Sự Đổi Mới Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người Trong Văn Học Sau Năm 1975

cách đánh giá, lí giải của nhà văn về tính cách, số phận, tương lai của con người thông qua hình thức nghệ thuật mà nhà văn sáng tạo ra trong tác phẩm. Hiểu được quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, chúng ta sẽ có cơ sở để đi sâu vào thế giới nghệ thuật, tiếp tục cắt nghĩa các lớp hình tượng ẩn tàng trong mỗi tác phẩm văn chương.

2.1.2. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sau năm 1975

Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Nhận xét trên của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói lên được sứ mệnh cao cả của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con người. Ngay từ những năm tháng kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Minh Châu đã ghi vào nhật kí: “Hôm nay chúng ta chiến đấu vì quyền sống của cả dân tộc, nhưng sẽ đến một ngày chúng ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người… Chính cuộc đấu tranh ấy mới là lâu dài”. Dự cảm sáng suốt đó của ông đã được minh chứng khi văn học có một sự chuyển mình mạnh mẽ từ quỹ đạo chiến tranh sang quỹ đạo hòa bình sau năm 1975. Các nhà văn dành tất cả tâm lực của mình cho một cuộc đổi mới toàn diện văn chương. Đổi mới quan niệm về nhà văn, đổi mới cách viết, đổi mới đề tài… và đặc biệt nhất là đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người với nội dung dân chủ và nhân bản sâu sắc.

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt và khác thường của cuộc chiến tranh vệ quốc. Do đó nó luôn bị chi phối và chịu tác động không nhỏ bởi những quy luật bất thường của hiện thực thời chiến. Để phục vụ cho những nhiệm vụ cách mạng, văn học tập chung mọi cố gắng vào việc đào tạo những con người mang ý thức, trách nhiệm công dân, con người sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho lợi ích chung của cả dân tộc. Chính vì vậy văn học giai đoạn này thường nhìn con người ở phương diện con người công dân, con người chính trị. “Con người giải quyết mọi bi kịch, mọi vướng mắc cá nhân là hướng về cách mạng và cộng đồng”. Cảm hứng sử thi và

khuynh hướng lãng mạn đã tạo dựng nên những con người đẹp đẽ và hoàn hảo. Nếu diễn đạt theo M.Bakhtin thì“nó là con người đơn trị, dễ hiểu, đẹp đến mức hoàn hảo, thánh thiện”. Trên thực tế, chúng ta không phủ nhận sự trưởng thành của văn học từ chống Pháp đến chống Mĩ. Đó là sự thể hiện con người ngày càng trưởng thành hơn, sâu sắc và đầy đặn hơn. Nhưng do chiến tranh kéo dài, nhiều nguyên tắc nhất thời trở thành quy phạm, hạn chế không nhỏ khả năng sáng tạo của văn học, trong đó có quan niệm về con người.

Sau 1975, hiện thực cuộc sống có sự thay đổi, con người bắt đầu có ý thức nhìn ngắm lại chính mình. Văn học không còn hô hào nói về cái lớn lao mà đào sâu vào cái tôi cá nhân lẩn khuất trong những con người đời thường. Nhà văn có cái nhìn bình tĩnh, nghiêm túc hơn về con người. Đó không còn là cái nhìn mang đậm cảm hứng lãng mạn, cảm hứng anh hùng ca mà là cái nhìn hiện thực và toàn diện. Con người được khám phá như một cá thể phức tạp có số phận riêng, tính cách riêng và một thế giới tinh thần phong phú. Nếu như trước năm 1975, các nhà văn có thiên hướng minh họa con người theo tiêu chí giai cấp, lựa chọn nhân vật điển hình, chú trọng tính chung sao cho phù hợp với quan điểm về sự vận động tích cực và tất yếu của đời sống thì văn xuôi sau 1975 dần dần quan tâm đến con người ở tư cách cá nhân như một “nhân vị” độc lập. Con người được xem xét ở mọi phía, nhiều tọa độ với những khía cạnh khác nhau: con người của cõi tâm linh, vô thức; con người dục vọng, bản năng… nhưng mẫu số chung là nhấn mạnh sự không hoàn thiện của con người trong một xã hội đầy bất trắc. Trong giai đoạn lịch sử mới, các nhà văn đã phá vỡ cái nhìn đơn tuyến, tĩnh tại để tạo ra một cái nhìn phức tạp hơn, đa chiều hơn và sâu sắc hơn về con người. Các nhà văn thời kì này trình bày con người như nó vốn có, không lí tưởng hóa, không thần thánh hóa. Bản chất của con người luôn có sự song hành giữa phần “con” và phần “người”, “thiện” và “ác”, “tốt” và “xấu”… Trong con người có cả “thiên thần” và “ác quỷ”, có những cái đáng được ngợi ca, khẳng định nhưng cũng không ít điều phải lên án, phê phán… Có thể nói, “Văn

học sau 1975, ngày càng đi tới một quan niệm trọn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản, con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời cũng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện, mọi biến cố lịch sử” [43].

2.1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Tạ Duy Anh

Quan niệm nghệ thuật về con người được xem là toàn bộ cái nhìn và sự miêu tả về con người bằng các biện pháp nghệ thuật. Nó thể hiện cá tính sáng tạo, thế giới quan và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Trong quan niệm nghệ thuật về con người có cái chung của thời đại, của dân tộc và của cả nền văn hóa, song lại có vai trò năng động sáng tạo của mỗi cá nhân người nghệ sĩ. Mỗi nhà văn đều có những quan niệm về con người của riêng mình và luôn cố gắng tìm cách thể hiện quan niệm ấy theo một cách thức riêng.

Trong cao trào đổi mới, Tạ Duy Anh xuất hiện với những truyện ngắn đặc sắc, gây ấn tượng mạnh: Bước qua lời nguyền, Lũ vịt trời, Xưa kia chị đẹp nhất làng… và sớm được khẳng định là cây bút xuất sắc, người đã khơi mở “dòng văn học bước qua lời nguyền” (Hoàng Ngọc Hiến) với những thông điệp nghệ thuật sâu sắc về số phận con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Theo quan niệm của Tạ Duy Anh, bản chất con người luôn có sự tồn tại song hành giữa thiện và ác, tốt và xấu. Ông cho rằng trong con người “có một tí thánh thần, một tí súc vật, một tí người, một tí quỷ, một tí sâu bọ… mỗi thứ một tí” [3, tr. 265]. Nhà văn có thể viết về cái thiện hoặc cái ác, nhưng “cho dù viết về cái gì thì giá trị lớn nhất mỗi nhà văn phải tạo ra là giá trị thẩm mỹ”, phải hướng tới cái đẹp, cái chân, cái thiện. Ông đã từng khẳng định: “Tôi là người thích đi mấp mé ở phần bờ vực của cái ác và cái thiện với hi vọng có thể soi rọi vào nó ở những phần khuất lấp ít người chạm tới và sau đó nếu có thể là chiếm lĩnh bờ bên kia của cái thiện và cái ác” [15]. Có lẽ với quan niệm như vậy nên khi viết về con người, Tạ Duy Anh chủ yếu đi sâu khai thác và miêu tả những

mảng tối, những phần chưa hoàn thiện trong con người. Qua đó cảnh tỉnh con người trước tình trạng tha hóa, vong thân, vong bản. Với thái độ tỉnh táo, lạnh lùng, ông sẵn sàng xát muối vào lòng bạn đọc chứ không vuốt ve, ca tụng, ru ngủ họ. Giọng văn của ông là giọng gây hấn, nhưng chủ ý của ông không khác gì là đánh thức cái thiện trong mỗi con người, giúp họ sống thật hơn với lòng mình, với cuộc đời.

Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại - 5

Viết về những vấn đề bức xúc của đời sống hiện đại, Tạ Duy Anh không giới hạn ở một chủ đề nào nhưng xuyên suốt tác phẩm của ông là nỗi lo âu trường trực trước sự lệch pha giữa văn minh và văn hóa. Ông hoang mang vì cái ác, cái xấu luôn tràn ngập trong xã hội từ nông thôn cho đến thành thị. Tuy nhiên không giống như những nhà văn khác, Tạ Duy Anh viết nhiều về cái ác để lay thức cái thiện trong tâm hồn con người. Bởi lẽ, ông hiểu rất rõ rằng: “Bản thân con người không thể loại bỏ hết cái ác ra khỏi đời sống nhưng có thể và cần phải nhận thức được bản chất của nó… cách của tôi là làm cho mọi người ghê sợ và kinh tởm bạo lực bằng việc phơi bày nó”. Chính vì vậy, ngòi bút Tạ Duy Anh luôn đặt ra cho mình sứ mệnh phải viết “để cho cái ác nếu không biến mất thì cũng vì những trang viết của tôi mà mỗi ngày ít đi một chút, một chút như những hạt bụi” [35].

Đối với yêu cầu nhận thức, đánh giá lại những vấn đề trong quá khứ, Tạ Duy Anh không nhằm tái hiện lại sự kiện lịch sử mà nhà văn quan tâm sâu sắc đến số phận con người trong cuộc nhào nặn dữ dằn, nghiệt ngã của số phận. Thông qua cuộc đời với đủ những cung bậc thăng trầm của mỗi kiếp người, Tạ Duy Anh đã thể hiện một cái nhìn thẳng thắn, không khoan nhượng với tất cả những sai lầm, những mặt trái, tiêu cực. Nhà văn luôn đặt nhân vật của mình trong mối quan hệ với lịch sử, thời đại để xem xét, đánh giá. Chính nhờ thế, các nhân vật của Tạ Duy Anh khi đã trải qua hết thăng trầm, biến cố của một đời thường có sự bình tâm, chiêm nghiệm, nhìn nhận lại tất cả. Do vậy, điều độc

giả nhận được từ tác phẩm của Tạ Duy Anh là những chiêm nghiệm sâu xa, thấm thía, đậm tính nhân văn về cuộc đời và con người.

Trên đây là những nét khái quát về một số đặc điểm nổi bật trong quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Tạ Duy Anh. Bằng việc quan tâm đến những vấn đề hiện thực gai góc và số phận con người bên miệng vực của cái ác trước bao thăng trầm của lịch sử - xã hội, tác phẩm của Tạ Duy Anh đã mở ra những chiều sâu mới mẻ về con người và nhân thế. Những câu chuyện về con người trong sáng tác của Tạ Duy Anh luôn có phần kì bí, khó hiểu, nhưng điều đó càng tạo ra động lực để thôi thúc những độc giả yêu cái mới, tìm tòi sáng tạo để đi vào chiều sâu suy nghĩ khi đến với tác phẩm của nhà văn họ Tạ này.

2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh

Quan niệm nghệ thuật về con người chi phối mạnh mẽ các yếu tố khác của nội dung và hình thức nghệ thuật trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật. Trong truyện ngắn, nhân vật không phải là nơi duy nhất nhưng lại là nơi thể hiện một cách tập trung nhất, sâu đậm nhất quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả. Quan niệm nghệ thuật về con người và sự miêu tả nhân vật luôn gắn liền với nhau, trong đó quan niệm về con người có ý nghĩa chi phối, định hướng cách thức sáng tạo nhân vật.

Do sự chi phối của quan niệm về con người trong truyện ngắn Tạ Duy Anh gồm các kiểu nhân vật sau:

2.2.1. Nhân vật giữa “hai lằn ranh Thiện – Ác”

Khám phá con người khi nó mấp mé trên bờ của cái thiện – cái ác là một nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng nhân vật của Tạ Duy Anh. Nói đến cái thiện, cái ác là nói đến một khía cạnh trong phẩm chất, nhân cách con người. Văn học thời kì đổi mới không còn là kiểu nhân vật “đơn trị” hoặc chỉ xấu, hoặc chỉ tốt như văn học giai đoạn trước nữa. Con người trong văn học đương đại nói chung và trong sáng tác của Tạ Duy Anh nói riêng là con người

đa trị”. Nó luôn có cả tốt và xấu, thiên thần và ác quỷ, rồng phượng và rắn rết. Sự đối đầu của những nét tính cách đối lập ấy tạo nên những tầng vỉa sâu thẳm và phức hợp bên trong con người. Con người trong ranh giới mong manh ấy luôn phải lựa chọn, đấu tranh để chiến thắng chính mình, để không trượt dốc xuống bờ vực của cái ác.

Bước vào thế giới nhân vật trong các sáng tác của Tạ Duy Anh, chúng ta có thể nhận thấy, “nhân vật của ông không có sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình”, “nhưng về bản chất thì con người luôn ở giữa hai lằn ranh Thiện – Ác” [35]. Con người luôn bị đặt trong trạng thái phải lựa chọn, phải đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với người thân và với chính bản thân mình để giữ vững phần Người cao quý. Đó chính là tư tưởng nổi bật trong hầu hết các sáng tác của Tạ Duy Anh. Các nhân vật của ông sau khi thực hiện những hành động ác đều có những phút giây ăn năn, dày vò, tự vấn lương tâm và có những hành động sám hối, phục thiện.

Lão Quán trong Gã thọt là một điển hình cho kiểu nhân vật như vậy. Lão vốn là kẻ đàn ông quen thói hành hạ, đánh đập vợ. “Gã tìm ra cái thú hoang dã hành hạ vợ bất cứ lúc nào”. Và trong một lần vô tình, gã đã gây nên tội ác với chính đứa con trai độc nhất của mình: “gã dang tay tát một cái như trời giáng vào mặt thằng bé. Thằng bé tắt lặng đi như bị cắt cổ, đầu nghẹo sang một bên rồi ngã vật xuống” [2, tr.161]. Sau lần ấy, lão trở về sống âm thầm bên cạnh đứa con trai tật nguyền. Hàng ngày lão lao động cật lực để duy trì cuộc sống tối đơn giản cho hai cha con. “Đúng bảy giờ, lão rón rén vén màn lay gọi con dậy. Giây phút lặng thầm nhìn vào khuôn mặt con là giây phút lão Quán kinh sợ nhất” [2, tr.147]. Bởi đó là lúc lão phải đối mặt với chính tội ác mà mình đã gây ra. Gương mặt của con đồng hành với sự nhắc nhở lão về một tội ác trong quá khứ bao giờ cũng làm “tim lão buốt nhói”. Lão sống trong sự ân hận, dày vò và chính vì thế lão càng muốn dành cho con sự chăm sóc nhiều hơn nữa. “Lão muốn gấp gáp bù đắp cho con, mong được sống những giờ phút thanh

thản, lão không tiếc con thứ gì kể cả những vòi vĩnh tai quái” [2, tr.166]. Thế nhưng mọi mong mỏi chuộc lại lỗi lầm với con đều không thể thực hiện được sau cái chết đột ngột của Quân – con trai lão. “Lão đổ sụp xuống, tiều tụy như một ông già tám mươi”. Lão đã âm thầm đưa đến một quyết định: đào huyệt bên cạnh mộ con và tự chôn sống chính mình, tự chấp nhận một hình phạt là tìm đến cái chết để chuộc tội với con. Cái chết của lão thật thê thảm: “đất lấp vừa đến ngực, hai tay dang như hình cây thánh giá” [2, tr.167]. Cái chết đó phần nào thể hiện được ước nguyện xưng tội, muốn được gột sạch tội ác mà lão đã gây ra. Hành động của lão Quán là hành động ăn năn, hối cải, thể hiện khát vọng hướng thiện, mong được mọi người tha thứ.

Cũng như lão Quán, đô Binh trong Người thắng trận cũng lựa chọn cái chết để chuộc lại lỗi lầm mà mình đã gây ra. Vốn là một đô vật cừ khôi được nàng Đoan Trang để ý, ngầm chọn làm ý chung nhân, đô Binh tham gia vào hội vật bốn xứ để đem vòng nguyệt quế vinh quang về cho làng, thay cho lễ ra mắt các cụ. Sau khi loại bỏ hết các đô vật lừng danh, đô Binh tham gia vào trận trung kết gặp đô Sơn Tây. Nhưng trong trận đấu này, đô Binh đã không gặp may. Chàng rơi vào tình thế hiểm nghèo bị đô Sơn Tây bốc lên vai, hoặc phải chấp nhận thua cuộc hoặc phải chấp nhận cái chết. Trong tình huống lựa chọn căng thẳng ấy, đô Binh đã đi đến quyết định: “xẻ một nhát như dao chém khiến đô Sơn Tây ngã khụy xuống trong giây lát, máu xối từ cơ thể đô Sơn Tây làm bãi vật rực lên một màu đỏ”. Để có được nàng Đoan Trang, đô Binh đã bất chấp tất cả, kể cả việc hạ sát đối thủ để trở thành “người thắng trận”. Những tưởng sau chiến thắng ấy, nàng Đoan Trang sẽ là người vui mừng và tự hào nhất. Thế nhưng ngay khi kết thúc trận đấu, nàng đã vĩnh viễn ra đi bằng cách tìm đến cái chết. Bởi lẽ nàng hiểu rằng khi chiến thắng đi liền với tọi ác thì nó không thể nào mang lại tình yêu và hạnh phúc cho con người. Sau khi hiểu được nguyên nhân cái chết của nàng Đoan Trang, đô Binh đã tìm đến đúng nơi mình đã hạ sát đối thủ, dùng tay tự rạch bụng mình cho đến chết với mong

muốn chuộc lại lỗi lầm và nhất là xứng đáng với tình yêu của nàng Đoan Trang. Con người giữa hai lằn ranh Thiện – Ác trong truyện ngắn Tạ Duy Anh luôn phải đứng trước những sự lựa chọn khắc nghiệt như vậy, nhưng cuối cùng họ luôn lựa chọn khổ đau thay vì hạnh phúc để bảo toàn bản chất Thiện lẩn khuất trong mỗi con người.

Không quá khắc nghiệt như lão Quán, đô Binh nhưng nhân vật “tôi” trong Bước qua lời nguyền cũng luôn phải rằn vặt trong trạng thái lựa chọn giữa Thiện và Ác, giữa tình yêu, hạnh phúc và lòng thù hận của giai cấp, dòng họ. Suốt những năm tháng tuổi thơ, tâm hồn của “tôi” luôn “thấm đẫm những hồi ức kinh hoàng” về lòng thù hận, về tội ác của lão Hứa. Đã không ít lần, “tôi” tham gia vào những hành động trả thù giai cấp bằng việc “đấu tố” con gái của kẻ thù. Nhưng rồi khi lớn lên, “tôi” dần nhận ra sự vô nghĩa của những mối thù truyền kiếp, cảm nhận rõ hơn những nỗi đau khổ mà thù hận mang lại cho con người. “Tôi” đã dũng cảm “bước qua lời nguyền” để đến với Quý Anh – con gái lão Hứa. Sự lựa chọn của “tôi” đã gặp phải không ít khó khăn, trở ngại. Đó là sự phản đối của người cha, của dòng họ và của cả nhưng người dân làng Đồng luôn u mê, tăm tối vì thù hận. Thế nhưng tình yêu và những giá trị tốt đẹp bên trong con người đã chiến thắng. “Tôi và Quý Anh, hai kẻ trong trắng như nhau, tội lỗi như nhau đã bước qua lời nguyền, đã ân xá cho nhau trong sự chứng kiến của các thiên thần” [4, tr.80]. “Tôi” đã dũng cảm vượt qua thù hận để lựa chọn tình yêu và bảo vệ tình yêu của mình. Đó là sự lựa chọn đúng với lương tâm của một con người để giữ được những điều tốt đẹp, để xóa đi cái ác, sự thù hận để cuộc sống lại nảy mầm yêu thương.

Viết về cuộc sống của con người trong xã hội hiện đại, ngòi bút Tạ Duy Anh tỏ ra khá am hiểu trong việc phơi bày những góc khuất, những hạn chế, tiêu cực. Con người như một trò chơi trong thế giới của bóng tối. Ở đó trắng đen lẫn lộn, thật giả khôn lường và khoảng cách của con người từ cái thiện đến cái ác cũng đang dần rút ngắn lại. Trong cái giới hạn mong manh ấy, con người

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí