Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dhnpt, Ở Trung Tâm Gdktth Số 5 Hà Nội, Trong Giai Đoạn Hiện Nay

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGHỀ PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ THUẬT TỔNG HỢP SỐ 5 HÀ NỘI

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học NPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 HN trong giai đoạn hiện nay, phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đề xuất phải căn cứ trên hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, về khoa học QLGD, đã được thực tiễn chứng minh tính đúng đắn. Phải phản ánh khách quan quá trình quản lý của Giám đốc Trung tâm, phù hợp với các đối tượng và các quy luật của quá trình giáo dục. Đặc biệt, nó phải đảm bảo tính lô- gic, hệ thống và đồng bộ giữa biện pháp đề xuất với mục tiêu, kế hoạch và nguồn lực thực tế của Trung tâm.

Một Trung tâm được xem là một hệ thống, được tạo nên bởi các thành tố (các phòng, ban, tổ, nhóm, cá nhân). Giữa chúng, có sự tác động qua lại lẫn nhau trong một thể thống nhất, để cùng nhau thực hiện sứ mạng chung của Trung tâm. Một thay đổi dù nhỏ trong chính sách, hành động hay cách thức, biện pháp thực hiện đều có thể dẫn tới sự thay đổi lớn của cả hệ thống. Do vậy, khi đề xuất các biện pháp phải cân nhắc những tác động của nó tới toàn bộ hệ thống của Trung tâm.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất, phải xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 HN trong giai đoạn hiện nay, hướng đến các vấn đề đặt ra trong thực tiễn quản lý ở Trung tâm, nhằm mục đích thực hiện thắng lợi nhiệm vụ DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Tính thực tiễn được thể hiện ở chỗ, các biện pháp quản lý đề xuất phải phù hợp với định hướng phát triển của ngành Giáo dục, của Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay. Phải xuất phát và phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), môi trường của đơn vị và năng lực quả lý của Trung tâm, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt những quy chế của Bộ GD&ĐT.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Quản lý hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 12

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất,có tính khả thi cao, có khả năng áp dụng vào thực tế hoạt động quản lý ở Trung tâm GDKTTHsố 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay. Khi trở thành hiện thực nó sẽ đem lại hiệu quả cao trong

công tác quản lý Trung tâm. Để đạt được điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đẩm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải thực hiện một cách khoa học, và thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của Trung tâm.

Các biện pháp quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 HN trong giai đoạn hiện nay, được đề xuất dựa trên các cơ sở khoa học của lý luận quản lý, lý luận dạy học, trên cơ sở thực trạng quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 HN, nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém, phát huy những điểm mạnh trong công tác quản lý DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5. Vì vậy, nếu các biện pháp đề xuất được thực hiện hiệu quả, sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 HN, trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động DHNPT

3.2.1.1. Mục đích

Thực tế trong nhiều năm qua, có những nhận thức không đúng hoặc không đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động DHNPT, quản lý DHNPT tại Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trước hết ở ngay chính đội ngũ Trung tâm (cán bộ quản lý, GV, NV), HS, CMHS và các đối tượng khác ngoài xã hội, đã gây ra nhiều khó khăn, cả những tác động tiêu cực tới hoạt động DHNPT, quản lý DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. Vì vậy, cần thiết phải Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, nhằm giúp cho đội ngũ Trung tâm, HS, CMHS và mọi thành phần trong xã hội, hiểu đầy đủ và hiểu đúng theo quan điểm của Đảng, của ngành Giáo dục về vai trò, ý nghĩa của hoạt động DHNPT, quản lý DHNPT tại Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. Tạo ra nguồn lực lớn thúc đẩy hoạt động DHNPT và các hoạt động khác ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, đạt được những kết quả tốt.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

- Mọi đối tượng của Trung tâm, các tầng lớp xã hội, nhận thức về vai trò, ý nghĩa và tính pháp lý của loại hình trung tâm GDKTTH, được khẳng định tại điều 30 Luật giáo dục 2005 nói về các cơ sở của GDPT. Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, là một cơ sở GDPT thuộc hệ quốc lập, trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, thực hiện vai trò, nhiệm vụ trọng tâm là GDKTTH- HN, phân luồng cho HSPT và các đối tượng ngoài xã hội. Nghĩa là bên cạnh tiểu học, THCS, THPT còn có Trung tâm

GDKTTH nhằm giúp hệ thống GDPT thực hiện tốt mục tiêu: phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp. Do vậy, các trường PT và Trung tâm GDKTTH, phải liên hệ và phối hợp với nhau chặt chẽ, nhịp nhàng, để cùng thực hiện nguyên lý, mục tiêu, nội dung và phương pháp GDPT.

- Nhận thức được về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trung tâm GDKTTH. Về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người học.

- Thấy được hình ảnh về Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội: Quy mô, đội ngũ Trung tâm, CSVC, trang thiết bị kỹ thuật dạy học, danh mục các NPT đào tạo ở Trung tâm (đảm bảo tính công khai, minh bạch).

- Ban hành các chế độ chính sách đối với GV để họ yên tâm công tác. Tạo cho họ cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng DHNPT, được cống hiến, được khẳng định... Có như vậy đội ngũ GV mới tâm huyết với nghề và phấn đấu vì sự phát triển của Trung tâm.

- Đổi mới phương pháp dạy NPT. Tổ chức các đợt học tập, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy NPT. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề cho đội ngũ giáo viên. Chỉ có phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, dễ hiểu, lấy người học làm trung tâm thì mới có thể khơi dậy được sự đam mê, hứng thú trong quá trình DHNPT, từ đó góp phần nâng cao thái độ học tập tích cực của HS.

- Các tổ chức, cá nhân trong xã hội cùng tham gia ủng hộ, khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện vai trò, nhiệm vụ DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, hành động cụ thể, xây dựng các tiêu chí đánh giá vào thi đua, khi triển khai thực hiện biện pháp: vai trò, ý nghĩa của hoạt động DHNPT, quản lý DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

- Thườn xuyên tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động DHNPT, quản lý DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, cho các đối tượng vào các thời điểm thích hợp: cho đội ngũ Trung tâm qua các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tập thể, tọa đàm, trao đổi, nghe nói chuyện chuyên đề, Thông qua Website của Trung tâm …; Với HS thông qua các giờ lên lớp, thông qua công tác tư vấn, hướng nghiệp, Hội nghị tuyển sinh tại các trường PT, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua Website của Trung tâm, thông qua sàn giao dịch việc làm....Với CMHS thông qua sự trao đổi thông tin với con

mình, qua các buổi họp giữa nhà trường PT với CMHS, thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, qua Website của Trung tâm...Đặc biệt chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, và gia đình HS về vai trò, ý nghĩa, nội dung DHNPT. Phối hợp với các nhà trường PT giáo dục để học sinh nhận thức đủ, đúng về động cơ học môn NPT ở Trung tâm, không phải chỉ là để được cộng điểm mà sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân các em, lợi ích cho xã hội.

- Để tổ chức thực hiện biện pháp: Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động DHNPT tại Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, đạt kết quả tốt, phải sử dụng phương thức tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng, mọi lúc, mọi nơi, cho mọi đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ GV Trung tâm và đội ngũ học sinh. Nhưng có quan trọng hơn cả là hình ảnh, là thực trạng hoạt động DHNPT, quản lý công tác DHNPT sẽ đóng vai trò quan trọng nhất, tác động tới nhận thức của các tầng lớp trong xã hội. Phương thức “lan tỏa” sẽ là thông điệp “không lời” quảng bá hình ảnh Trung tâm nhanh chóng, hiệu quả nhất tác động tới nhận thức của mọi đối tượng trong xã hội về Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. Vì vậy, Trung tâm có phát triển hay không, mọi người nhận thức, đánh giá về trung tâm GDKTTH số 5 Hà nội thế nào, phụ thuộc chính vào kết quả của hoạt động DHNPT và công tác quản lý Trung tâm có thành công hay không. Có thể khẳng định rằng, biện pháp hữu hiệu nhất để Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động DHNPT, quản lý DHNPT tại Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, chính là có được hiệu quả cao trong hoạt động DHNPT và quản lý DHNPT Trung tâm.

- Trung tâm ban hành chính sách động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao vai trò, ý nghĩa của hoạt động DHNPT, quản lý DHNPT tại Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức phân công LĐ, củng cố và phát triển đội ngũ GV dạy NPT

3.2.2.1. Mục đích

Bất kỳ một tố chức nào cũng luôn hướng tới, đạt được hiệu quả cao trong lao động. Tổ chức, phân công lao động, củng cố và phát triển đội ngũ Trung tâm một cách có khoa học, hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong lao động. Thực tại, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, tổ chức phân đội ngũ Trung tâm có nhiều mặt hợp lý, tương đối ổn định, mang lại những hiệu quả nhất định, tuy nhiên còn những bất cập, chưa hợp lý, chưa thích ứng kịp thời với những thay đổi, phát triển của Trung tâm trong giai đoạn nay. Trong hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội hiện nay, việc tổ chức phân công LĐ, củng cố và phát triển đội ngũ trung tâm một

cách khoa học, hợp lý, có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó đem lại hiệu quả thiết thực, trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho đời sống xã hội và địa phương. Công tác tổ chức, phân công lao động, củng cố và phát triển đội ngũ của Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, một cách có khoa học, hợp lý là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng DHNPT, giúp công tác quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay đạt kết quả tốt.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Phân công lao động tại Trung tâm GDKTTH số 5 Hà nội hiện nay, cần chú ý tới các yêu cầu sau đây:

- Việc phân định vị trí và chức năng nhiệm vụ của các thành viên trong tổ chức hoạt động DHNPT cần tuân thủ quy chế về tổ chức hoạt động của Trung tâm GDKTTH.

- Việc phân công lao động còn tuỳ thuộc vào tổng khối lượng công việc, tính chất của từng hoạt động và yêu cầu thực hiện của hoạt động đó.

- Việc phân công lao động phải xuất phát từ biên chế và cơ cấu biên chế và số lượng hợp đồng của Trung tâm.

Trên góc độ tổ chức phân công lao động một cách khoa học, hợp lý, việc phân công lao động có thể dựa vào các phương án sau:

Thứ nhất, Phân công công tác trên cơ sở định mức công việc: định mức công việc là thước đo để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mỗi giáo viên, cán bộ công nhân viên cả về số lượng lẫn chất lượng. Mỗi giáo viên, cán bộ công nhân viên đều phải biết rõ định mức công việc mà mình đang tiến hành. Khi thực hiện công việc, giáo viên, cán bộ công nhân viên có thể gặp nhiều loại công việc mới, nhiều tình huống mới xuất hiện. Giám đốc có thể giao thêm công việc cho giáo viên trên cơ sở tính đến khả năng của họ, để đảm bảo định mức lao động chung trong toàn đơn vị. Điều kiện thực hiện phân công lao động được dựa trên cơ sở pháp lý đó là những quy định của ngành, quy chế chuyên môn, quy chế của Bộ. Mặt khác, trong mỗi đơn vị cần xây dựng công khai định mức lao động nội bộ, dân chủ bàn bạc, các giáo viên, cán bộ công nhân viên đều nắm rõ định mức lao động cho từng loại công việc. Giám đốc Trung tâm dùng kế hoạch và định mức lao động để kiểm tra thực

hiện công việc của từng thành viên.

Thứ hai, Phân công công tác trên cơ sở thay thế công việc của nhau: Quá trình dạy học là một quá trình liên tục, nhưng thực tế trong năm học có nhiều giáo viên đi học nâng cao, do nghỉ ốm, nghỉ sinh con..dẫn tới sự thiếu hụt, đảo lộn GV. Mặt khác, nhu cầu học NPT của HS, hàng năm có sự biến động, thay đổi lớn về số

lượng HS theo học các NPT. Chính vì vậy khi phân công lao động, bố trí công việc cần tính đến yêu cầu thay thế trên, có như vậy thì mới đáp ứng nhu cầu đào tạo. Mỗi giáo viên cần thấy rõ trách nhiệm, phải tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, trên tinh thần giỏi một nghề và biết nhiều nghề. Đó là cơ sở để giáo viên có thể hỗ trợ, thay thế cho nhau, đảm bảo sự liên tục trong tổ chức DHNPT ở Trung tâm.

Thứ ba, Phân công trên cơ sở đảm bảo sự thích ứng giữa chức trách và khả năng của giáo viên: Sự phân công công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mỗi giáo viên khi trao chức trách cho họ phải tính toán sao cho phù hợp với trình độ của giáo viên, cán bộ công nhân viên. Thực tế, do điều kiện lịch sử và do công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ giáo viên chưa tốt nên việc thực hiện biện pháp trên còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi tiến hành phân công công tác cần chú ý biện pháp này để có thể sử dụng tối đa khả năng của mỗi giáo viên.

Do đặc thù của loại mô hình Trung tâm GDKTTH, các giáo viên vừa dạy NPT vừa tham gia công tác tư vấn, hướng nghiệp, vừa phải tham gia công tác chủ nhiệm, quản lý phòng học và trang thiết bị trong phòng, từng học kì, mỗi giáo viên căn cứ số lượng học sinh của mình, nắm chỉ tiêu vật tư, lập kế hoạch thiết bịvà chủ động trong công việc của mình.

Để thực hiện việc phân công này đạt hiệu quả tốt, Giám đốc Trung tâm GDKTTH phải tiến hành phân loại trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của từng GV, CBNV để phân công cho hợp lý, đảm bảo sự thích ứng giữa chức trách và khả năng của GV. Kịp thời điều chỉnh những "sai lệch" giữa chức trách và khả năng của từng GV, CBNV, ban giám đốc Trung tâm thường xuyên kiểm tra hồ sơ sổ sách, dự giờ thăm lớp, phát hiện bổ sung kịp thời những thiếu sót trong chuyên môn cũng như trong tổ chức ở các nhóm NPT, các tổ và cá nhân.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả biện pháp: Tổ chức phân công LĐ, củng cố và phát triển đội ngũ Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay. Trước hết phải xây dựng bản kế hoạch về tổ chức phân công LĐ, củng cố và phát triển đội ngũ Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, thật chi tiết, khoa học, cụ thể và rõ ràng. Có sự trao đổi, thống nhất, tìm thấy sự đồng thuận trong đội ngũ lãnh đạo, CBQL và tập thể Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

Trước khi thực hiện, phải xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn của phân công lao động trong Trung tâm, dự vào đó để phân công. Cần có sự nghiên cứu, dà soát, xác

định năng lực, khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cá trong Trung tâm để phân công công việc cho hợp lý. Lãnh đạo Trung tâm thu nhận thông tin từ nhiều luồng khác nhau, có tham khảo ý kiến của cán bộ chủ chốt trong Trung tâm. Thực hiện tổ chức phân công lao động dựa trên năng lực, khả năng của mỗi cá nhân, yêu cầu của công việc và trên hết là vì lợi ích, vì kết quả DHNPT, vì sự phát triển của Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện phân công lao động, cho đội ngũ Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý, hợp tình, công khai và minh bạch, nếu để xảy ra xung đột, bất bình, không đồng thuận trong tập thể Trung tâm, sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động DHNPT, ảnh hưởng tới sự phát triển của Trung tâm. Vì vậy, Lãnh đạo Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, cần hết sức thận trọng, chí công, vô tư khi Tổ chức phân công LĐ, củng cố và phát triển đội ngũ, nhất là đội ngũ GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay.

3.2.3. Biện pháp 3: Điều chỉnh danh mục NPT, cải tiến nội dung chương trình, đổi mới phương pháp DHNPT

3.2.3.1. Mục đích

Mục đích điều chỉnh danh mục nghề PT, cải tiến nội dung chương trình, đ ổ i m ớ i phương pháp DHNPT ở Trung tâm GDKTTH, là nhằm tạo ra sự thích ứng giữa DHNPT với sự phát triển của xã hội, phù hợp với sự chuyển dịch nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu đào tạo các ngành nghề ở đ ị a p hư ơ ng v à trê n c ả nư ớ c , t ạo ra sự phù hợp giữa nhu cầu người học với tình hình thực tiễn của đơn vị, phù hợp với từng vùng miền và đối tượng học sinh, trên cơ sở chương trình khung quy định của Bộ. Thông qua đó phát huy tinh thần trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo chủ động của giáo viên, đồng thời tạo sự hứng thú cho học sinh trong học NPT.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

(1) Điều chỉnh danh mục các NPT, đào tạo ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay:

Trong nhiều năm qua, Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, thực hiện dạy 8 môn NPT chủ yếu trong lĩnh vực KTCN và KTDV cho HSPT, bao gồm: Tin học, Điện KT, Điện tử, Sửa chữa xe máy, Cắt may CN, Cắt may dân dụng, Thêu và Làm hoa nghệ thuật. Thực tế tuyển sinh trong những năm học gần đây, nhất là năm học này 2015- 2016, số lượng học sinh đăng ký học một số môn NPT giảm đi rất nhiều, thậm chí có 2 môn NPT không có HS đăng ký học, là môn Điện tử và Cắt may dân dụng, CBQL Trung tâm cùng với trường PT phải can thiệp, xếp HS vào học 2 môn NPT

này, vì chưa kịp chuyển đổi, thay thế bằng các môn NPT khác được. Nguyên nhân HS không đăng ký học 2 môn NPT này là do: Thực tế ngoài xã hội nghề sửa chữa Điện tử, Cắt may dân dụng không phát triển, Kiến thức môn học khó, khô khan, không tạo được hứng thú cho HS trong quá trình học tập. Trung tâm gặp khó khăn trong khâu tuyển dụng GV có trình độ, tay nghề cao về giảng dạy 2 môn NPT này.

Nhằm khắc phục những vấn đề nêu trên, tạo hứng thú, động lực cho học sinh tới Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, học các môn NPT, đồng thời phù hợp với thực tế chuyển dịch kinh tế, chuyển dịnh cơ cấu ngành nghề ngoài XH, chúng tôi đề xuất danh mục các NPT sẽ thực hiện đào tạo ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, từ năm học 2016- 2017, cụ thể:

- Giữ lại, tiếp tục tuyển sinh đào tạo các môn NPT có số lượng HS đăng ký học nhiều, phù hợp với thực tế chuyển dịch kinh tế, chuyển dịnh cơ cấu ngành nghề ngoài XH, gồm các NPT: Tin học; Điện dân dụng: Sửa chữa xe máy; Cắt may CN; Thêu và Làm hoa NT.

- Ngừng đào tạo 2 môn NPT: Điện tử và Cắt may dân dụng.

- Thực hiện tuyển sinh đào tạo ngay trong năm học tới 2016- 2017, 2 môn NPT mới, có nhu cầu người học lớn phù hợp với thực tế phát triển của Trung tâm, của địa phương và XH, là môn NPT: Nấu ăn và Làm vườn, phù hợp với mọi điều kiện của Trung tâm sẵn có, nhu cầu người học lớn, phù hợp với sự chuyển dịch, phát triển nghành nghề địa phương, khu vực Trung tâm GDKTTH số 5 HN quản lý, đào tạo.

- Trung tâm thực hiện thăm dò thị trường đào tạo, chuẩn bị mọi mặt về CSVC, trang thiết bị kỹ thuật, con người…trong những năm học tới có thể mở thêm, tổ chức đào tạo một số các NPT mới, hợp thị hiếu, đáp ứng nhu cầu người học, nhu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với quá trình chuyển dịch kinh tế, chuyển dịnh cơ cấu nghành nghề địa phương, xã hội, đảm bảo cung ứng được nguồn nhân lực chất lượng cho địa phương và cho xã hội. Các NPT dự định đào tạo trong thời gian tới, khi điều kiện thuận lợi: Kỹ năng sống; Kỹ năng đá bóng; Kỹ năng kinh doanh; Sửa chữa ô tô; Thiết kế, thi công nội thất nhà ở; Nghệ thuật trình diễn và giải trí (gắn với các nghề; MC, ca sĩ, nhạc sĩ).

(2) Cải tiến nội dung chương trình, DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay, bao gồm:

- Thời gian dạy lý thuyết chiếm khoảng 1/3 tổng số thời gian học. Trong mỗi buổi học tại Trung tâm, có thể tổ chức dạy 3- 5 tiết bao gồm cả lý thuyết và thực hành, nên tổ chức 4-5 tiết/buổi để giảm số buổi học sinh tới Trung tâm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022