Tổ Chức Thực Hiện Chương Trình, Nội Dung, Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Hđdh Các Chủ Đề Tự Chọn ‌

Bảng 3.3. Tổ chức thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức HĐDH các chủ đề tự chọn‌


Nội dung


Nhóm đánh giá

Sự cần thiết

Tính khả thi


RCT


CT


ICT


KCT

Điểm

TB1


RKT


KT


IKT


KKT

Điểm

TB2


1. Xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề tự chọn theo thời gian.

CB QL

TS

10

8




3,58

8

10




3,42

%

55,6

44,4



44,4

55,6




GV

TS

33

28

1



3,52

23

38

1



3,35

%

53,2

45,2

1,6


37,1

61,3

1,6



2. Xây dựng chương trình, nội dung, PPDH các chủ đề tự chọn phù hợp.


CB QL

TS

11

6

1



3,51

7

11




3,37

%


61,1


33,3


5,6



38,9


61,1




GV

TS

33

24

5



3,47

22

36

4



3,30

%

53,2

38,7

8,1


35,4

58,1

6,5


3. Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức lựa chọn đội ngũ GV dạy học.

- Sắp xếp bố trí thời gian phù hợp để tiến hành HĐDH.

- Phân công nhiệm vụ cụ

thể cho CBQL và GV.

CB QL

TS

12

5

1



3,70

12

6




3,67

%

66,7

27,7

5,6


66,7

33,3




GV

TS

45

14

2

1


3,68

41

21




3,67


%


72,6


22,6


3,2


1,6


66,1


38,9



4. Kiểm tra tình hình tiếp thu của HS để điều chỉnh phương pháp quản lý và dạy học.

CB QL

TS

3

14

1



3,12

2

16




3,14

%

16,7

77,7

5,6


11,1

88,9




GV

TS

14

45

3



3,19

10

51

1



3,14

%

22,6

72,6

4,8


16,1

82,3

1,6


5. Đầu tư đổi mới PPDH tự chọn để phát huy năng lực học tập tích cực, độc lập sáng tạo

của HS.

CB QL

TS

7

9

2



3,33

3

15




3,14

%

38,9

50,0

11,1


16,7

83,3




GV

TS

21

37

2

2


3,25

13

45

2

2


3,14

%

33,9

59,7

3,2

3,2

21,0

72,6

3,2

3,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 12

Các giải pháp đều được đánh giá cao với điểm trung bình > 3,1, chứng tỏ:

- Có 58,1% số CBQL và 53,2% số giáo viên cho rằng rất cần thiết và 41,9% số CBQL và 45,5% số giáo viên cho rằng cần thiết trong việc xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề tự chọn theo năm học, học kỳ, tháng, tuần. Điều này sẽ giúp cho nhà quản lý kiểm tra được việc thực hiện đúng, đủ chương trình của GV và là cơ sở để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV. Có 100% số CBQL và 38,7% số GV đồng ý với tính khả thi của biện pháp. Điểm trung bình là (x = 3,58; 3,42 và y

= 3,52; 3,35).

- Chỉ có 5,6% số CBQL và 8,1% số giáo viên cho rằng xây dựng chương trình, nội dung, PPDH học các chủ đề tự chọn phù hợp với đặc trưng của bộ môn và đối tượng HS là ít cần thiết. Hầu hết đều đánh giá cao sự cần thiết của biện pháp này. Như vậy sẽ là điều kiện tốt cho việc điều chỉnh các HĐĐH các chủ đề tự chọn một cách kịp thời, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Tính khả thi của biện pháp cũng được đánh giá cao (61,1% số CBQL cho rằng biện pháp mang tính khả thi và 38,9% cho rằng rất khả thi, điểm trung bình (x = 3,37), có 58,1% số giáo viên cho rằng biện pháp có tính khả thi và 35,4% cho rằng rất khả thi; điểm trung bình (y = 3,30)).

- Biện pháp "tổ chức thực hiện" được đánh giá cao nhất. Kết quả khảo sát của nhóm đối tượng cụ thể như sau: 66,7% số CBQL và 72,6% số giáo viên cho rằng rất cần thiết; 27,7% số CBQL và 22,6% số giáo viên cho rằng cần thiết; điểm trung bình (x = 3,70; y = 3,68). Tính khả thi của biện pháp là 66,7% số CBQL và 66,1% số GV cho rằng rất khả thi; 33,3% số CBQL và 38,9% số GV cho rằng khả thi; điểm trung bình là (x = 3,67 vầy = 3,67).

- Việc kiểm tra tình hình tiếp thu của học sinh để điều chỉnh phương pháp quản lý và dạy học chỉ được đánh giá ở mức độ vừa của sự cần thiết (77,7% số CBQL và 72,6% số giáo viên cho rằng biện pháp là cần thiết; điểm trung bình X = 3,12 vầy = 3,19). Tính khả thi của biện pháp cũng chỉ đánh giá ở mức độ vừa (88,9% số CBQL và 82,3% số giáo viên cho rằng khả thi, điểm trung bình x = 3,14 và y = 3,14).

- Đầu tư đổi mới PPDH tự chọn để phát huy năng lực học tập tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh được đánh giá ở mức độ khá của sự cần thiết (38,9% số CBQL và 33,9% số GV cho rằng rất cần thiết; 50,0% số CBQL và 59,7% cho rằng cần thiết; điểm trung bình (x = 3,33; y = 3,25) và tính khả thi là 83,3% đối với CBQL và 72,6% đối với GV, điểm trung bình là (x = 3,14; y = 3,14).

Bảng 3.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh



Nội dung

Nhóm đánh giá

Sự cần thiết

Tính khả thi

RCT

CT

ICT

KCT

Điểm

TB1

RKT

KT

IKT

KKT

Điểm

TB2

1. Xây dựng ngân hàng đề thi, đa dạng hóa cách thức kiểm tra, đánh giá theo nhu

cầu từng năm học.

CB

QL

TS

3

13

2


3,07

3

14

1


3,07

%

16,7

72,2

11,1


16,7

77,8

5,6



GV

TS

9

45

6

2


3,99

10

44

6

2


3,01

%

14,5

72,6

9,7

3,2

16,1

71,0

9,7

3,2

2. Đưa vào quy ước thi đua về việc chấm điểm, ghi điểm, xếp

loại học sinh.

CB

QL

TS

10

8



3,56

4

13

1


3,19

%

55,6

44,4



22,2

72,2

5,6



GV

TS

21

36

4

1


3,25

38

23

1



3,35

%

33,9

58,0

6,5

1,6

61,3

37,1

1,6


Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của giải pháp được thể hiện qua bảng 3.4 cho thấy:

Có 88,9% CBQL và 87,1% GV cho rằng cần thiết và rất cần thiết tổ chức quản lý về kiểm tra đánh giá kết quả học tập các chủ đề tự chọn của học sinh thông qua việc xây dựng ngân hàng đề thi, đa dạng hoa cách thức kiểm tra, đánh giá theo nhu cầu từng năm, tính khả thi cũng ở mức độ khá cao (CBQL: 94,4%; GV: 87,1%). Để biện pháp này đạt hiệu quả cao, Hiệu trưởng cần thực hiện các công việc sau:

- Không nên quá trú trọng đến hình thức kiểm tra và hình thức ra đề kiểm tra mà cần làm cho GV và HS hiểu rõ ý nghĩa của việc kiểm tra là một trong những biện pháp đánh giá được thực trạng nhằm điều chỉnh cho phù hợp và giúp cải thiện được kết quả học tập để tránh tiêu cực trong kiểm tra.

- Ngân hàng câu hỏi phải được thẩm định một cách khoa học, phải có đủ điều kiện trang thiết bị, máy móc phục vụ việc trộn đề, sao in đề an toàn.

Có 100% CBQL và 91,9% GV cho rằng cần thiết và rất cần thiết trong việc đưa vào quy ước thi đua về việc chấm điểm, ghi điểm, xếp loại HS; tính khả thi cũng rất cao (CBQL: 94,4%; GV: 98,4%), chứng tỏ hai nhóm đối tượng có sự đánh giá rất tương đồng và đề cao được vai trò của công tác thi đua khen thưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ của GV nói chung và thực hiện việc dạy các chủ đề tự chọn nói riêng. Tuy nhiên, trong việc thực hiện biện pháp này, Hiệu trưởng cần lưu ý:

- Tránh tình trạng chạy theo thành tích của GV để đạt được các danh hiệu thi đua, do đó cân phân công PHT chuyên môn, TTCM thường xuyên theo dõi, kiêm tra, đôn đốc, nhắc nhở GV.

- Tuyên truyền mục đích ý nghĩa của công tác thi đua để GV không bị áp lực khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Bảng 3.5. Tăng cường quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ HĐDH các chủ đề tự chọn‌


Nội dung

Nhóm đánh giá

Sự cần thiết

Tính khả thi

RCT

CT

ICT

KCT

Điểm

TB1

RKT

KT

IKT

KKT

Điểm

TB2

1. Tăng nguồn kinh phí cho HĐDH các chủ đề tự chọn.

CB

QL

TS

10

8



3,51

5

10

2

1

3,07

%

55,6

44,4



27,8

55,6

11,1

5,6

GV

TS

30

27

3

2

3,34

9

39

10

4

2,95

%

48,4

43,5

4,8

3,2

14,5

62,9

16,1

6,4

2. Đảm bảo CSVC, điều kiện, phương tiện, trang thiết bị cho HĐDH các chủ

đề tự chọn.

CB

QL

TS

10

8



3,60

6

12



3,26

%

55,6

44,4



33,3

66,7




GV

TS

32

25

3

2


3,42

22

36

4



3,06

%

51,6

40,4

4,8

3,2

35,4

58,1

6,5


3. Sắp xếp đảm bảo lượng thời gian cho HĐDH các chủ đề tự chọn.

CB

QL

TS

7

11



3,42

5

13




3,30

%

38,9

61,1



27,8

72,2



GV

TS

23

37

2


3,37

17

42

3


3,24

%

37,1

59,7

3,2


27,5

67,7

4,8


4. Huy động nguồn tài chính hỗ trợ cho giáo viên dạy học các chủ đề tự chọn.

CB

QL

TS

6

7

4

1

3,12

2

8

7

1

2,63

%

33,3

38,9

22,2

5,6

11,1

44,4

38,9

5,6

GV

TS

27

26

5

4

3,24

7

32

19

4

2,68

%

43,6

41,9

8,1

6,4

11,3

51,7

30,6

6,4

Có 100% CBQL và 92,0% giáo viên cho rằng cần thiết và rất cần thiết tăng nguồn kinh phí cho HĐDH các chủ đề tự chọn hiện có ở nhà trường; đồng thời tính khả thi cho việc này khá cao theo đánh giá của CBQL là 83,4% nhưng đánh giá của giáo viên là không cao (77,4%; điểm trung bình: 2,95). Điều này cho thấy chưa có sự đồng bộ trong việc đánh giá của hai nhóm đối tượng. Tuy nhiên, để công tác này có hiệu quả cao, Hiệu trưởng cần lưu ý:

- Trong kế hoạch dự toán hàng năm, cần cân đối tài chính và đề xuất lên hội đồng sư phạm những khoản chi hợp lý cho việc đầu tư, mua sắm thêm phương tiện, trang thiết bị phục vụ HĐDH.

- Khai thác nguồn lực tài chính địa phương và sự hỗ trợ của trung ương, của các tổ chức xã hội để tăng cường CSVC cho các trường, không để lãng phí, tham ô, sử dụng kinh phí sai mục đích trong quá trình thực hiện chương trình; tăng cường mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ cho việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa THPT.

Có 100% CBQL và 92.0% giáo viên cho rằng cần thiết và rất cần thiết đảm bảo CSVC, điều kiện, phương tiện, trang thiết bị cho HĐDH các chủ đề tự chọn; đồng thời tính khả thi cho việc này khá cao: CBQL là 100% và giáo viên là 93,5%. Để đảm bảo cho vấn đề này, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng cần phải:

- Có kế hoạch phân bổ và sử dụng hợp lý phòng ốc. Ví dụ: tuy theo điện tích phòng lớn nhỏ mà bố trí đó là phòng học thường, phòng học bộ môn, thư viện,...

- Có kế hoạch phân bổ và sử dụng hợp lý lao động chuyên môn cho các phòng chức năng. Chẳng hạn khi phân công giáo viên hoặc nhân viên chuyên trách cho phòng thí nghiệm thực hành, phải đảm bảo rằng họ có đủ năng lực để hiểu rõ và thẩm định giá trị sử dụng của từng loại hoá chất, máy móc, dụng cụ,... dùng cho thí nghiệm, thực hành.

- Người phụ trách các phòng chức năng cũng phải có kế hoạch khai thác, sử dụng và bảo quản các trang thiết bị dạy - học, đồng thời biết hướng dẫn hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong quá trình sử dụng. Tất cả các danh mục thiết bị dạy - học phải được vào sổ, mô tả, phân loại, sắp xếp có hệ thống theo chương trình môn học. Khi các thiết bị có những hư hỏng bất thường thì người chuyên trách phải có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo và nhanh chóng khắc phục, sửa chữa, để kịp thời phục vụ cho hoạt động dạy - học.

- Trang bị những giá đỡ hoặc xe đẩy cơ động để giáo viên có thể dịch chuyển tới phòng học thường mà không tốn nhiều công sức và thời gian nếu trường chưa có phòng thí nghiệm thực hành.

- Tuyên truyền, nhắc nhở giáo viên bộ môn ý thức sử dụng thường xuyên và có hiệu quả các trang thiết bị, ĐDDH hiện có.

- Phân công PHT và TTCM giám sát việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học trên lớp. Xem việc sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học như là một yêu cầu cấp thiết của đổi mới phương pháp giảng dạy; và là tiêu chuẩn đánh giá thi đua trong giáo viên.

Có 100% CBQL và 96,8% giáo viên cho rằng cần thiết và rất cần thiết sắp xếp đảm bảo lượng thời gian cho HĐDH các chủ đề tự chọn; đồng thời tính khả thi cho việc này rất cao: CBQL là 100% và giáo viên là 95,2%. Như vậy để biện pháp này mang lại hiệu quả cao, Hiệu trưởng cần phải:

- Nắm vững số tiết học của các chủ đề tự chọn ở mỗi tuần và tổng số tiết của một chủ đề để có hướng sắp xếp một cách khoa học, không trùng lặp.

- Tuy vào nội dung chương trình của từng chủ đề mà phân phối thời gian cho phù hợp tránh tình trạng dạy chạy đua với thời gian gây tâm lý mệt mỏi cho giáo viên và học sinh.

- Không nên sắp xếp giờ học tự chọn chéo buổi mà không gắn với các hoạt động GD khác vì như thế học sinh phải bỏ nhiều thời gian để di chuyển nhưng kết quả thu lượm được thì ít.

Có 72,2% CBQL và 83,5% giáo viên cho rằng cần thiết và rất cần thiết huy động nguồn tài chính hỗ trợ cho giáo viên dạy dạy học các chủ đề tự chọn; đồng thời tính khả thi cho việc này ở mức độ TB: CBQL là 55,5% và giáo viên là 63,0%. Nguyên nhân của vấn đề này là do đời sống nhân dân địa phương còn khó khăn, các trường chưa quen với công tác vận động từ trong dân để có nguồn tài chính hỗ trợ các hoạt động. Tuy nhiên, qua thực tế thấy rằng ngày càng có nhiều mạnh thường quân đóng góp cho các trường nhằm phục vụ tốt hơn trong HĐDH như: quỹ khuyến học, đóng góp học phí, xây dựng ngày càng có hiệu quả. Từ đó cho thấy việc huy động này là có thể thực hiện được, thể hiện ở mấy biện pháp sau:

- Thực hiện phương châm: "Nhà nước và nhân dân cùng làm" nhằm tăng cường xã hội hoá GD để nâng cao CSVC trường học, trang thiết bị dạy học. Vận động học sinh, các mạnh thường quân là phụ huynh, hoặc từ các ban ngành đoàn thể ngoài nhà trường, đóng góp tài liệu, sách báo, phương tiện, thiết bị dạy học.

- Đặt ra các chỉ tiêu làm ĐDDH cho các tổ chuyên môn; khuyến khích và hỗ trợ giáo viên tự làm ĐDDH mới và hướng dẫn đồng nghiệp cách sử dụng.

Qua kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng các biện pháp mà đề tài đưa ra đều mang tính cần thiết và có khả năng thực hiện

Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm 5 biện pháp nêu trên cho thấy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn mà tôi đề xuất là tương đối cao, nếu được triển khai một cách bài bản và đúng quy trình thì chắc chắn sẽ thu được kết quả trong công tác quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn. Đây cũng có thể là 5 biện pháp mà các trường THPT có hoàn cảnh tương tự có thể áp dụng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã hệ thông hóa cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng việc quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn và đề xuất các biện pháp. Qua đó chúng tôi có thể rút ra một số kết luận khái quát sau:

1.1. Tăng cường công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động quản lý ở trường THPT

Mục tiêu của HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT nhằm góp phần thực hiện dạy học phân hoá, trên cơ sở bảo đảm một mặt bằng chuẩn kiến thức phổ thông thống nhất, thực hiện phân hoá nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển năng lực và hướng nghiệp cho học sinh. Để đạt mục tiêu đó, công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT phải thực hiện một hệ thống các nội dung quản lý có môi quan hệ biện chứng với nhau bao gồm: xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình; tổ chức thực hiện; kiểm tra đánh giá; các điều kiện cơ sở vật chất và lực lượng tham gia vào hoạt động dạy học các chủ đề tự chọn.

1.2. Kết quả khảo sát HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn cho thấy

- Hiệu trưởng các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã nắm khá vững các quy định về nội dung chương trình, hình thức tổ chức, PPDH, kiểm tra đánh giá các chủ đề tự chọn và có cố gắng thực hiện, phù hợp với giả thuyết khoa học thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để thực hiện nhiệm vụ dạy học các chủ đề tự chọn.

- Biện pháp quản lý việc phân công dạy học cho giáo viên và sắp xếp thời khoá biểu, quản lý giờ dạy và hồ sơ chuyên môn của Hiệu trưởng có nhiều ưu điểm; Hiệu trưởng đã xây dựng được một số biện pháp quản lý cụ thể, có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học các chủ đề tự chọn.

Những kết quả đạt được trong công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng GD THPT ngày càng ổn định và phát triển.

Tuy nhiên, công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn vãn còn một số hạn chế và bất cập như:

- Công tác chỉ đạo và kiểm tra của một số HT đối với việc thực hiện kế hoạch của giáo viên chưa được tiến hành thường xuyên, sâu sát và còn mang tính hình thức; việc quản lý soạn bài và chuẩn bị tiết dạy các chủ đề tự chọn chưa được các Hiệu trưởng quan tâm đúng mức nên chất lượng của giờ dạy các chủ đề tự chọn đạt hiệu quả chưa cao.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng tính hành chính, tập trung nhiều vào nội dung của các hoạt động chính khoá nên chưa đưa ra được những biện pháp, những sáng kiến mới có tính đột phá trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học các chủ đề tự chọn. Hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm, tham luận về HĐDH các chủ đề tự chọn chưa được đầu tư đúng mức.

- Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa quan tâm nhiều đến con em dẫn đến chất lượng hai mặt GD nói chung và chất lượng dạy học các chủ đề tự chọn nói riêng chưa đạt hiệu quả cao.

Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của GD THPT, của HĐDH các chủ đề tự chọn và thực trạng quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, đối chiếu với cơ sở lý luận chúng tôi đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học các chủ đề tự chọn bậc THPT hiện nay:

- Nâng cao nhận thức về HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT.

- Xây dựng, tổ chức các lực lượng tham gia HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT.

- Tổ chức thực hiện nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức HĐDH các chủ đề tự chọn.

- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá HĐDH các chủ đề tự chọn.

- Tăng cường quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ HĐDH các chủ đề tự chọn.

Các giải pháp mà chúng tôi đề xuất trong việc quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, đã được khảo sát qua phiếu thông tin từ CBQL, GV và qua trao đổi với một vài chuyên viên sở GD&ĐT Lạng Sơn đã được đánh giá là cần thiết và khả thi trong việc giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT.

Đây là đề tài còn rất mới mẻ, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp. Nhưng chúng tôi tin rằng nó sẽ có giá trị hữu ích nhất định đối với các trường học phổ thông đặc biệt là cấp THPT trong và ngoài địa bàn.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí