Nguyên Nhân Tồn Tại Trong Công Tác Quản Lý Hđdh Các Chủ Đề Tự Chọn Ở Trường Thpt‌

và GV cho rằng nhận thức chưa đồng bộ của các lực lượng GD trong nhà trường về HĐDH các chủ đề tự chọn có tác động rất nhiều đến hiệu quả quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn. Có 48,4% và 45,1% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng có tác động ở mức độ vừa. Có 21,5% và 18,2% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng có tác động ít. Có 1,1% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng không thể tác động. Điểm trung bình động ở mức độ phản ánh ở mức độ "nhiêu" (x = 3,05; y = 3,15). Thực tế cho thấy, HĐDH các chủ đề tự chọn chỉ đạt được mục đích nếu có sự nhận thức sâu sắc về mục tiêu, ý nghĩa của nó. Ngược lại, sẽ không mang lại hiệu quả nếu vẫn còn suy nghĩ "không cần thiết" hoặc "có cũng được không cũng được" khi hỏi về hoạt động này mà kết quả khảo sát cũng đã ghi nhận được.

Bảng 2.26. Nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT‌

Số TT


Yếu tố tác động

Nhóm đánh giá

Kết quả

Điểm TB

1

(%)

2

(%)

3

(%)

4

(%)

1

"Quá tải" của chương trình môn học.

CBQL

4,7

34,9

37,2

23,3

2,9

GV

11,4

32,9

26,6

29,1

2,73


2

Nhận thức chưa đồng bộ của các lực lượng GD trong nhà trường về HĐDH các chủ đề tự chọn.

CBQL

1,1

21,5

48,4

29,1

3,05

GV

1,1

18,2

45,1

35,6

3,15


3

Nhận thức chưa đồng bộ của các lực

lượng GD ngoài nhà trường về HĐDH các chủ đề tự chọn.

CBQL

2,2

16,4

45,5

36,0

3,15

GV

1,1

22,5

53,1

23,3

3,00

4

Kinh phí dành cho HĐDH các chủ đề tự chọn hạn chế.

CBQL

2,3

23,3

41,9

32,6

3,05

GV

11,4

19,0

34,2

35,4

2,94


5

CSVC, điều kiện, phương tiện, trang

thiets bị chưa đáp ứng cho HĐDH các chủ đề tự chọn.

CBQL

0,00

16,3

32,6

51,2

3,35

GV

10,1

17,7

39,2

32,9

2,95


6

Các hoạt động nghiên cứu khoa học, báo cáo các đề tài sáng kiến kinh nghiệm chưa quan tâm đến các chuyên

đề về dạy học các chủ đề tự chọn.

CBQL

2,2

39,1

32,6

26,1

2,83

GV

4,4

43,0

35,1

17,5

2,66


7

Chất lượng học tập của học sinh chưa

đáp ứng cho nhu cầu học các chủ đề tự chọn.

CBQL

7,0

27,9

62,8

2,3

2,60

GV

11,4

35,4

49,4

3,8

2,46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 10

"Chất lượng học tập của học sinh chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu học các chủ đề tự chọn". Kết quả khảo sát là: có 2,3% và 3,8% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng chất lượng học tập của học sinh chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu học các chủ đề tự chọn có tác động rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn. Có 62,8% và 49,4% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng có tác động vừa phải. Có 27,9% ý kiến của CBQL và 35,4% ý kiến của giáo viên cho rằng ít tác động. Có 7,0% và 11,4% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng không có tác động. Điểm trung bình tác động ở mức độ vừa (ĐTB: x = 2,60; y = 2,46).

Như vậy, chất lượng học tập của học sinh đã tác động đến HĐDH này. Phỏng vấn một số giáo viên thì được biết rằng chất lượng đầu vào chưa đều, hoàn cảnh của học sinh gặp khó khăn đã làm cho hiệu quả của HĐDH các chủ đề tự chọn nói riêng và HĐDH nói chung đạt chất lượng chưa cao. Dẫu biết rằng chỉ có thầy giỏi mới có trò giỏi nhưng với đặc điểm là khu vực miền núi, đời sống kinh tế không ổn định thì rất khó để cha mẹ học sinh toàn tâm toàn ý quan tâm đến việc học của các em.

2.5.2.2. Nguyên nhân khách quan.

"Quá tải của chương trình môn học" được đánh giá cụ thể như sau: có 23,3% và 29,1% ý kiến của CBQL và GV cho rằng việc "quá tải" của chương trình có tác động rất nhiều đến hiệu quả quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn. Có 37,2% và 26,6% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng có tác động ở mức độ vừa. Có 34,9% và 32,9% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng ít có tác động. Có 4,7% và 11,4% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng tác động của vấn đề này là không thể. Điểm trung bình tác động ở mức độ vừa (x = 2,79; y = 2,73). Qua kết quả này cho thấy, khi đưa thêm chương trình dạy tự chọn vào trường THPT thì thời khoá biểu của các em lại tăng thêm 2 tiết. Bên cạnh đó, do điều kiện CSVC thiếu nên thời khoá biểu thường xuyên có 5 tiết một buổi và liên tục 6 buổi một tuần đã gây tâm lý mệt mỏi cho học sinh.

"CSVC, điều kiện, phương tiện, trang thiết bị chưa đủ đáp ứng cho HĐDH các chủ đề tự chọn" có 51,2% và 32,9% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng CSVC, điều kiện, phương tiện, trang thiết bị chưa đủ đáp ứng cho HĐDH các chủ đề tự chọn có tác động rất nhiều đến hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn. Có 32,6% và 39,2% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng yếu tố này có tác động vừa phải. Có 16,3% và 17,7% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng ít có tác động. Có 10,1% ý kiến của giáo viên cho rằng yếu tố này không có tác động đến hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT. Điểm trung bình tác động ở mức độ nhiều (x = 3,35; y = 2,95). Bên cạnh đó "Kinh phí dành cho HĐDH các

chủ đề tự chọn hạn chế" có kết quả khảo sát là 32,6% và 35,4% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng kinh phí dành cho HĐDH các chủ đề tự chọn hạn chế đã tác động rất nhiều đến hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn. Có 41,9% và 34,2% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng yếu tố này có tác động vừa phải. Có 23,3% và 19,0% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng ít tác động. Có 2,3% ý kiến của CBQL và đến 11,4% ý kiến của giáo viên cho rằng yếu tố này không tác động đến hiệu quả của hoạt động. Điểm trung bình tác động ở mức độ nhiều (x = 3,05; y = 2,94). Kinh phí là một vấn đề nan giải trong quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT. Qua phỏng vấn trực tiếp Hiệu trưởng các trường THPT, chúng tôi nhận được hầu hết ý kiến đều cho rằng đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề kinh phí đầu tư cho HĐDH các chủ đề tự chọn. Hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào về kinh phí phục vụ cho loại hình dạy học này mà

kinh phí hoạt động chủ yếu được khoán chung trong mục hoạt động phí do ngân sách Nhà nước cấp. Các trường có vận động được nguồn kinh phí từ công tác xã hội hoá GD nhưng vẫn còn hạn chế và thường sử dụng vào công tác chung của nhà trường. Vì vậy hoạt động tham quan học tập, tổ chức dã ngoại là một hoạt động hiếm hoi đối với các trường THPT.

"Nhận thức chưa đồng bộ của các lực lượng GD ngoài nhà trường về HĐDH các chủ đề tự chọn" được đánh giá như sau: có 36,0% ý kiến của CBQL và 23,3% ý kiến của giáo viên cho rằng nhận thức chưa đồng bộ của các lực lượng GD ngoài nhà trường về HĐDH các chủ đề tự chọn là có tác động rất nhiều đến hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT. Có 45,5% và 53,1% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng có tác động ở mức độ nhiều. Có 16,4% và 22,5% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng ít có tác động. Có 2,2% và 1,1% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng tác động là không thể. Điểm trung bình tác động ở mức độ nhiều (x = 3,15; y = 3,00). Như vậy, HĐDH các chủ đề tự chọn cũng không thể đạt được hiệu quả cao khi thiếu đi sự đồng tình, hỗ trợ của gia đình, của xã hội.

"Các hoạt động nghiên cứu khoa học, báo cáo các đề tài sáng kiến kinh nghiệm chưa quan tâm đến các chuyên đề về dạy học các chủ đề tự chọn" có kết quả khảo sát như sau: có 26,1% và 17,5% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng các hoạt động nghiên cứu khoa học, báo cáo các đề tài sáng kiến kinh nghiệm chưa quan tâm đến các chuyên đề về dạy học các chủ đề tự chọn có tác động rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THCS. Có 32,6% và 35,1% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng yếu tố này có tác động vừa phải. Có 39,1% và 43,0% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng ít có tác động. Có 2,2% ý kiến của

CBQL và 4,4% ý kiến của giáo viên cho rằng yếu tố này không tác động đến hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn. Điểm trung bình tác động ở mức độ vừa (x = 2,83; y = 2,66). Kết quả này hoàn toàn sát với thực tế. Những năm gần đây, hoạt động này mới bước đầu có chuyển biến ở các trường THPT. Mỗi năm các đơn vị trường học đêu có tổ chức báo cáo đề tài sáng kiến kinh nghiệm và đã có nhiều đề tài được công nhận cấp trường tiếp tục gửi về cấp trên thẩm định để làm căn cứ xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và các danh hiệu thi đua cao hơn. Nhưng qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đề tài vê quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn hay sáng kiến kinh nghiệm dạy học chủ đề tự chọn, môn học tự chọn chưa được các CBQL và giáo viên quan tâm nghiên cứu. Các hoạt động hội thảo, hội nghị chuyên đề, tập huấn chuyên môn,..; do cấp trên tổ chức vẫn chưa quan tâm nhiều đến chuyên đề về công tác dạy học các chủ đề tự chọn. Chính vì thế những tồn tại trong công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT chậm được cải thiện và cơ sở để đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra là chưa vững chắc.

Kết luận chương 2


Qua phân tích thực trạng cũng như các yếu tố tác động đến hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn chúng tôi nhận thấy như sau:

- Ưu điểm:

+ Nhìn chung Hiệu trưởng các trường THPT đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để thực hiện nhiệm vụ dạy học các chủ đề tự chọn.

+ Biện pháp quản lý việc phân công dạy học cho giáo viên và sắp xếp thời khoá biểu; quản lý giờ dạy và hồ sơ chuyên môn của Hiệu trưởng có nhiều ưu điểm. Ngoài ra ở từng nội dung quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn, Hiệu trưởng đã xây dựng được một sổ biện pháp quản lý cụ thể, có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học các chủ đề tự chọn.

+ Mặc dù đây là một loại hình dạy học mới, các nghiên cứu về thực tiễn chưa nhiều, tài liệu chưa phong phú nhưng các trường THPT ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã nắm khá vững các quy định về nội dung chương trình, hình thức tổ chức, PPDH, kiểm tra đánh giá các chủ đề tự chọn và có cố gắng thực hiện tốt và phù hợp với giả thuyết khoa học.

Nguyên nhân của những ưu điểm:

+ Hầu hết đội ngũ Hiệu trưởng của các trường THPT ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đều được chọn lọc, đề bạt từ lực lượng giáo viên giỏi và đã trải qua quá trình quản lý từ tổ chuyên môn, các đoàn thể trong nhà trường và đều được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý trường học.

+ Sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra của các cấp quản lý GD về công tác quản lý HĐDH nói chung và dạy học các chủ đề tự chọn nói riêng, sự hỗ trợ của các lực lượng GD đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hiệu trưởng trong công tác quản lý. Song song đó, việc quan tâm đầu tư về CSVC của trên cũng giúp cho công tác quản lý, điều hành của hiệu trưởng ngày đạt hiệu quả cao hơn.

- Hạn chế:

+ Công tác chỉ đạo và kiểm tra của một số Hiệu trưởng đối với việc thực hiện kế hoạch của giáo viên chưa được tiến hành thường xuyên, sâu sát và còn mang tính hình thức.

+ Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy các chủ đề đề tự chọn chưa được các Hiệu trưởng quan tâm đúng mức nên chất lượng của giờ dạy các chủ đề tự chọn còn hạn chế.

+ Sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng tính hành chính, chưa đưa ra được những biện pháp, những sáng kiến mới có tính đột phá trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học các chủ đề tự chọn. Hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm, tham luận về HĐDH các chủ đề tự chọn chưa được đầu tư đúng mức.

+ Đo điều kiện kinh tế khó khăn, một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến con em dẫn đến chất lượng hai mặt GD nói chung va chất lượng dạy học các chủ đề tự chọn nói riêng chưa đạt hiệu quả cao.

Nguyên nhân của những hạn chế:

+ Do một số Hiệu trưởng chưa có sự dầu tư đúng mức về công tác quản lý HĐDH nói chung và HĐDH các chủ đề tự chọn nói riêng, chưa thấy hết được mối quan hệ tác động qua lại giữa các nội dung, các biện pháp quản lý.

+ Công tác tuyên truyền đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội về mục đích, ý nghĩa dạy học tự chọn, hướng dẫn học sinh lựa chọn môn học, chủ đề tự chọn cho phù hợp còn hạn chế dẫn đến việc nhận thức không đầy đủ về tầm quan trọng của HĐDH loại hình này.

+ Điều kiện CSVC, trang thiết bị thiếu thốn ảnh hưởng đến việc áp dụng PPDH mới phù hợp với đặc trưng của HĐDH các chủ đề tự chọn.

Chương 3

BIỆN PHÁP PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CÁC CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp đề xuất trên cơ sở nghiên cứu lý luận về QLGD, quản lý nhà trường, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, giáo viên của trường THPT được quy định trong các văn bản hiện hành

Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích và bổ sung để từng bước hoàn thiện công tác quản lý hoạt động GD nói chung của Hiệu trưởng và công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp được đề xuất phải có khả năng thực hiện trong thực tế, phải phù hợp, thống nhất với nội dung quản lý HĐDH trong nhà trường THPT, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, đồng thời phải tính đến khả năng thực hiện và trình độ của đội ngũ CBQL và giáo viên của nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tỉnh hiệu quả

Các đề xuất phải góp phần nâng cao được nhận thức của CBQL, GV, HS và các lực lượng GD khác về tầm quan trọng của HĐDH các chủ đề tự chọn, phải khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, tự chủ, sáng tạo trong dạy học loại hình này.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT

Mục đích: làm chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trong đội ngũ CBQL, GV và HS về mục đích, ý nghĩa của việc dạy và học các chủ đề tự chọn trong xu thế GD hiện nay. Từ đó sẽ có cái nhìn đúng đắn trong việc thực hiện và tham gia loại hình này nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD chung của nhà trường.

Nội dung: nâng cao nhận thức về HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT, cụ thể:

- Tuyên truyền cho CBQL, giáo viên và HS về tầm quan trọng của HĐDH các chủ đề tự chọn.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBQL, GV trong việc định hướng cho HS trong việc lựa chọn chủ đề.

- Xác định mục tiêu, động cơ học tập cho HS tham gia học các chủ đê tự chọn.

- Tác động đến gia đình về vấn đề ủng hộ, tạo điều kiện cho HS tham gia học các chủ đề tự chọn.

Tổ chức thực hiện:

- HT tổ chức tuyên truyền đến CBQL một cách đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý HĐDH tự chọn trong phiên họp hội đồng sư phạm ngay từ đầu năm và thường xuyên trong các phiên họp chuyên môn.

- Tổ chức cho Giáo viên tuyên truyền đến học sinh và cha mẹ các em trong các hội nghị phụ huynh HS của năm học.

- Đưa công tác dạy học tự chọn vào quy ước thi đua.

- Khen thưởng CBQL, GV và HS thực hiện tốt việc quản lý, giảng dạy và học tập sau mỗi chủ đề.

- Chỉ đạo PHT chuyên môn, TTCM tổ chức các buổi chuyên đề về dạy học các chủ đề tự chọn nhằm thảo luận, đánh giá rút kinh nghiệm.

- Chỉ đạo Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn định hướng, tạo điêu kiện thuận lợi cho các em lựa chọn chủ đề tham gia.

3.2.2. Biện pháp 2: Phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy học các chủ đê tự chọn

Mục đích: Xây dựng đội ngũ cốt cán, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD nói chung và nâng cao chất lượng dạy học các chủ đề tự chọn nói riêng; nắm vững hướng dẫn số 7092/BGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 8 năm 2006 và hướng dẫn 8607/BGDĐT- GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Vụ trưởng Vụ GD Trung học về hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS và THPT và mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo tinh thần NQ 40/QH10 của Quốc hội, Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ và Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD.

- Tăng cường năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầu sử dụng PPDH các chủ đề tự chọn.

Nội dung: Tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên cốt cán cho HĐDH các chủ đề tự chọn, cụ thể như sau:

- Định hướng, đề ra tiêu chí tuyển dụng giáo viên mới nhằm tuyển chọn được lực lượng giáo viên đáp ứng được yêu cầu dạy học theo xu thế mới tránh việc "thiếu, thừa giả tạo".

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí