Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Dhnpt Ở Trung Tâm Gdktth

như: 20/11, dịp hè, nhân ngày 8/3…Các hoạt động đó có những đóng góp tích cực, thiết thực, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH.

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả DHNPT ở Trung tâm GDKTTH

Trung tâm GDKTTH tổ chức kiểm tra, đánh giá các hoạt động của Trung tâm theo quy định của Bộ GD&ĐT, theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT bậc THPT.

*Kiểm tra đánh giá CB, GV, NV: Do nội bộ Trung tâm thực hiện, theo định kỳ, theo hướng dẫn của BGD&ĐT, hướng dẫn của Sở GD&ĐT cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý.

*Kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập của HS: Trung tâm GDKTTH tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập và hạnh kiểm đối với học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT; Kết quả học tập của học sinh THCS, THPT học tại Trung tâm GDKTTH được chuyển về trường phổ thông để làm cơ sở đánh giá học sinh.

1.3.7. Các giai đoạn phát triển của DHNPT ở Trung tâm GDKTTH

Hệ thống các Trung tâm GDKTTH được thành lập và ra đời vào những năm 80. Thời kỳ những năm 80 chương trình NPT được quy định là 280 tiết. Thời kỳ những năm 90 (phân ban thí điểm) chương trình được rút xuống còn 165 tiết và tên gọi là môn học Kỹ thuật ứng dụng - môn học bắt buộc. Từ cuối những năm 90 đến năm 2007 NPT trở thành môn học tự nguyện với chương trình 180 tiết, được học 2 năm (lớp 10 và lớp 11), mỗi năm là 90 tiết. Học hết chương trình 180 tiết, nếu đạt kết quả từ trung bình trở lên, HS được tham gia kỳ thi NPT do Sở GD&ĐT tổ chức. Tốt nghiệp NPT, học sinh được cấp một giấy chứng nhận tốt nghiệp và được cộng điểm khuyến khích vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Học sinh THCS (lớp 9 hoặc lớp 8) học chương trình quy định cho bậc THCS là 90 tiết cho một môn NPT. Sau khi học xong chương trình 90 tiết, đạt kết quả từ trung bình trở lên, học sinh được tham gia kỳ thi NPT, bậc THCS tương tự như THPT- [7, tr. 2- 7].

Dạy-học NPT trong giai đoạn hiện nay: dạy theo chương trình giáo dục phổ thông, NPT là một hoạt động giáo dục được gọi là: Hoạt động giáo dục Nghề phổ thông, cấp THPT chỉ học ở lớp 11 ( bắt đầu từ năm học 2007 - 2008) với thời lượng 105 tiết, 3 tiết/tuần (lớp 10 và lớp 12 không học). Nghề PT cấp THCS rút xuống còn 70 tiết (môn tự chọn), chỉ học ở lớp 8. Học sinh học môn NPT, đạt kết quả từ trung bình trở lên và đủ điều kiện về chuyên cần (không nghỉ học quá 11 tiết/năm học), được tham gia kỳ thi NPT. Tốt nghiệp NPT, học sinh được cấp một giấy chứng nhận tốt nghiệp và được cộng điểm khuyến khích vào điểm thi tốt nghiệp cuối cấp học.

Tương lai phát triển của hệ thống trung tâm GDKTTH ở Việt Nam: trong những năm gần đây, việc tồn tại nhiều loại hình Trung tâm: Trung tâm GDTX, Trung

tâm GDKTTH, Trung tâm Dạy nghề, trên cùng một địa bàn quận, huyện, dẫn tới những hệ lụy như sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các Trung tâm, tranh giành ảnh hưởng, bộ máy Giáo dục nghề nghiệp cồng kềnh, dàn trải, không tập trung trong chỉ đạo và thực hiên, chi phí tốn kém, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp không cao,… Theo chỉ đạo của ngành Giáo dục, từ năm 2013 các tỉnh, thành phố trên cả nước chủ động sát nhập các loại hình Trung tâm có trên từng quận, huyện bao gồm: Trung tâm GDTX, Trung tâm GDKTTH, Trung tâm Dạy nghề, thành một Trung tâm duy nhất có tên gọi mới: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên. Cho đến nay, hầu hết các Tỉnh, Thành phố trên cả nước đã và đang thực hiện chủ trương này. Hà Nội hiện tại cũng đang thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục, tiến hành sát nhập các loại hình Trung tâm có trên địa bàn của mỗi quận, huyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

1.4. Cơ sở pháp lý của DHNPT ở Trung tâm GDKTTH

1.4.1. Các chủ trương, chỉ đạo về DHNPT, quản lý DHNPT ở Trung tâm GDKTTH

Quản lý hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 4

Hệ thống Trung tâm GDKTTH được thành lập, theo Quyết định số 1889 ngày 30/12/1981 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục có tên gọi: “Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp”. sau đó Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã đổi tên là Trung tâm GDKTTH - HN (Thông tư số 48/TT ngày 27/4/1982 của HĐBT). Tháng 8 năm 1991, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề (theo Quyết định số 1827/TCCB ngày 7/8/1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), xác định tên gọi, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Trung tâm. Ngày 11/7/2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp (theo Quyết định số 25/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) tên của Trung tâm có sự thay đổi (trở lại như năm 1982) và được giữ cho đến nay.

Năm 2005 luật GD Việt Nam được sửa đổi, một số nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDKTTH được lược trích dựa theo Luật Giáo dục 2005 và Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm KTTH-HN. Trung tâm GDKTTH chính thức trở thành một cơ sở giáo dục PT được ghi tại Điều 30 của Luật giáo dục 2005. NPT trở thành một hoạt động giáo dục, trong Chương trình GDPT được gọi là: Hoạt động giáo dục Nghề phổ thông (được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Học sinh THPT chỉ học môn NPT ở lớp 11 (từ năm học 2007 - 2008) với thời lượng 105 tiết, 3

tiết/tuần (lớp 10 và lớp 12 không học. Nghề PT cấp THCS rút xuống còn 70 tiết (môn tự chọn), chỉ học ở lớp 8. Các cơ quan quản lý Bộ GD&ĐT cũng ban hành nhiều văn bản định hướng và chỉ đạo hoạt động GDNPT, như: hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp năm học 2000 - 2001 và phương hướng năm học 2001- 2002. Hà Nội, 2001”, hay “tài liệu hội thảo tập huấn đổi mới phương pháp DHNPT. Hà Nội, 2007”- [3, tr. 17- 24].

Từ năm 2008 đến nay, Hệ thống Trung tâm GDKTTH Việt Nam tổ chức và hoạt động theo: Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, (ban hành kèm theo Quyết định số: 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 07 năm 2008 của Bộ trưởng BGD & ĐT). Quy chế này thay thế Quy chế 25 (theo Quyết định số 25/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000…). Từ năm học 2007-2008, việc dạy NPT được Bộ GD-ĐT quy định chính thức là một hoạt động giáo dục bắt buộc, có đánh giá và ghi học bạ như một môn học văn hoá đối với HS lớp 11 THPT (không chỉ là khuyến khích như trước đây), với bậc THCS, môn NPT là môn học tự chọn cho HS lớp 8- [7, tr. 2- 8].

Tại thành phố Hà Nội có 05 Trung tâm GDKTTH (Về sau có thêm Trung tâm 6 ở Đông Anh), được thành lập từ những năm 80, lấy tên gọi theo thứ tự từ: Trung tâm GDKTTH số 1 cho đến Trung tâm GDKTTH số 5, theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội, tên gọi này được giữ nguyên cho đến ngày nay.

1.4.2. Các văn bản quy định về CSVC, nguồn Tài chính của TT.GDKTTH

*Cơ sở vật chất: đó là những điều kiện vật chất - kỹ thuật không thể thiếu được đối với Trung tâm GDKTTH dạy-học nghề phổ thông. Các điều kiện vật chất, kỹ thuật này bao gồm từ đất đai, nhà, xưởng, máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu, các thiết bị dạy-học cần thiết cho giảng dạy, học tập, thực tập, cho đến phương tiện bảo hiểm lao động, các phương tiện phòng cháy chữa cháy, các dụng cụ thuốc men, y tế cho việc cấp cứu, xử lý những tai nạn không may xảy ra trong quá trình thực hành, lao động sản xuất...

Do đặc điểm khác biệt về mục đích, nội dung, phương pháp dạy-học nghề phổ thông với dạy-học các môn văn hóa phổ thông nên các điều kiện vật chất - kỹ thuật của các Trung tâm GDKTTH đòi hỏi một sự đầu tư lớn hơn nhiều so với trường phổ thông, đặc biệt là về các thiết bị dạy-học.

*Nguồn tài chính: bao gồm, Nguồn ngân sách nhà nước cấp; Học phí, các khoản thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, lao động sản xuất và các hoạt động khác; Các nguồn thu tài chính hợp pháp khác.

1.5. Quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH

1.5.1. Khái niệm quản lý hoạt động DHNPT

*Quản lý: “tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức- nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. Hiện nay, khái niệm này được định nghĩa một cách rõ hơn: “quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra”. Trong quản lý nói chung và QL hoạt động DHNPT nói riêng, các chức năng QL có mối liên hệ mật thiết với nhau.

*Quản lý hoạt động DH: là quản lý toàn diện các thành tố của quá trình dạy học, quản lý: thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nội dung, phương pháp dạy học, kết quả về tri thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, mức độ đạt được của định hướng giá trị, ý chí thái độ của người học thông qua dạy học. Ngoài ra còn phải quản lý các điều kiện cần thiết và đảm bảo tính khả thi cho các hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, đội ngũ GV, CSVC kỹ thuật, quy mô đào tạo, tài chính, môi trường sư phạm, môi trường xã hội…Có nghĩa là chủ thể quản lý phải tác động vào toàn bộ các thành tố của HĐDH theo các quy luật tâm lý, giáo dục học, lý luận về quản lý để đưa HĐDH từ trạng thái hiện có sang trạng thái khác cao hơn, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

*Quản lý hoạt động DHNPT: trên cơ sở các khái niệm về hoạt động DHNPT, QLDH có thể hiểu Quản lý hoạt động DHNPT Là quản lý toàn diện các thành tố của quá trình DHNPT, Quản lý: thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nội dung, phương pháp dạy học, kết quả về tri thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, mức độ đạt được của định hướng giá trị, ý chí thái độ của người học thông qua DHNPT. Ngoài ra còn phải quản lý các điều kiện cần thiết và đảm bảo tính khả thi cho các hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô đào tạo, tài chính, môi trường sư phạm, môi trường xã hội… Phối hợp với các nhà trường PT trong quản lý DHNPT cho học sinh; Liên kết với các cơ sở sản xuất, trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề khác… để tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nghề theo quy định của pháp luật; Phối hợp với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học và các tổ chức cá nhân khác trong việc nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ để gắn DHNPT với việc làm. Có nghĩa là chủ thể quản lý phải tác động vào toàn bộ các thành tố của HĐDHNPT theo các quy luật tâm lý, giáo dục học, lý

luận về quản lý để đưa HĐDHNPT từ trạng thái hiện có sang trạng thái khác cao hơn, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của trung tâm GDKTTH.

1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH

1.5.2.1. Xây dựng kế hoạch DHNPT- [14, tr. 57- 61]

*Xác định đúng và đủ các căn cứ xây dựng kế hoạch DHNPT:

- Chỉ Thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dạy học trong Trung tâm GDKTTH, nhất là các văn bản qui định về chương trình DHNPT.

- Căn cứ vào tình hình kinh tế- xã hội, tình hình của địa phương, nhu cầu của cộng đồng, và thực trạng trung tâm GDKTTH.

- Các văn bản chỉ đạo của cấp trên và bối cảnh của Trung tâm (điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức)

- Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo/ Phòng GD &ĐT và kết quả dạy học năm học trước của Trung tâm.

- Quán triệt yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.

*Yêu cầu của kế hoạch DHNPT:

- Phù hợp với chỉ đạo của cấp trên (Chỉ thị nhiệm vụ năm học).

- Phù hợp với thực tế địa phương.

- Phù hợp với mục tiêu cấp học.

- Phù hợp với thực lực của đội ngũ GV và học sinh.

- Phù hợp với điều kiện CSVC – Thiết bị trường học.

- Phù hợp với các nguồn kinh phí dành cho hoạt động dạy học.

- Sắp xếp bố trí đội ngũ GV và phân lớp học sinh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ dạy học...

*Nội dung kế hoạch DHNPT:

- Xác định rõ mục tiêu thực hiện.

- Chỉ rõ các hoạt động DHNPT.

- Xác định rõ khung thời gian và tiến độ thực hiện.

- Phân công người thực hiện rõ ràng.

- Nêu rõ địa điểm tiến hành.

- Đảm bảo điều kiện CSVC.

- Có thể trình bày kế hoạch DH theo những cách khác nhau.

- Có nhiều loại kế hoạch dạy học (KH năm học, KH học kỳ, TKB, Kế hoạch thao giảng, KH thi…).

*Tổ chức thực hiện kế hoạch DHNPT- [22, tr. 135- 145]

- Phổ biến, quán triệt KHDH đến mọi thành viên trong Trung tâm.

- Phân giao nhiệm vụ, cam kết trách nhiệm thực hiện.

- Giám sát, hỗ trợ giáo viên trong thực hiện KHDH.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và điều chỉnh kịp thời KHDH (nếu cần).

- Trong tổ chức thực hiện KHDH, lấy tổ chuyên môn làm nòng cốt.

- Chú trọng bồi dưỡng giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu dạy học.

- Chú trọng các đối tượng học sinh, thực hiện dạy học phân hóa, lấy học sinh làm trung tâm, dạy cho HS phương pháp học để nâng cao chất lượng dạy học.

1.5.2.2. Quản lý chương trình DHNPT

*Mục đích: nhằm đảm bảo thực hiện các quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ để hình thành những phẩm chất, năng lực và phát triển nhân cách của người học- [22, tr.221]. Quản lý DHNPT thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình DHNPT (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của Trung tâm GDKTTH.

Công tác quản lý chương trình DHNPT giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý Trung tâm. Mục tiêu quản lý chương trình DHNPT, là nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH. Quản lý chương trình DHNPT là nhiệm vụ trọng tâm của GĐ Trung tâm GDKTTH. GĐ Trung tâm phải dành nhiều thời gian, công sức cho công tác quản lý DHNPT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm GDKTTH, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội- [14, tr.51-52].

*Quản lý nội dung: quản lý chương trình DHNPT tập trung vào ba lĩnh vực cụ thể: quản lý chương trình giảng dạy của GV; quản lý chương trình học tập, rèn luyện của HS và quản lý khâu hỗ trợ chương trình dạy và học- [22, tr.222-230].

Trung tâm GDKTTH thực hiện chương trình DHNPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Căn cứ vào chương trình giáo dục và kế hoạch năm học, Lãnh đạo Trung tâm xây dựng kế hoạch và thời khóa biểu để điều hành hoạt động DHNPT và quả lý chương trình DHNPT. Các môn học NPT đều có chương trình hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nhưng để đưa vào thực hiện tại các Trung tâm GDKTTH, lãnh đạo Trung tâm phải chỉ đạo chặt chẽ, giao cho các TCM, nhóm Trưởng các nhóm NPT, cùng với GV trực tiếp giảng dạy, phối hợp xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học

cho từng môn NPT trong năm học, theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, chỉ đạo của Sở GD&ĐT, đồng thời phù hợp với các điều kiện DHNPT ở trung tâm. Lãnh đạo Trung tâm phê duyệt chương trình, kế hoạch dạy học các môn học NPT và có chức năng quản lý, kiểm tra đánh giá thực hiện chương trình, kế hoạch DHNPT. Cán bộ quản lý phải thường xuyên theo dõi việc thực hiện thời khoá biểu dạy học. (Theo dõi việc thực hiện các tiết học theo đúng thời khoá biểu, thời gian vào lớp của GV, giải quyết các giờ trống của GV và HS, điều chỉnh thời khoá biểu trong những điều kiện cần thiết). Chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học thông qua thời khoá biểu lên lớp là một trong những phương tiện cốt yếu củng cố và giữ vững kỹ luật lao động, đưa hoạt động Trung tâm vào trạng thái nhịp nhàng góp phần tích cực vào việc củng cố xây dựng nề nếp trong đơn vị, tạo đà cho việc chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học.

*Quản lý về đổi mới phương pháp DHNPT ở Trung tâm GDKTTH: để quản lý tốt về đổi mới phương pháp DHNPT ở Trung tâm, trước hết là đổi mới từ GV. Cán bộ quản lý Trung tâm GDKTTH cần có biện pháp tích cực làm: Thay đổi nhận thức của GV; Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện đổi mới PPDH; Áp dụng qui trình QL sự thay đổi trong thực hiện đổi mới PPDH; Thay đổi cách đánh giá giờ dạy, đánh giá đúng dạy học tích cực.

Yêu cầu giáo viên loại bỏ các PPDH cũ, thay bằng các PPDH mới phát huy tính tích cực của HS, ứng dụng CNTT trong dạy học và hướng dẫn GV thực hiện; Yêu cầu, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, đôn đốc, động viên và tạo các điều kiện cần thiết để GV lựa chọn, kết hợp các PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình dạy học, dạy cho HS cách học, dạy học lấy HS làm trung tâm. Đảm bảo mọi GV ứng dụng được CNTT vào dạy học, loại bỏ lối dạy “đọc, chép”; Yêu cầu, giao nhiệm vụ và giám sát GV kết hợp các PPDH theo đặc thù bộ môn và kiểu bài học.

Đổi mới phương pháp DHNPT ở Trung tâm GDKTTH, phải gắn với đặc trưng của DHNPT ở Trung tâm. DHNPT chủ yếu là rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh, hướng dẫn HS trải nghiệm qua thực tế. Vì vậy, để đổi mới phương pháp DHNPT có hiệu quả, Trung tâm GDKTTH cần phải: Tổ chức, triển khai cho giáo viên tiếp thu, học tập, nghiên cứu các chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức; Tổ chức hội thảo trong tổ chuyên môn, tọa đàm trao đổi, thảo luận trong hội đồng sư phạm; Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu kỹ giáo trình, tài liệu tham khảo; Phải làm đầy đủ các bài thực hành; mọi học sinh đều được thực hành trong các giờ học thực hành; Đầu tư và khai thác tối đa hiệu quả các tư liệu, tranh ảnh, thiết bị, đồ dùng dạy học được trang cấp hiện có của đơn vị và

tự làm, các phòng học bộ môn, phòng thực hành, chống “dạy chay, học chay”, phát huy nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Giáo viên DHNPT cần phải đầu tư nhiều hơn về soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, phòng bộ môn, thực hành, ...Sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp: giáo viên cần vận dụng linh hoạt, biết kết hợp các PPDH với nhau mới đạt hiệu quả. Dạy học hiệu quả hay không, tùy thuộc nghệ thuật của người thầy biết cách kết hợp các cách dạy học để áp dụng với từng đối tượng học sinh và môn học. Người thầy phải có lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo. Mỗi giáo viên phải có sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học trong năm học- [14, tr. 48- 51].

Quản lý kiểm tra đánh giá ở Trung tâm GDKTTH: là một chức năng quan trọng, không thể thiếu của công tác QL, đồng thời kiểm tra cũng giúp cho việc chuẩn bị tích cực kế hoạch năm học mới. Quản lý KTĐG là nhiệm vụ của BGĐ, Giám đốc Trung tâm giữ vai trò quyết định. BGĐ phải chỉ đạo sát sao và thường xuyên kiểm tra hoạt động KTĐG ở mỗi bộ phận, cá nhân nhằm phát hiện sai lệch để uốn nắn kịp thời, đồng thời rút kinh nghiệm khắc phục những tồn tại, yếu kém, phát huy những mặt mạnh. Quản lý tốt KTĐG sẽ thúc đẩy mọi hoạt động ở trung tâm GDKTTH theo hướng tích cực, ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của Trung tâm.

1.5.2.3. Quản lý Giáo viên,CBNV trong hoạt động dạy học NPT (1). Quản lý hoạt động dạy nghề PT của GV

*Phân công giảng dạy cho giáo viên: có ảnh hưởng lớn đến hoạt động DHNPT, để có được sự phân công hợp lý, BGĐ cần quán triệt quan điểm phân công GV theo đúng khả năng, chuyên môn được đào tạo của mỗi GV và theo hướng phát triển, tin vào khả năng vươn lên của từng giáo viên, không định kiến với bất cứ người nào. Mọi sự phân công đều cố gắng bảo vệ uy tín nhân cách của GV. Trong phân công giảng dạy, phải xuất phát từ yêu cầu của việc giảng dạy và quyền lợi học tập của toàn thể HS. Phân công GV trước hết phải vì sự tiến bộ của cả tập thể sư phạm, tạo điều kiện người giỏi kèm kặp người chưa có kinh nghiệm, người còn yếu, đồng thời chú ý đúng mức đến khả năng tiếp thu kiến thức của HS. Phân công công tác giảng dạy cho đội ngũ GV một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của Trung tâm sẽ góp phần quyết định nâng cao chất lượng DHNPT. Phân công đi đôi với công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ là nhiệm vụ quan trọng của Lãnh đạo Trung tâm, nhằm ngày càng hoàn thiện tay nghề của đội ngũ. Lãnh đạo Trung tâm cần nắm vững chất lượng đội ngũ, hiểu được mặt mạnh, mặt yếu, hoàn cảnh gia đình, của từng thành viên trong đơn vị. Từ đó sẽ sử dụng đúng người, đúng việc, giúp cho GV tự tin trong công tác, có trách nhiệm hơn trong công việc, họ sẽ cố gắng hết mình để khẳng định trong tập thể sư phạm.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí