nói chung và DHTH các môn KHTN nói riêng là nội dung mới mà trong chương trình giáo dục của bậc học và do đào tạo trước đây nhiều giáo viên còn chưa được tiếp cận. Đồng thời kỹ năng tổ chức DHTH các môn KHTN sử dụng nhiều hoạt động có liên quan đến phương tiện kĩ thuật hiện đại và công nghệ thông tin. Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực thiết kế hoạt động DHTH các môn KHTN, trình độ nghiệp vụ về công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên là yêu cầu cần thiết.

Để làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực thiết kế hoạt động DHTH các môn KHTN cho đội ngũ GV, Hiệu trưởng các nhà trường cần:

- Tổ chức cho các giáo viên được tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu nội dung chương trình giáo dục tích hợp thông qua các môn học KHTN của cấp học.

Biện pháp này có thể thực hiện dưới các hình thức như cử giáo viên tham gia các đợt tập huấn bổ xung kiến thức do Bộ, Sở, Phòng GD tổ chức. Mặc dù các đợt tập huấn này không nhiều nhưng là sự chỉ đạo có tính chất định hướng, cốt lõi nên cần chọn cử những giáo viên đã có kinh nghiệm, giáo viên cốt cán có sự nghiên cứu nghiêm túc về chương trình giáo dục tích hợp để tham gia tập huấn. Các giáo viên sau tập huấn sẽ trở thành lực lượng cốt cán cho tổ, nhóm chuyên môn, có trách nhiệm truyền đạt lại và triển khai những nội dung đã được tập huấn theo sự định hướng của Bộ của Sở GD- ĐT. Hình thức mời các chuyên gia, các nhà khoa học có chuyên môn sâu về tổ chức hoạt động DHTH về tập huấn trực tiếp cho đội ngũ giáo viên cũng góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.

- Tập huấn cho đội ngũ giáo viên kỹ năng sử dụng các phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại

Hiện nay ở các trường THCS đều có chiến lược đầu tư phương tiện kĩ thuật dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vì vậy cần mở các lớp tập huấn cho giáo viên kỹ năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại, kỹ năng sử dụng các phần mềm vi tính chuyên dụng cho dạy học để phục vụ việc thực hiện DHTH các môn KHTN đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thực hiện DHTH các môn KHTN.

Tổ, nhóm chuyên môn là đơn vị cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn cụ thể, đồng thời trực tiếp tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thực hiện DHTH các môn KHTN nhằm mục tiêu thảo luận, thống nhất về từng nội dung, từng giai đoạn trong chương trình tổ chức DHTH các môn KHTN cho học sinh. Các giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy có thể trao đổi về cách làm, cách tổ chức, hướng dẫn học sinh hay khẳng định những kết quả đã đạt được đối với từng đối tượng học sinh cụ thể. Những kết quả tốt này sẽ được thảo luận thêm để khẳng định tính khoa học, tính khả thi và có kế hoạch nhân rộng các điển hình tốt này cho các khối lớp khác. Đồng thời các giáo viên cũng có điều kiện để trao đổi, phát hiện những khó khăn, vướng mắc hay những điểm còn hạn chế của chương trình để cùng tìm cách giải quyết, khắc phục hay điều chỉnh phù hợp. Để nâng cao chất lượng hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thực hiện DHTH các môn KHTN đòi hỏi mỗi buổi sinh hoạt phải có kế hoạch cụ thể, có sự phân công chuẩn bị các nội dung thảo luận... Đồng thời mỗi giáo viên cần có ý thức phấn đấu tự hoàn thiện bản thân, thường xuyên tích lũy, cập nhật kiến thức, mạnh dạn áp dụng những cách tổ chức mới... để nâng cao hiệu quả thực hiện DHTH các môn KHTN cho học sinh. Tránh biến sinh hoạt chuyên môn thành các buổi giải quyết sự vụ hành chính hay sinh hoạt đối phó, hình thức...

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Giáo viên cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của DHTH các môn KHTN trong chương trình giáo dục THCS và sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng học tập tích hợp các môn KHTN cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục của cấp học hiện nay. Mỗi giáo viên cần có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm theo sự định hướng của nhà trường.

- Nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo và triển khai các nội dung giáo dục tích hợp thông qua các môn học phục vụ thiết thực cho công tác chuyên môn.

- Mở rộng phạm vi liên kết với các trường khác để giáo viên có điều kiện trao đổi nhằm cập nhật kiến thức và học hỏi nâng cao năng lực tổ chức DHTH các môn KHTN.

3.2.5. Tăng cường việc giáo dục động cơ, tinh thần, thái độ học tập và bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong DHTH các môn KHTN yếu tố động cơ, tinh thần, thái độ học tập của HS quyết định đến kết quả DHTH. Do vậy HT các nhà trường phải chú ý việc chỉ đạo CBGV bồi dưỡng động cơ, tinh thần, thái độ học tập cho HS.

Quá trình giáo dục trong nhà trường chính là quá trình nhà giáo dục tác động tới lý trí, tình cảm của học sinh nhằm phát huy năng lực tự giáo dục, tự hoàn thiện. Vì vậy, việc bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS tạo cho các em niềm say mê, hứng thú, chủ động tự tìm tòi, khám phá những tri thức mới trong khi tham gia các hoạt động học tập tích hợp các môn KHTN góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a. Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hợp với địa phương về giáo dục truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường nhằm giúp HS có động lực trong học tập, rèn luyện.

Đầu năm học, các trường chỉ đạo GV chủ nhiệm tổ chức cho HS sinh hoạt tập thể, trao đổi về truyền thống của quê hương. GV giúp các em hiểu được truyền thống anh hùng cách mạng của cha ông, hiểu biết về các danh nhân văn hoá, truyền thống hiếu học của quê hương. GV giúp HS hiểu được truyền thống xây dựng và phát triển của nhà trường.

Tổ chức tốt hình thức giao lưu với các nhà giáo lão thành, các tài năng trẻ, những gương học sinh vượt khó, các HS cũ thành đạt… qua đó xây dựng ước mơ hoài bão cao đẹp cho HS.

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022